Thư Viện Hoa Sen

Phụ Lục

31/01/201112:00 SA(Xem: 24260)
Phụ Lục


VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC

Thiền Sư Tổ Nguyên 
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp


PHỤ LỤC:

1- VÔ TÂM LUẬN của BỒ ĐỀ ĐẠT MA
2- BỒ ĐỀ ĐẠT MA THIỀN SƯ QUAN MÔN
3- LUẬN ĐẠI THỪA KHAI TÂM HIỂN TÁNH ĐỐN NGỘ CHƠN TÔNG của Thiền sư ĐẠI CHIẾU


VÔ TÂM LUẬN
(I)
(Kinh số 2831)

Phàm tột lý không lời, cốt mượn lời để hiển lý. Đạo lớn không tướng vì tiếp kẻ thô nên thấy hình. Nay giả lập hai người để bàn về luận vô tâm.

Đệ tử hỏi: Hòa thượng hữu tâm hay vô tâm?

ĐÁP: Vô tâm.

HỎI: Đã vô tâm ai thấy nghe hiểu biết, và ai biết vô tâm?

ĐÁP: Vô tâm thấy nghe hiểu biết, cũng vô tâm biết vô tâm.

HỎI: Nếu đã vô tâm tức đồng không có sự thấy nghe hiểu biết, thì làm sao được thấy nghe hiểu biết?

ĐÁP: Ta tuy vô tâm mà thường thấy nghe hiểu biết.

HỎI: Đã thường thấy nghe hiểu biết tức là hữu tâm, sao nói là vô tâm?

ĐÁP: Chỉ cái thấy nghe hiểu biết nầy tức là vô tâm. Chỗ nào lìa thấy nghe hiểu biết riêng có vô tâm? Ta nay sợ ông chẳng hiểu, nên vì ông nói rõ ràng, để khiến ông được ngộ chơn lý: Như thấy suốt ngày, thấy mà không thấy, nên cái thấy cũng vô tâm. Nghe suốt ngày, nghe mà không nghe, nên nghe cũng vô tâm. Hiểu suốt ngày, hiểu mà không hiểu, nên biết cũng vô tâm. Suốt ngày tạo tác, tác mà không tác, nên tác cũng vô tâm. Cho nên nói: Thấy nghe hiểu biết đều là vô tâm.

HỎI: Nếu vậy, cái hay biết là vô tâm ư?

ĐÁP: Ông nên nhỏ nhiệm mà xét xem, tâm khởi ra tướng mạo gì? Tâm kia có thể được là tâm hay chẳng phải tâm? Là bên trong, bên ngoài hay khoảng giữa? Như thế ba chỗ suy xét tìm tâm không thể có. Cho đến tất cả chỗ tìm cầu cũng không thể có. Nên biết, đấy tức là vô tâm.

HỎI: Hòa thượng đã nói: Mọi nơi đều vô tâm, tức là đồng với không có tội phước, vậy cớ sao chúng sanh luân hồi trong sáu thú, sanh tử không dừng? 

ĐÁP: Chúng sanh mê vọng, chỗ vô tâm mà vọng sanh tâm, tạo muôn ngàn nghiệp, rồi vọng chấp là có. Bao nhiêu đó cũng khiến luân hồi trong sáu thú, sanh tử chẳng dừng. Ví như có người trong đêm tối thấy cái ghế cho là ma, thấy sợi dây cho là rắn, rồi sanh kinh sợ. Sự vọng chấp của chúng sanh cũng giống như thế. Nơi vô tâm vọng chấp có tâm, tạo muôn ngàn tội nghiệp. Vậy là sao khỏi luân hồi trong sáu thú?

Tuy nhiên nếu chúng sinh gặp được bậc Thiện tri thức lớn giáo hoá khiến Toạ thiền giác ngộ được vô tâm, thì tất cả nghiệp chướng đều tiêu diệt, sanh tử liền dứt. Thí như chỗ tối, ánh mặt trời chiếu đến tự nhiên bóng tối hết. Nếu ngộ vô tâm tất cả tội đều tiêu diệt cũng giống như vậy.

HỎI: Đệ tử còn mê muội, tâm chưa rõ ràng. Tất cả chỗ, sáu căn khởi dụng ứng đáp, lời nói và muôn ngàn thi vị, phiền não bồ đề, sanh tử niết bàn nhứt định vô tâm chăng?

ĐÁP: Nhứt định vô tâm. Chỉ vì chúng sanh vọng chấp có tâm, nên liền có tất cả phiền não sanh tử, bồ đề niết bàn. Nếu giác ngộ vô tâm liền không có tất cả phiền não, sanh tử niết bàn. Cho nên Như Lai vì kẻ có tâm nói có sanh tử.

Bồ đề đối vối phiền não mà có tên, Niết bàn đối trị với sanh tử mà có tên. Đó đều là pháp đối trị. Nếu được vô tâm thì phiền não bồ đề không thể có, cho đến sanh tử niết bàn cũng không thể có

HỎI: Bồ đề Niết bàn đã không thể có. Vậy qúa khứ chư Phật đều được Bồ đề, việc nầy có ư?

ĐÁP: Chỉ dùng văn tự của thế đế mà nói thì có, còn với chơn đế thì không thể có. Trong kinh Duy Ma nói: “Bồ đề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được”. Lại kinh Kim Cang nói: “Không một pháp nhỏ có thể được, chư Như Lai do không thể được mà được”. Cho nên, có tâm tức tất cả đều có, vô tâm tức tất cả đều không.

HỎI: Hoà Thượng đã nói tất cả chỗ đều vô tâm. Cây đá cũng vô tâm. Đâu chẳng giống cây đá sao?

ĐÁP: Tâm vô tâm của ta nói không đồng với cây đá. Vì sao? Thí như trống trời (thiên cổ), tuy vô tâm mà khởi ra muôn ngàn tiếng pháp vi diệu, giáo hoá chúng sanh. Lại như hạt châu Như ý, tuy vô tâmtự nhiên khởi ra muôn ngàn biến hiện. Sự vô tâm của ta cũng vậy. Tuy vô tâm mà khéo hay giác liễu thật tướng của các pháp, đầy đủ chơn bát nhã, ba thân tự tại ứng dụng, không ngại. Nên trong kinh Bảo Tích nói: “Do vô tâm ý mà khởi hiện hành”. Đâu có thể đồng cây đá sao?

Phàm nói vô tâm tức là chơn tâm. Nói chơn tâm tức là vô tâm.

HỎI: Ngay đối với tâm con phải tu hành như thế nào?

ĐÁP: Chỉ trên tất cả việc biết một cách rõ ràng. Vô tâm tức là tu hành, chớ không riêng có sự tu hành nào khác. Cho nên, vô tâm tức tất cả. Tịch diệt tức vô tâm.

Người đệ tử ngay nơi đó bỗng nhiên đại ngộ, mới biết ngoài tâm không vật, ngoài vật không tâm. Cử chỉ động dụng đều tự tại, đoạn hết chướng nghi không còn chướng ngại. Liền đứng dậy đảnh lễ và làm bài minh vô tâm rằng:

Tâm thần hướng tịch
Đổ chi bất kiến
Tợ tám phi ám
Xả chi bất diệt
Vô sắc vô hình
Thính chi vô thinh
Như minh bất minh
 Thủ chi vô sanh

Đại tức quách châu pháp giới
Tiểu tức mao kiệt bất đình
Phiền não hỗn chi trọc (bất trọc)
Niết bàn trừng chi bất thanh
Chơn như bẩn vô phân biệt
Năng biện hữu tình vô tình
Thu chi nhất thiết bất lập
Tán chi phổ biến hàm linh
Diệt thần phi trí sở trắc
Chánh mích tuyệt ư tu hành
Diệt tắc bất kiến kỳ hoài
Sanh tắc bất kiến kỳ thành
Đại đạo tịch hiệu vô tướng
Vạn tượng yếu hiệu vô sanh
Như tư vận dụng tự tại
Tổng thị vô tâm chi tinh.

DỊCH:

Tâm thần về tịch
Nhìn đó chẳng thấy,
Giống tối chẳng tối,
Bỏ nó không diệt
Không hình không sắc
Nghe đó không tiếng
Như sáng chẳng sáng
Giữ nó không sanh.

Lớn thời rộng khắp pháp giới,
Nhỏ thời mảy lông chẳng dừng
Phiền não lẫn nó chẳng nhơ,
Niết bàn lắng nó chẳng sạch
Chơ như vốn không phân biệt,
Hay biện hữu tình vô tình
Thu vào tất cả chẳng lập,
Tán ra biến khấp hàm linh
Diệu thàn chẳng biết chỗ lường,
Với việc tu, dứt kiếm tìm
Diệt thời chẳng thấy nó đâu
Sanh thời chẳng thấy nó thành,
Đạo lớn lặng, gọi vô tướng
Muôn tượng mầu, gọi vô danh
Như đây vận dụng tự tại
Đấy là tinh yếu vô tâm.

Hoà tượng lại bảo rằng: Trong các bát nhã, vô tâm bát nhã là cao tột. Nên kinh Duy Ma nói: “Dùng không tâm ý, không thọ hạnh mà hay tồi phục ngoại đạo”. Lại kinh Pháp Cú nói: “Nếu biết (ngộ) vô tâm, thì pháp không thể có, tội phước cũng không thể có, sanh tử Niết bàn cũng không thể có. Cho đến tất cả đều không thể có. Không thể có cũng không thể có”. Hoà Thượng nói bài tụng rằng:

Tịch nhựt mê thời vị hữu tâm,
Nhỉ thời ngộ bãi liễu vô tâm,
Tuy phục vô tâm năng chiếu dụng
Chiếu dụng thường tịch tức như như.

DỊCH:

Năm xưa mê thời vì có tâm
Ngày nay ngộ rồi lại vô tâm
Tuy vô tâm mà hay chiếu dụng
Chiếu dụng thường tịch tức như như.

Lại nói thêm:

Vô tâm vô chiếu diệc vô dụng,
Vô chiếu vô dụng tức vô vi
Thử thị Như Lai chơn pháp giới,
Bất đồng Bồ Tát vi Bích Chi.

DỊCH:

Vô tâm không chiếu cũng không dụng,
Không chiếu không dụng tức vô vi
Đây là Như lai chơn pháp giới,
Bích Chi Bồ Tát khó thể bì.

Nói vô tâm, tức là không có tướng vọng tâm.

HỎI: Thế nào gọi là Thái Thượng?

ĐÁP: Thái là lớn. Thượng là cao. Diệu lý cao tột gọi là Thái Thượng. Lại Thái là địa vị lớn suốt. Chư Thiên trong ba cõi, tuy có phước sống lâu, nhưng khi hết phước cũng luân hồi trong sáu thú, nên chưa gọi là Thái. Hàng thập trụ bồ tát tuy ra khỏi sanh tử, nhưng mà diệu lý chưa cùng cực, nên cũng chưa gọi là Thái. Hàng thập trụ tu tâm, vọng cái có mà vào cái không, lại không cái có, cái không kia. Cả hai đều trừ, chẳng lầm Trung Đạo, cũng chưa cho là Thái. Lại quên Trung Đạo ba chỗ đều hết, quả vị đến Diệu Giác. Bồ tát tuy trừ ba chỗ mà không thể không cái diệu kia, nên cũng chưa cho là Thái. Lại quên cái diệu kia thì Phật đạo cùng cực không có chỗ tồn. Không còn nghĩ thì không nghĩ. Tâm trí mê vọng đều hằng dứt, giác chiếu đều hết, lặng lẽ vô vi. Đây mới gọi là Thái. Thái nghĩa là cực lý. Cao tột không thể sánh, nên gọi là Thái Thượng tức tên khác của Như Lai, Phật.


BỒ ĐỀ ĐẠT MA THIỀN SƯ QUÁN MÔN

(Kinh số 2832)

HỎI: Thế nào gọi là Thiền định?
ĐÁP: Thiền là loạn tâm chẳng khởi. Không động không niệm là Thiền định. Thẳng tâm dừng niệm, không sanh không diệt, không qua không lại, an nhiên bất động gọi là Thiền định.
HỎI: Thế nào gọi là Thiền quán?
ĐÁP: Tâm thần lóng lặng gọi là Thiền. soi lý rõ ràng gọi là quán. Thiền và quán tự đạt không có lầm lộn gọi là Thiền quán. Tâm thần lóng lặng chẳn sanh chẳng diệt, chẳng qua chẳng lại trạm nhiên bất động gọi là Thiền.
HỎI: Thế nào gọi là Thiền định?
ĐÁP: Thiền định là tiếng Phạn. Ở đây (Trung Quốc) gọi là rừng tịch tụ công đức. Chư Phật trong tam giới đều nói Thiền toạ. Nên gọi là rừng tích tụ công đức.
HỎI: Thế nào là Thiền pháp?
ĐÁP: Thiền pháp thông thường có thứ lớp. Người sơ học, trước sau thứ lớp có bảy loại quán môn: Một, trụ tâm môn; Hai, không tâm môn; Ba, vô tướng môn; Bốn, tâm giải thoát môn; Năm, thiền định môn; Sáu, chơn diệu môn; Bảy, trí huệ môn.
Trụ tâm môn: Nghĩa là khi tâm tán động phan duyên chẳng dừng, chuyên nhiếp niệm dừng lại, không cho vọng động. Đấy gọi là môn trụ tâm.
Không tâm môn: Nghĩa là khán tâm, chuyên đoái đến giác tâm không tịch. Không qua lại cũng không chỗ trụ. Không có chỗ cho tâm bám. Nên gọi là môn không tâm.
Vô tướng môn: Nghĩa là tâm lắng lặng không có tướng mạo chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng. Chẳng phải dài ngắn lớn nhỏ. Chẳng phải vuông tròn. Mà trạm nhiên chẳng động. Nên gọi môn vô tướng.
Tâm giải thoát môn: Biết tâm không bị cột trói (hệ phược) tất cả phiền não không đến trên tâm. Nên gọi là môn tâm giải thoát.
Thiền định môn: Là tiếng Phạn, đời Đường dịch là Tịnh lự. Giác tâm lặng lẽ. Đi đứng ngồi nằm đều lặng lẽ không có tán động. Nên gọi tịch tĩnh.
Chơn như môn: Nghĩa là giác tâm, vô tâm v.v. đồng như hư không, biến khắp pháp giới, bình đẳng không hai, kôhng biến, không đổi. Nên gọi môn chơn như.
Trí huệ môn: Biết rõ tất cả danh gọi là trí. Khế đại được nguồn không gọi là huệ. Nên gọi mô trí huệ. Cũng gọi là Đạo cứu cánh. Cũng gọi là môn Thiền quán Đại thừa vô tướng.
Đấy là bảy loại quán môn của người tu thiền học đạo.

LUẬN ĐẠI THỪA 

KHAI TÂM HIỂN TÁNH, ĐỐN NGỘ CHƠN TÔNG
LỜI TỰA

Đạo lớn chanhòa nơi đất tâm, hiển hiện ra một lý chơn thật. Các bậc hiền thánh xưa nay chỉ đến cửa nầy. Kẻ ngộ thấy ba cõi duy tâm, người chẳng ngộ theo đó ngủ say, rồi nương vào Tông cố định hiện chấp tướng. Bậc chơn liễu ngộ biết các pháp vốn tịch nhiên. Nhơn nơi duyên mà lập sự, giả hợp thành danh. Kẻ chẳng liễu ngộ, vướng danh mắc tự giữ tướng mà dong ruổi. Nếu người muốn nhiếp vọng về chơn, nhiễm tịnh bình đẳng, cần yếu phải chú ý quán tâm thì bản giác tự hiện. Ý quán có lực dụng nhưng chẳng ra ngoài ý niệm đến bờ kia. Thường phải nhập thiền định sâu, tập lâu chẳng dừng thì tự nhiên việc nầy xong. Nếu chỗ quán có lực dụng thì tâm lần lần hướng về chơn. Lúc ấy dù buông thân tâm dong ruổi như tan hoại, những động tác thường lặng, chẳng hình tượng mà hay chiếu soi, hồn nhiên trong tam muội, ôn đạo nuôi đức, thành tựu pháp thân, ngộ trở lại nguồn tâm, không lo không ngại, thể như hư không, gọi là vô biên tam muội. Tâm không ra vào gọi là vô tịch tam muội. Tất cả mọi chỗ đều không cầu gọi là bất tư nghì tam muội, chánh định chẳng lầm, chẳng từ duyên khởi gọi là pháp tánh tam muội.

Tất cả người học chỉ cầu hiểu việc kia, chẳng cầu tự chứng. Nếu người muốn tu Đại thừa mà chẳng phương pháp an tâm thì không bao giờ có ngộ.

Lúc bấy giòi có một cư sĩ tên là Lý Huệ Quang, người huyện Ung Châu, Trường an, pháp danh Đại Chiếu, chẳng màng đến danh lợi, chỉ một lòng cầu đạo Bồ Đề. Trước theo hầu ngài Xà Lê An, sau thân cận Hòa Thượng hội, đều được trao yếu quyết, và ngầm ban giáo chỉ, cho đến những tinh nghĩa, những diệu lý đều đạt cội cùng nguồn, ra vào có không viên dung tự tại. Cư sĩ trong lúc rảnh rang thiền tịch, nghĩ thương kẻ mê, bèn hiển sự lý nơi cửa mầu, trình bày diệu nghĩa mở mang pháp yếu. Thật có thể bảo là qua bể có thuyền, thẳng đến bờ giác. Hãy tin lời nầy!

Nguyện cầu người chưa ngộ được ngộ, người chưa an được an, người chưa giải thoát được giải thoát.

LUẬN ĐẠI THỪA 
KHAI TÂM HIỂN TÁNH, ĐỐN NGỘ CHƠN TÔNG
Tác giả: Thiền sư ĐẠI CHIẾU

Cư sĩ hỏi: Phật pháp u huyền kẻ phàm chẳng lường được, văn tự bao la ý nghĩa khó biết. Xin hỏi thiền sư về pháp yếu, tạm bày phương tiện, nói thẳng chỉ thẳng, chẳng bỏ thói tục, mong không có điều bí mật.

Thiền sư Đại Chiếu đáp: Lành thay! Khi nghe lời hỏi của ông, giống như căn cơ Bồ tát gần thuần thục. Ta nay đã bốn mươi lăm tuổi đời, vào đọa đã hơn hai mươi năm, mà chưa từng nghe có người hỏi y như nghĩa nầy. Ông có việc gì mà lại muốn giải nghi? Nên hỏi thẳng, nói thẳng, chớ chẳng cần nói quanh.

HỎI: Người muốn vào đạo nêntu pháp gì, xem pháp gì, chứng pháp gì, cầu pháp gì, ngộ pháp gì, được pháp gì mà đến Bồ đề?

ĐÁP: Chẳng một pháp có thể xem, cũng không có cầu. Chẳng một pháp để chứng, cũng không có sau. Chẳng một pháp để ngộ cũng không có đạo đáng tu. Đấy tức là bồ đề.

HỎI: Đệ tử từ đời vô thỉ đến nay trôi nổi trong sanh tử, cùng với lý trái nhau, chợt nghe lời đốn mờ mịt chẳng rõ, thần thức lờ mờ chẳng biết nơi nào. Giống như kẻ say chưa tỉnh. Cúi mong tiếp độ kẻ mê, dủ lòng ban cho ít lơi thưa hỏi, để làm phương tiện khể hội lẽ chơn. Xin hỏi: Thế nào là chơn tánh?

ĐÁP: Không khởi vọng tâm, thường không tướng thanh tịnh.

HỎI: Thế nào là tự tánh?

ĐÁP: Thấy nghe hiểu biết, tứ đại và tất cả pháp đều có tự tánh.

HỎI: Tự tánh từ đâu sanh?

ĐÁP: Từ vọng tâm sanh.

HỎI: Thế nào là lìa tự tánh?

ĐÁP: Vọng tâm chẳng khởi tức lìa tự tánh.

HỎI: Thế nào là đạo, thế nào là lý, thế nào là tâm?

ĐÁP: Tâm là đạo, tâm là lý, tức là tâm, ngoài tâm không lý, ngoài lý không tâm. Tâm bình đẳng gọi là lý. Lý hay soi sáng gọi là tâm. Tâm và lý bình đẳng gọi là tâm Phật. Đạt được lý nầy chẳng thấy có sanh tử, phàm thánh không khác, cảnh và trí không hai, lý sự đều chan hòa nhau, nhiễm tịnh nhứt như. Lý như chơn thật chiếu soi, tất cả đều là Đạo, tự tha đều lìa. Hành một lúc hay hành tất cả, cũng không trước sau hay khoảng giữa, mở hay cuộc đề tự tại gọi là Đạo.

HỎI: Thế nào là người thuận với chánh lý?

ĐÁP: Tâm chẳng dấy khởi, thường không tướng mạo là người thuận chánh lý.

HỎI: Thế nào là thuận với đạo?

ĐÁP: Trực tâm không dính mắc tất cả là thuận đạo.

HỎI: Thế nào là vọng?

ĐÁP: Không biế tự tâm là vọng.

HỎI: Thế nào là điên đảo?

ĐÁP: Dấy khởi muôn ngàn cảnh giới gọi là điên đảo.

HỎI: Thế nào là tự tâm, thế nào là vọng tâm?

ĐÁP: Nếu khởi phân biệtvọng tâm, chẳng phân biệttự tâm.

HỎI: Tâm phân biệt và tâm chẳng phân biệt từ đâu sanh?

ĐÁP: Tâm phân biệt từ điên đảo sanh, tâm chẳng phân biệt từ chánh trí sanh.

HỎI: Tâm phân biệt và tâm chẳng phân biệt hợp lại từ đâu sanh?

ĐÁP: Từ chỗ vô ngã sanh.

HỎI: Đã có chỗ sanh thế nào lại bảo có điên đảo, có chánh trí?

ĐÁP: Nếu chẳng biết tự tâm tức hành muôn ngàn điên đảo, nếu biết tự tâm tức là chánh trí.

HỎI: Nay nói biết cùng chẳng biết từ đâu sanh?

ĐÁP: Biết từ ngộ sanh, chẳng biết từ vọng tưởng sanh.

HỎI: Tất cả chúng sanh đều ở trong vọng tưởng, sao lại cũng ở trong chánh trí?

ĐÁP: Tất cả chúng sanh không ở trong chánh trí, sự thật cũng không vọng tưởng.

HỎI: Tôi hiện giờ vọng tưởng, thế nào nói có chánh trí?

ĐÁP: Ông xưa nay thật khôngvọng tưởng, nay nói vọng tưởng, giống như người uống cỏ Lan Đản tìm kim nơi hư không nhưng hư không (17) thật không có kim.

HỎI: Xưa nay vốn không vọng. Vậy tất cả người tu hành, đoạn cái gì để cầud a9ọ?

ĐÁP: Không đoạn một vật cũng không đạo để cầu

HỎI: Không đạo để tu, không vật để cầu, vậy sao trong kinh Đức Phật nói đoạn vọng tưởng?

ĐÁP: Đức Phật thực ra không có dạy người đoạn vọng tưởng. Nếu đoạn vọng tưởng tức chẳng lìa vọng tưởng. Tất cả chúng sanh do vọng nên thấy có sở đắc, do vọng nên thấy có sở đoạn, và do vọng nên thấy có pháp vọng tưởng. Đức Phật chẳng nói một chữ về pháp vọng tưởng. Ví như ông thầy thuốc đối với con bịnh mà nói thuốc, nếu không bịnh thì không nói thuốc.

HỎI: Đức Phật đã chẳng nói pháp vọng tưởng. Vậy cái vọng tưởng kia ai tạo tác?

ĐÁP: Chúng sanh tự tạo tác. Nếu được chánh trí tức là không.

HỎI: Thế nào chẳng tạo chánh trí mà nghiêng tạo vọng tưởng cùng khắp?

ĐÁP: Chẳng biết chánh trí tức có vọng tưởng, nếu biết vọng tưởng (tức có chánh trí).

HỎI: Đã có chánh trí tức gồm có vọng tưởng, thế sao nói không vọng tưởng?

ĐÁP: Chúng sanh thật ra không vọng tưởng cũng không chánh trí, cả hai đều không thế có.

HỎI: Cả hai đều không thể có tức không có phàm phu cũng không có thánh nhơn?

ĐÁP: Cũng có phàm phu, cũng có thánh nhơn. Đấy là do tự ông chẳng biết đó thôi.

HỎI: Thế nào là phàm, thế nào là thánh?

ĐÁP: Ông nếu phân biệt tức là phàm phu, nếu chẳng phân biệt tức là thánh.

HỎI: Phân biệt là phàm, chẳng phân biệt là thánh. Như đứa bé con dài ngắn chẳng phân là thánh nhơn ư?

ĐÁP: Khởi kiến giải nầy thật là kẻ quá ngu. Đứa bé con còn nhỏ chẳng biết tốt xấu, giống như người ngu không biết tôn ty. Há được chẳng phân biệt ư? Nên đối với lý chơn như thường hành phân biệt, tâm sẽ được trí vô phân biệt.

HỎI: Tạo tác mà chẳng sanh tâm (về việc tạo tác ấy) là trí chẳng phân biệt ư?

ĐÁP: Ông hãy xét chỗ tịnh tâm và chỗ khởi tâm, tức phải biết rõ tâm từ xưa nay vốn thanh tịnh, chẳng bị ngoại duyên làm ô nhiễm, đối với mọi việc phải thấy một cách rõ ràng. Nhơn duyên tánh khhông thể có, tức là biết nhơn duyên cũng không, cũng chẳng phải không, tức là tất cả sum la vạn tượng, vua tôi, cha mẹ, nhơn nghĩa lễ tín v.v. có ở thế gian. Đấy tức là chẳng hoại pháp thế gian. Cho nên trong kinh nói: “Chẳng hoại thế pháp mà vào Niết bàn”.

Nếu hoại pháp thế gian tức là phàm phu trôi nổi trong sanh tử. Pháp duyên thế gian kia, mỗi mỗi đều không chủ tể, mượn các duyên hòa hợp nhưng thể tánh nó đều không, rốt ráo không thể có. Nếu có người thấy được như thế tức gọi là kiến tánh. Tức là ở trong phân biệt được vô phân biệt trí: thường hành phân biệt mà chẳng phân biệt. Đấy là chẳng hoại pháp thế gian. Cho nên kinh nói: “Phân biệt các tướng kết hợp, vào đệ nhất nghĩa mà chẳng động”. Đó là bậc giác ngộ ngay nơi động mà khởi tịnh.

HỎI: Kinh Duy Ma nói: “Thường cầu vô niệm, trí huệ thật tướng. Nơi pháp thế gian ít muốn biết đủ, nơi pháp xuất thế mong cầu chẳng chán. Chẳng bỏ oai nghi mà thường theo thế tục khởi thần thông trí huệ dẫn đạo chúng sanh”. Nghĩa nầy thế nào?

ĐÁP: Nghĩa nầy tức là diệu dụng của chư Phật trong ba đời. Bậc chứng ngộ mới biết, tâm không thể đo lường được.

HỎI: Người thường cầu thật tướng vô niệm, duyên vào việc gì? Các kinh đã nói bố thí trì giớiphước báo cõi người, cõi trời. Há chẳng có niệm sao? Nhơn đâu có sự sai khác chẳng đồng, khiến cho tất cả người học hồ nghi chẳng tin?

ĐÁP: Ông chớ chẳng tin, ông là người chẳng hiểu việc. Phật nói bố thí trì giới là phước cõi người, cõi trời ấy là chúng sanh phần nhiều ở trong vọng tưởng. Phật có vô vàn phương tiện khéo, tùy theo ý của chúng sanh mà nói pháp vọng tưởng, để dẫn dụ họ vào cửa Đại thừa. Ông nếu chẳng tin xin dẫn kinh để chứng minh cho ông rõ:

Kinh Pháp Hoa nói: “Chín bộ giáo pháp của ta đây là tùy thuận chúng sanh nói Đại thừa làm gốc”. Lại nói “Trong cõi Phật mười phương chỉ có pháp nhất thừa, lại dùng sanh tự giả để dẫn đạo chúng sanh chớ không dùng tiểu thừa để tế độ chúng sanh”. Lại nói: “Chỉ có một sự thật nầy, có hai tức chẳng phải chơn”.

Kinh Chư Pháp Vô Hành nói: “Nếu người phân biệt giới (luật), đấy tức không có giới. Nếu người thấy có giới, ấy tức là mất giới”.

Căn cứ vào đây mà nói, biết rõ Phật nói về môn cứu cánh, chớ chẳng phải nói người không phước. Cốt dẫn chúng sanh khiến vào trí huệ Phật. Các bậc thánh hiền trong ba đời nói tâm đắc tự tại, tâm đắc giải thoát, tam đắc thánh nhơn, đấy là chiếc ấn lớn nhất của chư Phật trong ba đời phá nghi cho ông vậy.

HỎI: Chư Phật nói pháp nhất thừa là để giáo hóa chúng sanh. Như nay mọi người đều được khai ngộ. Sao lại nói rằng hoặc loạn chúng sanh? Đâu chẳng lỗi lầm ư?

ĐÁP: Ông chớ khởi ra ý nghĩ nầy. Chư Phật vì lòng đại bi, thấy chúng sanh rơi vào ba đường ác quá nhiều, nên mở phương tiện nói sáu ba la mật. Hành bố thítrì giới, nhẫn nhục, sẽ lìa được ba đường ác, được sanh cõi trời cõi người. Hành tinh tấn, thiền định, trí huệ sẽ được lìa những khổ sở trong sanh tử, tương lai sẽ thành Phật.

HỎI: Cớ sao chư Phật quá khứ nói tam thừa, hiện tại chư Phật cũng nói tam thừa?

ĐÁP: Quá khứ, hiện tạivị lai chu Phật đều nói tam thừa.

HỎI: Do nghĩa nào được biết như thế?

ĐÁP: Kinh Pháp Hoa nói: “Nếu lại tán thán Phật thừa, thì chúng sanh chìm trong khổ não. Nếu chẳng tin pháp nhất thừa nấy mà còn phá hoại chẳng tin, nên đọa vào ba đường ác. Ta thà chẳng nói pháp, muốn sớm vào niết bàn.Bèn nhớ lại phương tiện chư Phật quá khứ đã dùng, nên nay ta cũng đắc đạo cũng nói tam thừa , để biết rõ chư Phật quá khứ đều nói tam thừa, dẫn đường chúng sanh vào nhất thừa”.

HỎI: Thế nào là nhất thừa?

ĐÁP: Tâm là nhất thừa.

HỎI: Tâm thế nào là biết nhất thừa?

ĐÁP: Nên thấy tâm rỗng suốt không có tướng là nhất thừa .

HỎI: Thấy rõ ràng là tâm rỗng suốt không tướng mạo là nhất thừa, đấy là đắc quả thánh chăng?

ĐÁP: Đắc quả thánh.

HỎI: Có phàm chăng?

ĐÁP: Cũng có phàm.

HỎI: Phàm thánh có khác hay chẳng khác?

ĐÁP: Đều chẳng khác. Nếu một phen ngộ thì sớm phàm chiều thánh. Chẳng ngộ thì sáu đạo thọ sanh.

HỎI: Nay nói ngộ là ngộ cái gì?

ĐÁP: Ngộ tâm.

HỎI: Tâm phàm tâm thánh là một hay khác?

ĐÁP: Một.

HỎI: Thế nào là một?

ĐÁP: Thấy rõ tính thanh tịnh từ xưa đến nay không nhiễm không trước , tức là một.

HỎI: Ai biết không nhiễm không trước?

ĐÁP: Tâm biết không nhiễm không trước.

HỎI: Tâm thế nào biết không nhiễm?

ĐÁP: Các Đức Phật trong ba đời đều nói tâm không hình thể, rốt ráo không thể có. Cho nên được biếl là không nhiễm .

HỎI: Đã không hình thể, thế nào biết được không nhiễm?

ĐÁP: Chỉ vì không hình thể nên biết không nhiễm. Nếu có tướng mạo xứ sở là có nhiễm.

HỎI: Trước nói tâm, chưa biết tâm bao gồm bao nhiêu thứ?

ĐÁP: Ông nếu ngộ thì một tâm cũng không thể có. Nếu chẳng ngộ thì có biểt bao tâm, cũng không thể đếm hết được.

HỎI: Đấy là tâm phàm, thế nào là tâm thánh ?

ĐÁP: Ông nếu giữ tướng tức tâm phàm, lìa tướng tức tâm thánh.

HỎI: Tâm giữ tướng và tâm không giữ tướng thế nào, xin chỉ bày yếu nghĩa của nó?

ĐÁP: Tất cả người tu nếu thấy tâm qua lại tức là tâm dài ngắn. Thấy tốt xấu, thương ghét, vui giận, tà chánh, phàm thánh, tự tại hay chẳng tự tại. Thấy niết bàn, giải thoát, thấy Phật bồ tát, thấy cứu cánh không cứu cánh, thấy có hiểu biết không hiểu biết, thấy tinh tấn thiền định, trí tuệ v.v . Đấy là tâm vọng tưởng của phàm phu.

HỎI: Thế nào là tâm thánh chơn?

ĐÁP: Chẳng khởi một niệm, cũng chẳng thấy một vật, tức là tâm thánh nhơn.

HỎI: Thiền sư được tâm thánh nhơn chăng?

ĐÁP: Ta cũng không được.

HỎI: Đã không được tại sao biết?

ĐÁP: Ta nay không được cũng không biết. Cho nên kinh nói “không trí cũng không được”. Do chỗ không được tức là bồ tát.

HỎI: Lý nầy cứu cánh thuộc gì?

ĐÁP: Một vật chẳng thuộc. Nếu có chỗ thuộc tức là sanh tử luân hồi. Nếu không chỗ thuộc rốt ráo thường trụ.

HỎI: Tất cả chúng sanh đều do tám thức chuyển nên không được tự tại. Thế nào là tám thức?

ĐÁP: Tám thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức ấy vậy. Gọi thức là do nghĩa liễu biệt, như khi mắt cùng với hình sắc khế hợp nhau, ý thức ở trong phân biệt, lúc tốt lúc xấu, tùy theo chỗ chấp của nó liền có tướng sanh, rồi huân vào mạt na thức. Nương vào sự huân tập nầy rồi lại chấp thủ, rồi trở lại huân nơi đệ bát thức a lại da. Chỗ tích tụ những chủng tử của nghiệp thức nên được tên là tàng. Những thức như thế, các thức khác cũng vậy.

Tất cả chúng sanh tạo nghiệp thọ báo ấy là trước do tạng thức lần lượt thành nhơn mà tạo nghiệp vị lai. Cho nên nhơn tưởng mà thọ qủa chẳng dừng, rốt lại thọ khổ sanh tử trong sáu đạo. Nên người chưa liễu ngộ tâm, liền bị tám thức làm hoặc loạn. Nói tám thức ấy nghĩa là lấy cái sẵn có làm nhơn, nương vào duyên hiện tại mà khởi. Tạo tác nhơn duyên hòa hợp lại sanh làm nhơn tương lai.

Nay muốn đoạn trừ chẳng cho sanh nữa, nên chơn chánh quán sátnhãn thức từ đâu mà có? Từ sắc có, từ mắt có, hay từ tâm có? Nếu từ tâm có người mù có tâm sao không có nhãn thức. người chết có mắt sao chẳng hay phân biệt các sắc. Nếu từ sắc có (cũng không được) vì sắc là chất ngại vô tri. Như thế các duyên nầy không thể tách riêng để biện biệt được, chỉ khi tâm liễu ngộ mới biết mà thôi. Khi mắt thấy hình sắc, mắt cùng nhơn duyên của nó là không. Mắt cùng duyên đã không, tức là sắc cũng không. Nếu nhận rõ ba việc nầy thể nó là không, liền không phân biệt. Vì không phân biệt nên ý thức phân biệt mà không phân biệt, thức thứ bảy muốn chấp mà không thể chấp.

Trong thức thứ tám lại không có huân tập những chủng tử tạp nhiễm. Do không chủng tử, lại chẳng yêu sống chết, nên lặng yên thường trụ, chẳng bận rộn về chỗ sanh diệt.

HỎI: Phật có ba thân, từ đâu mà được?

ĐÁP: Ba thân Phật từ tám thức mà được. Do chuyển tám thức thành bốn trí, gom bố trí thành ba thân. Đấy là từ nhân đến quả mà có ba thân sai khác.

HỎI: Nghĩa là như thế nào và cớ sao được biết.

ĐÁP: Do nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân thức chuyển thành diệu quan sát trí. Đệ lục ý thức chuyển thành thành sở tác trí (18). Đệ thất mạt na chuyển thành bình đẳng tánh trí. Đệ bát a lại da chuyển thành đại viên cảnh trí.

HỎI: Bốn trí nầy nghĩa như thế nào mà nói như thế?

ĐÁP: Năm thức trước cũng gọilà năm căn. Năm căn nầy là cửa huệ riêng soi vào tiền cảnh mà không vọng nhiễm, nên đem năm thức nầy làm diệu quan sát trí. Đệ lục ý thức cũng gọi là ý căn. Đây là cửa trí phải nên cần mẫn giác ngộ. Giác rồi liền tịnh, cùng với pháp khế hợp, chơn tục đều xét thấy, thành tựu trí huệ, chuyển ý thành huệ, huệ hay chiếu sáng, thức chẳng phân biệt, chuyểnt hành trí nên gọi là thành sở tác trí.

Đệ thất mạt na thức lại không chấp thủ, tự nhiên không yêu, không ghét, nên tất cả pháp đều bình đẳng. Thế nên gọi là bình đẳng tánh trí.

Đệ bát a lại da thức bên trong tức là không, những chủng tử tạp nhiễm đều thanh tịnh, giống như gương sáng treo ở giữa hư không, tất cả muôn tượng đều hiện ở trong ấy, nhưng mà gương sáng nầy không khởi ý niệm rằng ta hay hiện hình tượng. Hình tượng cũng không nói rằng ta từ gương sanh. Không năng sở nên trí nầy gọi là Đại viên cảnh trí.

HỎI: Bốn trí đã vậy, thế nào là ba thân?

ĐÁP: Đại viên cảnh trípháp thân. Bình đẳng tánh tríbáo thân. Thành sở tác trídiệu quan sát tríbáo thân. Thành sở tác trídiệu quan sát tríhóa thân.

HỎI: Do đâu mà nói như thế?

ĐÁP: Căn cứ hiện tại mà nói. Khi định lực đầy đủ, tất cả công đức vô lậu đều tròn đầy và đủ ý nghĩa. Giống như gương sáng hiện các hình tượng mà không phân biệt, nên nói trí nầy là pháp thân. Vọng tâm đã hết, tánh bình đẳng thành tựu được muôn hạnh là do báo thân. Sáu căn không nhiễm độ chúng sanh rộng rãi, tự mình xa lìa và làm cho người xa lìa, khiến người hiểu biết mà tu nhơn là do hóa thân.

HỎI: Chúng sanh muốn cầu Phật quả. Trong ba thân trước tu thân nào?

ĐÁP: Kinh nói: “Từ bình đẳng nhập pháp thân lưu xuất báo thân, từ báo thân nầy lưu xuất hóa thân, từ hóa thân lưu xuất ba tạng giáo điển, mười hai bộ kinh”. Do lẽ đó nên trước phải tu pháp thân. Nói pháp thân ấy là nói diệu hữu diệu vô trung đạo chánh quán, nếu ngộ lý nầy tức là pháp thân. Do thấy được pháp thân nên biết thân tâm mình từ đời vô thỉ đến nay thường trái lại với pháp. Khi đã thấy được pháp liền phải chuyên cần, cần mẫn dụng ý không cho gián đoạn thì tự nhiên được thanh tịnh, thuận hợp với NHƯ. Thường Như chẳng dừng thì tâm như đã thành tựu, đấy là báo thân. Cho nên pháp thân thì sẵn có, báo thân là do tu hành. Còn hóa thân, kinh nói “hiện muôn ngàn thân gọi là hóa thân”.

HỎI: Ba thân đã như vậy. Thế nào là Tam bảo?

ĐÁP: Ba thân Phật cũng gọi là tam bảo: Phật bảo, Pháp bảoTăng bảo.

HỎI: Tam bảo có mấy loại?

ĐÁP: Nếu nói đầy đủ thì tam bảo có ba loại.

HỎI: Thế nào là ba?

ĐÁP: Một là nhất thể tam bảo, hai là biệt tướng tam bảo, ba là trụ trì tam bảo.

HỎI: Thế nào là nhất thể tam bảo ?

ĐÁP: Thể chơn tâm giác tánh thanh tịnh gọi là Phật bảo. Đầy đủ ý nghĩa và có hằng sa công dung gọi là Pháp bảo. Nghĩa của công dụng là nhứt vị gọi là Tăng bảo.

HỎI: Thế nào là biệt tướng tam bảo?

ĐÁP: Biệt tướng ấy tức là tự thân nầy gọi là Phật bảo. Hay tùy bịnh cho thuốc tự muốn tu hành gọi là Pháp bảo. Bốn đại năm ấm hòa hợp chẳng chống trái nhau gọi là Tăng bảo.

HỎI: Thế nào là trụ trì tam bảo?

ĐÁP: Trụ trì ấy là khéo hay dở trên tiếp dưới, mọi việc đều thanh tịnh bình đẳng, gọi là Phật bảo. tùy ý phát ngôn người nghe sanh hoan hỷ, gọi là Pháp bảo. Ở trong chúng môn kinh chẳng trái khéo phương tiện, hay hòa hợp với tất cả, chẳng tranh luận với nhau, gọi là Tăng bảo.

HỎI: Tại sao cho đó là BẢO?

ĐÁP: Bổn tánh nầy (đệ nhất nghĩa) chẳng ở trong ngoài cùng khoảng giữa, không thể cân lường, không thể đo được giá trị nên gọi là tam bảo. Đấy là thí dụ mà nói. Nếu cũng có giá cả thì chẳng gọi là bảo, cho nên nói hạt như ý bảo châu vô giá ấy vậy.

HỎI: Lão Kinh nói: “Đạo Phật không làm mà không gì chẳng làm”. Nghĩa nầy như thế nào?

ĐÁP: Đạo Phật vốn tự vô vi (không làm), chúng sanh khởi chấp ngã như núi tu di mà thành ra hữu vi (có làm). Nghĩa nầy ý không thể biết, tâm không thể lường, bậc chứng ngộ mới biết rõ. Chỉ thường công phu, một phen đại ngộ.

HỎI: Kinh nói: “Tất cả pháp đều từ kinh nầy sanh ra”, là thế nào?
ĐÁP: Kinh là tâm vậy. Tâm hay biểu hiện tất cả. Hành giả tu tập được viên chiếu vô ngại, chánh đạo cao tột nhơn đây mà phát sáng. Chư Phật ban đầu tự tu, sau giáo hóa chúng sanh, không pháp nào chẳng làm. Nên nói “từ kinh nầy sanh ra”.

HỎI: Kinh nói: “Gánh vác việc của Như lai”. Nghĩa nầy như thế nào?

ĐÁP: Ông chỉ nên phản chiếu lại tự tánh, chẳng trụ vào Thường, ngộ lẽ không thân (vô thân), ai chịu gánh vác? Liễu đạt sâu xa lý Bát nhã, và vì người rộng nói. Đấy tức là gánh vác chánh pháp, đảm đương thắng nghĩa, khiến cho chúng sanh thành tựu công đức, nên gọi “gánh vác việc Như Lai”.

HỎI: Kinh nói “Như lai độ chúng sanh”. Nghĩa nầy thế nào?

ĐÁP: Ông tự rõ chánh tánh của chúng sanh xưa nay vốn thanh tịnh, do sáu căn khởi tưởng nên bịnh phiền não sanh. Nếu quán phiền não sanh vốn không thì có gì nên độ? Cho nên, nếu nói Như lai độ tức là chấp ngã, nhơn, chúng sanh, họ giả.

HỎI: “Kim cang bát nhã ba la mật đa Kinh”. Nghĩa nầy thế nào?

ĐÁP: Kim cangsắc tâm, bát nhãthanh tịnh, ba labờ bên kia, mật là đến.

HỎI: “Chẳng chấp tướng, như như bất động” nghĩa như thế nào?

ĐÁP: Tâm ông nếy khởi có khứ lai tức là pháp hữu vi, đều là tướng chẳng an. Tâm ông nếu chẳng khởi, tức là không khứ không lai, ấy là pháp vô vi. Trong pháp vô vi cái động hay chẳng động đều lìa. Đấy tức là thường trụ. Nên gọi (như như bất động).

HỎI: Kinh Ôn Thất nói: “Cúng đủ bảy vật cho chúng sanh tắm rửa sạch sẽ được phước không lường”. Ý nghĩa của cái phước kia thế nào? Xin biểu thị.

ĐÁP: Kinh đã nói sự thật không dối. Ông nếu đủ bảy vật tắm rửa tức là phải trong ngoài khế hợp (tương ưng) thì phước đức không lường. Ông nếu lìa bảy vật tắm rửa (19), hoặc buông tâm tánh, thả tham sân, xen vào chuyện thị phi, khiến người khổ sở, tức là thân Phật ra máu. Thường chùi lau ba nghiệp tắm rửa như thế. Giống như rửa đồ, bùn nhơ hết thì nghỉ. Chỉ tâm thanh tịnh chẳng khởi tham sân, tự nhiên bình đẳng, tức là lìa phân biệt. Dùng nước phân biệt rửa sạch tất cả những bụi nhơ hoặc làm loạn cho được trong sạch.

HỎI: Tâm ba độc nầy nếu đối trị thành sáu ba la mật chăng?

ĐÁP: Ông chẳng có tâm dũng mãnh, siêng năng đối với ba độc, phát ba thệ nguyện. Một, thệ nguyện đoạn tất cả điều ác, để trừ chất độc của Sân. Hai, thệ làm tất cả việc lành, để trừ chất độc của Si. Ba, thệ độ tất cả chúng sanh, để trị chất độc của Tham. Do hay đoạn hay tu đối với ba độc biến thành ba nhóm tịnh giới.

Kế là phải rõ về tâm nhún nhường, tức là đối với năm ấm mà khởi ra năm loại tâm nhún nhường. một, thệ thấy tất cả chúng sanh, khởi ý tưởnghiền thánh, tự thân mình khởi ý tưởngphàm phu. Hai, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi ý tưởngquốc vương, tự thân mình khởi tưởng là dân dã. Ba, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi tưởng là sư tăng, tự thân mình khởi tưởng là đệ tử. Bốn, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi tưởng là cha mẹ, tự thân mình khởi tưởng là con cái. Năm, thệ thấy tất cả chúng sanh khởi tưởng là chủ nhơn, tự thân mình khởi tưởng là tôi tớ.

Sáu ba la mật cũng gọi là sáu độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Đối với sáu trần sáu căn thanh tịnh, lục đạo không sanh, trong ngoài chẳng đắm trước, tự nhiên là hạnh bố thí. Tức nhiếp về đàn ba la mật. Thiện ác bình đẳng đều không thể có được, tức nhiếp về thí ba la mật (giới). Cảnh và trí hòa hợp, sự chống trái hằng tiêu, tức nhiếp về nhẫn nhục ba là mật. Lặng lẽ chẳng động, muôn hạnh tự nhiên, nhiếp về tinh tấn ba la mật. Phồn hưng diệu tịch, pháp thân tự hiện, nhiếp về thiền ba la mật. Diệu tịch mở sáng không có sự biến đổi, cứu cánh thường trụ, tất cả không dính mắc, nhiếp về bát nhã ba la mật. Đấy gọi là sáu ba la mật. Chữ Phạn gọi ba la mật, chữ Hán gọi “đến bờ bên kia”.

HỎI: Kẻ thế tục nầy đến đây thưa hỏi đều là khởi tâm suy lường, sanh mê loạn. Thiền sư vui vẻ bố thí cho (lời vàng), không còn nghi ngờ nữa. Nhưng con chưa dám hỏi hết ý, sợ nhọc phiền ngài.

ĐÁP: Ông nếu không nghi chẳng nên hỏi lại. Pháp không được hỏi đáp, hỏi đáp tức có cao thấp. Không hỏi không đáp là pháp bình đẳng, nếu cầu kiến giải rộng tức là mất đạo gốc, ông cũng lại bị cái sở tri chướng, và khiến ông sanh tâm nghi ngờ. Nếu tâm thật bị ngưng trệ nên ân cần thưa hỏi, để chứng lẽ chơn.

HỎI: Kinh Lăng Già nói: “Xa lìa năng giác và sở giác”. Nghĩa nầy thế nào?

ĐÁP: Giác niệm chẳng sanh khởi, tâm kia an ổn thái bình.

HỎI: Đệ tử tuy người thế tục, tâm thức sớm đã vào đạo. nay nghe thầy nói đều là đạo chánh chơn, giác ngộ cao tột. Thệ một dạ chí thành, tâm không lui sụt, chóng chứng duyên đời, sáu thức tâm thân đều ở chỗ không, một lòng khao khát nhớ nghĩ, sụt sùi rơi lệ khôn nguôi, hiểu rõ được lòng rất hổ thẹn, đâu bằng than khóc! Lòng nầy xót đau, tự hận đã nhiều kiếp mê mờ chơn lý. Nếu chẳng nhờ thiền sư thương xót, bao giờ được ngộ? Cho nên có thể nói đây là luận đại giải thoát.

Làm luận nầy nếu hợp thánh ý, xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Nếu chẳng hợp thánh ý, xin tội tiêu diệt. Như có người chẳng phải (đồng kiến đồng hành) chẳng nên truyền, sợ họ đem hủy báng phá hoại huệ pháp. Nếu có người phước trọng, thật sự giác ngộ, truyền cho pháp lớn không tiếc. pháp nầy không thể xem thường cũng không thể tranh luận, chỉ nên thầm biết trong lòng: vọng niệm chẳng sanh, tâm ngã sở diệt.
------------------------------
Tài liệu do Phật lan tây quốc đồ thư quán sưu, trong Tạng bản Đôn Hoàng. Kinh số 2835, quyển Cổ Dật. Đại Tạng kinh.

GHI CHÚ
(1) Năm phước: giàu có, sang trọng, sống lâu, vui vẻbình an - phú, quí, thọ, khương, ninh.
(2) Năm dục: Về phần thô là tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (tài, sắc, danh, thực, thuỳ). Về phần tế là sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục.
(3) Tám gió: lợi lộc, suy vi, huỷ báng, khen tặng, ca ngợi, chê bai, khổ, vui (lợi, suy, huỷ, dự, xưng, cơ, khổ, lạc).
(4) Dương Chu và Mặc Địch là hai nhà triết học đời Chiến quốc bên Trung Hoa. Dương Chu chủ trương thuyết vị ngã, Mặc Định chủ trương thuyết kiêm ái.
(5) Ngũ luân: năm bực quan hệ của người đời là vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em và bầu bạn.
(6) Lục quần Tỳ kheo: Khi Phật còn tại thế có sáu thầy Tỳ kheo không hạnh nết, kết đảng làm việc mất oai nghi của tăng sĩ. Do đó nên Phật chế ra nhiều giới luật để răn cấm.Theo Tăng kỳ Luật, Lục quần Tỳ kheo là: Xiển Đà, Ca Lưu Đà Di, Văn Đạt, Ma hê da đạt đa, Mã Sư, Mãn Túc. Bên Ni cũng có sáu Tỳ kheo ni như vậy.
(7) Tam cang: Vua tôi, cha con, chồng vợ. Ngũ thường: Năm đức thường của con người là nhơn, lễ, nghĩa, trí, tín.
(8) Thập độ còn gọi là thập Ba la mật. đấy là mười hạnh thù tháng của Bồ tát:1) Thí ba la mật, 2) Giới ba la mật, 3) Nhẫn ba la mật, 4) Tinh tấn ba la mật, 5) Tịnh lự ba la mật, 6) Bát nhã ba la mật, 7) Phương tiện thiện xảo ba la mật, 8) Nguyện ba la mật, 9) Lực ba la mật, 10) Trí ba la mật. (Xem rõ trong Duy thức luận). Vạn hạnh là nói chung cho tất cả việc tu hành.
(9) Niềm vui đan biều là niềm vui nhàn nhã không tư lự, tiêu dao với giỏ cơm bầu nước.
(10) Phù căn là chỉ cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thô phù ở bên ngoài.
(11) Phù trần là chỉ cho tất cả pháp hữu vi, như hạt bụi lăng xăng không thật.
(12) Khí thế gianthế giới chúng sanh cư trú.
(13) Hàng vô học là chỉ cho bậc A la hán. Quả vị này sự tu hhọc đã viên mạn,nên gọi là vô học. Ba quả đầuTu Đà Hoàn, Tư Dà Hàm, A Na Hàm gọi là hàng hữu học.
(14) Tam thừa: Thanh văn thừa, Duyên giác thừaBồ tát thừa
(15) Thập đại là mười từng lớp tu chứng của người tu theo Đạo Phật. Có thập đại chung cho ba thừa, có thập địa của Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát. Thập địa của Bồ Tát: 1. Hoan hỉ địa, 2. Ly cấu địa, 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ địa, 5. Cực nan thắng địa, 6. Hiện tiền địa, 7 Viễn hành địa, 8. Bất động địa, 9. Thiện huệ địa, 10. Pháp vân địa.
(16) Thừa công là Thừa Lão Pháp sư, ngài có một quyển VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC bản xưa, ngài thấy rất quí nên vận động tiền khắc bản in ấn tống. Ông Quang Phất là người có góp tiền làm công tác trên.
(17) Nói lại bằng một thí dụ khác cho đễ hiểu hơn: Như người đau mắt nhìn ra hư không thấy có những hoa đốm chập chờn, nhưng thật ra trong hư không không có hoa đốm, tại bịnh mắt nên thấy có hoa đốm thôi.
(18) Theo trong Duy Thức học thì năm thức đầu chuyển thành thành sở tác trí, đệ lục ý thức chuyển thành diệu quan sát trí, nhưng ở đây là một lối giải thích khác của các vị Thiền sư. Chúng ta nên suy ngẫm.
(19) Bảy vật dùng để tắm là than đốt, lửa ấm, nước trong, nước tro, xác đậu, cành dương, xà phòng. Nhưng ở đây là phương pháp để rửa tâm.

Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 111700)
10/10/2010(Xem: 107855)
10/10/2010(Xem: 110149)
10/08/2010(Xem: 112919)
08/08/2010(Xem: 118673)
21/03/2015(Xem: 23642)
27/10/2012(Xem: 66643)
09/09/2017(Xem: 12225)
02/09/2019(Xem: 9000)
09/04/2016(Xem: 15623)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.