Chương 5 - Nhẫn Nhục

28/12/201012:00 SA(Xem: 23232)
Chương 5 - Nhẫn Nhục


SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN 

The Joy of Living - Dying in Peace 
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 
Dịch: Chân Huyền 

CHƯƠNG 5 
NHẪN NHỤC 

Muốn duy trì tâm tỉnh thức một cách toàn vẹnbền vững, thì thực tập nhẫn nhục là cách hiệu quả nhất trong tất cả các phương pháp. Lý do là khi người khác có ý hay làm gì hại ta, thì ta rất dễ mất đi thái độ từ ái. Chỉ có phương cách quán nhẫn nhục mới giúp chúng ta được. 

Bước đầu tiên: ta phải nghĩ tới những lợi lạc do tánh nhẫn nhục và những hậu quả của sự sân hận. Thực tập nhẫn nhục là cách hay nhất để có tâm an bình. Dù cho ta gặp phải những tình huống đối nghịch hay những năng lực thù hận, ta cũng không bị phiền não và tâm ta vẫn được sáng suốt. Dần dần ta sẽ phát triển được lòng can đảm và sự quyết tâm. Mặt khác, sân hận và oán thù có thể gây ra những nguy hại lớn cho đời này và những kiếp khác trong tương lai. Bất kể ta là người dễ thương lễ độ tới đâu, khi cơn giận bùng lên là những đức tính đó biến đi ngay lập tức. Giống như ta có người bạn thân, nhưng khi giận, ta có thể nói hay làm gì khiến tình bạn có thể bị mai một luôn. 

Sân hận làm cho chúng ta và người gần bên hết an vui. Nó gây ra những bất đồng và khổ đau. Sân hận có khả năng cản trở sự tiến bộ. Nó có thể làm phát khởi những hành động hay lời nóibình thường ta không bao giờ làm. Khi chúng ta bị sân hận trùm lấp, ta có thể đi tới cực đoan và giết người. Những hành động tiêu cực như thế để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm ta và kết quả ta sẽ tái sanh trong những hình thái rất thấp hèn. Bao nhiêu công quả bạn đã thu góp được do sự thực hành giáo pháp có thể bị tiêu tan ngay trong cơn giận dữ, đặc biệt là khi ta giận các vị Bồ tát. Trên con đường nuôi dưỡng tâm linh không có gì cản trởtai hại bằng sự giận dữ. Tương tự như vậy, không có cách sám hối nào tốt bằng sự nhẫn nhục. Vậy bạn nên thực tập nhẫn nhục càng nhiều càng hay. 

1.- VÌ SAO SÂN HẬN? 

Sân hận có thể vì nhiều nguyên do, trong đó có lo âuphiền não. Trong đời sống, chúng ta thường có những phản ứng phi lý đối với các sự kiện hay hoàn cảnh ta gặp. Khi có chuyện gì làm cho ta khó chịu, ta thường đổ lỗi cho người khác. Thay vì phản ứng tức thời như vậy, ta nên bình tâm nhìn kỹ vào vấn đề. Trước hết xem coi có giải pháp nào không? Nếu ta có thể giải quyết được thì không còn vấn đề nữa. Nếu vấn đề không thể giải quyết được thì lo lắng chỉ có hại mà thôi. Hay nhất là ta không để cho sự việc đó làm tâm ta phiền não.

Thí dụ nếu có người dùng gậy đánh ta, phản ứng bình thường là ta nổi giận và muốn trả đủa. Giáo pháp dạy ta nên bình tỉnh và tìm hiểu nguyên nhân đích thực của chuyện này. Câu hỏi là thực ra người đó hay tâm người đó, hay cái gậy đã đánh ta? Khi lý luận như vậy, ta sẽ nhìn rõ ngay là ta nên giận tâm phiền trược trong con người kia vì nó khiến người đó hành động. Chúng ta nên theo thí dụ này để phản ứng với những sự kiện tiêu cực trong cuộc đời

Ngày nào tâm ta còn khổ vì sân hận thì ngày đó ta chưa có an lạc tự tâm. Chúng ta ai cũng biết khi nỗi giận ta thở một cách khó khăn, tưởng như bị ngộp thở vậy. Khi đó làm sao ta ăn ngon ngủ yên? Tâm không vui và thân không khỏe. Khi ngủ không được, tâm trí ta trở nên bất ổn. Kinh điển dạy rằng nếu ta sân hận trong đời này thì đời sau sanh ra làm người xấu xí. Dĩ nhiên có những người khôn khéo, kể cả một số người quý tộc Tây Tạng: càng giận dữ trong tâm, họ càng tỏ ra tươi cười bên ngoài. Khác với họ, đa số chúng ta thường để lộ sự giận dữ ra ngay. Như ở vùng Đông Bắc (Amdo) quê tôi, khi người ta giận là mặt đỏ lên. Có một ngạn ngữ Tây Tạng: "Đừng bắt chước người Amdo!" Vùng trung tâm Tây Tạng được coi là đất của Phật pháp. Dù tất cả dân vùng đó chưa biết kiềm chếchuyển hóa tâm họ nhưng họ cũng được học để có thể kiểm soát được gương mặt, và khi giận dữ họ vẫn mỉm cười được. 

Khi nổi giận, lập tức mặt mũi ta trở nên xấu xí: diện mạo nhăn nhó, đỏ nhừ. Súc vật như loài mèo chẳng hạn, khi tức giận chúng cũng tỏ ra rất khó thương. Khi bạn có ý thức về những tình cảm tiêu cực và khi bạn biết nhìn kỹ một con người đang giận thì bạn sẽ thấy rõ những điều này. Sân hận không những làm cho chúng ta xấu xí, mà còn làm cho chúng ta trở nên đần độnvụng về. Nó tước đoạt của chúng ta những nhận thức đúng đắn. Khi một người nào làm hại bạn và bạn trở nên giận dữ, thì cái giận đó có đền bù cho tai hại bạn đã phải chịu hay không? 

Tóm lại sân hận không có ích lợi gì, nó đưa ta tới nhiều đau khổ trong kiếp sau. Vậy nên, sau khi đã bị thiệt hại, ta nên chấp nhận chuyện đó và ta quán nhẫn nhục. Như vậy tốt hơnít nhấtngăn ngừa được những đau khổ trong tương lai. Khi nổi giận thì ngoài cái khổ hiện tại sau này ta còn bị phiền não thêm nữa. Giận dữ là thứ không có lợi ích chi hết ta nên bỏ nó đi. 

giận dữ, ta có thể giết hại những người đã giúp đở chúng ta về vật chất, hoặc đã tỏ ra tử tế trọng vọng ta. Vì sân si, ta có thể làm cho bạn bè ta phải thất vọng, ta từ chối những hiến tặng của người khác. Tóm lại, giận dữ không bao giờ đem lại an lạc. Không một ai an vui hạnh phúc khi họ sân hận. Đó là một loại kẻ thù, mang cho ta những hậu quả tệ hại. 

Sau khi bạn nghĩ tới những lợi lạc của nhẫn nhụcbất lợi của sân hận, bạn nên rán tìm hiểu nguyên nhân của những cơn giận. Và bạn có thể bắt đầu vượt thắng được sân si khi loại trừ được các lý do gây ra nó. Nguyên nhân gây sự giận dữ là sự thất vọng của ta khi không đạt được những gì mong muốn, hoặc phải trải qua những gì ta không ưa. Cơn giận bốc lên với những cành lá độc hại của nó. Những phiền não trong tâm nuôi dưỡng cơn giận, ta phải rán ngăn ngừa chúng. 

Kẻ thù bình thường làm hại chúng ta nhưng họ thường có những bận rộn khác. Họ phải ăn ngủ, chăm sóc gia đình và bạn bè họ. Họ không thể nỗ lực một cách liên tục và có hiệu quả để phá hoại hay làm nhiễu loạn tâm tư người khác. Nhưng giận dữ thì lúc nào cũng làm một việc đem phiền não tới cho ta. Công việc duy nhất của nó là làm hại ta. Vậy nên bằng bất cứ giá nào, ta cần phải phòng ngừa không cho cơn giận khởi lên bằng cách đừng để cho những lo phiền nuôi dưỡng nó. 

2.- LO PHIỀN KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP 

Sự bực bội không làm cho ta đạt được ước muốn hay có được sự an lạc. Nó gây ra xáo trộnrối ren. Khi bạn thấy có điều gì khó chịu xảy ra cho bạn, mà bạn có thể tránh được, thì đừng bực mình mà hãy tránh nó đi. Nếu đó là chuyện không cản được thì cũng đừng bực bội, khó chịu không giúp gì ta, lo lắng cũng không giải quyết được vấn đề. Khi có đủ nhân duyên thì ta không thể ngăn nó xảy ra được. Đó là luật của tạo hóa. Khi không thể tránh được khó khăn thì sự lo âu, sợ hãi chỉ làm cho tình trạng tệ hơn. Khi hai người cùng mắc một chứng bệnh, một lo sợ, một không, thì bạn biết ngay ai là sẽ là người bị bệnh nặng hơn. 

Nếu bạn so sánh dân tỵ nạn Tây Tạng với dân các xứ khác, bạn sẽ thấy họ là những người can đảm. Họ không vui quá hay buồn quá. Dù họ đã trải qua rất nhiều đau khổ lớn lao họ vẫn chịu đựng được. Có nhiều người bị khổ đau cùng cực. Họ bị tù tội suốt 20 năm, nhưng họ nói với tôi đó là thời gian tốt nhất đời họ. Vì họ có thể nỗ lực cầu nguyện, thiền quánthực tập các tính thiện. Đây là sự khác biệt về nhận thức tinh thần.

Nhiều người thường thiếu dũng cảm chịu đựng trước sự đau khổ triền miên như vậy. Nhưng nếu bạn chấp nhận và coi đó là cơ hội để chuyển hóa tâm mình thì có thể đạt tới điều hay. Để kết luận, ta có thể nói: nếu chuyện gì có thể thay đổi được thì ta lo âu làm gì? Nếu không thể thay đổi, thì lo sợ cũng vô ích vì nó không giúp ta giải quyết được vấn đề

Là người tu tập tâm linh, chúng ta nên tự nguyện gánh chịu những khó khăn để đạt tới những mục đích cao hơn. Đối với những vấn đềđau khổ nhỏ nhoi của thế giới Ta bà, ta nên có thái độ cởi mở để không bị xao động. Nếu ta có thể chuyển đổi thái độ đối với những cảnh khổ lớn nhỏ khác nhau, thì đời ta sẽ thay đổi. Thực ra quán chiếu cái khổ cho ta những kết quả tích cực: không khổ đau, ta không có quyết tâm chấm dứt luân hồi. Khi tâm đã vững, ta quán về nguyên nhân gây ra khổ. Có người tự hành xác hay hủy hoại một phần thân thểtín ngưỡng. Nếu người ta có thể làm như vậy vì một mục tiêu vô nghĩa, thì sao chúng ta lại không chịu cực một chút để đạt tới giải thoát và có an lạc lâu bền? Sao ta lại chùng bước ngại khổ trên con đường giải thoát? 

3.- CHUYỂN HÓA TÂM 

Tâm ta có khả năng tự nhiênquen việc nào thì dễ làm việc đó. Khi ta coi cái khổ là thứ có thể chuyển hóa được thì càng ngày ta càng dung chứa những cái khổ lớn hơn. Ta đã thấy nhiều người nhảy nhổm lên khi bị sâu bọ cắn, bị đói khát hay bị gai châm chích làm sướt da. Người nào quen với những thứ đó thì coi chúng không có nghĩa lý gì. Vậy nên khi gặp những vấn đề nhỏ như nóng lạnh, mưa gió, đau ốm hay bị thương tích, sự lo âu chỉ làm chúng trầm trọng thêm.

Có người khi thấy mình chảy máu thì không sợ hãitrái lại trở nên can đảm hơn. Người khác khi thấy máu, bất kỳ của ai thì xỉu ngay. Sự khác biệt do tình trạng vững vàng tâm trí của mỗi người, người kiên cường, kẻ nhát nhúa. Nếu bạn rán tập đối phó với những phiền trược nhỏ, thì bạn sẽ không còn sợ đau khổ dù nó lớn lao tới đâu. Đó là thái độ an nhiên tự tại của các thiền giả, không bao giờ bị bất an khi họ gặp cảnh khổ đau. 

Khi bạn tuyên chuyến với những phiền trược chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn và nhiều vấn đề. Trong cuộc đời thường nhật, có ai đi đánh nhau mà lại an lạc. Một số người bị giết, đa số đều đau khổ. Khi ta khai chiến với phiền não, năng lượng tích cực trong ta sẽ bị yếu đi, trong khi lo phiền mạnh hơn, chắc chắn chúng ta sẽ bị khổ ít nhiều, ta phải chấp nhận tình trạng để không bị nản lòng. Tự mình chấp nhận những nỗi khổ nhỏ để thắng được sân hậnkẻ thù thật sự trong ta. Một con người như vậy mới thắng trận và thực sự là anh hùng

Khi nghĩ tới người mà ta coi là kẻ thù, ta thường cho họ có tự tánh độc lập. Ta cũng cho rằng việc người đó gây hại cho ta cũng có một tự tánh riêng. Nếu người kia có súng và bắn bạn bị thương, thì chính viên đạn nó cắm vào cơ thể bạn chứ đâu phải kẻ thù? Đó là khí giới của con người đang bị khổ đau kềm chế tâm trí. Bình thường ta sân si với người đó, sao ta lại không giận cái căn nguyên gây ra chuyện này là những nỗi khổ kia? Sao ta không giận viên đạn? Sao ta lại ghét con người đứng giữa hai thứ đó? Bạn có thể cho là người kia đóng góp phần của họ vào câu chuyện này. Như thế bạn cũng nên giận chính mình, vì bạn cũng dự phần trong đó. Nếu bạn không có đó thì ai bắn vào bạn được?

Cái đau của bạn không phải do viên đạn, mà chính thân bạn cũng có phần trách nhiệm. Người kia có khí giới, nhưng chính thân bạn làm cái bia cho viên đạn. Nếu có người hại bạn, thì nên nhớ trong quá khứ bạn cũng đã từng hại người khác tương tự như vậy nên mới có hậu quả như ngày nay. Đó chính là kết quả của ác nghiệp cũ nơi bạn. Dù cho bạn bị người nào làm hại, đó cũng chính là do lỗi của bạn, bạn có trách nhiệm trong đó. 

Khi bạn hay kẻ thù của bạn làm chuyện gì không phải, bạn nên nhớ rằng đó là do nhiều nhân duyên. Bạn không nên đau khổ. Nếu ai cũng hành xử theo ý mình mà không bị ảnh hưởng bởi nhân duyên nào khác thì ai cũng sống hạnh phúc, vì đó chính là ước vọng của tất cả mọi người. Nhưng vì chúng ta mê muội và không tỉnh thức, chúng ta vướng vào những hành nghiệp bất thiện làm hại chính mình. Khi quá phiền não, người ta có thể tự tử, dù bản năng sinh tồn nơi con người thường rất mạnh. 

Do đó, người ta hay làm hại nhau là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Khi thấy chuyện như vậy, thay vì giận dữ, ta nên phát khởi tâm từ bi. Dù không từ bi được thì cũng phải biết sân si không ích lợi gì. Dù bạn nghĩ bản chất người kia là độc ác, thì bạn không nên giận dữ. Bản chất của lửa là đốt cháy mọi thứ. Khi bạn bị lửa làm phỏng, bạn có giận lửa không? Cách hay nhất là tránh lửa đi cho khỏi bị phỏng. Vì có bản chất tốt, người kia chỉ nóng giận nhất thời, ta không nên sân hận họ. Nếu bầu trời bỗng nhiên bị khói che phủ, ta có giận trời không? Vậy tại sao ta đổ lỗi và giận người khác? Kẻ thù làm hại bạn là vì nhầm lẫn và vô minh. Nếu bạn cũng giận dữ thì cả hai đều có lỗi. Làm sao bạn lại cho là một người đúng, một sai. Điều tai hại bạn gặp hôm nay là kết quả những hành nghiệp cũ của bạn. Bạn không thích nó thì tại sao lại làm lỗi? Vì chuyện gì cũng tự mình, sao lại giận người khác? Bạn chưa chuyển được nghiệp cũ thì hậu quả của nó còn tiếp tục diễn ra. 

4.- TU ĐỂ CHUYỂN NGHIỆP 

Nhìn sâu vào người mà ta gọi là kẻ thùquán từ bi, nhẫn nhục, chúng ta có thể thanh lọc được nhiều ác nghiệp cũ. Kẻ thù cho ta cơ hội thực tập nhẫn nhục để tăng thêm giá trị. Nhưng họ vì làm hại người, họ sẽ bị đọa xuống các cõi thấp kém. Nghiệp ác xưa cũ khiến cho ta bị kẻ thù làm hại. Người đó vì những ác nghiệp đời này sẽ khổ đau dài dài trong tương lai. Những hành nghiệp bất thiện trong quá khứ khiến cho bị kẻ thù làm hại. Vì làm hại ta nên họ lại tích tụ nghiệp xấu và bị khổ trong tương lai.

Như thế có thể hiểu là chính ta có trách nhiệm về những nghiệp bất thiện này của kẻ thù và chính ta đầy họ xuống kiếp sau thấp kém. Như vậy, chính ta đã gián tiếp làm hại họ. Kẻ thù cho ta cơ hội tập nhẫn nhục và đạt tới giác ngộ, trong khi ta lại đầy họ xuống địa ngục. Vì là người cho ta nhân duyên để tập nhẫn nhục, kẻ thù mang lợi lạc tới cho ta. Vậy nên, người đáng giận chính là ta chứ không phải là kẻ thù của ta. Họ mới là người ta cần phải đối xử tử tế. 

Tâm không phải là một vật chất, không ai có thể sờ mó, làm hại hay phá hủy nó. Nếu có người nói những lời khó nghe, thô lỗ và khó thương đối với bạn, thì thực sự họ không làm hại được bạn, nên đâu cần giận dữ? Điều quan trọng là bạn hãy thoải mái và bình thản, đừng để ý tới những gì họ nói. Bạn không cần phải buồn phiền hay sợ hãi. Nếu bạn bảo rằng những lời chửi rủa của kẻ kia làm hại tới tài sản của bạn, thì bạn nên biết vật chất là thứ ta sẽ phải buông bỏ sớm hay muộn thôi. Nếu bạn cho rằng cần phải giận dữ thì bạn nên biết những gì tốt đẹp cũng chỉ dùng trong đời này. Nhưng kết quả của sự giận dữ mà bạn biểu lộ sẽ kéo dài trong kiếp sau

Đời sống có thể so sánh với hai giấc mộng. Trong giấc mơ thứ nhất, bạn được sung sướng một trăm năm rồi tỉnh mộng. Trong giấc mơ kia, bạn chỉ được vui trong chốc lát rồi tỉnh dậy ngay. Điểm chính yếu là khi bạn tỉnh dậy, bạn không còn được sung sướng như trong mộng nữa. Dù cho bạn sống ít hay nhiều năm, bạn cũng sẽ chết. Dù cho bạn giàu có và hưởng thụ của cải đó trong thời gian ngắn hay dài, khi chết bạn cũng sẽ mất hết, như bị cướp sạch vậy. Bạn sẽ tay không đi qua thế giới khác. 

Người Cộng sản coi thường Bụt, Pháp và Tăng. Họ phá hủy chùa chiền và các bảo tháp, coi những thứ đó không ra gì. Bạn không nên giận dữ vì dù có ai làm thương tổn các ảnh tượng Bụt hay kinh điển hoặc bảo tháp, họ cũng không làm hại được tới Tam Bảo. Nếu bạn bè hay thân nhân bạn bị người khác hãm hại, có thể vì nghiệp cũ của họ xấu và vì nhiều nhân duyên khác. Ta không nên sân hận. Khi thân thị hiện của chúng sanh bị hoại diệt, vì những hiện tượng hữu tình và vô tình, thì sao ta lại giận và trả thù những người có trí óc? 

Khi xã hội thiếu hòa hợp, ta nên nhớ rằng vì chúng sanh sống ở những điều kiện khác nhau, nên ta có những suy tư và hành xử khác nhau. Chuyện này tự nhiên. Nếu có phát khởi những rối ren, xao động hay rối loạn, thì bạn cần phải biết đó là kết quả của hành nghiệp nơi bạn, và nên tránh trả thù. Thay vào đó, bạn nên nuôi dưỡng lòng từ bi. Đó là cách sống tỉnh thức và tạo thêm thiện nghiệp. Tỷ như một người bị cháy nhà, phải dọn đi nơi khác. Có kinh nghiệm rồi, họ sẽ vứt bở những gì dễ làm mồi cho lửa. Giống như vậy, khi ngọn lửa sân hận phát khởi, liên quan tới sự vướng mắc gì đó của bạn, thì công trình tu tập của bạn bị lâm nguy: nó có thể bị thiêu rụi.

Bạn phải biết vứt bỏ ngay những thứ đang làm cho bạn bị ràng buộc. Đôi khi chúng ta phải hy sinh những niềm vui nhỏ để được an bìnhhạnh phúc. Tỷ dụ, bạn nên nộp phạt thay vì bị xử tội chặt tay. Nếu chúng ta không chịu nổi những đau khổ nhỏ bé trong cõi đời này, thì tại sao ta không biết kềm chế cái giận là thứ làm cho ta bị đọa đày trong địa ngục? Vì muốn làm thỏa mãn những tham dục mà ta sẽ bị đau khổ trong địa ngục cả ngàn năm. Những khổ đau đó không giúp ta hay chúng sanh khác đạt được mục tiêu trong đời.

Mặt khác, khi ta hiểu được những lợi lạc của đức nhẫn nhục và những tai hại của sân hận, thì dù khó bạn cũng sẽ rán để vượt thắng được cơn giận. Gắng sức đây cũng như thực hiện được một công trình lớn. Cuối cùng bạn có thể diệt được những khổ đau giả tạm hay căn bản của chúng sanh. Như vậy, chúng ta nên tự nguyện chấp nhận những khó khăn và phiền trược nho nhỏ để tạo được công đức vô lượng và niềm an lạc bất tuyệt. 

Khi nghe người khác khen ngợi bạn một cách vui vẻ thì bạn hoan hỷ nhận lãnh. Nhưng bạn thường sanh tâm ghen tỵ khi nghe nói tới đức tánh của ai đó. Như vậy không được. Nếu bạn cảm thấy như thế thì câu: "Nguyện cho chúng sanh được an lạc" dùng để làm gì? Nó chỉ là mong ước thôi sao? Nếu bạn thật sự mong cho tất cả chúng sanh được an lạc, và do đó bạn nuôi dưỡng tâm tỉnh thức, thì khi họ cố gắng để được hạnh phúc, sao bạn lại bị lọt ra ngoài? Nếu bạn mong chúng sanh đạt thành Phật đạo thì tại sao bạn lại buồn phiền khi họ tới bờ giác và được kính nể? Nếu bạn có trách nhiệm chăm sóc người nào, mà sau họ tự săn sóc lấy được, thì bạn chẳng sung sướng sao? Chúng ta thường nguyện: "Cầu cho hết thảy chúng sanh được an vui, hết đau khổ". Khi họ tự làm được như thế, ta nên mừng cho họ. Nếu bạn không muốn họ được an vui, thì cầu mong họ đạt được giải thoát làm chi? 

Những người tức giận khi thấy người khác khá giả là vì họ không có chánh niệm. Người khác được hưởng cái này hay cái kia là chuyện không liên can tới bạn. Món quà đó không thuộc sở hữu của bạn thì sao bạn lại bực mình? Tại sao bạn bỏ mất danh tiếng, phẩm giá và thiện tâm để giận dữ? Sao bạn đánh mất những đức tính căn bản đó là thứ giúp bạn đạt được tài lộc và danh giá? Vì các nghiệp xấu, không những bạn sẽ làm hỏng những nỗ lực để giải thoát mà bạn lại muốn cạnh tranh với những người tu đã tu nhân tích đức, nay được gặt hái quả lành. Chuyện này có nên chăng? 

Tại sao bạn lại cảm thấy sung sướng khi kẻ thù của bạn bị đau khổ. Lòng mong cầu người đó khổ không làm hại được họ. Ngay cả khi người đó tỏ ra phiền não như bạn mong, thì duyên do gì khiến bạn sung sướng? Nếu bạn hài lòng như vậy, thì thái độ tiêu cực đó sẽ khiến bạn đi xuống. Khi bạn vướng vào vòng phiền não đó, bạn sẽ gặp nhiều khổ đau. Bạn sẽ bị đọa xuống địa ngục. Lời khen, sự kính phục đều không có giá trị, không kéo dài kiếp người được.

Nó không làm cho bạn giàu hơn cũng chẳng khỏe mạnh hơn. Nếu bạn có thể phân biệt được điều gì có ích, điều gì không, thì bạn sẽ thấy những lợi lạc của lòng tương kính nhau. Bạn sẽ nhận ra đó không phải là cái lợi vật chất mà là tinh thần được nhẹ nhõm. Nếu bạn muốn lòng bạn được thỏa mãn, thì sao không đi ngủ hay uống cho say? Nếu muốn có sự vui vẻ nhất thời, bạn có thể dùng ma túy nữa đó! 

5.- CÁI DANH HUYỄN ẢO 

Người điên thường hy sinh mọi thứ để có danh tiếng. Muốn làm anh hùng, họ sẵn sàng chết nơi trận địa. Hy sinh cả tánh mạng lẫn của cải để lấy cái danh hão làm gì? Những người lo mất danh tiếng giống như trẻ con xây lâu đài trên cát, khóc lóc khi công trình sụp đổ. Vậy thì, khi được ai khen ngợi, bạn đừng nên sung sướng quá. Danh là thứ không có căn bản, tiếng tốt cũng vô nghĩa. Bị vướng vào danh vọngtiếng thơm sẽ khiến bạn quên tu tập những tính thiện. Tỷ dụ như các tăng ni học kinh điển, khi mới vào tu viện, họ thường khiêm tốn. Sau đó, họ có thêm kiến thức, rồi đậu Tiến sĩ về Phật học (Gheshe). Họ bắt đầu có học trò, đệ tử và thay đổi hoàn toàn. Thỉnh thoảng tôi gặp vài ông thầy có học trò Tây phương, họ tỏ ra rất hãnh diện. Các doanh nhân cũng vậy, khi họ thành công họ ra vẻ ta đây, đeo nhẫn và đồng hồ mắc tiền. Ở Tây Tạng thì họ đeo bông tai đắt giá. Về sau bông tai chỉ làm rách tai họ chứ không có ích lợi nào khác. 

Khi những vị thiền định ở trên núi cao có chút danh tiếng thì họ thường rời chỗ tu để xuống núi. Lúc đầu họ thường khuyên người khác thiền quán về khổ và vô thường. Nhưng dần dà chính họ quên cả ý nghĩa của hai thứ này và trong họ chỉ còn những tính bất thiện như ganh tỵ, cạnh tranh. Người yếu và khiêm cung không lừa gạt hoặc chèn ép ai. Chỉ có những người muốn tỏ ra hơn người mới có tánh ghen tức và tranh đua. Vì vậy, tự khen mình và muốn được kính nể là chuyện rất nguy hiểm. Chúng làm phát khởi những tánh bất thiện. Vậy ta nên hiểu rằng những người luôn luôn chê ta thật ra là những người bảo vệ ta. Họ ngăn không cho ta rơi xuống các cảnh giới thấp kém hơn. 

Trong khi chúng ta cực khổ vì những tâm tư và hành nghiệm tiêu cực, sao ta còn muốn khổ hơn vì danh tiếng? Thay vì nổi giận với những người giúp ta không bị trói buộc vào danh tiếng, ta phải thấy giá trị của họ. Chúng ta luôn luôn cúi đầu chui vào con đường dẫn ta tới cái khổ. Và khi ta được Bụt ban phước, thì kẻ thù của ta sẽ tới và đóng cửa địa ngục bằng cách hủy hoại danh tiếngchúng ta đã vướng mắc trước đây. Không có quả nếu chẳng có nhân, nếu có nhân thì sẽ có quả. Đó là quả của tánh nhẫn nhục, mà nhân là sự phá hoại của một người khác. Vậy thì, nhẫn nhục phát khởi lên được là nhờ kẻ thù làm hại ta. Bạn làm sao cho rằng sự phá hoại đó cản trở phước đức của mình được? Tỷ dụ người ăn mày là cơ hội để ta bố thí, thì bạn đâu thể nói họ cản trở sự thực hành lòng vị tha? 

6- THỰC TẬP HẠNH NHẪN NHỤC 

Có nhiều hành khất trên thế giới, nên ta có nhiều dịp để thực hiện tánh vị tha. Nhưng kẻ thù và người làm hại ta khá hiếm hoi, nếu ta không làm hại ai thì người ta cũng không hại mình. Vì thế cơ hội để thực tập nhẫn nhục không nhiều. Kẻ thù cho chúng ta cơ duyên để thực tập hạnh nhẫn nhục mà không cần phải làm hại ai, chúng ta nên nắm lấy cơ hội đó và biết tới giá trị của kẻ thù. Chính họ thúc đẩy ta thực tập hạnh nhẫn nhục để theo con đường Bồ Tát

Nhẫn nhục cực kỳ quan trọng trong hạnh nguyện của Bồ tát, và hạnh này được phát triển khi kẻ thù hiện ra. Sự thực tập hạnh nhẫn nhục là kết quả của sự cố gáng nơi mình và sự hiện diện của kẻ thù, nên phước đức của công trình này trước tìên giúp cho kẻ thù an lạc. Bạn có thể cho rằng kẻ thù tạo nên cơ hội cho ta thực tập, nhưng họ không hề có ý thiện đó. Họ không bao giờ nghĩ "ta tạo cơ hội cho người này tu". Nhưng sao bạn lại coi trọng Niết Bàn? Niết Bàn là sự chấm dứt vĩnh viễn những khổ đau. Niết Bàn không có ý hướng và cũng không có lý do đem phúc lợi cho người đạt tới đó. Sao bạn lại coi Niết Bàn là thứ quý báu? Người đó bị coi là kẻ thù của bạn vì họ có ý muốn làm hại bạn. Nhưng chính họ cũng là người giúp bạn cơ hội để thực tập nhẫn nhục. Nếu ai cũng luôn luôn giúp bạn như ông bác sĩ chẳng hạn, thì làm sao bạn thực tập được? 

Ta có thể thu gặt được phước đức nhờ hai loại người: Bụt và chúng sanh. Làm hài lòng các chúng sanh, bạn có thể đạt tới quả vị cao tột hơn tất cả mọi người. Chúng sanh và chư Bụt đồng đều góp phần vào quả vị Bụt mà ta đạt tới. Sao ta chỉ tôn kính Bụt mà bỏ quên và kèn cựa với chúng sanh? Bụt là cứu cánh sau cùng ta nương tựa vào, là vị mang lại phúc lợi vô biên cho tất cả muôn loài. Muốn làm quý ngài hài lòng, ta hãy làm vui lòng chúng sanh. Ta không có cách nào phác để trả ơn quý ngài. Vì muốn cứu các chúng sanh yếu đưối khổ sở, chư Bụt hy sinh cả tánh mạng và có khi vô cả địa ngục để cứu giúp. Chư Bồ tát cũng vậy, quý ngài thể hiện tâm tỉnh thức và dạy chúng ta tu tập để phục vụ chúng sanh. Chúng ta trả ơn quý ngài bằng cách chính mình giúp đỡ mọi loài. Vậy nên dù có ai làm hại ta, ta luôn luôn phải xư tốt, cố gắng tạo nên phúc lạc cho họ. 

Muốn hành động được như thế để làm hài lòng chư Bụt, chúng ta nên tự coi mình là tôi tớ của mọi loài chúng sanh. Dù họ có giẫm lên đầu hay giết ta, ta cũng không trả thù. Bụt và Bồ tátlòng từ bi vô lượng, chắc chắn quý ngài sẽ chăm sóc mọi loài. Chúng ta theo chân các ngài, sao ta lại không bảo vệ các chúng sanh? Đây là phương cách tốt nhất để tỏ lòng biết ơn quý ngài và để đạt tới mục tiêu tối thượng cho ta. Như vậy mọi loài, kể cả con sâu cái kiến đều là bạn ta hết. Kiếp này sang kiếp khác, ta đều được an lạc. Tóm lại, rán khiêm tốn, đừng kiêu hãnh và cố gắng làm lợi cho chúng sanh, đó là cách tốt nhất để ta đạt mục tiêu của mình. 

Bình thường chúng ta nương tựa vào Bụt, Pháp và Tăng. chúng ta hướng tâm thanh tịnh về Tam bảo để tỏ lòng tôn kính. Nhưng khi ta nhìn tới chúng sanh, đặc biệt nhửng người là kẻ thù của ta, thì ta thường phát khởi tâm ganh tỵtranh đua. Sao lại trái ngược như vậy? Khi chúng ta coi ai là bạn hay người thân mà ta rất thương mến, thì ta thường tránh làm những gì người đó không ưa. Chẳng hạn ta thích ăn cay mà bạn ta không thích, khi mời họ tới ăn cơm, ta sẽ làm đồ ăn theo khẩu vị của họ.

Nếu ta cứ làm những món cay chua, không kể tới ý bạn thì thực sự ta có coi họ là bạn quý chăng? Hình như chúng ta không coi Bụt là bạn thân, vì ngài chỉ có một ý tưởngquan tâm duy nhất là sự an bình của chúng sanh. Chúng ta thì sao? Một mặt ta kính lễ Bụt, một mặt ta coi rẻ chúng sanh. Vì chúng sanh mà chư Bụt có phước báu, vì họ mà Bụt thị hiện tâm tỉnh thức, trở nên bậc giác ngộ, trong khi chúng ta không coi chúng sanh vào đâu. Làm như vậy, khổ thay giống như chúng ta không coi Bụt ngang với một người bạn thân của mình. 

Giận dữnăng lượng tàn phá những tánh thiện của bạn, vậy nên bạn rán thách đố nó và trừ khử nó đi. Thay vì khó chịu và thù ghét kẻ thù, bạn hãy nhìn họ như người thầy quý giá dạy cho bạn bài học nhẫn nhục. Ta thường coi chuyện trả đũa kẻ thù là điều đáng làm, dù theo luật pháp bạn có quyền tự do bảo vệ. Nhưng nếu bạn nuôi dưỡng trong thâm tâm tánh chất tỉnh thức thì bạn sẽ nuôi dưỡng được thái độ tích cực mong cho chúng sanh được an lành. Như thế, bạn sẽ phát khởi được tâm từ bi đối với kẻ thù và tất cả muôn loài. 

Chuyện này giống như khi ta dời một tảng đá lớn ngăn chận dòng nước trong một con kênh. Khi dời được đá thì nước bắt đầu tuôn chảy. Cũng vậy, một khi bạn đã nuôi dưỡng được lòng thương xót đối với kẻ thù, thì bạn cũng nuôi được tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh. Nếu bạn coi kẻ thù như một nhân duyên tối cao để tu tập nhẫn nhục và nếu bạn phát triển được tâm đại từ đối với họ, thì đó là dấu hiệu bạn đã thực tập thành công. Làm cho chúng sanh an vui, không phải ta chỉ đạt tới quả vị Bụt mà ngay trong đời này, ta sẽ có tiếng tốt và được an lạc.

Ta sẽ có nhiều bạn, không có kẻ thù, cuộc đời sẽ nhẹ nhàng thanh thản. Khi còn luân hồi và sau khi thực hành tánh nhẫn nhục nhiều kiếp, ta sẽ được sanh ra trong hình thái đẹp đẽ, sống lâu và không ốm đau. Ta sẽ đạt tới an bình theo luật của tạo hóa. Chúng ta đã biết đời người rất quý, nhất là có duyên được biết tới Phật pháp. Ta cũng hiểu những lợi lạc của nhẫn nhục và những bất lợi của sân hận. Dù cho ta có thể thực tập bây giờ hay không, ít nhất chúng ta cũng thấy những lời giải thích này có ý nghĩa. Kể từ nay trở về sau, muốn có an bình, chúng ta hãy luôn luôn theo con đường này. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14376)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.