Quán Thân Bất Tịnh Là Quán 31, 32 Hay 36 Thể Trược Trong Thân?

27/06/20225:57 SA(Xem: 6956)
Quán Thân Bất Tịnh Là Quán 31, 32 Hay 36 Thể Trược Trong Thân?

 

QUÁN THÂN BẤT TỊNH
LÀ QUÁN 31, 32 HAY 36 THỂ TRƯỢC TRONG THÂN?
Chúc Phú

Đệ tử Đức Cù-đàm
Khéo thường xuyên tỉnh giác
Bất luận ngày hay đêm
Luôn hướng niệm về thân.
(Suppabuddhaṁ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā;
Yesaṁ divā ca ratto ca,
niccaṁ kāyagatā sati (Dhp. 299).

 

Quán thân bất tịnhtác ý về những yếu tố không trong sạch (paṭikkūlamanasikāra) trong thân. Theo Đức Phật, đây là một pháp hành dẫn đến nhiều thành tựu to lớn, được ghi nhận trong kinh Tăng chi bộ (A.1.576/582-I.44):

Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. (Ekadhammo, bhikkhave, bhāvito bahulīkato mahato saṁvegāya saṁvattati … mahato atthāya saṁvattati … mahato yogakkhemāya saṁvattati … satisampajaññāya saṁvattati … ñāṇadassanappaṭilābhāya saṁvattati … diṭṭhadhammasukhavihārāya saṁvattati … vijjāvimuttiphalasacchikiriyāya saṁvattati. Katamo ekadhammo? Kāyagatā sati).

Thân hành niệm (Kāyagatā sati) được lần lượt giới thiệu qua mười bốn chương (cuddasannaṃ pabbānaṃ)[1] mà pháp quán bất tịnh, tức là tác ý về những yếu tố không trong sạch trong thân là một trong số đó. Theo hướng dẫn của các Trung tâm thiền hiện nay, đối tượng quán sát của pháp quán bất tịnh gồm 32 yếu tố. Vậy, thực chất đây có phải là hằng số được thiết lập bởi chính Đức Phật hay có sự bổ sung từ các đệ tử của Ngài? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ khi khảo sát trở lại những nguồn kinh, luận khả tín, từ Nikāya cho đến Hán tạng.

1.  Pháp quán bất tịnh trong Bốn bộ Nikāya


Trong Bốn bộ Nikāya pháp quán về bất tịnh xuất hiện trong những bản kinh sau:

-   Trường bộ: D.22, Mahāsatipaṭṭhāna Sutta (Kinh Đại niệm xứ); D.28, Sampasādanīya Sutta (Kinh Tự hoan hỷ).

-   Trung bộ: M.10, Satipaṭṭhāna Sutta (Kinh Niệm xứ); M.62, Mahārāhulovāda Sutta (Đại kinh giáo giới La-hầu-la); M.119, Kāyagatāsati Sutta (Kinh Thân hành niệm).

-   Tương ưng bộ: (S.51.20-V.277/281), Vibhaṅga Sutta (Kinh Phân tích).

-   Tăng chi bộ: (A.6.29-III.323/325), Udāyī Sutta (Kinh Udāyī); (A.10.60-V.109/112), Girimānanda Sutta (Kinh Girimānanda).

Trong tám bản kinh thuộc Bốn bộ Nikāya nêu trên thì nội dung về các yếu tố bất tịnh trong thân đều giống nhau, chính xác đến từng mẫu tự, theo trật tự sau:

 ‘Atthi imasmiṁ kāye: kesā lomā nakhā dantā taco, maṁsaṁ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṁ vakkaṁ, hadayaṁ yakanaṁ kilomakaṁ pihakaṁ papphāsaṁ, antaṁ antaguṇaṁ udariyaṁ karīsaṁ, pittaṁ semhaṁ pubbo lohitaṁ sedo medo, assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā muttan’ti.

Trong thân này gồm có: Tóc, Lông, Móng, Răng, Da, Thịt, Gân, Xương, Tủy, Thận, Tim, Gan, Cơ hoành, Lá lách, Phổi, Ruột, Màng ruột, Thức ăn chưa tiêu, Phân, Mật, Đàm, Mủ, Máu, Mồ hôi, Mỡ cứng, Nước mắt, Mỡ mềm, Nước bọt, Nước mũi, Dịch khớp, Nước tiểu.

Sau khi cẩn trọng xem xétđối chiếu cả tám bản kinh vừa nêu, chúng tôi phát hiện chỉ có 31 yếu tố. Như vậy, theo Phật ngôn, đối tượng của pháp quán bất tịnh vốn chỉ là quán 31 thể trược trong thân.

Vậy từ 31 yếu tố tăng thêm một đề mục để thành 32 yếu tố như thiền pháp hiện nay đang ứng dụngdựa trên những cơ sở nào?

2. Pháp quán bất tịnh trong Tiểu bộ và tạng A-tỳ-đạt-ma (Abhidhamma)


Cơ sở kinh điển liên quan đến 32 đề mục của pháp quán bất tịnh, đó chính là bài kinh thứ ba trong Tiểu tụng (Khuddakapāṭha), thuộc Tiểu bộ (Khuddhaka Nikāya) với tên gọi là Ba mươi hai thân phần (Dvattiṁsākāra).

Trong 32 thân phần này thực chất được kế thừa từ 31 thân phần trong những bản kinh liên quan đến Thân hành niệm (Kāyagatāsati) nêu trên và bổ sung thêm một thân phần mới, đó chính là yếu tố não (matthaluṅga). Do vì não thuộc về chất cứng, thuộc Địa đại (pathavīdhātu)[2], thế nên được bổ sung vào phần cuối của Địa đại, tức là sau yếu tố Phân (karīsa) và trước yếu tố Mật (pitta), thuộc Thủy đại (Āpodhātu), theo trật tự sau:

Atthi imasmiṁ kāye—Kesā lomā nakhā dantā taco, maṁsaṁ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṁ vakkaṁ, hadayaṁ yakanaṁ kilomakaṁ pihakaṁ papphāsaṁ, antaṁ antaguṇaṁ udariyaṁ karīsaṁ matthaluṅgaṁ, pittaṁ semhaṁ pubbo lohitaṁ sedo medo, assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā muttanti.

Kinh Ba mươi hai thân phần (Dvattiṁsākāra) nằm trong Tiểu tụng (Khuddakapāṭha). Theo tác phẩm Văn chương Pāli (Pāli Literature) của Kenneth Roy Norman, bộ Tiểu tụng (Khuddakapāṭha) không được các nhà tụng đọc kinh Trường bộ (Dīghabhāṇaka) và các nhà tụng đọc kinh Trung bộ (Majjihimabhāṇaka) đưa vào danh mục Kinh tạng và xem đây là một tác phẩm được định hình về sau[3].

Có nhiều quan điểm lý giải về việc tăng thêm một yếu tố, thành 32 yếu tố, trong số đó, có cơ sở hơn cả là quan điểm của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) được ghi nhận trong Luận Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), ở chương 8, trong mục Luận về thân hành niệm (Kāyagatāsatikathā). Theo ngài, trong những yếu tố nêu dẫn trong M.119, Kāyagatāsati Sutta (Kinh Thân hành niệm), thì yếu tố não (matthaluṅga) đã bao hàm trong tủy (aṭṭhimiñja), thế nên được mở rộng thành 32 đề mục thiền (dvattiṃsākārakammaṭṭhāna) của pháp quán bất tịnh[4].

Như vậy, nếu căn cứ vào niên đại lịch sử của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) thì việc định hình 32 yếu tố của pháp quán bất tịnh xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ năm. Thế nhưng, cũng trong khoảng thời gian này và thậm chí là trước đó, các yếu tố của pháp quán bất tịnh được ghi nhận trong kinh văn Hán tạng có nhiều khác biệt so với kinh tạng Nikāya.

3. Pháp quán bất tịnh trong kinh, luận Hán tạng

Trong kinh văn Hán tạng, số lượng đề mục của pháp quán bất tịnh khá đa dạng và không đồng nhất về nội hàm. Mặc dù vậy, có ba con số được nhiều nguồn kinh, luật khả tín cùng ghi nhận, đó là 31, 32 và cả 36 yếu tố. Nhân đây, xin được nêu dẫn những nguồn kinh, luận cùng đề cập về hai con số này:

-   Về 31 yếu tố

Theo khảo sát, kinh Trung A-hàm 中阿含經 (T.01. 026. 81. 0556a13-0556a16) đã nêu dẫn đầy đủ về số lượng 31 yếu tố như các kinh tương đương ở bản Pāli, nhưng có sự khác biệt về nội dung, với đặc thù là hai yếu tố não và thùy chẩm (腦及腦根)[5]. Kinh ghi:  Trong thân này của ta có: Tóc, Lông, Móng, Răng, Lớp da bên trong, Lớp da bên ngoài, Thịt, Gân, Xương, Tim, Thận, Gan, Phổi, Ruột già, Ruột non, Lá lách, Dạ dày, Phân, Não, Thùy chẩm, Nước mắt, Mồ hôi, Nước mũi, Nước bọt, Mủ, Máu, Mỡ lá, Dịch tủy, Nước dãi, Mật, Nước tiểu[6]. Trung A-hàm 中阿含經 (T.01. 026. 98. 0582b08) cũng ghi nhận những điều tương tự.

-   Về 32 yếu tố (三十二物)

  1.  Pháp quán kinh 法觀經 (T.15. 0611. 0241a10-0241a13). Bản kinh này do Trúc Pháp Hộ (竺法護, Dharmarakṣa - धर्मरक्ष) phiên dịch. Theo kinh, 32 yếu tố bao gồm: tóc, lông, móng, răng, da thịt và năm tạng, là 11 yếu tố thuộc Địa đại. Nước mắt, nước mũi, nước bọt, máu mủ, tủy mỡ, mồ hôi, tiểu tiện là 7 yếu tố, thuộc Thủy đại. Nóng và ấm, chủ về tiêu hóa là 2 yếu tố, thuộc Hỏa đại. Phong đại có 12 yếu tố. Đó là 32 yếu tố được lưu xuất từ đất, nước, lửa và gió  (髮、毛、爪、齒、骨、皮肉、五藏十一事,屬地;淚、涕、唾、膿血、肪髓、汗、小便七事,屬水;溫熱、主消食二事,屬火;風有十二事;是皆從地、水、火、風出). Từ niên đại của ngài Trúc Pháp Hộ (223-300), cho thấy bản kinh này được dịch khoảng cuối thể kỷ thứ ba.
  2.  Phật thuyết mạ ý kinh 佛說罵意經 (T.17. 0732. 0533b14) do ngài An Thế Cao (安世高) dịch vào đời Hậu Hán 後漢 (23-220). Theo Cao tăng truyện[7], trong khoảng hai mươi năm, từ niên hiệu Kiến Hòa 建和 năm thứ hai (năm 148) đời Hán Hoàn Đế, đến giữa niên hiệu Kiến Ninh 建寧 (168-172) đời Hán Linh Đế, ngài đã dịch hơn 30 bộ kinh. Điều này cho thấy bộ kinh này được dịch rất sớm, trước năm 172 Tây lịch. Điều đáng chú ý là, 32 yếu tố được liệt kê trong bản kinh này trùng khớp hoàn hoàn với Pháp quán kinh 法觀經 của ngài  Trúc Pháp Hộ.
  3. Duy nhật tạp nạn kinh 惟日雜難經 (T.17. 0760.1.  0606b17) do cư sĩ Chi Khiêm (支謙) dịch, chỉ nêu 32 yếu tố mà không nêu rõ là những yếu tố nào. Với tên người dịch là cư sĩ Chi Khiêm đã đồng thời cho thấy bản kinh này được dịch khoảng đầu và gần giữa thế kỷ thứ ba.

-    Về 36 yếu tố ()

Nếu như trong Đại chánh tân tu Đại tạng kinh có lẽ chỉ có ba kinh nêu trên đề cập đến 32 yếu tố của pháp quán bất tịnh, thì ngược lại, có rất nhiều bản kinh từ các thể loại như A-hàm, Bổn Duyên, Bát-nhã, Pháp hoa, Niết-bàn, Kinh Tập. luận Đại trí độ, luận Du-già-sư-địa… cùng đề cập đến 36 yếu tố này. Nhân đây, chúng tôi xin điểm qua những bản kinh, luận mang tính tiêu biểu.

  1. Nhân bổn dục sanh kinh 人本欲生經 (T.001. 0014. 0246a10), do ngài An Thế Cao (安世高) dịch vào đời Hậu Hán 後漢 (23-220). Bản kinh này chỉ nêu tên gọi 36 vật bất tịnh nhưng không liệt kê danh sách, thuộc bộ A-hàm.
  2. Tăng-nhất A-hàm 增壹阿含經 do ngài Tăng-già-đề-bà (僧伽提婆 - Saṃghadeva) người nước Kế Tân phiên dịch vào niên hiệu Long An năm thứ nhất (397.TL) vào thời Đông Tấn (317-420). Ở các kinh 增 (T.002. 0125.33.3. 0687b09); Tăng. 增 (T. 02. 0125.35.9. 0701a12); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.3. 0814b22) đã ghi nhận về 36 vật bất tịnh. Bản chú giải kinh này gọi là Phân biệt công đức luận 分別功德論 (T.25. 1507.0030a23) cũng đồng thời ghi nhận về 36 pháp này ở quyển, quyển 4 và quyển 5.
  3. Tạp A-hàm, 雜阿含經, kinh số1165. Bản kinh này liệt kê đầy đủ 36 yếu tố, bao gồm: tóc, lông, móng, răng, chất bẩn, nước dãi, da, thịt, xương trắng, gân, mạch, tim, gan, phổi, lá lách, thận, ruột, dạ dày, ruột non, ruột già[8], bàng quang, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước bọt, mỡ, mỡ chài, tủy, đàm lỏng, đàm đặc, mủ, máu, não, dịch khớp, phân, nước tiểu[9].
  4. Kinh Đại bát Niết-bàn 大般涅槃經 , ở bản 374 (Bắc bản), 36 yếu tố này xuất hiện ở quyển 12; ở bản 375 (Nam bản) thì xuất hiện ở quyển 11. Chúng tôi xin dẫn xuất 36 pháp bất tịnh ở quyển 11, bản 375 (Nam bản), chúng bao gồm: tóc, lông, móng, răng, chất bẩn, cáu ghét, da, thịt, gân, xương, lá lách, thận, tim, phổi, gan, mật, ruột, dạ dày, ruột non, ruột già, đại tiện, tiểu tiện, nước mũi, nước bọt, nước mắt, mỡ lõng, mỡ đặc, não, mô, xương, tủy, mủ, máu, xương sọ, kinh mạch, lạc mạch[10].
  5. Thiền yếu kinh 禪要經 (T.15. 0609. 1. 0238a02- 0238a05), mất tên người dịch (失譯人名), vào đời Hậu Hán 後漢 (23-220). Bản kinh này liệt kê đầy đủ 36 yếu tố, bao gồm: tóc, lông, móng, răng, nước mũi, nước mắt, nước dãi, nước miếng, mồ hôi, chất bẩn, mỡ lõng, mỡ đặc, da dày, da mỏng, cơ bắp, thịt, gân, mạch, tủy, não, tim, gan, lá lách, thận, phổi, dạ dày, ruột già, bàng quang, túi mật, đàm âm, ruột non, mủ, máu, phân, tiểu, ký sinh trùng[11].
  6. Đạt-ma-đa-la thiền kinh 達摩多羅禪經 (T.15. 0618. 2. 0325b16-0325b17). Theo kinh, 36 yếu tố bất tịnh tuần tự như sau: tóc, lông, móng, răng, da dày, da mỏng, gân, thịt, xương, tủy, lá lách, thận, tim, gan, phổi, ruột non, ruột già, dạ dày, bàng quang, phân, tiểu, cáu ghét, mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước bọt, mủ, máu, đàm đỏ, đàm trắng, đàm âm, mỡ lõng, mỡ đặc, não, mô[12].
  7. Đại trí độ luận (T.25. 1509. 48. 0403a24-0403a26), 36 yếu tố bất tịnh bao gồm: tóc, lông, móng, răng, da dày, da mỏng, gân, thịt, xương, tủy, lá lách, thận, tim, gan, phổi, ruột non, ruột già, dạ dày, bàng quang, phân, nước tiểu, cáu ghét, mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước dãi, nước bọt, mũ, máu, đàm vàng, đàm trắng, đàm âm, mở đặc, mỡ mềm, não, mô[13].
  8. Du-già-sư-địa luận (T.30. 1579. 26. 0428c24- 0428c27), 36 yếu tố bất tịnh bao gồm: Tóc, lông, móng, răng, chất bẩn, cáu ghét, da, thịt, xương cốt, gân, mạch, tim, mật, gan, phổi, ruột già, ruột non[14], ruột, dạ dày, lá lách, thận, mũ, máu, thục đàm, mỡ mềm, mỡ đặc, cơ bắp, tủy, não, mô, nước mũi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi, phân, tiểu[15]

4.  Nhận Định

Trước hết, việc quan tâm về những yếu tố bất tịnh trong thân và lấy đó làm đề mục thiền tập đã cho thấy Phật giáo thời sơ kỳ có những hiểu biết rất lớn về giải phẩu học (Anatomy). Có thể kiến thức đó phát xuất từ tuệ giác của Đức Phật, hoặc được tiếp biến từ những thành tựu của các ngành y khoa thời cổ đại ở Ấn Độ. Sự kiện ngự y Jivaka đã giải phẫu cho vị  đại phú ở thành Rājagaha được ghi nhận trong Mahā Vagga[16] đã cho thấy trình độ về phẩu thuật ở thời kỳ này đã có những dấu hiệu phát triển vượt bậc.

Thứ hai, dữ liệu kinh điển của bộ phái Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda) phần lớn mang tính chính xác và đồng nhất. Dù trải qua hơn bốn trăm năm gìn giữ bằng hình thức truyền khẩu, và sau đó được viết xuống bằng văn bản do một nhóm các vị Tỷ-kheo tại Aluvihara, gần Mātale, vào năm 454 sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn (35-32 B.C)[17], nhưng việc đồng nhất 31 yếu tố bất tịnh trong thân, được ghi nhận trong tám bản kinh dàn trải trong Bốn bộ Nikāya nêu trên đã chứng minh cho điều đó.

Thứ ba, sự kiện bổ sung thêm yếu tố 32, tức yếu tố não (matthaluṅga) trong kinh điển Nikāya có nhiều khả năng liên quan đến sự lý giải của ngài Buddhaghosa trong Thanh tịnh đạo luận, và có lẽ sau đó được định hình ở bản văn Ba mươi hai thân phần (Dvattiṁsākāra) nằm trong Tiểu tụng (Khuddakapāṭha). Nếu căn cứ vào niên đại thì có lẽ tư liệu kinh điển Hán tạng đã đề cập về yếu tố não từ rất sớm, ở Đại trí độ luận của ngài Long Thọ (龍樹) nêu trên. Đáng chú ý, cũng từ tác phẩm này, yếu tố bất tịnh theo tư liệu Hán tạng được xác định là 36 yếu tố. Sự xuất hiện 36 yếu tố trong các bộ kinh, luận khả tín trong Hán tạng như Tạp A-hàm, Đại bát Niết-bàn, Du-già-sư-địa luận… đã tạo nên sự khác biệt về đối tượng quán niệm so với truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda).

Cuối cùng, những khác biệt về số lượng các yếu tố bất tịnh đươc nêu dẫn từ kinh điển Nikāya cho đến Hán tạng đã cho thấy dường như pháp quán bất tịnh được nắm giữ và thực hành bởi nhiều bộ phái Phật giáo. Việc nhận diện đầy đủ tính đa dạng của các yếu tố bất tịnh trong thân giúp cho hành giả có một cách nhìn dung thong về một pháp hành có nhiều tác dụng như lời Phật dạy trong kinh Tăng chi bộ: Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm[18].


Phụ lục

BẢNG SO SÁNH 31, 32 VÀ 36 THỂ TRƯỢC TRONG THÂN

 

STT

Kinh Trường bộ, số 22, kinh Đại niệm xứ

Khuddakapatha (Tiểu tụng), Dvattiṁsākāra (Ba mươi hai thân phần)

Ý nghĩa

Trung A-hàm, kinh Niệm xứ, số 98.

Ý nghĩa

Tạp A-hàm, kinh số 1165

Ý nghĩa

Luận Đại trí độ, quyển 48, trang 0403a24-0403a26

Ý nghĩa

1

kesā

kesā

Tóc

Phát (髮)

Tóc

Phát (髮)

Tóc

Phát (髮)

Tóc

2

lomā

lomā

Lông

Mao (髦)

Lông

Mao (毛)

Lông

Mao (毛)

Lông

3

nakhā

nakhā

Móng

Trảo (爪)

Móng

Trảo (爪)

Móng

Trảo (爪)

Móng

4

dantā

dantā

Răng

Xỉ (齒)

Răng

Xỉ (齒)

Răng

Xỉ (齒)

Răng

5

taco

taco

Da

Thô tế bạc phu (麁細薄膚)

Lớp da bên trong

Trần (塵)

Chất bẩn

Bạc bì (薄皮)

Da mỏng

6

maṁsaṁ

maṁsaṁ

Thịt

Bì (皮)

Lớp da bên ngoài

Cấu (垢)

Cáu ghét

Hậu bì (厚皮)

Da dày

7

nhāru

nhāru

Gân

Nhục (肉

Thịt

Lưu tiên (流唌)

Nước dãi

Cân (筋)

Gân

8

aṭṭhi

aṭṭhi

Xương

Cân (筋)

Gân

Bì (皮)

Da

Nhục (肉)

Thịt

9

aṭṭhimiñjaṁ

aṭṭhimiñjaṁ

Tủy

Cốt (骨)

Xương

Nhục (肉)

Thịt

Cốt (骨)

Xương

10

vakkaṁ

vakkaṁ

Thận

Tâm (心)

Tim

Bạch cốt (白骨)

Xương trắng

Tủy (髓)

Tủy

11

hadayaṁ

hadayaṁ

Tim

Thận (腎)

Thận

Cân (筋)

Gân

Tỳ (脾)

Lá lách

12

yakanaṁ

yakanaṁ

Gan

Can (肝)

Gan

Mạch (脈)

Mạch

Thận (腎)

Thận

13

kilomakaṁ

kilomakaṁ

Cơ hoành

Phế (肺)

Phổi

Tâm (心)

Tim

Tâm (心)

Tim

14

pihakaṁ

pihakaṁ

Lá lách

Đại tràng (大腸)

Ruột già)

Can (肝)

Gan

Can (肝)

Gan

15

papphāsaṁ

papphāsaṁ

Phổi

Tiểu tràng (小T01n0026_p0583b08║腸).

Ruột non

Phế (肺)

Phổi

Phế (肺)

Phổi

16

antaṁ

antaṁ

Ruột

Tỳ (脾)

Lá lách

Tỳ (脾)

Lá lách

Tiểu trường (小腸)

Ruột non

17

antaguṇaṁ

antaguṇaṁ

Màng ruột

Vị (胃)

Dạ dày

Thận (腎)

Thận

Đại trường (大腸

Ruột già

18

udariyaṁ

udariyaṁ

Thức ăn chưa tiêu

Đoàn phẩn (摶糞)

Phân

Tràng (腸)

Ruột

Vị (胃)

Dạ dày

19

karīsaṁ

karīsaṁ

Phân

Não (腦)

Bộ não

Đỗ (肚)

Dạ dày

Bào (胞)

Bàng quang

20

 

matthaluṅgaṁ

Não

Não căn (腦根)

Thùy chẩm

Sanh tạng (生藏)

Ruột non

Thỉ (𡱁)

Phân

22

pittaṁ

pittaṁ

Mật

Lệ (淚)

Nước mắt

Thục tạng (熟藏)

Ruột già

Niệu (尿)

Nước tiểu

22

semhaṁ

semhaṁ

Đàm

Hãn (汗)

Mồ hôi

Bào (胞)

Bàng quang

Cấu (垢)

Cáu ghét

23

pubbo

pubbo

Mủ

Thế (涕)

Nước mũi

Lệ (淚)

Nước mắt

Hãn (汗)

Mồ hôi

24

lohitaṁ

lohitaṁ

Máu

Thóa (唾)

Nước bọt

Hãn (汗)

Mồ hôi

Lệ (淚)

Nước mắt

25

sedo

sedo

Mồ hôi

Nùng (膿)

Mủ

Thế (涕)

Nước mũi

Thế (涕)

Nước mũi

26

medo

medo

Mở cứng

Huyết (血)

Máu

Mạt (沫)

Nước bọt

Tiên (涎)

Nước dãi

27

assu

assu

Nước mắt

Phương (肪)

Mỡ mềm

Phương (肪)

Mỡ mềm

Thóa (唾)

Nước bọt

28

vasā

vasā

Mở mềm

Tủy (髓)

Tủy

Chi (脂)

Mỡ cứng

Nùng (膿)

Mủ

29

kheḷo

kheḷo

Nước bọt

Tiên (涎)

Nước dãi

Tủy (髓)

Tủy

Huyết (血)

Máu

30

siṅghāṇikā

siṅghāṇikā

Nước mũi

Đảm (膽)

Mật

Đàm âm (痰癊)

Đàm âm

Hoàng (黃)

Đàm vàng

31

lasikā

lasikā

Dịch khớp

Tiểu tiện (小便)

Nước tiểu

Nùng (膿)

Mủ

Bạch (白)

Đàm trắng

32

muttan

muttan

Nước tiểu

 

 

Huyết (血)

Máu

Đàm âm (痰陰)

Đàm âm

33

 

 

 

 

 

Não (腦)

Não

Phương (肪)

Mỡ mềm

34

 

 

 

 

 

Chấp (汁)

Dịch khớp

Tản (𦙽)

Mở cứng

35

 

 

 

 

 

Thỉ (屎)

Phân

Não (腦)

Não

36

 

 

 

 

 

Nịch (溺)

Nước tiểu.

Mô (膜)

 

 



[1] Theo Luận Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), chương 8, mục Luận về thân hành niệm (Kāyagatāsatikathā), ngài Buddhaghosa cho rằng, pháp Thân hành niệm có 14 chương, gồm: chương về hơi thở, chương về oai nghi, chương về bốn minh giác, chương tác ý về những vật bất tịnh, chương tác ý về tứ đại, chương về chín giai đoạn của tử thi. Đó là 14 chương (ānāpānapabbaṃ, iriyāpathapabbaṃ, catusampajaññapabbaṃ, paṭikkūlamanasikārapabbaṃ, dhātumanasikārapabbaṃ, navasivathikapabbānīti imesaṃ cuddasannaṃ pabbānaṃ).

[2] Xem thêm,  Mahārāhulovāda Sutta (Đại kinh giáo giới La-hầu-la). Nguyên tác: Yaṁ kiñci, rāhula, ajjhattaṁ paccattaṁ kakkhaḷaṁ kharigataṁ upādinnaṁ, seyyathidaṁ-kesā lomā nakhā dantā taco maṁsaṁ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṁ vakkaṁ hadayaṁ yakanaṁ kilomakaṁ pihakaṁ papphāsaṁ antaṁ antaguṇaṁ udariyaṁ karīsaṁ, yaṁ vā panaññampi kiñci ajjhattaṁ paccattaṁ kakkhaḷaṁ kharigataṁ upādinnaṁ; ayaṁ vuccati, rāhula, ajjhattikā pathavīdhātu (Này Rāhula, cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ; như vậy, này Rāhula, được gọi là nội địa giới. HT.Thích Minh Châu dịch).

[3] Xem, Kenneth Roy Norman, Pāli Literature (Wiesbaden: Otto Harrassowitz, 183), p.57-58.

[4] Xem, Luận Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), chương 8, mục Luận về thân hành niệm, (Kāyagatāsatikathā). Nguyên tác: evaṃ matthaluṅgaṃ aṭṭhimiñjena saṅgahetvā paṭikkūlamanasikāravasena desitaṃ dvattiṃsākārakammaṭṭhānaṃ.

[5]  Não cập não căn (腦及腦根). Não căn (腦根), Nhất thiết kinh âm nghĩa 一切經音義 (T.54.2128. 52. 0651a16) gọi là Ngọc chẩm nằm ở phía sau não (). Theo chúng tôi, có thể đó là Thùy chẩm (Occipital lobe), là một trong bốn thùy não chính. Bao gồm 1. Thùy trán (Frontal lobe), 2. Thùy đỉnh (Parietal lobe), 3. Thùy thái dương (Temporal lobe), 4. Thùy chẩm (Occipital lobe).

[6] Trung A-hàm kinh 中阿含經 (T.01. 026. 98. 0583b06-0583b09. Nguyên tác: Ngã thử thân trung hữu:  Phát, mao, qua, xỉ, thô tế bạc lư, bì, nhục, cân, cốt, tâm, thận, can, phế, đại trường, tiểu trường, tỳ, vị, đoàn phẩn, não cập não căn, lệ, hãn, thế, thóa, nùng, huyết, phương, tủy, tiên, đãm, tiểu tiện. (我此身中有髮、髦、爪、齒、麤細薄膚、皮、肉、筋、骨、心、腎、肝、肺、大腸、小腸、脾、胃、摶糞、腦及腦根、淚、汗、涕、唾、膿、血、肪、髓、涎、膽、小便).

[7] Cao tăng truyện 高僧傳 (T.50. 2059. 1. 0324a08). Nguyên tác: 以漢桓帝建和二年至T50n2059_p0324a10║靈帝建寧中二十餘年,譯出三十餘部經.

[8] Nguyên tác Sanh tạng, thục tạng (生藏、熟藏). Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký 四分律行事鈔資持記 (T.40. 1805.5. 0389c27) giải thích: Ruột của người, ở đoạn trên, thức ăn chưa tiêu hóa, gọi là sanh tạng, ở đoạn dưới, [thức ăn] đã biến thành chất thải nên gọi là thục tạng. (食未變是生藏, 下節變為糞穢名熟藏).

[9] Tạp. 雜 (T.02. 0099.1165. 0311a28-0311b02). Nguyên tác: phát, mao, trảo, xỉ, trần cấu, lưu tiên, bì, nhục, bạch cốt, cân, mạch,  tâm,  can,  phế,  tì,  thận,  tràng, đỗ, sanh tạng, thục tạng, bào, lệ, hãn, thế, mạt, phương, chi, tủy, đàm, âm, nùng, huyết, não, chấp, thỉ, nịch. (髮、毛、爪、齒、塵垢、流唌、皮、肉、白骨、筋、脈、心、肝、肺、脾、腎、腸、肚、生藏、熟藏、胞、淚、汗、涕、沫、肪、脂、髓、痰、癊、膿、血、腦、汁、屎、溺).

[10] Đại bát Niết-bàn kinh, Thánh hạnh phẩm 大般涅槃經,聖行品 (T.12. 0375.19.1. 0675b10). Nguyên tác: Phát, mao, trảo, xỉ, bất tịnh, cấu uế, bì, nhục, cân, cốt, tỳ, thận, tâm, phế, can, đảm, tràng, vị, sanh thục nhị tạng, đại tiểu tiện lợi, thế, thóa, mục lệ, phương, cao, não, mô, cốt, tủy, nùng, huyết, não hài, chư mạch. (髮、毛、爪、齒、不淨、垢穢、皮、肉、筋、骨、脾、腎、心、肺、肝、膽、腸、胃、生熟二藏、大小便利、涕、唾、目淚、肪,膏、腦, 膜、骨、髓、膿、血、腦骸、諸脈).

[11] Nguyên tác: Phát, mao, trảo, xỉ, thế, lệ, tiên, thóa, hãn, cấu, phương, tản, bì, mạc, cơ, nhục, cân, mạch, tủy, não, tâm, can, tỳ, thận, phế, vị, trường đỗ, bào, đãm, đàm âm, sanh tạng, nùng, huyết, thỉ, niệu, chư trùng  (髮、毛、爪、T15n0609_p0238a03║齒、涕、淚、涎、唾,汗、垢、肪,𦙽、皮、膜、肌,肉,筋、脈、髓、腦、T15n0609_p0238a04║心、肝、脾、腎,肺、𦝩、腸肚、胞,膽、Error! Hyperlink reference not valid.痰癊,生藏、膿、血、屎、T15n0609_p0238a05║尿、諸蟲).

[12]  Nguyên tác: Tam thập lục bất tịnh thứ đệ: Phát, mao, trảo, xỉ, bạc bì, hậu bì, cân, nhục, cốt, tủy, tỳ, thận, tâm, can, phế, tiểu trường, đại trường, vị, bào, thỉ, niệu, cấu, hãn, lệ, thế, thóa, nùng, huyết, hoàng bạch đàm âm, phương, tản, não, mô  (: 髮、毛、爪、齒、薄皮、、筋、肉、骨、髓、脾、腎、心、肝、肺、小腸、大腸、胃、胞、屎、尿、垢,汗、淚、涕、唾、膿、血、黃白痰癊、肪、𦙽, 腦,膜). Mặc dù phía trước đã dẫn là 36 yếu tố, nhưng thực tế kểm chứng chỉ có 35, phải chăng đã có sự quên sót chữ Tiên (涎)khi khắc bản.

[13] Nguyên tác: Phát, mao, trảo, xỉ, bạc bì, hậu bì, cân, nhục, cốt, tủy, tỳ, thận, tâm, can, phế, tiểu trường, đại trường, vị, bào, thỉ, niệu, cấu, hãn, lệ, thế, tiên, thóa, nùng, huyết, hoàng, bạch đàm, âm, phương, tản, não, mô (髮、毛、爪、齒、薄皮、厚皮、筋、肉、骨、髓、脾、腎、心、肝、肺、小腸、大腸、胃、胞、𡱁、尿、垢、汗、淚、涕、涎、唾、膿、血、黃白痰陰、肪、𦙽、腦、膜).

[14] Nguyên tác: Đại trường, Tiểu trường, Sanh tạng, Thục tạng (大腸,小腸,生藏,熟藏). Có lẽ do hành văn biền ngẫu nên đoạn kinh này lặp lại nội dung, chỉ khác về chữ mà không khác về nghĩa. Vì Đại tràng tức là Thục tạng và cũng chính là ruột già; còn Tiểu tràng, tức là Sanh tạng và cũng chính la ruột non.

[15] Nguyên tác: Phát, mao, trảo, xỉ, trần, cấu, bì, nhục, hài cốt, cân, mạch, tâm, đảm, can, phế,  đại tràng, tiểu tràng, sanh tạng, thục tạng, đỗ, vị, tỳ, thận, nùng, huyết, thục đàm, phương, cao, cơ, tủy, não, mô, thế, thóa, lệ, hãn, thỉ, niệu (髮,毛,爪,齒,塵,垢,皮,肉,骸骨,筋,脈,心,膽,肝,肺,大腸,小腸,生藏,熟藏,肚,胃,脾,腎,膿,血,熱痰,肪,膏,肌,髓,腦,膜,洟,唾,淚,汗,屎,尿).

[16]  Đại phẩm (Mahā Vagga), chương 8, Chữa bệnh cho nhà đại phú ở thành Rājagaha. Tỷ-kheo Indacanda dịch.

[17] Lamotte, Étienne.,  History of Indian Buddhism. Paris: Institut Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988, p.558.

[18] Kinh Tăng chi bộ (A.1.596/599-I.44). Nguyên tác: Ekadhammo, bhikkhave, bhāvito bahulīkato sotāpattiphalasacchikiriyāya saṁvattati … sakadāgāmiphalasacchikiriyāya saṁvattati … anāgāmiphalasacchikiriyāya saṁvattati … arahattaphalasacchikiriyāya saṁvattati. Katamo ekadhammo? Kāyagatā sati.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48430)
11/08/2013(Xem: 43814)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.