Như Chim Giữa Hư Không

28/09/20225:14 SA(Xem: 3499)
Như Chim Giữa Hư Không

NHƯ CHIM GIỮA HƯ KHÔNG
Nguyễn Thế Đăng

 

chim bay giua troi“Con người bị kết án phải tự do”, đây là một câu nói nổi tiếng của Triết gia Hiện sinh Pháp thế kỷ 20 Jean Paul Sartre.

Vì sao bị kết án phải tự do? Bởi vì tự do có nghĩa là tự do chọn lựa, và chọn lựa là mất mát, được một cái và phải mất những cái khác. Con người không bao giờ có thể được cái toàn thể, cái tất cả, mà hễ chọn một phần tử này thì phải mất các phần tử khác. Thế nên chọn lựa là khổ đau, là mất mát.

Điều đó nói lên tính giới hạn của con người. Khổ là sự tố cáo tính cách hữu hạn, bất toàn của con người. Kinh sách Phật giáo thường nói đến Tám cái Khổ mà con người thế nào cũng gặp một vài cái: khổ do sanh, khổ do già lão, khổ do bệnh, khổ do chết, khổ vì thương yêu mà phải biệt ly, khổ vì oán ghét mà phải sống chung, khổ vì mong cầu mà không được, khổ do năm uẩn tạo thành thân tâm bất hòa, xung đột.

Khổ có thiên hình vạn trạng, nhưng chung quy cũng đều vì thân tâm này là giới hạn, hữu hạn. Như một điều bây giờ chúng ta hay nói, “tư duy trong cái hộp”. Hơn nữa, tư duy và sống trong một cái hộp.

Thế thì có một đời sống nào thoát khỏi sự tù túng, giới hạn của cái hộp mà chúng ta đang ở, và sẽ ở trong đó trọn đời. Sau đây chúng ta trích vài đoạn các bậc giải thoát giác ngộ đã nói trong kinh Pháp Cú để có niềm tin mà hướng về và chuyên cần để hiện thực hóa đời sống ấy, dù ít dù nhiều.

 

Đời sống đó là “Phật giới rộng mênh mông không dấu tích”:

179. Vị chiến thắng không bại

Vị bước đi trên đời

Không dấu tích chiến thắng

Phật giới rộng mênh mông

Ai dùng chân theo dõi

Bậc không để dấu tích?

180. Ai giải tỏa lưới tham

Ái phược hết dắt dẫn 

Phật giới rộng mênh mông

Ai dùng chân theo dõi

Bậc không để dấu tích

Phẩm Phật đà, HT Thích Minh Châu dịch

“Phật giới rộng mênh mông không dấu tích” này kinh điển hệ Pali gọi là Niết bàn, Bất diệt (Amara), Vô sanh (Ajata), Vĩnh cửu (dhuva), Tịnh (subha), An lạc (sukha)… Kinh điển hệ Sanskrit gọi là tánh Không (sunyata), pháp tánh (dharmata), pháp thân (dharmakaya), vô sanh (anutpada)...

 

92. Tài sản không chất chứa

Ăn uống biết liễu tri

Tự tại trong hành xứ

Không, vô tướng, giải thoát

Như chim giữa hư không

Hướng chúng đi khó tìm.

93. Ai lậu hoặc đoạn sạch

Ăn uống không tham đắm

Tự tại trong hành xứ

Không, vô tướng, giải thoát

Như chim giữa hư không

Dấu chân thật khó tìm.

Không, vô tướng, giải thoát là ba giải thoát môn chung cho cả hệ Pali và hệ Sanskrit. Đó cũng là Phật giới rộng mênh mông không dấu tích.

Như vậy người ta có thể thoát khổ, thoát mọi trói buộc của khổ bằng cách đạt đến một đời sống trong Không, vô tướng, giải thoát: “Như chim giữa hư không, dấu chân thật khó tìm”.

 

Trong văn hóa Ấn Độ xưa, danh từ “Bà la môn” để chỉ một người dòng dõi cao quý, đời sống trong sạch. Đức Phật đã dùng danh từ Bà la môn để chỉ người giải thoát:

385. Không bờ này, bờ kia

Cả hai bờ không có

Lìa khổ, không trói buộc

Ta gọi Bà la môn.

Bờ này là khổ đau, bờ kia là hạnh phúc. Người giải thoát vượt khỏi cả hai bờ khổ đau và hạnh phúc, bởi vì cả hai đều tương đối, dễ dàng đổi chỗ cho nhau. Trong khi đó Niết bàn được định nghĩa là “Niết bàn là An lạc tối thượng” (Nibbanam paramam sukham).

 

“Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không”, “Không bờ này bờ kia, cả hai bờ không có” là sự tự dođạo Phật giới thiệu và giúp chúng ta hiện thực hóa nó. Sự tự do ấy người ta có thể thực hiện ngay trong cuộc đời thế gian này, “Vị bước đi trên đời”, “Ta gọi Bà la môn”, chứ không phải tìm kiếmmột thế giới xa xôi nào khác.

Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả (“Phật giới rộng mênh mông, ai dùng chân theo dõi, bậc không để dấu tích”), tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, và chọn lựa là mất mát. Tự do được giới thiệu ở đây là một cái toàn thể tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó là tự do chọn lựa tự do

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48548)
11/08/2013(Xem: 44060)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.