Từ Một Dịch Ngữ Của Ngài Đàm-vô-sấm Nghĩ Đến Vấn Đề Hòa Nhập Mà Không Hòa Tan

27/11/20219:03 SA(Xem: 3631)
Từ Một Dịch Ngữ Của Ngài Đàm-vô-sấm Nghĩ Đến Vấn Đề Hòa Nhập Mà Không Hòa Tan

TỪ MỘT DỊCH NGỮ CỦA NGÀI ĐÀM-VÔ-SẤM
NGHĨ ĐẾN VẤN ĐỀ HÒA NHẬP MÀ KHÔNG HÒA TAN.
Chúc Phú.

 

Kinh bằng chữ HánTrong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1]. Do gặp phải vương nạn Thư Cừ Mông Tốn (沮渠蒙遜), nên thọ mạng của ngài chưa tới năm mươi[2]. Tuy nhiên, theo ghi nhận qua các bộ Kinh lụcthực tế khảo sát của chúng tôi, với số lượng dịch phẩm phung phú[3], cũng như chất lượng bản dịch của ngài, đã cho thấy khả năng vận dụng nhuần nhuyễn những yếu tố Nho học và cả Đạo học trong quá trình chuyển tải nghĩa lý Phật kinh.

Trong nhiều dịch ngữ cô đọng và đặc thù của ngài Đàm-vô-sấm, chúng tôi chọn một đoạn trong kinh Đại bát Niết-bàn (大般涅槃經)[4] do ngài phiên dịch để làm rõ ý nghĩa vừa nêu. Đoạn kinh này không những có mối thừa tiếp với Đạo học của Lão Tử mà còn có những liên hệ gần như trùng khớp với phong cách ứng xử của một bậc bậc cao tăng đương đại, thậm chí còn có thể vận dụng linh động vào hiện tình sinh hoạt của Phật giáo ngày nay nói chung.

Kinh ghi:

Này người Thiện nam! Như Lai từng nói: Lúc chánh pháp diệt, chánh giới hủy hoại, kẻ phá giới tăng thêm, việc phi pháp càng nhiều, tất cả Thánh nhân ẩn cư không hiện, [chúng tăng] nhận nuôi tôi tớ, chứa vật bất tịnh. Bấy giờ, trong bốn hạng người, sẽ có một người xuất hiện ở đời, cạo bỏ râu tóc, xuất gia hành đạo, thấy các Tỳ-kheo nhận nuôi nô tỳ, tôi tớ, chứa vật bất tịnh mà lại không biết tịnh hay bất tịnh, lại cũng không biết đúng hay trái luật. Vì muốn điều phục các Tỳ-kheo đó, thế nên vị ấy đã cùng hòa nhập nhưng không để nhiễm ô. Vị ấy khéo léo phân biệt biết rõ hành xứ của mình và hành xứ của Phật, tuy thấy những người đó phạm Ba-la-di[5] nhưng vẫn im lặng mà không cử tội. Vì sao như vậy? [Vì vị ấy nghĩ rằng]: “Ta xuất hiện nơi đời vì muốn kiến lậphộ trì Chánh pháp”, thế nên vị ấy im lặng mà không cử tội. Này người Thiện nam! Những người như thế tuy có sai phạm nhưng vì hộ trì chánh pháp nên không thể gọi họ là người phá giới. (Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh, dịch).

Điều đặc biệt kỳ thú ở đoạn kinh nêu trên chính là dịch ngữ: Cùng hòa nhập nhưng không để nhiễm ô. Nguyên tác kinh văn là: Dữ cộng hòa quang bất đồng kỳ trần (與共和光不同其塵).

Theo khảo sát, dịch ngữ này vốn lưu xuất từ một mệnh đề nằm trong tác phẩm Đạo đức kinh (道德經), của Lão Tử (老子), Chương thứ tư: Vô nguyên (無源第四) với nguyên tác là: Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần (和其光,同其塵). Mệnh đề này được dịch giả Nguyễn Duy Cần dịch là: Điều hòa ánh sáng, đồng cùng bụi bặm và cũng được Lý Minh Tuấn dịch là: Hoà với ánh sáng, đồng với bụi bặm.

Với ngài Đàm-vô-sấm, từ một mệnh đề mang tính phổ biến trong Đạo đức kinh nhưng việc lược bỏ đi đại từ (其), thêm trạng từ (與共) và một phủ định từ (不), trong khi chuyển dịch kinh Đại bát Niết-bàn, đã thể hiện trí tuệ kiệt xuất, văn thể tài hoa nhằm đặc tả hạnh nhập thế của hàng Bồ-tát. Ý kinh này có những liên hệ tương đồng với lời Phật dạy trong kinh Dhammika, thuộc kinh Tập (Sn.14): Bhikkhu yathā pokkhare vāribindu (Tỳ-kheo như giọt nươc./ Không dính trên lá sen. HT. Thích Minh Châu, dịch).

Thái độ sống tích cực Cùng hòa nhập nhưng không để nhiễm ô (與共和光不同其塵) của kinh Đại bát Niết-bàn còn được một bậc cao tăng của Phật Giáo Trung Quốc đương đại, là ngài Thánh Nghiêm (1930-2009) mặc nhiên vận dụng. Theo Thánh Nghiêm tự truyện[6], trong giai đoạn đầu của quãng đời tu tập, ngài đã sống trong một ngôi tự viện mang tên Đại Thánh Tự, do chiến tranh, loạn lạc, đói kém… nên phải sống chung cùng với nhiều thành phần bất hảo và phải đối diện với bao điều phi pháp diễn ra hằng ngày…Tự truyện ghi: Có nhiều thanh niên trẻ, mang hình tướng tu sĩ, họ học thức cao, có tài, thông minh (dung mạo dễ nhìn) cùng đổ xô tới Thượng Hải và ngụ tại Đại Thánh Tự. Họ tán tụng nhuần nhuyễn, giỏi giang. Nhưng họ không phải là tu sĩ chân chánh[7]… Cũng theo Tự truyện, từ đó đã xảy ra những điều bất hạnh trong ngôi Đại Thánh Tự như nạn nghiện hút, chuyện nam nữ, tranh giành đám xá…Quả là khổ nạn đối với một người sơ phát tâm khi phải sống trong môi trường như vậy, nhưng tâm tư của ngài Thánh Nghiêm không hề dao động và đã thể hiện bản lĩnh của riêng mình: Tôi hiểu rõ điều này, mặc dù thời đó tôi không diễn đạt lý tưởng riêng, song tôi hoàn toàn không muốn sống giống họ[8].

Có thể nói, từ lời Phật dạy được tóm lược trong kinh Đại bát Niết-bàn: Hòa quang bất đồng kỳ trần (和光不同其塵) qua bản dịch của ngài Đàm-vô-sấm và lời dạy của Lão Tử trong Đạo đức kinh: Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần (和其光,同其塵) tuy chỉ khác biệt một vài chữ nhưng nghĩa lý cách xa nhau muôn dặm.

 Trong thực tế ngày nay, khi đạo đức của nhân loại nói chung đang có những biểu hiện suy giảm, đã tác động đến nhiều lãnh vực của xã hội mà trong đó có cả Phật giáo, thì dịch ngữ của ngài Đàm-vô-sấm từ bản kinh Đại-bát Niết-bàn, có thể được vận dụng như một thái độ sống nhu nhuyến, hiệu năngtích cực trong bất kỳ mối quan hệ nào.

 

 



[1] Ngài Ấn Thuận (印順: 1906-2005) trong Hoa Vũ Tập 華雨集 (T.28.0028.4. 0213a09) đã ghi nhận: Có một sự thật trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm chính là môt bậc đại sư dịch kinh trác việt (一事實中國佛教史上曇無讖 (Dharmarakṣa) 是一位卓越的大譯師).

[2] Thư Cừ Mông Tốn (沮渠蒙遜:368-433) bề ngoài ủng hộ Phật giáo, nhưng thực chất ông ta lợi dụng Phật giáo nhằm thực hiện những mưu đồ chính trị của mình. Điều đó chứng tỏ ở chỗ, mặc dù ủng hộ và hậu đãi ngài Đàm Vô Sấm (曇無讖: 385-433), nhưng khi biết tin ngài Đàm Vô Sấm trở về Tây Vức vào năm thứ mười niên hiệu Nguyên Gia (433), vì sợ ngài làm lộ bí mật quân cơ, nên Thư Cừ Mông Tốn đã sai thích khách giết hại, khi ấy ngài Đàm Vô Sấm chỉ mới 49 tuổi. Trong sự kiện này, thực chất ngài Đàm Vô Sấm chỉ muốn trở về Tây Vức để tìm phần còn lại của kinh Đại-bát Niết-bàn. Xem tại, Cao Tăng truyện 高僧傳 (T.50.259.2. 0335c16).

[3] Theo ghi nhận của ngài Trí Thăng (智昇) trong Khai Nguyên Thích Giáo Lục 開元釋教錄 (T.55. 2154.4. 0520a18) thì ngài Đàm-vô-sấm phiên dịch được mười chín bộ kinh, gồm 131 quyển.

[4] Đại bát Niết-bàn kinh 大般涅槃經 (T.12. 0375.8. 640b10-640b22)

[5] Ba-la-di (波羅夷): Bất cộng trụ pháp, tức bốn tội trọng. Vị tỳ-kheo phạm vào tội Ba-la-di thì phải trục xuất, không còn được sống chung với các Tỳ-kheo khác. Bốn tội Ba-la-di của tỳ-kheo là: 1. Đại dâm giới; 2. Đại đạo giới; 3. Đại sát giới; 4. Đại vọng ngữ giới. Tham chiếu: Ma-ha tăng kỳ luật 摩訶僧祇律 (T.22. 1425.38. 0535a27).

[6] Thánh Nghiêm tự truyện, Hạnh Đoan biên dịch, NXB. Phương Đông, 2010.

[7] Thánh Nghiêm tự truyện, Hạnh Đoan biên dịch, NXB. Phương Đông, 2010, tr.85.

[8] Thánh Nghiêm tự truyện, Hạnh Đoan biên dịch, NXB. Phương Đông, 2010, tr.89.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48414)
11/08/2013(Xem: 43808)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.