1. Tiểu sử & Văn nghiệp

18/07/20224:45 SA(Xem: 2574)
1. Tiểu sử & Văn nghiệp

PHỤ ĐỀ

NIKOS KAZANTZAKIS
TIỂU SỬ & VĂN NGHIỆP
___________________________________
HUYỀN LINH TÂM PHÁP
 Hành trình Chứng Đạo
của Thiền sư  Nikos Kazantzakis
Anh dịch: Kimon Friar | Việt dịch: Tuệ Hạnh

 

blankNikos Kazantzakis (18-2-1883 – 26-10-1957), nhà văn Hi lạp sáng tác đa dạng với rất nhiều tác phẩmgồm có tiểu luận, tiểu thuyết, thi ca, kịch bản, sách hướng dẫn du lịch, và những dịch bản cổ điển như The Divine Comedy của  Dante và Faust của Goethe. Giống như người hùng của ông, Odysseus, Kazantzakis sống hầu hết cuộc đời tài ba của mình bên ngoài quê hương Hi lạp, trừ những năm của cuộc thế chiến thứ II. “Tôi là tên thủy thủ của Odysseus với con tim bốc lửa nhưng với cái tâm bình thản và trong sáng”, Kazantzakis ghi trong Toda Raba (1934). Phần lớn các tiểu thuyết của ông viết về lịch sử và văn hóa của quê hương, và về tương hệ linh ẩn giữa con người với Chúa. Năm 1957, ông chỉ thiếu một phiếu mà mất giải Nobel về  Văn chương (Nobel Literature Prize), để bị thua cho nhà văn Pháp Albert Camus. Ngay sau đó, Camus tuyên bố rằng Kazantzakis xứng đáng được vinh dự này “hàng trăm lần” hơn ông.

          Nikos Kazantzakis sanh tại Megalokastro, thuộc vương quốc Ottoman Empire, nay là Iráklion, quần đảo Crete. Kazantzakis lớn lên nơi đồng quê giữa những nhà nông; thế nên tuy đã rời Crete khi còn trẻ, ông vẫn thường quay lại thăm viếng quê hương, và mô tả những sinh hoạt đồng nội trong nhiều tác phẩm của mình. Ông học trường đạo của dòng tu kín Saint Francisco (Franciscan School of the Holy Cross), tỉnh Naxos, kế tiếp trường Cao đẳng The Gymnasium tại Herakleion (1899-1902), rồi học bốn năm tại đại học Athens (University of Athens), lấy bằng Tiến sĩ Luật năm 1906.

          Từ 1907 đến 1909, Kazantzakis theo học ngành Triết tại Paris, trường  Collège de France, dưới sự hướng dẫn của Henri BergsonLuận án ông hoàn tất năm 1909 viết về tư tưởng Triết học của Friedrich Nietzsche, về Quyền [làm người, Nhân quyền] đối với Chánh quyền (Friedrich Nietzsche on the Philosophy of Right and the State). Tác phẩm đầu tiên, Ophis Kai Krino, xuất bản năm 1906. Cùng năm này, xuất hiện vở kịch Xemerõnei. Trong hai thập niên 1910s đến 1930s, Kazantzakis sáng tác nhiều kịch bản, thi ca và sách du lịch; ông thường du hành đến Trung hoa, Nhật bản, Nga, Anh quốc, Tây ban nha, và nhiều nước khác. Con người lúc nào cũng hiếu động, ham phiêu lãng, ông tự ví mình như là Odysseus, qua những vần thơ: “Ô kìa, linh hồn tôi, mà quê hương của nó lúc nào cũng là ở nơi cuộc hành trình” 

          Căn bản triết lý của Nikos, gồm nhiều yếu tố bị ảnh hưởng của Bergson, Nietzsche, Đức Phật Thích-ca, Gia-tô giáo, và Mát xít, được Kazantzakis diễn đạt trong “Huyền linh Tâm pháp” (Anh: Spiritual Exercises), mà ông sáng tác trong khoảng 1922-23 tại Berlin. “Ta đến từ một hố thẳm tối đen, ta ra đi vào trong một vực sâu mù mịt, và gọi khoảng giữa sáng sủa là sự sống.” là câu mở đầu mà ông nêu lên trong tác phẩm này.

          Kazantzákis mất vì bịnh ung thư bạch cầu (leukemia) vào ngày 26, tháng 10, năm 1957, tại Freiburg-im-Breisgau, Đức quốc. Ông lúc nào cũng mang theo trong người như bạn đồng hành một bức tượng nhỏ của Dante, và bức tượng này được tìm thấy trên bàn cạnh giường khi ông trút hơi thở sau cùng.

Cái bút hiệu ông dùng cho tác phẩm tường thuật đầu tiên, Serpent and Lily (Όφις και Κρίνο), phát hành năm 1906, là Karma Nirvami, có phải chăng là ông tự nhận đã bị ảnh hưởng đậm đà của Phật giáo. Karma theo Phạn ngữ có nghĩa là Nghiệp, Nirvami có thể là Nirvana (Niết Bàn) mà ông trại ra, vì không ‘dám’ quá lộ liễu. Sau đó, ông dùng lại tên tuổi thật, để không bị gán cho là bị ảnh hưởng của đạo Phật. Ấy thế mà vẫn không đoạn dứt được định mạng, qua những nạn vấn mà ông viết về Chúa, Nikos bị trục xuất khỏi thành viên của Giáo Hội Chánh Thống giáo Hi lạp vào năm 1955, khi The Last Temptation of Christ ra đời, còn tác phẩm này bị Giáo Hội La mã liệng vào Thư Viện Sách Cấm.

Ngay từ khi còn trẻ, Kazantzakis rất đã hiếu động, luôn mang một tâm hồn phiêu lưu lãng mạn. Bị dằn vặt bởi những vấn đề siêu hình và hiện sinh đang là phong trào lôi cuốn đương đại, ông luôn đi đây đó để tìm giải đáp qua thâu tập rộng rãi kiến thức và du hành, giao tế với nhiều tầng lớp người, thử lửa với mọi kinh nghiệm. Ông từng đến Nhật bổn và Trung hoa. Có lẽ ở hai nơi này mà ông được tiếp xúc với Phật pháp, nhất là với Thiền, nhưng tiếc thay, ta không có tài liệu nào, nhất là của ông, chứng minh hay nói về ảnh hưởng của Phật giáo trong thời gian giao lưu này. Trái lạitiểu sử ông ghi rằng, có một thời gian, để được nhập thể làm Một với Chúa, Kazantzakis đã tìm vào một tu viện của một dòng tu khổ hạnh của Gia-tô giáo, ẩn tu trong sáu tháng, để mong được “thấy” Chúa, nhưng cuối cùng không được toại nguyệnthất vọng, nên bỏ cuộc.  

Ảnh hưởng của Friedrich Nietzsche trong các tác phẩm của ông thì thật quá rõ ràngđặc biệt nhất là tư tưởng vô thần và khái niệm ‘Übermensch’ của Nietzsche. Thêm vào đó, là những vấn đề tâm linh của riêng ông.

Năm 1927 Kazantzakis cho ấn hành bằng Hi lạp ngữ tác phẩm “Huyền linh Tâm pháp” (Hi lạp ngữ: Ασκητική, âm: Ascesis; Anh ngữ: Spiritual Exercises), mà ông bắt đầu viết tại Berlin từ 1923. Sách được Kimon Friar dịch sang Anh ngữ và xuất bản vào năm 1960 với tựa đề The Saviors of God (Salvatores Dei). Tại sao lại là The Saviors of God (Những vị Cứu Thế của Chúa) là một vấn đề cần nghiên cứu thêm, bởi vì đây chỉ là ghi nhận những diễn tiến trong nội tâm của Nikos trong cuộc đi tìm mục đích của đời người, những dằn vật, những thống khổ, những oằn oại tâm linh, những đòi hỏi dục tính, v.v., mà tất cả những bậc Đại đạo sư, từng Đông sang Tây, từ mấy ngàn năm trước cho đến bao ngàn năm sau, đều phải trãi qua.

Đức Phật đã phải ngồi dưới cội Bồ đề trọn 49 ngày đêm, sử chép Ngài mặc kệ mưa gió bão bùng bên ngoài, dầu có Thiên Long Cữu Đầu ra sức chở che, nhưng có phải chăng đây cũng là những cơn sóng gió mưa bão cuồn cuộn kéo đến trong nội tâmvật vã, oằn oại, phấn đấu, để vượt cho qua từng chập từng hồi những lôi cuốn cuồng bạo như Ma vương của vật chất thể xác để mà tiến đến đích điểm tuyệt đỉnh cuối cùng của tâm linhGiải ThoátĐại Giác Ngộ. Nikos Kazantzakis đã đạt đến tình thái này, đã đến trước, và bước qua, ngưỡng cửa của Giải thoát, rồi lại trở ra, quay về lại với thế giới chất thể nhiều ràng buộc, để ghi lại cho chúng ta những diễn tiến thăng hoa và suy sụp của tâm linh trên đường giải thoát đó, qua tác phẩm Huyền linh Tâm pháp vốn là Chánh đề của sách này. Quyển The Rock Garden : a Novel (ờn Đá Tảng), xuất bản năm 1963, là một tiểu thuyết trích dẫn rất nhiều đoạn từ Huyền linh Tâm pháp này.

Khi Giáo hội Hi lạp (The Church of Greece) kết án tác phẩm “Huyền linh Tâm pháp” của Kazantzakis, ông đáp lại rằng: “Quí ngài trục xuất tôi ra khỏi Giáo hội, thưa quí cha thánh thiện, tôi gửi lại quí ngài lời chúc phúc: mong rằng lương tâm của quí ngài cũng trong sáng như của tôi và mong rằng quí ngài cũng đạo đức và ngoan đạo như tôi (Hi lạp ngữ: "Μου δώσατε μια κατάρα, Άγιοι πατέρες, σας δίνω κι εγώ μια ευχή: Σας εύχομαι να ‘ναι η συνείδηση σας τόσο καθαρή, όσο είναι η δική μου και να ‘στε τόσο ηθικοί και θρήσκοι όσο είμαι εγώ"), trước khi Giáo hội Chánh thống Hi lạp (Greek Orthodox Church) rút phép thông công của ông vào năm 1955.  

Hình ảnh Giê-su lúc nào cũng hiện diện trong tư tưởng của ông, từ khi còn trẻ cho đến những năm cuối cùng trong cuộc đời. Đức Ki-tô trong The Last Temptation of Christ (Cám dỗ cuối cùng của Ki-tôchia xẻ với Katzantzakis những ưu tư hiện sinh và siêu hình, đi tìm giải đáp cho những câu hỏi thường ám ảnh trong tâm thức và thường bị lôi kéo giữa một bên là ý thức trách nhiệm cùng là sứ mạng và bên kia là những nhu cầu con người cần thiết, của ông, như là yêu và được yêu, và lập gia đình. Một hình ảnh bi thảm mà rốt cuộc phải hi sinh những hi vọng con người của tự mình để đạt đến một mục đích cao cả hơn, siêu việt hơn; đấng Ki-tô của Kazantzakis không phải là vị thần thánh không thể sai lầm và vô tình, mà là một con người bình thường dễ xúc cảm, và nồng nhiệt, một người được giao phó một sứ mạng, với ý nghĩa là Ngài phải phấn đấu để hiểu thấu sứ mạng đó, và điều này thường đòi hỏi Ngài phải trực diện với lương tâm và cảm xúc của Ngài, để rồi cuối cùng phải hi sinh chính thân mạng của mình để hoàn thành sứ mạng đó. Ngài là đối tượng của những nghi ngờsợ hãi và ngay cả của tội lỗi; để cuối cùng, Ngài là Con của Người (Son of Man),[1] một Người mà sự tranh đấu trong nội tâm là đại biểu cho sự tranh đấu của nhân loại.

Quyển The Last Temptation of Christ bị Toà thánh Gia-tô La mã (Roman Catholic Churchliệt kê vào trong “Danh sách những Sách bị Cấm” (Index of Prohibited Books), tức Thư ViệnSách Cấm.[2] Phản ứng của Kazantzakis là gửi một bức điện tín đến toà thánh Vatican một câu nói của nhà thần học Ki-tô Tertullian[3]Ad tuum, Domine, tribunal appello (Con cầu xin được tái thẩm đến toà án của NgàiChúa ơi. Hi lạp ngữ: Στο δικαστήριό σου ασκώ έφεση, ω Kύριε). Sách được nhà đạo diễn nổi danh Martin Scorsese, một Phật tử theo truyền thống Tây tạng, dựng thành phim vào năm 1988, và cũng bị chịu chung số phận là nhiều rạp chiếu bóng lớn bị cấm chỉ không trình chiếu. Điều này gợi lại một sự cố vào khoảng năm 1965, khi một bộ phim về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, do Nhật thực hiện, cũng bị phản ứng mạnh mẽ và cấm chỉ bởi những vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo đương thời, vì họ không chịu nổi và không tin rằng Đức Phật cao quí mà họ tôn thờ cũng ‘tầm thường’ như những diễn đạt trong phim.

Những tiểu thuyết bán chạy nhất và nổi tiếng nhất của Kazantzakis gồm có Zorba the Greek (1946); The Greek Passion (1948), xuất bản tại Anh với tựa đề Christ RecrucifiedFreedom or Death (1950) tức Freedom and Death tại Anh; The Last Temptation of Christ (1951) và Saint Francis (1956) hay God's Pauper: St. Francis of Assisi. Riêng Report to Greco (1961) vừa là tự truyện (auto-biography) vừa thêm thắt nhiều yếu tố tiểu thuyết; điều lôi cuốn Kazantzakis đến với El Greco là niềm can đảm dám sống khác người của ông ta, một thiên tàiyếm thế, khước từ hi vọng và sợ hãi.

Sau khi thất bại thảm thê (về mặt tiêu thụ) với kiệt tác Odysseus mà ông đắc chí nhất, không nãn chí, Nikos quay sang viết một loạt các quyển tiểu thuyết lớn khác, như Captain Michalis (được dịch là Freedom and Death tại Anh hay  Freedom or Death tại Mỹ) vào năm 1936, Zorba the Greek năm 1942 (xuất bản 1946), Christ Recrucified năm 1948, The Last Temptation of Christ năm 1951, và The Poor Man of God năm 1953. Còn một quyển tiểu thuyết chưa xuất bản với một cái tựa lạ kỳ: ‘He Says He Wants Freedom, Kill Him’, mà có lẽ sau này Sheldon B. Kopp bắt chước viết nên một tác phẩm nổi danh ‘If you Meet the Buddha on the Road, Kill Him’ bán chạy như tôm tươi; và một quyển khác viết về Nga, Toda Raba. “Huyền Linh Tâm Pháp”Spiritual Exercisesthì được đánh giá vô cùng cao trọng.

Không những Nikos gặp rắc rối qua quyển Christ Recrucified (Ki-tô lại bị đóng đanh); mà rồi  Kazantzakis ngay lập tức lại đụng chạm với Giáo Hội La mã lần nữa với The Last Temptation of Christ, một tác phẩm đồ sộ viết về cuộc đời của Ki-tô (Christ). Không giống như những tác giả viết về Giê-su khác, Kazantzakis không có ý muốn tạo dựng một con người thánh thiện không hề tội lỗi (sinless godman). Ông muốn tạo một đấng Ki-tô theo hình ảnh của ông – lúc nào cũng bị dằn vặt bởi cám dỗ triền miên, một Giê-su có thuộc tính của thượng đế Prometheus,[4] luôn luôn tu tập, từng bước một, để trút bỏ những ràng buộc của gia đình, thể xác, tự ngã, v.v. Trên cây thập tự giá, Ác quỷ giăng mồi nhử cuối cùng: Ngài sẽ được thành công, được tôn quí, được hạnh phúc gia đình.[5] Nhưng Ngài đã chọn bị đóng đanh, để chứng thực rằng, Ngài đã hoàn tất nhiệm tác của mình trên cõi đời này, rằng ‘còn có những giá trị tâm linh cao quí’ hơn chỉ là những danh vọng hão huyền như thế. Tác phẩm thành công bất ngờ, đưa Nikos lên tuyệt đỉnh văn nghiệp.

Triết gia Albert Schweitzer (1875-1965),[6] Thomas Mann (1875-1955),[7] Albert Camus (1913-1960), và không ít một số các triết gia tác giả danh tiếng khác, ca tụng ông là một trong những nhà văn học vĩ đại nhất của Âu châu. Hầu hết các văn nhân danh sĩ đương thời đều xưng tán ông là một nhà văn hào có thể ngạo nghễ sừng sững đứng ngang hàng với các tên tuổi vĩ đại của thế kỷ 19-20 như Tolstoy, Dostoevsky, Nietzsche,…, những bậc mà ông từng thân thiện. Ấy vậy mà ông không thể sống nương nhờ vào tài viết lách (cũng giống như tình trạng ở Việt nam chúng ta). Ngay cả quyển Columbia Dictionary of Modern European Literature (Tự Điển Văn Học Âu Châu Hiện Đại của Đại học Columbia) cũng không buồn nhắc đến tên ông trong đó.

Albert Camus gặp Kazantzakis vào năm 1947 khi Camus đến Paris để tìm nơi trình diễn vở kịch Melissa của Nikos. Cả hai trở thành bạn thân suốt đời. Camus bấy giờ còn rất trẻ nhưng đã nổi tiếng qua các tác phẩm đã trở thành bất hủ như L’Étranger (Kẻ xa lạ), La Peste (Dịch hạch), Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe), vv. Qua The Myth of Sisyphus, Camus đi tìm ý nghĩa của cuộc đời khi đã chối bỏ sự hiện hữu của Chuá và những giá trị vĩnh hằng. Hình ảnh Sisyphus bị trừng phạt muôn đời phải lăn tảng đá lên tận đỉnh núi dốc thì nó rơi tụt xuống để rồi lại phải hì hục lăn lên nữa là điều mà Camus xác quyết rằng nhân vật anh hùng của chúng ta đã vượt quá sự tê liệt của hư vô; anh ta ý thức được điều vô bổ đưa đến sự phi lý của hành động của mình, thế mà vẫn không tuyệt vọng, vẫn hì hà hì hục lăn đá lên. Đối với  Sisyphus, giá trị trong cuộc đời không phải được tìm thấy trong ý nghĩa tự nó, mà là trong thái độ của ta đối với nó. Thái độ đó là nổi loạn, là chối từ không để bị tê liệt bởi ý thức về điều phi lý của sự hiện hữu của chúng ta. Camus tuyên bố rằng: “Thiết lập điều phi lý trong cuộc đời không phải là mục đích tối hậu, mà chính là sự bắt đầu cho hành trình đi tìm lý do để thiết lập điều phi lý đó. Cho nên niềm bí ẩn về sự vất vả triền miên của Sisyphus chính là ở nơi muôn đời phải lăn đá lên dốc núi như thế. Phải hiểu rằng Sisyphus rất là sung sướng được làm vậy.”

Cũng thế, Kazantzakis đồng ý với hành sự của Sisyphus như là một cách thế siêu việt hư vô và tuyệt vọng. Trong một thư gửi cho người bạn Borje Knos, ông viết: “Thế nào là con đường chân lý? Con đường của Chúa! Vậy thế nào là con đường của Chúa? Là con đường dốc ngược lên, giống như [dốc núi của] Sisyphus.”

Trong một thư gửi bà Helen Kazantzakis viết ngày 15 tháng 3 năm 1959, Camus bày tỏ niềm mến mộ của mình đối với Nikos: “Tôi lúc nào cũng nuôi dưỡng lòng ngưỡng mộ và, xin bà cho phép, niềm quí mến đối với công trình sáng tác của chồng bà. Tôi đã có dịp bày tỏ sự hãnh diện này trước công chúng tại Athens, vào thời điểm mà [Giáo hội Chánh thống] Hi lạp đã chánh thức lãnh đạm đối với người con tuyệt kỷ nhất của đất nước họ. Toàn thể sinh viên của hội trường đã hoan nghênh nhiệt liệt khi nghe tôi nhắc đến công trình văn hóa mà chồng bà đã đóng góp cho đất nước Hi lạp; đó chính là sự biểu trưng lòng kính ngưỡng tuyệt hảo nhất, không có gì quí báu hơn, của toàn thể chúng tôi đối với ông. Tôi cũng không hề quên rằng, vào cái ngày tôi ngần ngại phải chấp nhận giải thưởng cao quí[8] mà lý ra Kazantzakis xứng đáng được trao lãnh gấp trăm ngàn lần hơn tôi, thì tôi tiếp được từ nơi ông một bức điện tín rộng lượng nhất trong đời mình. Sau này, tôi vô cùng bàng hoàng khi khám phá ra rằng, nội dung [điện tín] chúc mừng tôi được ghi viết chỉ một vài ngày trước khi ông qua đời. Với sự ra đi của ông, một trong những thiên tài văn chương của thế kỷ chúng ta đã không còn nữa. Tôi là một trong những người đã vô cùng xúc cảm và sẽ luôn cảm nhận cái khoảng trống không mà ông đã để lại cho chúng ta.”

Bức điện tín mà Camus nhắc đến ở đây được gửi từ một bệnh viện tại Freiburg, Đức quốc, nơi mà Kazantzakis dưỡng bệnh vào những ngày cuối đời. Albert Schweitzer là người đã đến viếng thăm trước lúc ông mất vào ngày 26 tháng 10, năm 1957.

Bia minh của ông ghi rằng “Tôi không mong cầu gì. Tôi không lo sợ gì. Tôi đã giải thoát; I hope for nothing. I fear nothing. I am free; Δεν ελπίζω τίποτε. Δεν φοβάμαι τίποτε. Είμαι λεύτερος).

blankMộ của Nikos Kazantzakis tại Heraklion

blankBia minh trên mộ của Nikos Kazantzakis.

Tôi không mong cầu chi nữa cả.
Tôi không còn lo sợ gì nữa.
Tôi đã giải thoát.
Δεν ελπίζω τίποτε.
Δεν φοβʊμαι τίποτε.
Είμαι λεύτερος.
(Bia minh trên mộ Nikos Kazantzakis tại Heraklion).



Niên đại các tác phẩm chánh
:

1906 - Serpent and Lily (Hi lạp ngữ: Όφις και Κρίνο), tác phẩm đầu tiên, dùng bút hiệu Karma Nirvami; translated by Theodora Vasils. Berkeley, University of California Press, 1980.

1909 - Friedrich Nietzsche on the Philosophy of Right and the State; translated by O. Makridis. New York, State University of NY Press, 2007. Luận án tiến sĩ của Nikos Kazantzakis về Triết học chánh trị và luật pháp của Friedrich Nietzsche.

1921-23 - The Suffering God: Selected Letters to Galatea and to Papastephanou; translated by Philip Ramp and Katerina Anghelaki Rooke. New Rochelle (NY), Caratzas Brothers, 1979. 

1923-27 - Spiritual Exercises (Hi lạp ngữ: ΑσκητικήAskitiki); dịch sang Anh ngữ tựa đề The Saviors of God (Salvatores Dei), xuất bản năn 1960. Athens, Sympan, 1951. Dịch bản Việt ngữ là Chánh đề trong quyển sách này.

1924 - Symposium; translated by Theodora & Themi Vasils. New York: Thomas Y. Crowell Company, 1974; New York, Minerva Press, 1974.

1925-1938 - The Odysseya Modern Sequel; a full verse-translation by Kimon Friar; [an ambitious work divided into twenty-four "Rhapsodies" comprising a total of 33, 333 lines of iambic decapentasyllabic verses (33.333 câu, mỗi câu 17 chữ)]. New York, Simon & Schuster, 1958; London, Secker and Warburg, 1958.

1929 - Toda Raba; translated from French (in which it was originally written) by Amy Mims. New York, Simon & Schuster, 1964.

1936 - The Rock Garden; translated (originally written in French: Le Jardin des Rochers) by Richard Howard. New York, Simon and Schuster, 1963. Việt dịch: Vườn đá tảng (Le Jardin des Rochers); Bửu Ý dịch. nxb. An Tiêm, 1967.

1940 - Alexander the Great, a Novel; translated by Theodora Vasils. Athens (Ohio), Ohio University Press, 1982.

1941-43 - Zorba the Greek (Hi lạp ngữ: Βίος και Πολιτεία του Αλέξη ΖορμπάVios kai politeia tou Aleksi Zorba); translated by Carl Wildman. London, John Lehmann, 1952; New York, Simon & Schuster, 1953; Oxford, Bruno Cassirer, 1959; London & Boston, Faber and Faber, 1961; New York, Ballantine Books, 1964. Việt dịch: Alexis Zorba con người hoan lạc; Dương Tường dịch. nxb. Trẻ, 1989.

1941 - At the Palaces of Knossos, a Novel, translated & edited by Themi and Theodora Vasils. London, Owen, 1988. (Adapted from the draft typewritten manuscript).

1948 - The Greek Passion (Ο Χριστός Ξανασταυρώνεται, O Hristos ksanastavronetai), translated by Jonathan Griffin. New York, Simon & Schuster, 1954; New York, Ballantine Books, 1965; published in the United Kingdom as Christ Recrucified. Oxford, Bruno Cassirer, 1954; London, Faber and Faber, 1954.

1949 - Freedom or Death (Καπετάν Μιχάλης, O Kapetan Mihalis, Captain Michalis), translated by Jonathan Griffin. New York, Simon & Schuster, 1954; New York, Ballantine, 1965; published in the United Kingdom as Freedom and Death. Oxford, Bruno Cassirer, 1956; London, Faber & Faber, 1956. Việt dịch: 1. Tự do hay là chết; Từ Vũ dịch, nxb Văn Học, 1985. 2. Thủ lĩnh Misen; Hoàng Nguyên Kỳ dịch. nxb Văn học, 1997. 2 tập.

1949 - The Fratricides, translated by Athena Gianakas Dallas. New York, Simon & Schuster, 1964.

1949 - Father Yanaros, from the novel The Fratricides, translated by Theodore Sampson, in Modern Greek Short Stories, Vol. 1, edited by Kyr. Delopoulos. Athens, Kathimerini Publications, 1980.

1950 - The Last Temptation of Christ (Ο Τελευταίος Πειρασμός, O teleftaios peirasmos), translated by Peter A. Bien. New York, Simon & Schuster, 1960; New York, Bantam Books, 1961; Oxford, Bruno Cassirer, 1961; London, Faber & Faber, 1975. Việt dịch: Cám dỗ cuối cùng của Chúa; Bích Phượng dịch. nxb Tổng hợp Đồng Nai, 1988.

1953 - Saint Francis (Ο Φτωχούλης του ΘεούO Ftohoulis tou Theou); translated by Peter A. Bien. New York, Simon & Schuster, 1962; published in the United Kingdom as God's Pauper: Saint Francis of Assisi. Oxford, Bruno Cassirer, 1962, 1975; London, Faber & Faber, 1975. Việt dịch: Xin chọn người yêu là Thượng đế (Saint Francis); Nguyễn Yến Anh dịch. nxb. Kinh Thi, 1974.

1955 - Report to Greco (Αναφορά στον Γκρέκο, published posthumously); translated by Peter A. Bien. New York: Simon & Schuster, 1965; Oxford, Bruno Cassirer, 1965; London, Faber & Faber, 1965; New York, Bantan Books, 1971.

? - "He Wants to Be Free - Kill Him!" a Story; translated by Athena G. Dallas, "Greek Heritage" 1, No. 1 (Winter 1963), pp. 78-82.

? - Christ (poetry); translated by Kimon Friar, "Journal of Hellenic Diaspora" 10, No. 4 (Winter 1983), pp. 47-51

 

Dịch thuật:

1954 - Divine Commedy (Dante).

 

Kịch bản:

1909 - Comedyhài kịch một màn.

1909 - Sodom and Gomorrah, a Play, translated by Kimon Friar, in "The Literary Review" 19/ 2 (Winter 1976), pp. 122-262.

1910 -  bi kịch The Master Builder (Ο Πρωτομάστορας).

 

1937 - 1948. Một loạt các kịch bản luận đề về lịch sử cổ và hiện đạiBuddha, Prometheus, Capodistrias, Kouros (or Theseus), Nicephorus Phocas, Constantine Palaeologos, Christopher Columbus, Sodom and Gomorrah, Melissa.

1937, 1949 - Three PlaysMelissaKourosChristopher Columbus; translated by Athena Gianakas Dallas. New York, Simon & Schuster, 1969.

1941- 43 - Buddha; translated by Kimon Friar and Athena Gianakas Dallas-Damis. San Diego (CA), Avant Books, 1983.

1944 - Christopher Columbus; translated by Athena Gianakas Dallas. Kentfield (CA), Allen Press, 1972. 

1948 - Two plays: Sodom and Gomorrah and Comedy: a Tragedy in One Act; translated by Kimon Friar. Minneapolis, N. Central Publ. Co., 1982.

1948 - Julian the Apostate. First staged in Paris.

Du lịch:

1925-41 - Travelling (Ταξιδεύοντας). Several volumes of the author's reflections on travels in Spain, Italy, Sinai, Japan, England, Russia, Jerusalem and Cyprus. These books on Greece, Italy, Egypt, Sinai, Cyprus, Spain, Russia, Japan, China, and England were masterpieces of Greek travel literature.

1927 - Spain, translated by Amy Mims, New York, Simon and Schuster, 1963.

1935 - JapanChina, translated by George C. Pappageotes, New York: Simon and Schuster, 1963; published in the United Kingdom as Travels in China & Japan. Oxford: Bruno Cassirer, 1964; London: Faber and Faber, 1964.

1940 - England, translated by Amy Mims. New York: Simon and Schuster, 1965; Oxford, Bruno Cassirer, 1965.

1937 - Journey to Morea, translated by F. A. Reed. New York: Simon and Schuster, 1965; published in the United Kingdom as Travels in Greece, Journey to Morea. Oxford, Bruno Cassirer, 1966.

1927 - Journeying: Travels in Italy, Egypt, Sinai, Jerusalem and Cyprus, translated by Themi and Theodora Vasils. Boston and Toronto: Little, Brown and Company, 1975; San Francisco: Creative Arts Books Co., 1984.

1925 - Russia, translated by A. Maskaleris and M. Antonakis, Creative Arts Books Co, 1989.

Về Nikos Kazantzakis :

Aldridge, A. Owen. "The Modern Spirit: Kazantzakis and Some of His Contemporaries". in JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 303-313

Anapliotes, Giannes. The Real Zorbas and Nikos Kazantzakis; translated by Lewis A. Richards. Chicago: Argonaut, 1976; Amsterdam: Adolf M. Hakkert, 1978.

Andriopoulos, Dimitri Z. "A Note on Kazantzakis' Platonic References". in Κρητικά Χρονικά 23 (1971), pp. 231-238.

Anghelaki-Rooke, K. "Kazantzakis's Buddha: Phantasmagoria and Struggle". in JHD 10, no. 4 (Winter 1983), pp. 69-72.

Anton, J.P. "Kazantzakis and the Tradition of the Tragic". in JHD 10, no. 4 (Winter 1983), pp. 53-67

Antonakes, Michael A. "Christ as Hero and Kazantzakis". in English Review of Salem State College 1, no. 1 (1973), pp. 55-65.

Antonakes, Michael A. "Christ, Freedom and Kazantzakis". in Dissertation Abstracts International 27 (1966). p. 1331A.

Bessa, Maria. "Nikos Kazantzakis and The Saviors of God". in Michigan Academician 5, No. 4 (Spring 1973), pp. 441-447.

Beukas, Antony S. "Structure and Meaning in the Plays of Kazantzakis". Dissertation Abstracts International 35 (1975), p. 7436A.

Bien, Peter. "Buddha, Kazantzakis' Most Ambitious and Most Neglected Play". in Comparative Drama 11, no. 3 (Fall 1977), pp. 252-272.

Bien, Peter. Kazantzakis: Politics of the Spirit. Princeton, N.J., Princeton University Press, 1989.

Bien, Peter. Nikos Kazantzakis and the Linguistic Revolution in Greek Literature. Princeton, N.J., Princeton University Press, 1972.

Bien, Peter. Tempted by Happiness: Kazantzakis’ post-Christian Christ Wallingford, Pa., Pendle Hill Publications, 1984.

Bien, Peter. "Kazantzakis' Nietzschianism". in JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 245-266.

Bien, Peter. "Zorba the Greek, Nietzsche, and the Perennial Greek Predicament". in The Antioch Review 25, no. 1 (Spring 1965), pp. 147-163.

Bien, Peter. "Fratricides: Interesting Document, Defective Work of Art". JMGS 2, No. 1 (May 1984), pp. 1-21.

Bien, Peter. "O Kapetαn Mihαlis, an Epic (Romance?) Manquι". JMGS 5, No. 2 (Oct. 1987), pp. 153-173.

Bien, Peter. "Kazantzakis". in his Three Generations of Greek WritersIntroductions to Cavafy, Kazantzakis, Ritsos. Athens: Efstathiadis Group, 1983, pp. 55-94.

Bien, Peter. "Kazantzakis, the Masterbuilder with an Additional Note on Capodhistrias". The Literary Review 18, No. 4 (Summer 1975), pp. 398-411.

Bien, Peter. "The Mellowed Nationalism of Kazantzakis' Zorba the Greek". Review of National Literatures 5, No. 2 (Fall 1974), pp. 113-136.

Bien, Peter. A Tiny Anthology of Kazantzakis. Remarks on the Drama, 1910-1957, compiled by Peter Bien, "The Literary Review" 18, No. 4 (Summer 1975), pp. 455-459

Bloch, Adele. "The Dual Masks of Nikos Kazantzakis". JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 189-198.

Bloch, Adele. "Kazantsakis and the Image of Christ". Literature and Psychology 15, No. 1 (Winter 1965), pp. 2-11.

Calian, Carnegie Samuel. “Kazantzakis: Prophet of Non-Hope”. Theology Today 28 (1971): 37-49.

Chilson, Richard W. "The Christ of Nikos Kazantzakis". Thought 47, No. 184 (Spring 1972), pp. 69-89.

Colaclides, Peter. "Homer and Kazantzakis: Masters of Wordcraft". JHD 10, No. 4 (Winter 1983), pp. 85-89.

Constantinides, Elizabeth. "Kazantzakis and the Cretan Hero". JMH 2 (Oct. 1985), pp. 31-41.

Decavalles, Andonis C. "Kazantzakis and PrevelakisTwo Cretan Voices". JMH 2 (Oct. 1985), pp. 43-63.

Dombrowski, Daniel A.  "Nikos KazantzakisBergson and God" in Literature and Process Thought (ed. by Darron Middleton). Burlington, VT: Ashgate, 2002: 173-89. 

Dombrowski, Daniel A. "Kazantzakis and the New Middle Ages" in Religion and Lierature 26, no. 3 (Autumn 1994): 19-32.

Dombrowski, Daniel A. Kazantzakis and God. Albany, State University of New York Press, 1997.

Doulis, Tom. "Kazantzakis and the Meaning of Suffering". in Northwest Review 6, no. 1 (Winter 1963), pp. 33-57.

Elsman, Kenneth R. and John V. Knapp. "Life-Span Development in Kazantzakis's Zorba the Greek". International Fiction Review 11, No. 1 (Winter 1984), pp. 37-44.

Falconio, Donald. "Critics of Kazantzakis: Selected Checklist of Writings in English". JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 314-326.

Fitting, John Jeffrey. The Taoist Individuation of Nikos Kazantzakis (Ph.D. dissertation, CIIS, 1976).

Flay, Joseph C. "The Erotic Stoicism of Nikos Kazantzakis". JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 293-302.

Friar, Kimon. The Spiritual Odyssey of Nikos Kazantzakisa Talk; edited with an introduction by Theofanis G. Stavrou, with a Supplement: "A Few Letters from Nikos Kazantzakis to Kimon Friar" (pp. 33-38) and "Critical Comment on The Odyssey: A Modern Sequel"(pp. 39-51). Minneapolis, Minn.: North Central Publishing Co., 1979. 51p.

Friar, Kimon. "A Unique Collaboration: Translating The Odyssey: a Modern Sequel". JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 215-244.

Friar, Kimon et al. "Nikos Kazantzakis". in Twentieth Century Literary Criticism 2: Excerpts from Criticism of the Works of Novelists, Poets, Playwrights, Short Story Writers, and Other Creative Writers, 1900-1960. Detroit, Mich.: Gale Research Co., 1979, pp. 311-324.

Green, Roger. "A Frank Says 'Thank You' to Nikos Kazantzakis". JHD 10, No. 4 (Winter 1983), pp. 31-39.

Green, Roger. "Kazantzakis in Iraklion: a Worthy Pioneer". The Cornhill Magazine, No. 1053 (Autumn 1967), pp. 189-216.

Gregory, Dorothy M. "Kazantzakis and Sikelianos: Complementary Spirits". JMH 2 (Oct. 1985), pp. 65-73.

Hadgopoulos, Saralyn Poole. "Odysseus' Choice: a Comparison and Contrast of Works by Albert Camus and Nikos Kazantzakis". Dissertation Abstracts International 27 (July-Oct. 1966), p. 204A.

Hartocollis, Peter. "Mysticism and Violence: the Case of Nikos Kazantzakis". in The International Journal of Psycho-Analysis 55, part 2 (1974), pp. 205-210.  

Hoffman, Frederick J. "The Friends of GodDostoevsky and Kazantzakis". in his The Imagination's New Beginning: Theology and Modern Literature. University of Notre Dame Ward-Phillips Lectures in English Language and Literature, 1. Notre Dame & London: University of Notre Dame Press, 1967. pp. 49-72.

Ioannou, Yorghos. "Life and Deeds of Alexis Zorbas: a Novel of Lived Experience"; tr. by Elli Marmara and George Thaniel. The Amaranth 3 (1982), pp. 5-11.

Karnezis, George T. "Zorba the Greek: the Artist and Experience". in A Modern Miscellany (Carnegie Series in English, No. 11. Pittsburgh, [Pa.]: Carnegie-Mellon University, 1970), pp. 43-52.

Kazantzakis, Eleni N. [Helen]. Nikos Kazantzakis: a Biography based on his Letters; translated by Amy Mims. New York, Simon & Schuster, 1968; Berkeley, Creative Arts Book Co. for Donald S. Ellis, 1983.

Kazantzakis, Eleni N. [Helen]. "Kazantzakis and Freedom". Journal of the Hellenic American Society 1, no. 3 (1974), pp. 1-12.

Kazantzaki, Eleni N. [Helen]. "Nikos Kazantzakis and the Freedom". Folia Neohellenica 5 (1983), pp. 50-64.

Lea, James F. Kazantzakis: The Politics of Salvation; foreword by Helen Kazantzakis. The University of Alabama Press, 1979.

Levitt, Morton P. The Cretan Glance: the World and Art of Nikos Kazantzakis. Columbus, OH, Ohio State University Press, 1980.

Levitt, Morton P. "Kazantzakis' Odysseya Modern Rival to Homer". JHD 5, no. 2 (Summer 1978), pp. 19-45.

Levitt, Morton P. "The Modernist Kazantzakis and The Last Temptation of Christ". Mosaic 6, no. 2 (Winter 1973), pp. 103-124.

Levitt, Morton P. "Homer, Joyce, Kazantzakis: Modernism and the Epic Tradition". JHD 10, No. 4 (Winter 1983), pp. 41-45.

Levitt, Morton. "A Modern Byzantine Mosaic: The Greek Passion of Nikos Kazantzakis". Neo-Hellenika 3 (1978), pp. 7-36.

Littlewood, A. R. "The Apple in the Sexual Imagery of Kazantzakis: A Study in the Continuity of a Greek Tradition". Neo-Hellenika 3 (1978), pp. 37-55.

Manousakis, George. "The Characters in Freedom or Death: a Kazantzakean Anthropological Scale"; tr. by Marios Philippides. The Charioteer 22 and 23 (1980/1981), pp. 66-102.

Mabry, John R.  Kazantzakis: Saviors of God as Post-Modern Scripture. 1994.

McDonough, B.T. Nietzsche and Kazantzakis. Washington D.C.: University Press of America, 1978.

Merrill, Reed B. "Zorba the Greek and Nietzschean Nihilism". Mosaic 8, No. 2 (1975), pp. 99-113.

Middleton, Darren J. N.  Scandalizing Jesus?: Kazantzakis' 'Last Temptation of Christ' Fifty Years On. New York, Continuum, 2005.

Middleton, Darren J. N. and Peter Bien, ed. God’s Struggler: Religion in the Writings of Nikos Kazantzakis. Macon, Ga.: Mercer University Press, 1996.

Middleton, Darren J. N. Broken Hallelujah: Nikos Kazantzakis and Christian Theology. Lanham, Md., Rowman & Littlefield, 2006.

Middleton, Darren J. N. Novel Theology: Nikos Kazantzakis' Encounter with Whiteheadian Process Theism. Macon, Ga., Mercer University Press, 2000.

Mihailides, Kostas. "Ascent, the Interpretive Figure of Being in Nikos Kazantzakis". tr. by Edward Phinney. in The Charioteer 22/23 (1980/1981), pp. 103-115.

Moatti-Fine, J. "Odysseus-Moses, or God's Presence in History"; tr. from the French by Jocelyn M. Phelps. JHD 10, no. 4 (Winter 1983), pp. 73-78.

Notopoulos, James A. "Kazantzakis' Golden Extremes". The Virginia Quarterly Review 35 (1959), pp. 320-326.

Owen, Lewis. Creative Destruction: Nikos Kazantzakis and the Literature of Responsibility. Macon, Ga., Mercer University Press, 2003.

Parker, Sandra A. "Kazantzakis in America: A Bibliography of Translations and Comment". Bulletin of Bibliography 25 (Sept. - Dec. 1968), pp. 166-170.

Petrolle, Jean. “Nikos Kazantzakis and The Last Temptation”. in  Journal of Modern Greek Studies 11 (1993).

Poulakidas, Andreas K. "Dostoevsky, Kazantzakis' Unacknowledged Mentor". in Comparative Literature 21, no. 4 (Fall 1969), pp. 307-318.

Poulakidas, Andreas K. "Kazantzakis and Bergson: Metaphysic Aestheticians". in JML 2, no. 2 (1971-1972), pp. 267-283.

Poulakidas, Andreas K. "Kazantzakis' Spiritual Exercises and Buddhism". in Comparative Literature 27, no. 3 (Summer 1975), pp. 208-217.

Poulakidas, Andreas K. "Kazantzakis' Zorba the Greek and Nietzsche's Thus Spake Zarathustra". in Philological Quarterly 49, no. 2 (Apr. 1970), pp. 234-244.

Poulakidas, Andreas K. "Dostoevsky, Kazantzakis' Unacknowledged Mentor". Comparative Literature 21, No. 4 (Fall 1969), pp. 307-318.

Poulakidas, Andreas K. "Kazantzakis and Bergson: Metaphysic Aestheticians". JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 267-283.

Poulakidas, Andreas K. "Kazantzakis as a Symbolist Poet". Folia Neohellenica 4 (1982), pp. 160-181.

Poulakidas, Andreas K. "The Novels of Kazantzakis and their Existential Sources". Dissertation Abstracts International 28 (1967), pp. 2260A.

Presley, Del E. "Buddha and the Butterfly: Unifying Motifs in Kazantzakis' Zorba". in Notes on Contemporary Literature 2, no. 1 (Jan. 1972), pp. 2-4.

Prevelakis, Pandelis. Nikos Kazantzakis and His Odyssey: a Study of the Poet and the Poem; translated from the Greek by Philip Sherrard, with a preface by Kimon Friar. New York, Simon & Schuster, 1961.

Prevelakis, Pandelis. "Kazantzakis: Life and Works". tr. by Peter Bien. in The Charioteer 22 and 23 (1980/1981), pp. 23-65.

Prevelakis, Pandelis. "Kazantzakis-Sikelianos: Chronicle of a Friendship". tr. by Kimon Friar. in JHD 10, no. 4 (Winter 1983), pp. 5-20.

Prevelakis, Pandelis. "From Nikos Kazantzakis and his Odyssey"; tr. by Philip Sherrard. The Charioteer 1, No. 1 (Summer 1960), pp. 10-36.

Racheotes, Nicholas. “Theogony and Theocide: Nikos Kazantzakis and the Moral Struggle for Salvation”. in East European Quarterly 17 (1991).

Raizis, M. Byron. "Symbolism and Meaning in Kazantzakis' The Greek Passion". in Ball State University Forum 11, no. 3 (Summer 1970), pp. 57-66.

Raizis, M. Byron. "Kazantzakis' Odysseus, Homer, and Gerhart Hauptmann". JML 2, No. 2 (1971-1972), pp. 199-214.

Raizis, M. Byron. "Nikos Kazantzakis and Chaucer". Comparative Literature Studies 6, No. 2 (June 1969), pp. 141-147.

Raizis, M. Byron. "Symbolism and Meaning in Kazantzakis' The Greek Passion". Ball State University Forum 11, No. 3 (Summer 1970), pp. 57-66.

Richards, Lewis A. "Christianity in the Novels of Kazantzakis". in Western Humanities Review 21, no. 1 (Winter 1967), pp. 49-55.

Scouffas, George. "Kazantzakis: Odysseus and the 'Cage of Freedom'". Accent 19, No. 4 (Autumn 1959), pp. 234-246.

Stavrou, C.N. "The Limits of the Possible: Nikos Kazantzakis's Arduous Odyssey". in Southwest Review 57, no. 1 (Winter 1972), pp. 54-65.

Szabo, Kalman. "Zorbas: a New Model of Unalienated Man". Folia Neohellenica 3 (1981), pp. 130-150.

Thaniel, George. "Odysseus and Death: a Study of Kazantzakis' Odyssey". Neo-Hellenika 3 (1978), pp. 68-80.

Wessman, Robert Leo. Beyond the AbyssThe Concept of God in the Writings of Nikos Kazantzakis and Its Application to Preaching. Doctor of Ministry Thesis, School of Theology at Claremont, 1978. University Microfilms, Ann Arbor, No. 7815349

Will, Frederic. "Kazantzakis' Making of God: a Study in Literature and Philosophy". in The Iowa Review 3, no. 4 (Fall 1972), pp. 109-124.

Will, Frederic. "Kazantzakis' Odyssey". in Hereditas: Seven Essays on the Modern Experience of the Classical; Frederic Will, ed. Austin: University of Texas Press, 1964. pp. 55-73

 

Wilson, Colin and Howard F. Dossor. Nikos Kazantzakis. in Mediterranean Review 1, No. 1 (Fall 1970), pp. 33-47. reprint: Nottingham, Paupers, 1999.

Ziolkowski, Theodore. Fictional Transfigurations of the Jesus [in The Greek Passion and The Last Temptation]. Princeton University Press, 1972.

Chữ viết tắt:

BMGS         Byzantine and Modern Greek Studies

JHD            Journal of the Hellenic Diaspora

JMGS          Journal of Modern Greek Studies

JMH            Journal of Modern Hellenism

JML            Journal of Modern Literature

TLS             [London] Times Literary Supplement

 

Sơ lược các tác phẩm chánh:

Zorba the Greek, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được viết tại đảo Aegina, vào những năm 1941-1943; nổi tiếng nhờ được phổ thành phim và dựng thành kịch ở Broadway. Chuyện kể thân tình giữa ông chủ là một nhà văn sĩhọc giảhình ảnh của chính Kazantzakis, và người phụ tá quê dốt, Zorba, chỉ ham thích uống rượu, làm việc hăng say, yêu và sống như là một động lực của tự nhiên. Nhân vật Zorba được xem như là nhân cách hóa tư tưởng của Henri Bergson về đà sinh động (élan vital). Hắn chẳng cần biết đến sách vở, chữ nghĩa gì cả; giá trị cuộc đời đối với hắn là kinh nghiệm sống và sống với kinh nghiệm đó mà thôi. Hai hình ảnh – ông chủ trí thức và người phụ tá ngu dốt – tương phản nhau, nhưng rồi trở nên bạn thân, nhờ nơi nhận thức về ý nghĩa đời người. Trước khi rời Crete, nhà văn con mọt sách bảo Zorba dạy cho anh ta nhảy, điệu nhạc bất hủ trong phim Zorba do Mikis : “hạnh phúc quả thật giản dị và thanh đạm làm sao: một ly rượu, một hạt dẽ ran, một lò than bễ, một tiếng sóng vỗ, hạnh phúc làm sao!” (trích Zorba the Greek).

The Last Temptation of Christ viết về cuộc chiến không ngừng giữa tánh linh thuộc tâm linh và ham muốn của da thịt, qua hành trạng của Giê-su Ki-tô (Jesus Christ). Quyển này bị Toà Thánh Vatican bỏ vào Thư viện Sách Cấm vào năm 1954 và năm sau, 1955, Kazantzakis lại bị Giáo hội Chánh thống Hi lạp (Greek Orthodox Church) trục xuất, rút phép thông công (excommunicated). Hội viên của Giáo hội Chánh thống tại Mỹ kết tội The Last Temptation of Christ là vô cùng thô tục và vô thầnmặc dầu thú nhận rằng họ chưa hề đọc qua tác phẩm này, mà chỉ dựa theo những bài phê bình trên báo chí. ‘Chưa hề đọc qua’ chỉ vì họ ‘không dám’, không dám dấn thân tự mình tìm hiểu tư tưởng của nhà văn này. Trong tác phẩm, Kazantzakis trình bày Giê-su như là một người hùng hiện sinh, một người nổi loạn chống lại sứ mạng thần thánh của mình, cho đến khi ngài được Judas đánh thức, một Judas mà ngài gọi là “người anh em”. Judas cũng nổi loạn như thế tại Jerusalem, nhưng cuộc chiến hào hùng chống Chúa của ông bị kết cuộc trong thảm bại. Bộ phim do Martin Scorsese đạo diễn năm 1988 rất nổi tiếng, mới giúp cho tiểu thuyết này được biết đến và bán chạy như tôm tươi (best-seller).

Freedom or Death dựng theo cuộc khởi nghĩa tại đảo Crete năm 1889, một trong những cuộc nổi loạn cuối cùng chống lại sự thống trị của Thổ nhĩ kỳ.

The Greek Passion là mẫu chuyện về một nhóm dân làng, sống dưới quyền thống trị của dân Thổ nhỉ kỳ, hàng năm tái dựng lại cốt chuyện này để tưởng nhớ.

Kiệt tác của Kazantzakis là thiên trường ca Odìssia (OdysseyA Modern Sequel), dài 33.333 hàng, mà ông mất đến 7 năm để hoàn tất, xuất bản năm 1938. Quyển Thi ca này cũng bị cho là quá nổi loạn, bằng ngữ từ và cách diễn tả. Cho nên, giống như tất cả các tác phẩm viết về hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời – như các tác phẩm của Hermann Hesse[9] – quyển Odyssey rốt cuộc cũng chẳng được hưởng ứng chút nào. Tuy mục đích có thể là thất bại, nhưng ngay trong cuộc hành trình của ông mới chính là vĩ đại nhất trong văn học hiện đại.

Odyssey được viết đi viết lại cả thảy 7 lần, từ 1924 cho đến lễ Giáng sinh năm 1938, mới được phát hành tại Hi lạp. Các nhà phê bình kinh ngạc, choáng váng. Phải gọi là ‘trường thi’, vì dài đến 33.333 câu thơ. Điệu thơ ‘Thất Cú, Thập Thất ngôn’[10] thật không dễ thưởng thức khi mới đọc lần đầu, cho nên Kazantzakis thất bại thê thảm với thi phẩm này, tuy rằng đã từng được xưng tụng là thi hào khi ông dịch The Divine Comedy và Faust sang Hi lạp ngữ. Nội dung mô tả Odysseus rời bỏ Ithaca lần thứ hai (giống như Ulysses của Tennyson) và dấn thân đi tìm Chúa, hay thật ra là đi tìm ý nghĩa của cuộc đời, của sự hiện hữu ngắn ngủi của con người hạn cuộc trên mặt đất này.

 



[1] một trong những danh hiệu của Giê-su; Từ Điển Công Giáo của Nguyễn Đình Diễn dịch là Con Người (= Đức Kitô), đối với một danh hiệu khác là Son of God, Con Thiên Chúa (= Đức Kitô). Đây là một vấn đề triết lý của Thần học Gia-tô, Giê-su là Con của con Người bình thường, hay Con của Thiên Chúa, tốn rất nhiều giấy mực nhưng vẫn chưa ai có thể chứng minh và giải quyết.

[2] theo Margaret Bald, Literature Suppressed on Religious Grounds. New York: File on File, Inc., 2006 , tr. 180.

[3] Tertullian, tức Quintus Septimius Florens Tertullianus, kh. 155 – kh. 240 tây lịch, lý thuyết gia Gia-tô, sáng tác rất nhiều và là người đầu tiên tập thành bộ văn học Ki-tô giáo hệ La tinh. Ông cũng là người đầu tiên tạo nên phong trào tiêu diệt tà giáo (những gì không phù hợp theo Thánh kinh), kể cả chủ nghĩa Hữu Tri (Christian Gnosticism) đương thời. Tertullian được tôn sùng là Tổ phụ của Ki-tô giáo La tinh (Latin Christianity ) và là Sơ tổ của Thần học Tây phương (Western theology). Dẫn: Gonzáles, Justo L. "The Early Church to the Dawn of the Reformation" in The Story of ChristianityNew York: HarperCollins Publishers, 2010. pp. 91–93; Audi, Robert. The Cambridge Dictionary of PhilosophyCambridge University Press, 1999. p. 908.

[4] Hi lạp ngữ : Προμηθεύς, có nghĩa ‘tiền tư, trong thần thoại Hi lạp, được xem là Ông Tổ của nhân loại, đã đánh cắp lửa của Zeus để trao cho nhân loại.

[5] giống như Giấc mộng hoàn lương của huyền thoại Trung hoa.

[6] Giải Nobel Hoà Bình năm 1953.

[7] Giải Nobel Văn Chương năm 1929.

[8] Giải Nobel về Văn chương (Nobel Prize on Literature)

[9] Hermann Hesse (1877-1962), văn hào Đức; đoạt giải Nobel Văn chương năm 1946 với kiệt tác Siddharta, mô tả diễn tiến nội tâm của Thái tử Sỹ Đạt Ta trên đường tầm Đạo. Việt dịch: Câu chuyện dòng sông, [Thích nữTrí Hải chuyển ngữ.

[10] mỗi đoạn thơ gồm 7 câu, 17 chữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48579)
11/08/2013(Xem: 44125)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.