Suy Nghĩ Về Một Bản Dịch Ngắn Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương

15/05/20235:50 SA(Xem: 1850)
Suy Nghĩ Về Một Bản Dịch Ngắn Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương
SUY NGHĨ VỀ MỘT BẢN DỊCH NGẮN
TRONG KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
 Quần Anh

kinh tu thap nhi chuong1. Nguyên tác Hán văn:

世尊成道已,作是思惟:離欲寂靜,是最為勝。住大禪定,降諸魔道。於鹿野苑中,轉四諦法輪,度憍陳如等五人而證道果。

2. Trích lời dịch của một số dịch giả:

2.1. Thích Hoàn Quan dịch:

Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn khởi niệm suy nghĩ “Rời bỏ tham dục được sự tịch tịnh thật là hơn hết. Rồi Ngài an trụ đại thiền định, hàng phục các ma đạo. Sau đó, Ngài đến vườn Lộc Uyển chuyển pháp luân Tứ Đế độ năm anh em ông Kiều Trần Như đều chứng được đạo quả.

Nguồn: Phật Tổ Ngũ Kinh, tr 134,
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch:

Sau khi Thế Tôn thành đạo, ngài nghĩ thế này: Lìa dục tâm được tịch tĩnh, đó là hơn hết. Trụ tâm trong đại thiền định để hàng phục các ma quân. Ở trong vườn Lộc Uyển chuyển bánh xe Tứ đế độ năm anh em ông Kiều-trần-như đều chứng đạo quả.

Nguồn: Kinh Tứ Thập Nhị Chương giảng giải, tr 9,
Ban Văn hóa Thường Chiếu thực hiện, Nhà xuất bản Đồng Nai

2.3. Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch:

Khi đức Thế Tôn thành đạo rồi, liền suy nghĩ: “Xa lìa ham muốn, được cảnh tịch tịnh là hơn cả”. Ngài an trụ trong đại Thiền định, hàng phục các ma vương, sau đến vườn Nai (Lộc Uyển), nói pháp Tứ đế, độ năm ông Tỷ-kheo là nhóm A-nhã Kiều-trần-như, họ đều chứng đạo quả.

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a7471/04- 
kinh-bon-muoi-hai-chuong

2.4. Hòa thượng Thích Tâm Châu dịch

Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo. Trong vườn Lộc-giả, Ngài quay bánh xe pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị đồng tu như Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v..., chứng được đạo-quả.

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a766/ 
kinh-bon-muoi-hai-chuong

2.5. Hòa thượng Thích Thanh Cát dịch:

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng”. Suy nghĩ xong, đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ- đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả.

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a767/ 
kinh-bon-muoi-hai-chuong

2.6. Hòa thượng Thích Phước Tịnh dịch:

Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn khởi tư duy “Ly Dục Tịch Tĩnhpháp môn tối thắng”. Ngài trụ trong Đại thiền địnhhàng phục ma quân. Sau đó đến Lộc Dã Uyển chuyển pháp luân Tứ Đế, độ năm anh em Kiều Trần Như chứng đạo quả.

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/p17a2174/ 
phan-mo-dau-ly-duc-tich-tinh

2.7. Đại đức Thích Viên Giác dịch:

Sau khi đức Thế-Tôn thành Đạo, Ngài suy nghĩ rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh, là thù-thắng nhất!” Rồi Ngài trụ trong Đại Thiền-định mà hàng phục ma đạo. Tại vườn Lộc-dã, Ngài chuyển Pháp-luân Tứ Đế, độ nhóm năm người của Tôn giả Kiều- Trần-Như đều chứng được Đạo quả.

Nguồn: http://hocthuatphuongdong.vn/ 
index.php?topic=4442.0

2.8. Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch:

Đức Thế Tôn khi thành đạo rồi, tự nghĩ rằng: “Lìa bỏ ái dục, được lẽ tịch tĩnh, ấy là hay hơn hết”. Ngài trụ nơi đại thiền định, hàng phục các ma chướng. Ngài ở nơi vườn Lộc gần thành Ba-la-nại mà chuyển bánh xe Pháp, thuyết Tứ diệu đế, độ cho nhóm ông Kiều-trần-như năm người đều đắc đạo.

Nguồn: https://www.rongmotamhon.net/
xem-sach_nghi-thuc-khai-kinh_clttkqst_show.html

3. Suy nghĩ của người viết:

3.1. Về ngữ pháp:

Trong một đoạn bài tựa mở đầu của kinh Tứ Thập Nhị Chương trên đây có thể phân thành các câu hoàn chỉnh với thành phần chủ ngữ và vị ngữ hoàn chỉnh như sau:

- 世尊作是思惟:離欲寂靜,是最為勝。

- 世尊住大禪定,降諸魔道。

- 世尊成道已,於鹿野苑中,轉四諦法輪,度憍陳如等五人而證道果。

3.2. Về dịch thuật:

Sau khi phân thành câu hoàn chỉnh như trên theo cú pháp văn phạm Hán văn, ta có thể dịch mà không ngại mâu thuẫn trong ý kinh như sau:

“Đức Thế Tôn tác ý nghĩ rằng lìa bỏ tâm đam mê dục lạc thì sẽ đạt được tịch tịnh, đây là pháp môn trên hết. Ngài liền trụ đại thiền định để hàng phục các nội ma phiền não. Sau khi chứng đạo, Thế Tôn đi đến vườn Lộc Uyển chuyển bánh xe Tứ Đế hóa độ năm anh em ông Kiều-trần-như đều chứng đạo quả”.

3.3. Vì sao phải chuyển trạng ngữ chỉ tính chất: “Thế Tôn thành đạo dĩ” xuống câu cuối trong ngữ cảnh của câu kinh Tứ Thập Nhị Chương trên đây?

Tổ sư Ca-diếp Ma-đằng và Tổ sư Trúc Pháp Lan là người Ấn Độ. Hai ngài được vua Hán Minh Đế thỉnh đến thành Lạc Dương, Trung Hoa để truyền bá Phật pháp. Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài phối hợp soạn dịch năm 67 sau Tây lịch. Tổ sư Ca-diếp Ma-đằng và Tổ sư Trúc Pháp Lan soạn dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương sang ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, nên cách diễn đạt câu cú, văn phạm có phần hạn chế. Ngôn ngữ Hán văn của bản kinh này tính đến nay là trên 2.000 năm. Như vậy, ngôn ngữ dùng trong kinh Tứ Thập Nhị Chương thuộc về loại cổ ngữ.

Do đó, lối diễn đạt ý kinh có phần khác với lối diễn đạt của ngôn ngữ hiện đại. Khi chuyển ngữ cổ văn của một nước khác sang tiếng Việt, ta không thể bám chặt theo lối diễn đạt ý, văn phạm của người xưa. Bởi vì, dịch như thế khi đọc lại ta sẽ nhận thấy Ý KINH VĂN MÂU THUẪN NHAU.

Như đoạn kinh Tứ Thập Nhị Chương trích dẫn trên, xét về lý, đức Thế Tôn phải khám phá pháp môn tu trước khi chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Mà “thành đạo dĩ - chứng đạo rồi/ sau khi thành đạo” thì “ma quân” ở đâu để ngài phải trụ vào đại thiền định hàng phục? Và chỉ khi nào “thành đạo dĩ”, ngài mới đi đến vườn Lộc Uyển để hóa độ năm anh em ông Kiều-trần-như (tự lợi, lợi tha). Hiểu đúng ý đoạn kinh Tứ Thập Nhị Chương trên đây như vậy, khi chuyển ngữ sang tiếng Việt thì lý kinh mới thật là logic




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 109987)
10/10/2010(Xem: 106185)
10/10/2010(Xem: 108593)
10/08/2010(Xem: 111475)
08/08/2010(Xem: 117079)
21/03/2015(Xem: 21871)
27/10/2012(Xem: 65128)
09/09/2017(Xem: 10864)
02/09/2019(Xem: 7739)
09/04/2016(Xem: 13858)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.