Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4b- Một Cảm Quan Chung Cho Các Tôn Giáo Khác Biệt

05/03/201112:00 SA(Xem: 16076)
Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4b- Một Cảm Quan Chung Cho Các Tôn Giáo Khác Biệt

VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa


MỘT CẢM QUAN CHUNG
CHO CÁC TÔN GIÁO KHÁC BIỆT
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THĂM VIẾNG
TU VIỆN DÒNG KÍN GRANDE CHARTREUSE

Khi bạn mô tả cuộc thăm viếng tu viện dòng kín Grande Chartreuse của tôi trên báo chí, tôi hy vọng là bạn sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà tôi luôn hết lòng gắn bó, đó là việc xây dựngbảo tồn tinh thần hoà đồng giữa các tôn giáo. Tôi vẫn luôn tin tưởng rằng những truyền thống tâm linh lớn nhất đều chia xẻ một thông điệp chung về lòng thương yêu, từ bitha thứ. Chúng cũng có tiềm năng phục vụ nhân loại và góp phần vào việc tiết giảm bầu khí căng thẳngxung đột giữa con người. Tôi tin tưởng rằng từ những mẫu số chung này người ta có thể tạo nên một chỗ dựa vững chắc để qua đó xây dựng mối cảm thông hoà điệu giữa các tôn giáohệ thống hoá một thông điệp chung: thực hành tín ngưỡng trong mục tiêu làm gia tăng ưu điểm cá nhân góp phần vào việc chuyển hóacải thiện đời sống con người.

Trong suốt bao nhiêu năm, mỗi lần có dịp gặp gỡ các hành giả đang tu tập -tôi muốn nhấn mạnh đến chữ này- tôi cảm nhận rằng, do công hạnh tu tập cùng với tầm hiểu biết sâu rộng về những giá trị lớn lao của tôn giáo mà họ đang tu học, họ rất dễ dàng thông hiểu những giá trị của các tôn giáo khác; và do đó họ cũng có khả năng tự nhiên trong việc tạo nên mối cảm thông và hòa điệu. Giống như tôi, chắc hẵn bạn cũng đã biết rằng trong quá khứ đã có biết bao nhiêu tấn thảm kịch xảy ra trên trái đất này nhân danh tôn giáo, và kể cả ngay trong thời đại bây giờ như những gì đã xảy ra tại Châu Phi, Bosnia.

Cho dù đã có những sự kiện bi thảm như thế, tôi nghĩ rằng tinh thần hợp tác tôn giáo đang ngày một cải thiện. Sống theo tôn giáo mà mình chọn lựa cũng chẳng khác gì khả năng chúng ta có thể ăn được trong khi đói, đó là một quyền căn bản của con người mà tôi luôn lên tiếng biện hộ. Chúng ta ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng để mang lại sức khỏe cho cơ thể, thế nên thực phẩm càng đa dạng chừng nào thì càng tốt chừng nấy! Điều này cũng được áp dụng cho tôn giáo, tức là thức ăn tinh thần của con người.



Do căn cơ trí tuệtâm tính của mỗi cá nhân, người ta có thể lựa chọn cho mình một tôn giáo thích ứng. Mỗi tôn giáo đều có những tinh túy, phẩm chất riêng biệt, và tiềm lực vô song của nó, và đây là điều thật tuyệt diệu. Thế nên trên một quan điểm phóng khoáng, tất cả mọi tôn giáo đều có những điểm chung, và trên căn bản này chúng ta có thể ngồi lại làm việc với nhau.

Khi nghe đồn rằng trong vùng này có những vị tu sĩ và nữ tu sống biệt lập trong tu viện, những người đã cống hiến trọn vẹn đời mình cho niềm tin tôn giáo, tôi rất ao ước được gặp gỡ họ. Ngay từ khi mới đặt chân vào mảnh sân của tu viện, tôi đã bị choáng ngợp bởi bầu không khí tỉnh lặng và cảnh trí tươi đẹp của nơi này, tất cả như toát ra những luồng sóng an bìnhtâm linh mạnh mẽ. Lúc này ở đây cũng khá lạnh!

Tôi đã chia xẻ những suy nghĩ của tôi cùng với những vị tu sĩ mà tôi gặp gỡ, đặc biệt liên hệ đến những điểm tương đồng giữa kinh nghiệm tâm linhđời sống suy niệm của từng truyền thống. Trong khi trao đổi với vị tu viện trưởng, tôi đã khám phá ra rằng chương trình cầu nguyện chặt chẽ hàng ngày của những vị tu sĩ này, những người chấp nhận đời sống khổ hạnh, có nhiều điểm rất tương đồng với sự tu tập của các tăng sĩ và nữ tu Phật giáo.

Điều đáng ngạc nhiên là những điểm tương đồng này đã hiện hữu và đã không bắt nguồn từ những trao đổi lẽ ra đã có từ lâu. Chúng ta đã bị cách chia hơn một thiên niên kỷ, thế nhưng hình như vẫn có những ảnh hưởng siêu nhiên, hay nói một cách khác, một cảm quan chung đã được chia xẻ giữa hai truyền thống. Tất cả đã cho tôi cảm giác rằng mình đã nhận được một kinh nghiệm rất kỳ diệu, rất phi thường và điều này đã tạo nên một tác động mạnh mẽ trong tâm trí tôi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/10/2010(Xem: 29201)
20/12/2019(Xem: 10257)
18/02/2020(Xem: 7496)
27/06/2021(Xem: 13887)
12/01/2015(Xem: 17561)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.