Tự Tánh Khởi Dụng

23/02/20234:11 SA(Xem: 4775)
Tự Tánh Khởi Dụng

TỰ TÁNH KHỞI DỤNG
(Lục Tổ Huệ Năng)
Nguyễn Thế Đăng

 

luc to hue nangCon người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém. Con người chính là ý nghĩ của nó, vì trước khi hành động phải có ý nghĩ.

Ý nghĩ, chữ Hán, là Niệm. Tất cả các tông phái Phật giáo đều có những phương pháp để đối trị với những ý nghĩ, những niệm xấu kéo con người xuống, và nuôi dưỡng những ý nghĩ tốt để làm con người tiến bộ. Nhưng những đối trị, “nhổ gốc”, chuyển hóa các ý nghĩ, muốn thật sự hiệu nghiệm, phải làm việc ở tận nguồn gốc, nền tảng của các ý nghĩ, các niệm, tức là làm việc ở tâm, ở bản tâm. Các tông phái cao cấp thì làm việc trực tiếp ở bản tâm, như Thiền, Đại Toàn Thiện (Dzogchen), Đại Ấn (Mahamudra)...

 

Để chỉ bản tâm, bản tánh của tâm, Lục Tổ Huệ Năng dùng nhiều nhất là chữ “Tự tánh” - Tự tánhtánh Không, và tánh Không này là bản tánh của con người và của tất cả các sự vật, tất cả các pháp.

Sao gọi là Ma ha? Ma ha là lớn, tâm lượng rộng lớn như hư không, không có biên bờ, cũng không vuông tròn lớn nhỏ, chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, cũng không giận, vui, phải trái, lành dữ, không đầu không cuối. Các cõi Phật đồng như hư không. Diệu tánh của người đời vốn Không, không có pháp nào có thể đắc. Tự tánh Chân Không cũng lại như vậy”.

(Phẩm Trí Huệ)

Tự tánh chân không này cũng gọi là “Phật tánh”, “tự tánh Bát nhã (Trí huệ)”, “Trí Bát nhã giác ngộ”. “Tự tánh Bát nhã” nghĩa là tự tánh chính là Trí huệ.

Các thiện tri thức! Trí Bát nhã giác ngộ, người đời đều vốn tự có, chỉ duyên theo tâm mê nên chẳng thể tự ngộ. Phải nhờ đại thiện tri thức chỉ dẫn cho thì được thấy tánh. Hãy biết, người ngu kẻ trí Phật tánh vốn không sai khác, chỉ do mê ngộ chẳng đồng mà có ngu có trí”.

(Phẩm Trí Huệ)

Tự tánh hay bản tánh của tâm là tâm Phật, là Pháp thân.

Hãy đến đây, các thiện tri thức! Sự này phải từ trong tự tánh khởi ra. Trong tất cả thời gian, niệm niệm tự tịnh tâm mình, tự tu tự hành, thấy Pháp thân chính mình, thấy tâm Phật của mình, tự độ tự giới, mới chẳng uổng công đến đây”.

(Phẩm Sám Hối)

Tự tánh đầy đủ cả ba thân, Pháp thân, Báo thân, và Hóa thân.

Thiện tri thức! Sắc thân là nhà trọ, không thể nói quy hướng vào đó được. Phật ba thân ở trong tự tánh mình, người đời đều có. Chỉ vì tự tâm mê chẳng thấy tánh ở trong, mà lại tìm ba thân Như Lai ở ngoài, thành ra chẳng thấy trong thân mình có Phật ba thân. Các ông nghe giảng, khiến các ông trong thân mình thấy tự tánh mình có Phật ba thân. Phật ba thân ấy từ tự tánh mình sanh, chẳng do ở ngoài mà được”.

(Phẩm Sám Hối)

Tự tánh chính là Chân Như:

Niệm là niệm bản tánh Chân Như, Chân Như là thể của niệm, niệm là dụng của Chân Như.

Tự tánh Chân Như khởi niệm, chẳng phải mắt tai mũi lưỡi có thể niệm được. Chân Như có tánh do đó mới có niệm khởi. Nếu Chân Như không có thì mắt tai sắc thanh liền tiêu hoại ngay

(Phẩm Định Huệ).

tự tánhtánh Không, là Phật tánh, là tâm Phật, là Pháp thân, là Chân Như nên tự tánh vốn thanh tịnh:

Sao gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh. Muôn pháp đều tự tánh sanh”.

(Phẩm Sám Hối)

Kinh Bồ tát giới nói: tự tánh mình bổn nguyên thanh tịnh. Thiện tri thức! Trong niệm niệm, tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu tự hành, tự thành Phật đạo”.

(Phẩm Ngồi Thiền).

 

Tự tánh Chân Như này “người đời đều vốn tự có, người đời tánh vốn thanh tịnh”, thế thì tại sao lại có sanh tử, khổ đau? Bởi vì sử dụng sai lầm các niệm, các ý tưởng, khiến tạo ra các phiền não, trần lao, che lấp bản tánh thanh tịnh.

Pháp môn ngồi thiền này, nguyên chẳng dựa bám nơi tâm, cũng chẳng dựa bám nơi tịnh, mà cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói dựa nơi tâm thì tâm nguyên là vọng; biết tâm như huyễn nên không có chỗ dựa bám. Nếu nói dựa vào tịnh thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm che lấp bản tánh Chân Như. Chỉ khôngvọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Nếu khởi tâm dựa bám vào tịnh thì lại sanh ra cái vọng về sự thanh tịnh. Vọng không có xứ sở, thế mà dựa bám thì đó là vọng. Tịnh khônghình tướng, thế mà lập ra tướng tịnh, gọi đó là công phu. Thấy hiểu như thế làm che chướng bản tánh mình, lại bị cái tịnh trói buộc”.

Thực hành là thấy được tự tánh và an trụ trong tự tánh, chẳng bị ngu mê, kiêu căng, ghen ghét làm nhiễm ô.

Các đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Bao nhiêu nghiệp xấu ngu mê các tội đã khởi từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tiêu diệt, vĩnh viễn chẳng khởi lại.

Các đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng bị kiêu căng dối lừa nhiễm. Bao nhiêu nghiệp xấu kiêu căng dối lừa các tội đã khởi từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tiêu diệt, vĩnh viễn chẳng khởi lại.

Các đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng bị ghen ghét nhiễm. Bao nhiêu nghiệp xấu ghen ghét các tội đã khởi từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tiêu diệt, vĩnh viễn chẳng khởi lại”.

(Phẩm Sám Hối)

Ngu mê là nghĩ tưởng phân biệt chủ thể - khách thể, ta - người, ta - thế giới, đây – kia…, từ đó sanh ra các phiền não kiêu căng, dối lừa, ghen ghét. Tất cả những cái đó làm ô nhiễm, che lấp tự tánh Chân Như. Sám hốichừa bỏ lỗi cũ, không tạo ra lỗi mới, và an trụ trong tự tánh vốn thanh tịnh, chưa từng bị nhiễm ô.

Chữ “niệm niệm” nói lên thiền định là một dòng tương tục thanh tịnh, và chính dòng tương tục thanh tịnh không bị ô nhiễm này thể nghiệm được “tự tánh mình bổn nguyên thanh tịnh”.

 

Con người vốn là và vốn ở trong tự tánh Pháp thân thanh tịnh, chỉ vì khởi sanh và sử dụng các niệm, các ý nghĩ sai lầm, xấu ác mà thành các nẻo đường xấu ác và khởi sanh sử dụng các niệm thiện thì sanh vào các nẻo đường tốt lành.

Sao gọi là thanh tịnh pháp thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh. Muôn pháp đều từ tự tánh sanh: nghĩ lường tất cả sự ác bèn sanh hạnh ác, nghĩ lường các tất cả sự thiện bèn sanh hạnh thiện. Như vậy các pháp ở trong tự tánh mình, như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, nhưng vì mây bay che lấp nên trên sáng dưới tối. Bỗng gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, muôn hình tượng đều hiện. Tâm thức người đời thường phù du, như mây trên trời kia.

Thiện tri thức! Trí như mặt trời, huệ như mặt trăng. Trí huệ thường sáng, do vì ở ngoài bám cảnh nên bị đám mây vọng niệm che khuất tự tánh mà thấy chẳng sáng tỏ.

Nếu gặp thiện tri thức, nghe được pháp chân chánh, tự trừ mê vọng thì trong ngoài sáng suốt, trong tự tánh mình muôn pháp đều hiện. Người thấy tánh cũng giống như vậy. Đây gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật”.

(Phẩm Sám Hối)

Tự tánh Pháp thân thanh tịnh, ai ai đều có và đều sống trong ấy. Nhưng do vì khởi vọng niệm phân biệt, nghĩ lường đủ thứ thiện ác mà thành ra cõi đời thiện ác như những đám mây che khuất tự tánh Pháp thân.

Tự tánh Pháp thân thanh tịnh là nền tảng mà người nào cũng có và đang sống trong đó. Nếu khởi vọng tưởng rồi theo đó thì đi vào sanh tử, còn niệm niệmthường hành trí huệ, không phân biệt chủ - khách, ta - người, tâm - cảnh rồi sanh ra đủ thứ phiền não thì đây chính là chân tánh Pháp thân, “trong tự tánh mình muôn pháp đều hiện”.

Thiện tri thức! Người mê chỉ miệng niệm, đang lúc niệm có vọng, có trái (phi: chẳng phải). Còn niệm niệmthường hành trí huệ, đó gọi là chân tánh. Ngộ được pháp này tức là pháp Bát nhã, tu được hạnh này tức là hạnh Bát nhã. Chẳng tu là phàm, một niệm tu hành thì tự thân đồng như Phật.

Thiện tri thức! Phàm phu tức là Phật, phiền não tức là Bồ đề. Niệm trước mê tức là phàm phu, niệm sau ngộ tức là Phật. Niệm trước bám cảnh tức là phiền não, niệm sau lìa cảnh tức là Bồ đề”.

(Phẩm Trí Huệ)

Con người luôn luôn là chân tánh, ở trong trong chân tánh, chỉ vì một niệm mê mờ, nghịch với sự “thường hành trí huệ” mà lọt ra ngoài, lạc lỏng trong sanh tử do mình tự tạo. Chính sự quyết định của một niệm này mà sanh tử hoặc Niết bàn tức thời hiện diện. Đây là một trong những lý doLục Tổ gọi pháp của ngài là Đốn giáo (Phẩm Hành Do, Phẩm Trí Huệ). Đốn giáo là thấy tự tánh vốn sẵn có nơi mình và y trên nền tảng tự tánh ấy mà tu, mà hành.

 

Khi tất cả các niệm, các ý tưởng, dù tốt dù xấu, đều sanh khởi từ tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như thì niệm hay ý tưởngbản chất là thế nào? Các niệm hay các ý tưởng đều sanh khởihiện hữu rồi tan biến trong tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như nên bản tánh của tất cả các niệm đều là tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như. Thế nên với người đã chứng ngộ được tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như thì các niệm là sự biểu lộ của tánh Không - tánh Như, nên các niệm vốn tự giải thoát lấy chính chúng.

Sao gọi là Ngàn Trăm Ức Hóa thân? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thì tánh vốn như hư không. Một niệm nghĩ lường, gọi là biến hóa. Nghĩ lường việc ác thì hóa làm địa ngục, nghĩ lường việc tốt thì hóa làm thiên đường, độc hại hóa làm rồng rắn, từ bi hóa làm Bồ tát, trí huệ hóa làm cõi trên, ngu si hóa làm phương dưới. Tánh mình biến hóa rất nhiều, người mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường hành đường ác. Xoay về một niệm thiện thì trí huệ liền sanh, ấy gọi là Tự tánh Hóa thân Phật”.

(Phẩm Sám Hối)

Tất cả các niệm là Hóa thân của Pháp thân tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như. Cho nên “tánh mình biến hóa rất nhiều”, với người không tỉnh giác thì thành ra ba cõi sáu đường. Với người đã thấu đạt tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như thì tất cả các niệm biến hóa đều là Chân Không, Chân Như. Lục Tổ không nói Hóa thân, mà nói “Tự tánh Hóa thân Phật”, nghĩa là mọi hóa thân, mọi biến hóa đều từ Tự tánh Phật, nên mọi biến hóa đều là của Tự tánh Phật, “thanh tịnh đến vô dư” (bài kệ trong Phẩm Trí Huệ).

Khi ấy “niệm niệm tròn sáng, tự thấy tánh bản tánh. Thiện ác tuy khác nhau, nhưng bản tánh không hai, tánh không hai gọi là thật tánh. Trong thật tánh chẳng nhiễm thiện ác, đây gọi là Viên mãn Báo thân Phật. Thẳng đến Giác ngộ vô thượng, niệm niệm tự thấy, chẳng mất bổn niệm, gọi là Báo thân” (Phẩm Sám Hối).

Khi niệm niệm tròn sáng thì “trong ngoài sáng suốt, muôn pháp đều hiện. Người thấy tánh cũng giống như vậy” (phần nói về Thanh tịnh Pháp thân Phật).

Khi niệm niệm tròn sáng, muôn pháp đều hiện, thì “tánh, tướng như như”, nghĩa là tánh, tướng là Chân Như.

Khi tâm ông như hư không mà chẳng bám vào cái thấy không, ứng dụng vô ngại, động tịnh đều vô tâm, tình phàm thánh dứt, năng sở đều hết, tánh tướng như như, thì không lúc nào chẳng định” (Phẩm Cơ Duyên).

 

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, chữ “dụng” được dùng nhiều, như câu trên “ứng dụng vô ngại”. Vậy thì dụng là gì? “Chân Như là thể của niệm, niệm là dụng của Chân Như”. Các ý nghĩ, ý tưởng đều là dụng của Chân Như, khi biết rằng chúng đều phát sanh, hiển xuất từ tự tánh Chân Như.

Lục Tổ dùng nhiều thành ngữ “chân tánh tự dụng” (Phẩm Trí Huệ), “tự tánh Chân Như khởi niệm” (Phẩm Định Huệ), “tự tánh động dụng” (Phẩm Phó Chúc), “tự tánh khởi dụng” (Phẩm Phó Chúc)…

Phải biết tất cả muôn pháp đều từ tự tánh khởi dụng, ấy là giới định huệ chân thật” (Phẩm Đốn Tiệm).

Tự tánh bao gồm vạn pháp, gọi là Hàm tàng thức. Nếu khởi suy nghĩ tức là chuyển thức, sanh ra sáu thức, ra sáu cửa, thấy sáu trần. Mười tám giới như vậy đều từ tự tánh khởi dụng…Tự tánh động dụng, ngoài thì giao tiếp nói năng, trong thì ở nơi không mà lìa không” (Phẩm Phó Chúc).

Tất cả các pháp, tất cả các niệm đều là sự khởi dụng của tự tánh, chúng chính là sự biểu lộ của tự tánh Chân Không, tự tánh Chân Như, tự tánh Trí huệ.

Khi được Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cương ngài Huệ Năng đại ngộ, rồi nói bài kệ trước mặt Tổ:

Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Nào ngờ tự tánh vốn không động lay,

Nào ngờ tự tánh sanh ra muôn pháp.

“Nào ngờ tự tánh sanh ra muôn pháp” chính là “tự tánh khởi dụng”.

Pháp môn đây từ một Bát nhã sanh ra tám vạn bốn ngàn trí huệ. Tại sao thế? Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao. Nếu khôngtrần lao thì trí huệ thường hiển hiện, chẳng lìa tự tánh”.

(Phẩm Trí Huệ)

Như thế, tất cả các pháp, các niệm từ tự tánh khởi dụng sanh ra đều là trí huệ. Không còn bóng dáng trần lao phiền não đâu cả.

Chân Không khởi dụng thành Chân Không, Chân Như khởi dụng thành Chân Như, Pháp thân khởi dụng thành Pháp thân, Trí huệ khởi dụng thành Trí huệ, và sự khởi dụng ấy là vô số, không thể tính đếm, nên Lục Tổ nói là “diệu dụng như số cát sông Hằng” (Lục Tổ nói cho Tiết Giản, Phẩm Hộ Pháp).

 

Tóm lại nhờ tự tánh khởi dụng mà sanh tử chuyển thành Niết bàn, phiền não chuyển thành Bồ đề (Giác ngộ) và vũ trụ chúng sanh chuyển thành pháp giới của chư Phật. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48426)
11/08/2013(Xem: 43813)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.