37. Kiếp Là Gì ?

19/11/201012:00 SA(Xem: 99008)
37. Kiếp Là Gì ?
37. KIẾP LÀ GÌ ? 

Kiếp, dịch âm kiếp-ba từ chữ Phạn Kalpa. Danh từ Kalpa không phải do Phật giáo sáng tạo, mà là tên gọi chung một đơn vị thời gian của Ấn Độ cổ đại, để tính những khoảng thời gian dài, cũng như từ sát-na (ktana) cũng là một đơn vị thời gian chỉ khoảng thời gian ngắn. Nói dài thì có thể dài vô hạn, mà nói ngắn thì cực ngắn như một sát na.

Nhưng, thông thường, từ "kiếp" được dùng để chỉ khoảng thời gian dài của thế giới sa bà, nơi chúng ta ở, kinh Phật nói kiếp có 3 cấp :

Thứ nhất là kiếp nhỏ (tiểu kiếp) được tính theo thọ mệnh của loài người trên địa cầu này. Từ mức thọ mệnh dài nhất là 8.4000 tuổi, cứ quá 100 năm, giảm một tuổi, giảm tới khi thọ mệnh người chỉ còn 10 tuổi, giai đoạn này gọi chung là giảm kiếp. Rồi, từ thọ mệnh 10 tuổi, qua 100 năm, tăng thêm một tuổi, cho đến khi đạt mức thọ mệnh 84.000 tuổi, gọi chung là tăng kiếp. Quá trình thời gian một lần giảm một lần tăng như vậy gọi là một kiếp nhỏ (tiểu kiếp).

Cấp thứ hai là kiếp trung bình (trung kiếp). Hai mươi tiểu kiếp gộp lại thành một trung kiếp. Theo sách Phật, địa cầu nơi chúng ta ở, diễn biến qua bốn giai đoạn lớn : Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không). Mỗi giai đoạn lớn như vậy, dài bằng 200 tiểu kiếp. Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ có giai đoạn trụ là có người ở. Trong giai đoạn sơ Thành địa cầu có thể lỏng và thể khí, và từ thể lỏng khô cứng dần dần. Vì vậy mà người không thể ở được. Đến giai đoạn "Hoại", trái đất bị phá hoại kịch liệt, dữ dội, người cũng không thể ở được. Theo sách nói, trong giai đoạn này, trái đất phải trải qua 49 lần hỏa tai lớn, 7 lần thủy tai lớn, một lần gió bão lớn (phong tai), sau đó đất bị băng hoại. Sau khi "Hoại kiếp" kết thúc thì bắt đầu "Không kiếp", là kiếp không có vật gì tồn tại, kéo dài 20 tiểu kiếp nữa. Rồi một địa cầu mới lại dần dần hình thành. Một giai đoạn "Thành" khác lại bắt đầu. Như vậy, bốn giai đoạn "thành, trụ, hoại, không" của trái đất là bốn trung kiếp, gọi là thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp.

Cấp thứ ba là kiếp lớn. Bốn trung kiếp gộp lại thành một đại kiếp. Nói cách khác, một lần sinh diệt của địa cầu là một đại kiếp (kiếp lớn). Thế nhưng, trong giai đoạn hoại kiếp, mỗi lần xảy ra hỏa tai lớn, thì thiêu cháy từ địa ngục vô gián đến cõi trời sơ thiền của sắc giới. Mỗi lần xảy ra thủy tai lớn, nước tràn ngập từ địa ngục vô gián đến cõi trời nhị thiền của sắc giới. Và cuối cùng, một trận bão lớn, gió thổi mạnh suốt từ địa ngục vô gián đến cõi trời tam thiền của Sắc giới. Có thể nói, trong một đại kiếp, vào giai đoạn hoại kiếp, cả thế giới này từ địa ngục vô gián cho tới cõi trời tam thiền của sắc giới, đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của kiếp nạn, hỏa, thủy và phong tai. Chỉ có cõi trời thiền thứ 4 của sắc giới và 4 cõi trời thiền của Vô sắc giới mới tránh khỏi được kiếp nạn. Thế nhưng, có điều may là đến giai đoạn hoại kiếp, các chúng sinhthế giới này đều là chuyển sinh sang các thế giới khác, hoặc là siêu thăng lên cõi trời thiền thứ 4 của Sắc giới. Có thể nói, không có chúng sinh nào là không có nơi an thân.

Sách Phật nói kiếp, nếu không nói rõ thì thường chỉ cho đại kiếp. Trong chúng sinh ở ba giới này, dục giới, sắc giớivô sắc giới, thọ mệnh chúng sinh ngắn nhất là sinh ra chết liền. Thọ mệnh chúng sinh dài nhất là ở 4 cõi Trời thiền của vô sắc giới. Thọ mệnh dài nhất là ở cõi trời hữu tưởng vô tưởng, tám vạn 4 nghìn đại kiếp ! Thọ mệnh của họ bằng 8 vạn 4 nghìn lần sinh diệt của trái đất này, vì vậychúng sinhcõi Trời này nhằm tự cho mình là bất tử. Kỳ thực, qua 8 vạn 4 nghìn đại kiếp, chúng sinhcõi Trời đó vẫn trở lại vòng sống chết luân hồi. Với con mắt của Phật, chỉ 8 vạn 4 nghìn đại kiếp cũng chỉ như khoảnh khắc một sát na mà thôi. Chỉ có tu đạo giải thoát, phá ngã chấp, mới vào được cảnh giới Niết Bàn bất tử. Và tiến thêm một bước nữa, phá cả pháp chấp, thì trở thành Bồ Tát, bậc Thánh tuy đã thoát sinh tử nhưng vẫn không trụ ở Niết Bàn, tùy theo loại mà hóa độ chúng sinh, và tiến dần tới quả Phật.

Có thể có người hỏi : "Trái đất này còn tồn tại bao lâu nữa ?"

Tôi có thể lấy một ví dụ : Giả sử ở giai đoạn trụ của quả địa cầu này thọ mệnh trung bình là 100 năm, và nếu thọ mệnh trung bình của con người nay chỉ còn 45 tuổi. Chúng ta biết, một trụ kiếp gồm có 20 tiểu kiếp, như vậy hiện nay, địa cầu đang ở thời kỳ giảm kiếp của tiểu kiếp thứ 9. Như vậy, mọi người chúng ta hãy an tâm mà sống. Đừng có nghe tuyên truyền "Ngày tận thế đến rồi" mà sinh lo lắng ! Bất quá, trong mọi tiểu kiếp, khi giảm kiếp giảm tới mức 10 tuổi thọ mệnh thì cũng có các nạn như bệnh dịch, đói kém, giặc giã xảy ra, đấy là do trong thời kỳ giảm kiếp, nhân tâm suy đồi, loài người tự làm tự chịu quả báo mà thôi. Nhưng các kiếp nạn trong mỗi lần kiếp giảm đều có tính tạm thời và cục bộ, loài người tuy bị thiệt hại và chết nhiều, nhưng không đến nỗi bị tiêu diệt. Ngược lại, có tin mừng báo cáo cho mọi người biết, tức trong hơn 10 tiểu kiếp còn lại, sẽ có 996 vị Phật sẽ ra đời lần lượt trên địa cầu này, và vị Phật đầu tiên trong số này sẽ xuất hiện chính là Phật Di Lặc; vì vậyPhật giáo gọi "Di Lặc là Di Lặc tôn Phật hạ sinh". Sự kiện đức Di Lặc thành Phật trên địa cầu này diễn ra trong giai đoạn tăng kiếp của tiểu kiếp thứ 10, lúc thọ mệnh trung bình của loài người đạt 8 vạn tuổi, đại khái cách xa hiện nay đến 56 ức năm [ức bằng 10.000.000 năm (10 triệu), 56 ức năm là 560 triệu năm] (chú 8). Các chuyện thọ mệnh người tăng và giảm, và có lúc tăng tới 8 vạn 4 nghìn tuổi, chúng ta không ngại gì mà không tin là sự thật, vì các kinh Đại và Tiểu thừa đều có chép. Trong kinh Phật có ghi "Khi thọ mệnh người giảm đến 10 tuổi, thì phụ nữ mới sinh được 5 tháng đã đi lấy chồng. Lúc ấy trong thế gian, không còn có các thức ăn có vị ngọt như dầu bơ, đường trắng, mật". Lại có chép : "Khi thọ mệnh người đạt 8 vạn tuổi thì phụ nữ 500 tuổi mới lấy chồng. Lúc bấy giờ, đất đai trên địa cầu bằng phẳng, không có gò đống, hang hố, gai góc, cũng không có rắn rết, ruồi muỗi, côn trùng độc; gạch, ngói, đá đều biến thành ngọc lưu ly; nhân dân giàu có thóc gạo giá rẻ, hạnh phúc cùng cực". (Trường A Hàm, quyển 6).





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 111137)
10/10/2010(Xem: 107317)
10/10/2010(Xem: 109673)
10/08/2010(Xem: 112412)
08/08/2010(Xem: 118167)
21/03/2015(Xem: 23112)
27/10/2012(Xem: 66177)
09/09/2017(Xem: 11825)
02/09/2019(Xem: 8596)
09/04/2016(Xem: 15124)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :