THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I
CHƯƠNG
BỐN
CHAPTER
FOUR
Chuyển
Pháp Luân và
Năm
Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật
Turning
the Wheel of Dharma and
the
first five disciples of the Buddha
(I) Chuyển Pháp Luân—Turning the Wheel of Dharma
1)
Chuyển bánh xe Phật Pháp hay thuyết Phật Pháp—To turn the
Dharma Cakra (wheel) of dharma—To turn or roll along the Law-wheel, i.e.
to preach Buddha-truth, or to explain the religion of Buddha—Buddhist
preaching.
2)
Chuyển Pháp Luân có nghĩa là tuyên thuyết lý tưởng của
Phật, hay thể hiện lý tưởng của Phật trong thế gian, nghĩa
là kiến lập vương quốc của Chánh Pháp: Turning the Wheel of
Truth means ‘preaching the Buddha’s Ideal,’ or the ‘realization
of the Buddha’s Ideal in the world,’ i.e., the foundation of Kingdom
of Truth.
(II)
Bài Pháp Đầu Tiên—The First Sermon
Sau
khi Phật đạt được đại giác tại Bồ Đề Đạo Tràng,
Phật đã đi qua khắp nẻo Ấn Độ, khi Ngài đến vườn Lộc
Uyển gần thành Ba La Nại, nơi đó Ngài đã thuyết thời pháp
đầu tiên cho năm vị tu khổ hạnh. Bài pháp thuyết về Trung
Đạo, Tứ Diệu Đế và Bát Thánh Đạo—After the Buddha’s
enlightenment at Buddha Gaya, he moved slowly across India until he reached
the Deer Park near Benares, where he preached to five ascetics his First
Sermon. The sermon preached about the Middle Way between all extremes,
the Four Noble Truths and the eight Noble Paths.
(A)
Lần Đầu Chuyển Pháp Tứ Đế—The First Turning of the Four
Noble Truths:
1)
Đây là Khổ. Tánh của Khổ là bức bách: This is Suffering.
Its nature is oppression.
2)
Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Tánh của Tập là chiêu
cảm: This is accumulation. Its nature is enticement.
3)
Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Sự dứt Khổ có
thể chứng đắc: This is Cessation. Its nature is that it can be realized.
4)
Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Con đường dứt Khổ
có thể tu tập được: This is the Way. Its nature is that it can
be cultivated.
(B)
Lần Thứ Nhì Chuyển Pháp Tứ Đế—The Second Turning of the
Four Noble Truths:
1)
Đây là Khổ, con phải biết: This is Suffering. You should know
it.
2)
Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Con phải đoạn trừ: This is accumulation. You should cut it off.
3)
Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Con phải chứng đắc:
This is Cessation. You should realize it.
4)
Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Con phải tu tập: This is the Way. You should cultivate it.
(C)
Lần Thứ Ba Chuyển Pháp Tứ Đế—The Third Turning of the Four
Noble Truths:
1)
Đây là Khổ. Ta đã biết, không cần biết thêm nữa: This
is Suffering. I have already known it and need not know it again.
2)
Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Ta đã đoạn hết, không
cần đoạn thêm nữa: This is accumulation. I have already cut
it off and need not cut it off again.
3)
Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Ta đã dứt sạch,
không cần dứt thêm gì nữa: This is Cessation. I have already realized
and need not realize it any more.
4)
Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Ta đã tu thành, không
cần tu thêm nữa: This is the Way. I have already successfully
cultivated and need not cultivate it any more.
(III) Năm
Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật—The First five disciples
of the Buddha: Theo
Đức Phật và
Phật Pháp của
Hòa Thượng
Narada, năm vị
đệ tử đầu tiên của
Đức Phật là những
vị
Kiều Trần Như,
Bạt Đề (Bhaddiya),
Thập Lực Ca Diếp
(Dasabala-Kasyapa), Ma Nam
Câu Lợi (Mahanama), và Át Bệ (Assaji).
Kiều Trần Như là vị trẻ tuổi nhất trong tám vị
Bà La
Môn được vua
Tịnh Phạn thỉnh đến dự
lễ quán đảnh
Thái Tử sơ sanh. Bốn người kia là con của bốn trong bảy
vị
Bà La Môn lớn tuổi kia. Tất cả năm anh em đều cùng
nhau vào rừng
tu học. Ngay khi
hay tin Thái Tử Tất Đạt Đa
rời bỏ cung điện, cả năm anh em cùng đi tìm
đạo sĩ Cồ
Đàm để
phục vụ Ngài. Nhưng đến khi
Thái Tử chấm dứt
cuộc
tu khổ hạnh ép xác, các vị ấy
thất vọng, bỏ Ngài
đi Isipatana. Chẳng bao lâu sau khi các vị nầy rời bỏ
Thái
tử thì Ngài
đắc quả thành Phật.
Ngay sau khi Đức Phật
thành đạo, Ngài cất bước đi về hướng
vườn Lộc Uyển
của xứ
Ba La Nại. Thấy Phật từ xa đến, năm
vị đạo
sĩ (anh em
Kiều Trần Như) bàn tính
quyết định không
đảnh
lễ Ngài với lòng
tôn kính như xưa. Các vị ấy
hiểu lầm
thái độ của Ngài trong cuộc chiến đấu để
thành đạo
quả, vì Ngài đã
từ bỏ lối tu khổ hạnh cứng nhắc và
chứng tỏ là
tuyệt đối vô ích đó. Năm
vị đạo sĩ nầy
nói chuyện
với nhau: “Nầy các
đạo hữu,
đạo sĩ Cồ Đàm
đang đi đến ta.
Đạo sĩ ấy
xa hoa, không bền chí
cố gắng
và đã
trở lại với
đời sống lợi dưỡng.
Đạo sĩ ấy
không đáng cho ta
niềm nở tiếp đón và
cung kính phục vụ.
Ta không nên rước
y bát cho
đạo sĩ ấy. Nhưng dầu sao
chúng
ta cũng nên dọn sẳn một chỗ ngồi. Nếu
đạo sĩ Cồ Đàm
muốn ngồi với
chúng ta thì cứ ngồi.”
Tuy nhiên, trong khi
Đức Phật bước gần đến, với cung cách
oai nghi, Ngài đã
cảm hóa được năm
vị đạo sĩ, và không ai bảo ai, năm
người cùng đến
đảnh lễ Ngài, sau đó người thì rước
y bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho Ngài
rữa chân,
vân vân.
Mặc dầu vậy, họ vẫn gọi Ngài bằng
danh hiệu “đạo hữu,” một
hình thức xưng hô của những
người ngang nhau, hoặc để người trên
xưng hô với kẻ dưới.
Khi đó
Đức Phật mới nói: “Nầy các
đạo sĩ, không nên
gọi
Như Lai bằng tên hay bằng danh từ “đạo hữu.”
Như
Lai là
Đức Thế Tôn, là Đấng
Toàn Giác. Nghe đây, các
đạo
sĩ,
Như Lai thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ
giảng dạy
giáo pháp. Nếu hành đúng theo lời
giáo huấn của
Như Lai, các thầy cũng sẽ sớm
chứng ngộ, do nhờ
trí tuệ
trực giác, và trong kiếp sống nầy, các thầy sẽ hưởng
một đời sống cùng tột
thiêng liêng trong sạch. Cũng vì
muốn đi tìm
đời sống cao thượng ấy nhiều người con trong
các
gia tộc quý phái đã rời bỏ
gia đình,
sự nghiệp, để
trở thành người không nhà không cửa.” Năm
vị đạo
sĩ bèn
trả lời: “Nầy
đạo sĩ Cồ Đàm, trước kia, với
bao nhiêu
cố gắng để nghiêm trì kỹ luật mà
đạo hữu
không
thành đạt trí tuệ siêu phàm, cũng không
chứng ngộ
được gì xứng đáng với chư Phật. Bây giờ
đạo hữu sống
xa hoa và
từ bỏ mọi
cố gắng,
đạo hữu đã
trở lại đời
sống lợi dưỡng thì làm sao mà có thể
thành đạt được
trí huệ siêu phàm và
chứng ngộ đạo quả ngang hàng với
chư Phật?” Sau đó
Đức Phật giải thích thêm: “Này các
đạo sĩ,
Như Lai không
xa hoa, không hề ngừng
cố gắng, và
không
trở về đời sống lợi dưỡng.
Như Lai là
Đức Thế
Tôn, là Đấng
Toàn Giác. Nghe nầy các đạo sĩ!
Như Lai đã
thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng dạy
Giáo Pháp. Nếu hành đúng theo lời
giáo huấn của
Như Lai,
các thầy cũng sẽ sớm
chứng ngộ, do nhờ
trí tuệ trực
giác, và trong kiếp sống nầy các thầy sẽ hưởng
một đời
sống cùng tột
thiêng liêng trong sạch. Cũng vì muốn đi tìm
đời sống cao thượng ấy mà nhiều người con trong các
gia
tộc quý phái sẽ rời bỏ
gia đình sự nghiệp, để
trở
thành người không nhà cửa.” Lần thứ nhì
năm đạo sĩ
vẫn giữ nguyên
thành kiến và
tỏ ý thất vọng. Đến lần
thứ ba, sau khi được
Đức Phật lập lại lời
xác nhận,
năm đạo sĩ vẫn giữ vững
lập trường,
tỏ ý hoài nghi.
Đức Phật hỏi lại: “Nầy các đạo sĩ! Các thầy có biết
một lần nào trước đây
Như Lai đã nói với các thầy như
thế không?”
Quả thật không.
Đức Phật lập lại lần thứ
ba rằng Ngài đã là Đấng
Toàn Giác và chính
năm đạo sĩ
cũng có thể
chứng ngộ nếu chịu hành động đúng lời
giáo
huấn. Đó là những
lời nói chân thật do chính
Đức Phật
thốt ra. Năm
vị đạo sĩ là bậc
thiện trí,
mặc dầu đã
có
thành kiến không tốt, nhưng khi nghe như vậy đã
nhận
định chắc chắn rằng
Đức Phật đã
thành tựu đạo quả
vô thượng và có đầy
đủ khả năng để hướng dẫn mình.
Năm thầy bấy giờ mới tin lời
Đức Phật và ngồi xuống
yên lặng nghe
Giáo Pháp Cao Quý. Trong khi
Đức Phật thuyết
pháp cho ba vị nghe thì hai vị kia đi
khất thực, và
sáu vị
cùng độ với những
thực vật mà hai vị đem về. Qua hôm
sau hai vị nầy
nghe pháp thì ba vị kia đi
khất thực. Sau khi
được
Đức Phật giảng dạy, tất cả năm vị đều
nhận
định thực tướng của
đời sống. Vốn là
chúng sanh, còn
phải chịu sanh, lão, bệnh, tử, và
ái dục, các vị tìm thoát
ra vòng
đau khổ ấy để đến chỗ không sanh, không lão, không,
bệnh, không tử, không
phiền não, không
ái dục, cảnh
vắng
lặng tột bực vô song,
niết bàn, cảnh chân toàn
tuyệt đối,
nơi không còn sanh lão
bệnh tử,
phiền não và
ái dục.
Trí
huệ phát sanh, năm vị thấu hiểu rằng
sự giải thoát của
các vị rất là
vững chắc, không thể lay chuyển, và đây
là lần sanh
cuối cùng. Các vị không bao giờ còn
tái sanh
nữa.
Đức Phật đã
giảng Kinh Chuyển Pháp Luân, đề cập
đến
Tứ Diệu Đế, là
bài pháp đầu tiên mà
Đức Phật
giảng cho năm vị. Khi nghe xong,
Kiều Trần Như, niên trưởng
trong năm vị,
đắc quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong
bốn tầng Thánh. Về sau bốn vị kia cũng
đạt được quả
vị nầy. Đến khi nghe
Đức Phật giảng kinh Anattalakkhana Sutta,
đề cập đến
pháp vô ngã thì tất cả năm vị đều
đắc
quả A La Hán—According to The Buddha and His Teaching, written by
Most Venerable Narada, the first five disciples of the Buddha were Kondanna,
Bhaddiya, Dasabala-Kasyapa, Mahanama, and Assaji. They were of the Brahmin
clan. Kondanna was the youngest and cleverest of the eight brahmins who
were summoned by King Suddhodana to name the infant prince. The other four
were the sons of those older brahmins. All these five retired to the forest
as ascetics in anticipation of the Bodhisattva while he was endeavouring
to attain Buddhahood. When he gave up his useless penances and severe austerities
and began to nourish the body sparingly to regain his lost strength, these
favourite followers, disappointed at his change of method, deserted him
and went to Isipatana. Soon after their departure the Bodhisattva attained
Buddhahood. Right after his enlightenment, the Buddha started out to the
Deer Park in Benares. The five ascetics saw him coming from afar decided
not to pay him due respect as they miscontrued his discontinuance of rigid
ascetic practices which proved absolutely futile during his struggle for
enlightenment. They convinced one another as follow: “Friends, this ascetic
Gotama is coming. He is luxurious. He has given up striving and has turned
into a life of abundance. He should not be greeted and waited upon. His
bowl and robe should not be taken. Nevertheless a seat should be prepared
in case he wished to sit down with us.” However, when the Buddha continued
to draw near, his august personality was such solemnly that they were compelled
to receive him with due honour. One came forward and took his bowl and
robe, another prepared a seat, and yet another prepared water for his washing
of feet. Nevertheless, they addressed him by name and called him friend
(avuso), a form of address applied generally to juniors and equals. At
this time, the Buddha addressed them thus: “Do not, Bhikkhus, addressed
the Tathagata by name, or by title “friend.” An Exalted One, O Bhikkhus,
is the Tathagata. A fully enlightened one is he. Give ear, O Bhikkhus!
Deathlessness has been attained. I shall instruct and teach the Dharma.
If you act according to my instructions, you will before long realize,
by your own intuitive wisdom, and live, attaining in this life itself,
that supreme consummation of the holy life, for the sake of which sons
of noble families rightly leave the household for homelessness.” Thereupon
the five ascetics replied: “By that demeanour of yours, avuso Gotama,
by that discipline, by those painful austerities, you did not attain to
any superhuman specific knowledge and insight worthy of an Ariya. How will
you, when you have become luxurious, have given up striving, and have turned
into a life of abundance, gain nay such superhuman specific knowledge and
insight worthy of an Ariya?” In further explanation, the Buddha said:
“The Tathagata, O Bhikkhus, is not not luxurious, has not given up striving,
and has not turned into a life of abundance. An exalted one is the Tathagata.
A fully enlightened one is he. Give ear, O Bhikkhus! Deathlessness has
been attained. I shall instruct and teach the Dharma. If you act according
to my instructions, you will before long realize, by your own intuitive
wisdom, and live, attaining in this life itself, that supreme consummation
of the holy life, for the sake of which sons of noble families rightly
leave the household for homelessness." For the second time the prejudiced
ascetics expressed their disappointment in the same manner. For the second
time the Buddha reassured theom of his attainment to enlightenment. When
the adamant ascetics refusing to believe him, expressed their view for
the third time, the Buddha questioned them thus: “Do you know, O Bhikkhus,
of an occasion when I ever spoke to you thus before?” The five ascetics
replied: “Nay, indeed Lord!” The Buddha then repeated for the third
time that he had gained enlightenment and that they also could realize
the truth if they would act according to his instructions. It was indeeda
frank utterance, issuing from the sacred lips of the Buddha. The cultured
ascetics, though adamant in their views, were then fully convinced of the
great achievements of the Buddha and of his competence to act as their
moral guide and teacher. They believed his words and sat in silence to
listen to his noble teaching. Three of the ascetics the Buddha instructed,
while three went out for alms. With what the two ascetics brought from
their almsround the six maintained themselves. The next day, two of the
ascetics he instructed, while the other three ascetics went out for alms.
With what the three brought back, six sustained themselves. And those five
ascetics thus admonished and instructed by the Buddha, being themselves
subject to birth, decay, death, sorrow, and passions, realized the real
nature of life and, seeking out the birthless, decayless, diseaseless,
deathless, sorrowless, passionless, incomparable supreme peace, Nirvana,
attained the incomparable security, Nirvana, which is free from birth,
decay, disease, death, sorrow, and passions. The knowledge arose in them
that their deliverance was unshakable, that it was their last birth and
that there would be no more of this state again. The Dhammacakkappavattana
Sutta, which deals with the Four Noble Truths, was the first discourses
delivered by the Buddha to them. After hearing it, Kondanna, the eldest,
attained the first stage of sainthood. After receiving further instructions,
the other four attained Sotapatti later. On hearing the Anattalakkhana
Sutta, which deals with soullessness, all the five attained Arahantship,
the final stage of sainthood.