Phần Ba : Đối Trị Ngũ Dục

07/10/201012:00 SA(Xem: 53855)
Phần Ba : Đối Trị Ngũ Dục

PHẦN BA
ĐỐI TRỊ NGŨ DỤC

Ngũ dục nhiều nơi giải thích là: tài, sắc, danh, thực, thụy. Nghĩa là ham muốn của cải, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon và ngủ nghỉ. Trong bản Tiểu Chỉ Quán này được giải thíchham muốn năm điều: sắc, thanh, hương, vị và xúc của thế gian. Những sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon và những cản giác êm dịu thường phỉnh gạt tất cả phàm phu, khiến lòng say đắm và đưa đến phạm nhiều tội lỗi, nên người tu hành quyết không gần gũi các điều đó. Thế gọi là đối trị ngũ dục. Trong luận Ma-ha-diễn có nói: "chúng sanh thường bị ngũ dục quấy phá mà vẫn tham cầu không chán, khi cầu đã được điều này, lại muốn điều khác, như lửa thêm củi ngày càng bốc cháy." Người tu hành nên quán sát ngũ dục không có gì vui, như cho? gặm xương khô, ngũ dục thêm sự tranh giành như quạ giành thịt thúi, ngũ dục đốt người như lửa, hại người như rắùn độc, ngũ dục không thật, như cảnh chiêm bao, ngũ dục không lâu, như tia sáng đá lửa. Người có trí suy xét thì thấy ngũ dục là giặc, là thù; những kẻ ngu muội lại tham đắm ngũ dục đến chết không thôi. Làm tôi tớ cho ngũ dục, về sau phải chịu khổ não khôn lường. Xét như thế, người thực hành Chỉ Quán cương quyết đối trị và xa rời ngũ dục.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14380)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.