- Chương 1: Đức Phật—the Buddha
- Chương 2: Đạo Phật—buddhism
- Chương 3: Nhân Sinh Quan Và Vũ Trụ Quan Phật Giáo—buddhist Points Of View On Human Life And Buddhist Cosmology
- Chương 4: Chuyển Pháp Luân Và Năm Đệ Tử Đầu Tiên—turning The Wheel Of Dharma And The First Five Disciples
- Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—buddhist Councils
- Chương 6: Tam Bảo Và Tam Tạng Kinh Điển—triple Jewels And Three Buddhist Canon Baskets
- Chương 7: Kinh Và Những Kinh Quan Trọng—luật—luận—sutras And Important Sutras-rules-commentaries
- Chương 8: Đạo Và Trung Đạo—path And Middle Path
- Chương 9: Vi Diệu Pháp—abhidharma
- Chương 10: Tam Thời Pháp—three Periods Of The Buddha’s Teachings
- Chương 11: Thân Quyến—the Buddha’s Relatives
- Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—ten Great Disciples
- Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—other Famous Disciples
- Chương 14: Giáo Đoàn Tăng Và Giáo Đoàn Ni—monk And Nun Orders
- Chương 15: Tứ Động Tâm—four Buddhist Holy And Sacred Places
- Chương 16: Những Thánh Tích Khác—other Sacred Places
- Chương 17: Những Đại Thí Chủ—great Donators
- Chương 18: Những Vị Có Công Với Phật Giáo—those Who Had Helped Maintaining Buddhism
- Chương 19: Những Vị Cao Tăng Và Tác Giả Phật Giáo Nổi Tiếng Thế Giới—world Famous Monks & Nuns And Famous Buddhist Authors.
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I
CHAPTER SEVEN
Tam
Tạng Kinh Điển
Tripitakas
(A)
Tổng Quan về Tam Tạng Kinh Điển—An overview of Tripitakas
(B)
Kinh Tạng—Sutra (skt)
(I) Đại cương về Kinh Tạng—An overview of the Sutra Pitaka.
(II)
Nghĩa của Kinh—The meanings of Sutras.
(III)Characteristics
of explanation and translation of sutras—Đặc điểm trong việc
giải thích và phiên dịch kinh điển:
(IV)Ngôn
ngữ chính trong kinh điển Phật Giáo thời Đức Phật—Main
Language in Buddhist Teachings at the time of the Buddha:
(V)
Tạng Kinh còn tồn tại trên thế giới—World Survived Collections
of sutras:
(VI)
Kinh Tạng Nguyên Thủy và Bắc Tông—Sutra Pitakas of the Theravadan
and Northern Schools:
(VII)
Những kinh quan trọng—Sutras and important sutras:
(VIII)Những
bộ kinh quan trọng khác—Other important sutras:
(B)
Luật Tạng—Vinaya or Uparaksa (skt)
(I)
Đại Cương về Luật Tạng—An overview on Vinaya.
(II)
Nghĩa của Luật—The meanings of Vinaya.
(III)Sự
phân chia Luật Tạng theo sự phạm tội—The division of the Vinaya
Pitaka arranged in the degree of offences.
(IV)
Tác dụng của Tỳ Nại Da—The purposes of Vinaya.
(V)
Phân loại Tỳ Nại Da—Categories of Vinayas.
(VI)Ngũ
Bộ Đại Luật: Five volumes of Vinaya of Hinayana sects.
(VII)Ngũ
Phần Luật: Năm Bộ Tạng Luật—Five Books of the Vinaya Pitaka.
(VIII)Giới
Cụ Túc—Full commands for Sangha: See Giới.
(C)
Luận Tạng—Commentaries—Abhidharma-Pitaka (skt)
(I)
Tổng quan về “Vi Diệu Pháp”—An overview of “Abhidharma.
(II)
Nghĩa của “Vi Diệu Pháp”—The meanings of “Abhidharma”:
(III)Phân
loại Luận Tạng—Categories of the Vinaya:
(IV)
Những đặc điểm của Luận Tạng—Characteristics of the Commentaries:
(V)
Sự giải thích về A Tỳ Đạt Ma—Explanation of the Abhidharma.
(VI)Văn
học A Tỳ Đàm—The Abhidharma Literature.
(VII)Tứ
Luận Chứng—Four arguments from Vasubandhu.
(VIII)Tứ
Luận—Four famous sastras: Bốn bộ luận nổi tiếng.
(IX)Bảy
Bộ Tạng Luận—Seven Books of the Abhidhamma Pitaka (skt):
(X)
Tứ Luật Ngũ Luận—Four vinayas and five sastras: Bốn Luật
Năm Luận.
(XI)Những
bộ Luận quan trọng khác—Other Important Commentaries:
(IX)Những
nhà Không Luận: Sunyavadin (skt).
(A)
Tổng Quan về Tam Tạng Kinh Điển
An
overview of Tripitakas
Tam Tạng Kinh điển là sự tổng hợp những lời dạy của Đức Phật thuyết giảng trên 45 năm, gồm có kinh luật và luận. Tam Tạng kinh điển gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật (bằng 11 lần quyển Thánh Kinh). Tam Tạng kinh điển Nguyên Thủy được viết bằng tiếng Pali và trong trường phái Đại Thừa nó được viết bằng tiếng Phạn. Đức Phật dù đã nhập diệt, nhưng những giáo pháp siêu phàm của Ngài để lại cho nhân loại vẫn hiện hữu. Dù đấng Đạo sư không để lại bút tích, nhưng các đại đệ tử của Ngài đã gìn giữ giáo pháp bằng trí nhớ và đã truyền khẩu từ thế hệ nầy sang thế hệ khác—The three store houses—Three Buddhist Canon Baskets—The three baskets (tripitaka) of Buddhist Teachings which contains the essence of the Buddha’s teaching over 45 years. It is estimated to be about eleven times the size of the Bible—The Theravada canon written in Pali and the Mahayana canon written in Sanskrit. Even the Buddha already passed away, but His sublime Dharma still exists. Even though the Master did not leave any written records of His Teachings, his great disciples preserved them by committing to memory and transmitting them orally from generation to generation—See Kết Tập Kinh Điển in Chapter Two.
(B)
Kinh Tạng
Sutra
(skt)
(I) Đại cương về Kinh Tạng—An overview of the Sutra Pitaka:
1)
Kinh Tạng đại để gồm những bài pháp có tính cách khuyên
dạy mà Đức Phật giảng cho cả hai bậc, xuất gia và hàng
cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau. Một vài bài giảng của
các vị đại đệ tử như các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền
Liên và A Na Đà cũng được ghép vào Tạng Kinh và cũng được
tôn trọng như chính lời Đức Phật vì đã được Đức Phật
chấp nhận—The Sutra Pitaka consists chiefly of instructive discourses
delivered by the Buddha to both the Sangha and the laity on various occasions.
A few discourses expounded by great disciples such as the Venerable Sariputra,
Moggallana, and Ananda, are incorporated and are accorded as much veneration
as the word of the Buddha himself, since they were approved by him.
2)
Phần lớn các bài pháp nầy nhắm vào lợi ích của chư Tỳ
Kheo và đề cập đến đời sống cao thượng của bậc xuất
gia—Most of the sermons were intended mainly for the benefit of Bhikkhus,
and they deal with the holy life and with the exposition of the doctrine.
3)
Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và
tinh thần đạo đức của người cư sĩ. Kinh Thi Ca La Việt
chẳng hạn, dạy về bổn phận của người tại gia. Ngoài
ra, còn có những bài giảng lý thú dành cho trẻ em—There are
several other discourses which deal with both the material and the moral
progress of his lay-followers. The Sigalovada Sutra, for example, deals
mainly with the duties of a layman. There are also a few interesting talks
given to children.
4)
Tạng Kinh giống như một bộ sách ghi lại nhiều quy tắc để
theo đó mà thực hành, vì đó là các bài pháp do Đức Phật
giảng ở nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều người có
căn cơ, trình độ và hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi trường
hợp Đức Phật có một lối giải thích để người thính
pháp được lãnh hội dễ dàng. Thoáng nghe qua hình như mâu
thuẫn, nhưng chúng ta phải nhận định đúng Phật ngôn theo
mỗi trường hợp riêng biệt mà Đức Phật dạy điều ấy.
Tỷ như trả lời câu hỏi về cái “Ta,” có khi Đức Phật
giữ im lặng, có khi Ngài giải thích dông dài. Nếu người
vấn đạo chỉ muốn biết để thỏa mãn tánh tọc mạch thì
Ngài chỉ lặng thinh không trả lời. Nhưng với người cố
tâm tìm hiểu chơn lý thì Ngài giảng dạy rành mạch và đầy
đủ—The Sutra Pitaka may be compared to books of prescriptions, since
the discourses were expounded on diverse occasions to suit the temperaments
of various persons. There may be seemingly contradictory statements, but
they should not be misconstrued, as they were uttered by the Buddha to
suit a particular purpose; for instance, to the self-same question he would
maintain silence, when the inquirer was merely foolishly inquisitive, or
give a detailed reply when he knew the inquirer to be an earnest seeker
after the truth.
5)
Tạng kinh Phạn hay Đại Thừa chia làm năm phần: 1) Trường
A Hàm, tương ứng với Trường Bộ Kinh của tạng kinh Pali;
2) Trung A Hàm, tương ứng với Trung Bộ Kinh của kinh tạng
Pali; 3) Tạp A Hàm, tương ứng với Tạp Bộ Kinh trong kinh tạng
Pali; 4) Tăng Nhất A Hàm, tương ứng với Tăng Chi Bộ Kinh;
5) trong kinh tạng Phạn ngữ, có bộ kinh gọi là Khuất Đà
Ca A Hàm, tuy nhiên bộ kinh này không tương ứng với bộ Tiểu
Bộ Kinh trong kinh tạng Pali—The Sanskrit or Mahayana Canon divides
them into five sections: 1) Dirghagama (Long Discourse), which corresponds
to the Digha Nikaya in the Pali Canon; 2) Madhyamagama (Middle Length Discourses),
which corresponds to the Majjhima Nikaya in the Pali Canon; 3) Samyuktagama
(Connected Discourses), which corresponds to the Samyutta Nikaya in the
Pali Canon; 4) Ekotarikagama (Increased-by-one Discourses), which corresponds
to the Anguttara Nikaya in the Pali Canon. 5) The Sanskrit Canon has a
so-called “Ksudrakagama” (Lesser Discourses), however, it does not
correspond to the “Khuddaka Nikaya” in the Pali Canon.
(II)
Nghĩa của Kinh—The meanings of Sutras: Sutra (skt)—Sutta (p)—Tu
Đa La—Còn gọi là Tô Đát Lãm, Tố Đát Lãm, Tu Đa La, Tu
Đan La—Tu Đố Lộ—Tu Đa Lan-Tu Đan Lan Đa.
1)
Xâu lại thành dây cho khỏi sút ra: To sew—To thread—To string
together.
2)
Sợi chỉ hay sợi dây: A thread—A string.
3)
Xâu lại thành tràng hoa: Strung together as a garland of flowers.
4)
“Sutra” là Phạn ngữ có nghĩa “bài giảng” hay “khế
kinh.” Nghĩa đen của tiếng Phạn là “sợi chỉ xâu các
hạt châu.” Những lời thuyết giảng của Phật, hay những
bài thuyết pháp của Đức Phật, thỉnh thoảng, không phải
thường xuyên, từ một đại đệ tử của Phật. Kinh là một
trong Tam tạng giáo điển của Phật giáo. Theo lịch sử Phật
giáo, thì trong lần kiết tập đầu tiên ngay sau khi Phật nhập
diệt, đại hội do trưởng lão Đại Ca Diếp chủ trì đã
dựa vào những câu trả lời của A Nan mà trùng tụng lại
những lời Phật dạy trong giỏ Kinh điển. Thường thường,
kinh được bắt đầu với một công thức duy nhất: “Một
thuở nọ, tôi nghe như vầy,” mà theo truyền thống đã được
đại hội kiết tập kinh điển lần thứ nhất tại thành
Vương Xá đã chấp nhận như vậy. Kinh là Thánh Thư của Phật
giáo, tức là những cuộc đối thoại có định hướng, những
bài thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Người ta nói có
hơn vạn quyển, nhưng chỉ một phần nhỏ được dịch ra
Anh ngữ. Các kinh Tiểu Thừa được ghi lại bằng tiếng Pali
hay Nam Phạn, và các kinh Đại Thừa được ghi lại bằng tiếng
Sanskrit hay Bắc Phạn. Đa số các tông phái Phật giáo được
sáng lập theo một kinh riêng từ đó họ rút ra uy lực cho
tông phái mình. Phái Thiên Thai và Pháp Hoa (Nhật Liên Tông
ở Nhật—Nichiren in Japan) thì dùng Kinh Pháp Hoa; Tông Hoa Nghiêm
thì dùng Kinh Hoa Nghiêm. Tuy nhiên, Thiền Tông không liên hệ
với kinh nào cả, điều nầy cho phép các thiền sư tự do
sử dụng các kinh tùy ý khi các thầy thấy thích hợp, hoặc
có khi các thầy không dùng bộ kinh nào cả. Có một câu quen
thuộc trong nhà Thiền là “Bất lập văn tự, giáo ngoại
biệt truyền,” nghĩa là không theo ngôn ngữ văn tự, giáo
lý biệt truyền ngoài kinh điển. Điều nầy chỉ có
nghĩa là với Thiền Tông, chân lý phải được lãnh hội trực
tiếp và không theo uy thế của bất cứ thứ gì ngay cả uy
thế của kinh điển. Hiện tại có hai tạng kinh: kinh Đại
Thừa và kinh Nguyên Thủy. Kinh Đại Thừa có nội dung hoàn
toàn khác biệt với Nguyên Thủy. Người ta nói mãi vài thế
kỷ sau ngày Đức Thế Tôn nhập diệt thì tạng kinh Đại
Thừa mới xuất hiện tại Ấn Độ. Người ta giải thích
sở dĩ có khoảng cách thời gian như vậy là vì thời đó
những tạng kinh này được cất giấu chờ ngày giao lại cho
những hành giả có trình độ cao. Tuy nhiên, trường phái Nguyên
Thủy bác bỏ hoàn toàn kinh diễn Đại Thừa như là những
ngoại điển, có thể không phải do Phật thuyết, nhưng những
người trung thành với Đại Thừa lại khẳng quyết rằng
giáo điển của họ chỉ dành cho những người có trình độ
cao, trong khi kinh điển Pali dành cho các đệ tử có trình độ
thấp hơn—“Sutra” is a Sanskrit term for “discourses” or “scripture.”
Literally, sutra means a thread on which jewels are strung. Words spoken
by the Buddha or sermons attributed to Sakyamuni Buddha, and sometimes,
less commonly, to one of his immediate disciples. Sutra-pitaka is one of
the three in the Buddhist Tripataka. According to the Buddhism history,
in the first Buddhist Council presided by Mahakashyapa, right after the
death of the Buddha, based on the responses of Ananda’s to recite Buddha
sutras. Usually, sutras begin with the only formula, “Thus have I heard
at one time,” which according to tradition was adopted at the “First
Buddhist Council” at Rajagrha. The sutras are Buddhist scriptures, that
is, the purported dialogues and sermons of Sakyamuni Buddha. There are
said to be over ten thousand, only a fraction of which have been translated
into English. The so-called Hinayana were originally recorded in Pali,
the Mahayana in Sanskrit. Most Buddhist sects are founded upon one particular
sutra from which they derive their authority. The T’ien-T’ai and Lotus
Sects from the Lotus sutra; the Hua-yen from the Avatamsaka Sutra. The
Zen sects, however, is associated with no sutra, and this gives Zen masters
freedom to use the scriptures as and when they see fit or to ignore them
entirely. There is a familiar statement that Zen is a special transmission
outside the scriptures, with no dependence upon words and letters. This
only means that for the Zen sect, truth must be directly grasped and not
taken on the authoriry of any thing, even the sutras. Nowadays, there
are two kinds of Buddhist canon: Mahayana sutras and Theravada sutras.
Mahayana sutras totally differ in terms of contents and form from those
of the Pali Canon. It is said that Mahayana did not appear in India until
around first century B.C. (several centuries after the death of the Buddha).
The temporal discrepancy is explained by their adherents as being due to
their being hidden from the masses and only passed on to advanced practitioners.
The Theravada school rejects the Mahayana sutras as foreign sutras that
could not have been spoken by Sakyamuni Buddha, but adherents of Mahayana
assert that their texts are advanced teachings, while the sutras of the
Pali Canon were spoken for followers of lesser capacities.
(III)Characteristics
of explanation and translation of sutras—Đặc điểm trong
việc giải thích và phiên dịch kinh điển:
(A)
Ngũ Trùng Huyền Nghĩa: Five layers of mystic meaning when one explicates
the text of a sutra: Năm tầng nghĩa huyền vi khi giải thích một
bộ kinh.
1)
Thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh: To explain the title
of the sutra.
2)
Biện luận thể chất của bộ kinh: To discern the essence of the
sutra.
3)
Nói về tôn chỉ của bộ kinh: To explain the guiding principle
of the sutra.
4)
Nói về lực dụng của bộ kinh: To explain the sutra’s powerful
function.
5)
Nói về giáo tướng của bộ kinh: To explain forms of the Buddhist
teaching in the sutra.
(B)
Ngũ Chủng Bất Phiên—Five kinds of terms that cannot be translated:
Five kinds of terms which Hsuan-Tsang did not translate but transliterated—Năm
loại từ ngữ chẳng phiên dịch được do Ngài Huyền Trang
đời Đường quy định.
1)
Bí Mật Chi—The Esoteric: Vì huyền bí thâm mật nên không phiên
dịch được mà chỉ phiên âm như Chú Đà La Ni—Cannot be translated
such as Dharani mantras.
2)
Hàm Đa Nghĩa: Vì nhiều nghĩa nên không dịch được mà chỉ
phiên âm—Those with several meanings.
3)
Thử Phương Sở Vô: Những thứ không có nơi nầy (Trung Hoa)
nên không dịch được mà chỉ phiên âm—Those without equivalent
in China.
4)
Thuận Theo Cổ Lệ: Có thể phiên dịch được, nhưng vì muốn
theo cổ lệ nên giữ nguyên chữ mà chỉ phiên âm—Old-established
terms.
5)
Vi Sinh Thiện: Muốn làm cảm động người nghe để họ phát
thiện tâm nên không phiên dịch—Those which would be less impressive
when translated.
(IV)Ngôn ngữ chính trong kinh điển Phật Giáo thời Đức Phật—Main Language in Buddhist Teachings at the time of the Buddha: Phạm tự—Phạn tự—Chữ Phạn—Brahma letters—samskrtam—Sanskrit.
(A) Nghĩa của Sanskrit—The meanings of “Sanskrit”: Phạm Thư hay văn Tự cổ của Ấn Độ, phân biệt với tiếng nói bình dân Prakrit. Chỉ vài ngoại lệ kinh điển Trung Quốc được dịch từ tiếng Phạn Pali (Nam Phạn), còn thì đa phần được dịch sang từ tiếng Phạn Sanskrit (Bắc Phạn). Sanksrit có nghĩa là “đầy đủ, hoàn chỉnh và xác định” hay Phạn Ngữ, ngôn ngữ của các sắc dân xâm chiếm Ấn Độ từ phía Bắc. Nó được trau dồi và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ để có thể chuyên chở những chân lý siêu việt thần bí do các bậc siêu nhân phát hiện trong thiền định. Phần lớn những thuật ngữ Phạn không có danh từ tương đương trong các ngôn ngữ Âu Châu. Ngày nay Phạn ngữ đã trở thành một tử ngữ giống như tiếng La tinh, nhưng vẫn còn là thứ tiếng thiêng liêng đối với người Ấn vì tất cả các văn bản tôn giáo đều được viết bằng ngôn ngữ nầy—The classical Aryan language of India, in contradistinction to Prakrit, representing the language as ordinarily spoken. With the exception of a few ancient translations probably from Pali versions, most of the original texts used in China were Sanskrit. Sanskrit means “perfect, complete and final.” Over the course of centuries, the languages of the people who emigrated from northwestern regions toward India, was refined and perfected, in order to lend expression to the mystical truth that were revealed to the transcendental beings in their meditations. Most of these Sanskrit terms have no equivalent in European languages. Today, Sanskrit is a dead language as is Latin, but it remains the sacred language of Hinduism for all of its religious texts are composed in Sanskrit.
(B)
Có hai loại Phạn ngữ—There are two kinds:
1)
Bắc Phạn: Sanskrit.
a)
“Đầy đủ, hoàn chỉnh và xác định” hay Phạn Ngữ, ngôn
ngữ của các sắc dân xâm chiếm Ấn Độ từ phía Bắc. Nó
được trau dồi và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ để có
thể chuyên chở những chân lý siêu việt thần bí do các bậc
siêu nhân phát hiện trong thiền định. Phần lớn những thuật
ngữ Phạn không có danh từ tương đương trong các ngôn ngữ
Âu Châu. Ngày nay Phạn ngữ đã trở thành một tử ngữ giống
như tiếng La tinh, nhưng vẫn còn là thứ tiếng thiêng liêng
đối với người Ấn vì tất cả các văn bản tôn giáo đều
được viết bằng ngôn ngữ nầy—“Perfect, complete and final.”
Over the course of centuries, the languages of the people who emigrated
from northwestern regions toward India, was refined and perfected, in order
to lend expression to the mystical truth that were revealed to the transcendental
beings in their meditations. Most of these Sanskrit terms have no equivalent
in European languages. Today Sanskrit is a dead language as is Latin, but
it remains the sacred language of Hinduism for all of its religious texts
are composed in Sanskrit.
b)
Chữ Bắc Phạn, ngôn ngữ cổ thiêng liêng của người Ấn
Độ mà trong nhiều ngàn năm đã được dùng như ngôn ngữ
của các học giả và tác giả của những tác phẩm văn chương
và tôn giáo. Sanskrit là một ngôn ngữ cổ thiêng liêng của
Ấn Độ, đã được các học giả và tác giả của những
tác phẩm văn chương và tôn giáo dùng trong nhiều ngàn năm.
Sanskrit có nghĩa là “đầy đủ, hoàn chỉnh và xác định”
hay Phạn Ngữ, là ngôn ngữ của các sắc dân xâm chiếm Ấn
Độ từ phía Bắc. Nó được trau dồi và hoàn thiện trong
nhiều thế kỷ để có thể chuyên chở những chân lý siêu
việt thần bí do các bậc siêu nhân phát hiện trong thiền
định. Phạn ngữ “Sanskrit” là một cổ ngữ đã được
nhà đại văn phạm tên Panini, tác giả của bộ Luận về
văn phạm nổi tiếng “Astadhyayi” lập thành luật lệ vào
thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch. Phần lớn những thuật
ngữ Phạn không có danh từ tương đương trong các ngôn ngữ
Âu Châu. Ngày nay Phạn ngữ đã trở thành một tử ngữ giống
như tiếng La tinh, nhưng vẫn còn là thứ tiếng thiêng liêng
đối với người Ấn vì tất cả các văn bản tôn giáo đều
được viết bằng ngôn ngữ nầy—Sanskrit is the ancient sacred
language of India, which for millenia served as the language of scholars
and authors of literary and religious works. Sanskrit means “Perfect,
complete and final.” Over the course of centuries, the languages of the
people who emigrated from northwestern regions toward India, was refined
and perfected, in order to lend expression to the mystical truth that were
revealed to the transcendental beings in their meditations. Sanskrit is
a classical language which was codified in the sixth century B.C. by the
great grammarian Panini, author of the monumental grammatical treatise
“Astadhyayi.” Most of these Sanskrit terms have no equivalent in European
languages. Today Sanskrit is a dead language as is Latin, but it remains
the sacred language of Hinduism for all of its religious texts are composed
in Sanskrit.
2)
Nam Phạn—Pali: Tiếng Phạn Pali được vài học giả Trung
Hoa cho rằng cổ hơn tiếng Phạn Sanskrit về cả tiếng nói
lẫn chữ viết. Phạn ngữ Ba Li, một trong những ngôn ngữ
căn bản ghi lại những giáo điển Phật. Ngôn ngữ mà trường
phái Theravada đã dùng để ghi lại Phật pháp. Tiếng Pali xuất
phát từ một loại ngôn ngữ cổ ở vùng Tây Ấn. Tiếng Pali
cũng chứa nhóm ngôn ngữ cổ của xứ Ma Kiệt Đà, thứ ngôn
ngữ mà Đức Phật đã dùng để thuyết giảng. Theo truyền
thống Phật giáo thì chữ Ba li bắt nguồn từ tiếng Bắc
Phạn, đã được dùng để ghi chép kinh điển Phật giáo.
Nhiều nhà ngôn ngữ học đã đồng ý với nhau rằng Pali là
một biến thể của ngôn ngữ xứ Ma Kiệt Đà mà xưa kia đã
được dùng trong giới quí tộc; nó có thể được xem là
ngôn ngữ của Phật. Tam tạng kinh điển Phật giáo viết bằng
tiếng Pali. được trường phái Theravada xử dụng, gồm ba
tạng: 1) Kinh tạng hay những bài thuyết giảng mà người ta
tin là của Đức Phật; 2) Luật tạng hay cái giỏ đựng giới
luật đã được đề ra cho chư Tăng Ni theo; và 3) Luận tạng,
hay cái giỏ đựng Vi Diệu Pháp. Pali là một ngôn ngữ Nam
Phạn mà cách cấu trúc và văn phạm cũng giống như Bắc Phan
Sanskrit. Các học giả đương thời thường tin rằng đây là
ngôn ngữ tạp chủng biểu lộ các hình thái của các tiếng
địa phương được nói tại miền Tây Bắc Ấn Độ.
Chính thống Nguyên Thủy trì giữ kinh tạng Pali vì nó chứa
đựng và rõ ràng chỉ biên soạn những lời do chính Phật
nói ra chỉ một thời gian ngắn sau khi Ngài nhập diệt, trong
cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất tại thành Vương
Xá, nhưng các học giả cận đại đã chứng tỏ nó bao gồm
những tài liệu làm chứng cứ cho thấy có những kiểu nói
khác của những tác giả khác, đây có lẽ là do việc biên
soạn và thay đổi trong nhiều thế kỷ trước khi nó
được viết xuống—Pali, considered more ancient by some Chinese
writers than Sanskrit both as a written and spoken language. This is one
of the basic languages in which the Buddhist tradition is preserved. The
language adopted by the Theraveda for the preservation of the Dharma. Pali
is derived from an ancient western Indian language. It also contains some
elements of Old Maghadi which Sakyamuni Buddha delivered his discourses.
According to the Buddhist tradition, Pali, one of the basic languages derived
from Sanksrit, in which the Buddhist tradition is reserved. Many language
researchers regard Pali as the variation of the Magadha dialect that is
said to have been the language of the Magadhan elite and the language of
the Buddha. Pali has been used to record Buddhist Scriptures by the Theraveda
School, consisting of “Three Baskets” (Tripitaka) of texts: 1) Sutta-pitaka
(Sanskrit—Sutra-Pitaka) or Basket of Discourses, containing sermons believed
to have been spoken by Sakyamuni Buddha or his immediate disciples; 2)
Vinaya Pitaka, “Basket of Discipline,” which includes texts outlining
the rules and expected conduct for Buddhist monks and nuns; and 3) Abhidharma
Pitaka, Basket of Higher Doctrine, consisting of scholastic treatises that
codify and explain the doctrines of the first Basket. Pali is an Indian
language that is structurally and grammatically similar to Sanskrit. Contemporary
scholars generally believe that it is a hybrid dialect (ngôn ngữ tạp
chủng) which exhibits features of dialects spoken in northwestern India.
Theravada orthodoxy maintains that the Pali canon contains the actual words
of the Buddha and that it was definitively redacted (biên soạn) and
sealed shortly after his death at the “First Buddhist Council” at Rajagrha,
but modern scholarship has shown that it consists of materials evidencing
different styles and authors, and that it was probably redacted and altered
over the course of centuries before being written down.
(C) Thánh Điển Không Văn Tự—The Unwritten Sacred Literature:
1)
Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật
Giáo, toàn bộ kết tập của Thánh điển do đại hội san
định chưa được viết trên giấy hay lá thốt nốt suốt
thời gian gần 400 năm. Dĩ nhiên, ngay cho đến hôm nay Bà La
Môn giáo cũng chưa viết ra văn học Vệ Đà, nhất là những
sách mệnh danh là “khải thị lục.” Chúng ta có thể tưởng
tượng, đạo Phật đã giản dị noi gương nền tôn giáo xưa
hơn, nhưng cũng còn có những lý do khác nữa—According to Prof.
Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the whole collection
of the sacred literature authorized by the Council was not written on paper
or palm leaf during a period of about four hundred years. It is well known
that Brahmanism has never written down its Vedic literature even to this
day, especially those revealed texts called “Hearing” (Sruti). We may
imagine that Buddhism simply followed the example of the older religion,
but there were other reasons as well.
a)
Trước hết các ngài đã không dám tục hóa âm thanh dịu ngọt
và những lời êm ái của Đức Thích Tôn bằng cách đặt
chúng vào những văn tự mạo phạm có nguồn gốc ngoại lai.
Phật đã có lần cấm dịch những lời của Ngài thành tiếng
Sanskrit của Vệ Đà. Thế thì Ngài sẽ ít hài lòng hơn nếu
viết những lời của Ngài trong mẫu tự của học thuật thế
gian, vốn chỉ được dùng cho mục đích thương mại và bình
dân—First, they dare not desecrate the sweet voice and kindly words
of the Blessed One by putting them down in the profane letters of a foreign
origin. The Buddha had once forbidden the translation of his words into
the Vedic sanskrit. How much less would it please him to write his words
in the foreign Accadian alphabet, which was used only for commercial and
popular purposes?
b)
Thứ hai, ngôn ngữ mà các ngài chấp thuận trong đại hội
rất có thể là một thứ tiếng hỗn chủng, gần giống
tiếng Ba Li, đó là tiếng Hoa Thị (Pataliputra). Thật không
thích hợp nếu ngôn ngữ và văn học linh thiêng của các Ngài phải mở ra cho quần chúng, nhất là khi có một số trưởng
lão có dị kiến theo khuynh hướng tự do tư tưởng: Secondly,
the language they adopted in the council was, in all probability, a commingled
one, something like the Pali language, that is, the language of Pataliputra.
It was not advisable that their sacred language and literature should be
open to the public, especially when there were some dissenting elders of
a free-thinking tendency.
c)
Thứ ba, đặt những Thánh ngôn của Phật vào văn tự có thể
coi là mạo phạm cũng như miêu tả thánh tượng bằng hội
họa hay điêu khắc. Dù sao, toàn bộ văn học được duy trì
trong ký ức và không được phép viết trải qua khoảng bốn
thế kỷ: Thirdly, to put the Buddha’s holy words to letters might
have seemed to them a sacrilege just as depicting his sacred image in painting
or sculpture. At any rate, the whole literature was kept in memory
and was not committed to writing until about four centuries later.
2)
Cộng đồng Phật tử, trái hẳn với cộng đồng Bà La Môn,
là một tập hợp của cả bốn giai cấp đến từ mọi phương
hướng, và đã không thích hợp cho việc tụng đọc cẩn thận
các Thánh ngôn. Kết quả là cuộc lưu truyền thiếu sót. Vì
sợ thất lạc và xuyên tạc từ những giáo thuyết nguyên
thủy, nên vua Vattagamani của Tích Lan đã ban lệnh ghi chép
toàn bộ văn học viết bằng chữ Tích Lan, khoảng năm 80 trước
Tây Lịch: The Buddhist community, quite different from that of
the Brahmans, was an assortment of all four castes coming from all quarters,
and was not suitable for a serious recital of the holy words. The result
was an imperfect transmission. Fearing the loss and distortion of the original
teachings, King Vattagamani of Ceylon gave orders to commit the whole literature
to writing in Sinhalese characters, about the year 80 B.C.
(V)
Tạng Kinh còn tồn tại trên thế giới—World Survived Collections
of sutras:
1)
Lương Tạng—Liang Tripitakas: Vua Lương Vũ Đế cho tổng tập
kinh điển Phật giáo tại vườn Hoa Lâm, gồm 5.400 quyển:
By Liang-Wu-Ti of 5,400 chuan or books.
2)
Khai Nguyên Tạng—K’ai-Yuan Tripitakas: Theo Khai Nguyên Thích
Giáo Lục, gồm 5.048 quyển: The K’ai-Yuan catalogue contained 5,048
chuan or books.
3)
Hàn Tạng—Korean Tripitakas: Bản cổ nhất của Triều Tiên
còn ghi lại là 6.467 quyển: The oldest existing canon is believed
to be the Korean with 6,467 chuan or books.
4)
Tống Tạng—Sung Tripitakas: Bản đời nhà Tống gồm 5.714 quyển:
The Sung canon has 5,714 chuan or books.
5)
Nam Tống Tạng—South Sung Tripitakas: Bản đời nhà Nam Tống
gồm 5.665 quyển: The South Sung has 5,665 chuan or books.
6)
Nguyên Tạng—Yuan Tripitakas: Bản đời nhà Nguyên Mông gồm
5.397 quyển: The Yuan canon has 5,397 chuan or books.
7)
Minh Tạng—Ming Tripitakas: Bản đời nhà Minh gồm 6.771 quyển—The
Ming canon has 6,771 chuan or books.
8)
Thanh Tạng—Ts’ing Tripitakas: Bản đời nhà Thanh gồm 8.460
quyển. Nhà Thanh đã cho in lại tạng kinh đời nhà Minh với
khổ lớn hơn nhiều và có phần bổ túc. Bộ nầy mới đây
được in lại tại Thượng Hải và Đông Kinh: The Ts’ing has
8,460 chuan or books. The Ts’ing dynasty reprinted the Ming canon with
supplement; and a new and much enlarged edition has recently been published
in Sanghai and Tokyo.
9)
Nhật Tạng—Japanese Tripitakas: Bản của Nhật Bản dựa vào
đời Nam Tống, gồm 5.665 quyển: The Japanese canon, based on those
of the South Sung, has 5,665 chuan or books.
(VI) Kinh Tạng Nguyên Thủy và Bắc Tông—Sutra Pitakas of the Theravadan and Northern Schools:
(A)
Tạng Kinh Nguyên Thủy gồm năm bộ—The Sutra Pitaka of the Theravadan
School consists of five volumes:
1)
Trường Bộ Kinh: Digha-Nikaya (p)—Còn gọi là Kinh Trường A
Hàm (Đại Thừa). Ghi chép những bài pháp dài—Collection of
Long Discourses.
2)
Trung Bộ Kinh: Majjhima Nikaya (p)—Còn gọi là Kinh Trung A Hàm
(Đại Thừa). Ghi chép những bài pháp dài bậc trung—Collection
of Middle-Length Discourses.
3)
Tương Ưng Bộ: Samyutta Nikaya (p)—Còn gọi là Kinh Tạp A Hàm
Kinh (Đại Thừa). Ghi chép những câu kinh tương tự nhau—Collection
of Kindred Sayings.
4)
Tăng Chi Bộ Kinh: Anguttara Nikaya (p)—Còn gọi là Kinh Tăng Nhứt
A Hàm (Đại Thừa). Ghi chép những bài pháp sắp xếp theo số—Collction
of Gradual sayings.
5)
Tạp Bộ Kinh hay Tiểu Bộ Kinh: Khuddaka Nikaya (p)—Còn gọi
là Kinh Tiểu A Hàm hay Khuất Đà Ca A Hàm (Đại Thừa). Ghi
chép những bài kệ ngắn—Smaller Collection—Bộ thứ năm phân
chia thành 15 cuốn—The fifth is divided into fifteen books:
i)
Kinh Tiểu Phẩm: Khuddaka-patha (p)—Shorter Text.
ii)
Kinh Pháp Cú: Dhammapada (p)—The Way of Truth.
iii)
Kinh Vô Vấn Tự Thuyết: Udana (p)—Heartfelt sayings or Paeons of
Joy.
iv)
Kinh Như Lai Thuyết: Iti-vuttaka (p)—Thus said Discourses.
v)
Kinh Tập: Sutta Nipata (p)—Collected Discourses.
vi)
Những Chuyện Về Huệ Suy Tầm Thần Túc: Vimana Vatthu (p)—Stories
of Celestial Mansions.
vii)
Những Câu Chuyện Về Ngạ Quỷ: Peta Vatthu (p)—Stories of Peta.
viii)Trưởng
Lão Tăng Kệ: Theragatha (p)—Psalms of the Brethren.
ix)
Trưởng Lão Ni Kệ: Therigatha (p)—Psalms of the Sisters.
x)
Túc Sanh Truyện: Jatakha (p)—Birth Stories.
xi)
Kinh Giảng: Niddesa (p)—Expositions.
xii)
Tuệ Phân Tích: Patisambhida (p)—Analytical Knowledge.
xiii)Đời
Sống Các Vị Thánh: Apadana (p)—Lives of Saints.
xiv)Lịch
Sử Đức Phật: Buddhavamsa (p)—The History of Buddha.
xv)
Hạnh Kiểm: Cariya Pitaka (p)—Modes of Conducts.
(B)
Tạng Kinh Đại Thừa—The Sutra Pitaka of the Northern School: Thập
Nhị Đại Thừa Kinh: Anga or Tripitaka (skt)—Mười hai bộ kinh
Đại Thừa gồm nhiều thể loại khác nhau—The twelve divisions
of Mahayana canon—The twelve kinds of Buddhist scriptures distinguished
according to different styles of exposition.
1)
Khế Kinh: Sutra (skt)—Những bộ kinh lớn ghi lại những lời
Phật dạy hay toàn bộ Phật Pháp—Large volumes of the Buddha
teachings; sutra is also often used in general to refer to all Buddha Teachings.
2)
Kỳ Dạ: Geya (skt)—Giáo thuyết mà Đức Phật lập lại lời
thuyết giảng của Ngài bằng thi thơ—Teachings in which the Buddha
repeats his verbal teaching in poetry.
3)
Thọ Ký: Vyakarana (skt)—Những lời Đức Phật thọ ký cho
các đệ tử của Ngài—Doctrine containing Buddha giving prophecies
of attaining Buddhahood for his disciples.
4)
Phúng Tụng: Gatha (skt)—Doctrine for chanting such as Amitabha Buddha
Sutra.
5)
Tự Thuyết: Vdana (skt)—Những kinh mà Đức Phật tự thuyết,
chứ không cần phải đợi ai hỏi—Sutras the Buddha taught without
anyone asking a question, such as the Amitabha Buddha Sutra, etc.
6)
Nhơn Duyên: Nidana (skt)—Những kinh điển mà Đức Phật dựa
vào điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài để giáo thuyết như
Kinh Hoa Nghiêm—Sutras in which the Buddha relied on a condition or
circumstance to teach, such as the Avatamsaka Sutra.
7)
Thí Dụ: Avadana (skt)—Kinh điển Đức Phật dùng những thí
dụ để giáo thuyết—Sutras where the Buddha uses an example to
teach the Dharma.
8)
Bổn Sự: Iturtaka (skt)—Kinh điển nói về giáo thuyết và
bổn hạnh của các Đức Phật thời quá khứ—Teachings where
the Buddha speaks of the actions or the Dharma Past Buddhas taught.
9)
Bổn Sanh: Jataka (skt)—Kinh điển nói về Đức Phật Thích
Ca trong những đời quá khứ khi Ngài còn là Bồ Tát—Teachings
giving accounts of the practices of Sakyamuni Buddha while he was still
a Bodhisattva cultivating to attain Buddhahood.
10)
Phương Quảng: Vaipulya (skt)—Những kinh điển Đại Thừa từ
thấp đến cao như Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm và Đại Bát
Niết Bàn, vân vân—Various Mahayana Sutras which are encompassing
all Dharmas from lowest to highest level, such as the Dharma Flower Sutra,
Avatamsaka Sutra, Maha-Nirvana Sutra, etc.
11)
Vị Tằng Hữu: Adbhutahdharma (skt)—Kinh điển nói về những
thần thông siêu việt, ngoài sức tưởng tượng của phàm
phu—Sutras which teach various extremely extraordinary spiritual penetrations
beyond the scope of the unenlightened sentient beings.
12)
Luận Nghị: Upadesa (skt)—Những luận nghị về kinh điển
Phật pháp—Commentaries and explanations of the Buddha’s teachings.
(VII)
Những kinh quan trọng—Sutras and important sutras:
(A)
Kinh A Hàm—The Agamas: “Agama” là thuật ngữ Bắc Phạn chỉ
“Kinh Điển.” Đây là tên gọi chung cho tất cả kinh điển
và những lời giáo huấn được cho là của Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni. Đại thừa gọi đây là những sưu tập các văn
bản Kinh bằng tiếng Phạn (tương đương với Nikaya trong thuật
ngữ Pali). Kinh A Hàm là bản dịch tiếng Hoa những kinh điển
hay những bài giảng của Đức Phật bằng Phạn ngữ. Kinh
A Hàm là bản dịch tiếng Hoa những kinh điển hay những bài
thuyết giảng của Đức Phật bằng Phạn ngữ được trường
phái Đại Chúng Bộ của Tiểu Thừa thâu thập. Bộ A Hàm
hơi khác với bộ tạng kinh của Phật giáo Nguyên Thủy ngày
nay—A Sanskrit term for “Scriptures.” This is a general name for
the texts and teachings of the four main Sanskrit Buddhist collections
of discourses attributed to Sakyamuni Buddha. Mahayana name for collections
of writings of the Sanskrit canon or sutras or sermons as collected by
the Sarvastivadin school of Hinayana. The Agamas are Chinese translations
of the sutras or sermons in Sanskrit of the Buddha, collected by the Sarvastivadin
School of the Hinayana. They vary little from the corresponding Sutta Pitaka
of the Theravada Canon of today
(A1)Kinh
A Hàm của trường phái Đại Thừa—Mahayana Agamas:
1)
Trường A Hàm: Dirghagama (skt)—Gồm năm mươi bản kinh—Long
Collection which comprises fifty sutras.
2)
Trung A Hàm: Madhyamagama (skt)—Gồm 222 bản kinh bàn những vấn
đề siêu hình—Medium Collection which comprises of 222 sutras, concerning
with metaphysical problems.
3)
Tạp A Hàm: Samyuktagama (skt)—Gồm 1362 bản kinh, những văn
bản hỗn hợp nầy bàn về suy tưởng trừu tượng—Miscellaneous
Collection which comprises of 1,362 sutras, dealing with abstract meditation.
4)
Tăng Nhứt A Hàm: Ekottarikagama (skt)—Gồm 51 bản kinh, bàn về
các con số—Numerical Collection which comprises 51 sutras.
5)
Kinh Tiểu A Hàm (Khuất Đà Ca A Hàm)—The Collection of Minor Discourses:
Khuddaka-Nikaya (p)—See Chapter 7 (B) (A3) (1).
(A2)Kinh
Bộ của trường phái Theravada—Theravadan Agamas:
1)
Trường Bộ Kinh: Dirgha Agama (Digha-Nikaya—p), the “Long Discourses”.
2)
Trung Bộ Kinh: Madhyama Agama (Majjhima-Nikaya—p), the “Middle Length
Discourses).
3)
Tương Ưng Bộ Kinh: Samyukta Agama (Samyutta-Nikaya—p), the “Connected
Discourses”.
4)
Tăng Chi Bộ Kinh: Ekottarika Agama (Anguttara-Nikaya—p), the “Increased-by-One
Discourses.”
5)
Tiểu Bộ Kinh: Ksudraka Agama (skt)—Tiểu Bộ Kinh, nhưng các
học giả thường tin rằng kinh Tiểu Bộ tương ứng với bộ
Tạp A Hàm, chứ không tương tự với Khuddaka Nikaya của trường
phái Nguyên Thủy—There are also mentions in Buddhist literature of
Ksudraka Agama “Lesser Discourses”, but scholars generally believe
that this refers to a miscellaneous collection of texts that is not analogous
to the Pali Khuddaka Nikaya.
(A3)Sự tương quan giữa Kinh A Hàm và Kinh Bộ—The relationship between the Agama Sutras and the Nikayas:
1)
Kinh Tiểu A Hàm—The Collection of Minor Discourses: Khuddaka-Nikaya
(p)—Tiểu Bộ Kinh, phần thứ năm của Đại Tạng Kinh gồm
Mười lăm phần, bao gồm kinh Pháp Cú, kinh Vô Vấn Tự Thuyết,
tạp kinh, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, và kinh
Bổn Sự, vân vân—The Collection of Minor Discourses, the fifth part
of the Sutra-pitaka consisting of fifteen short collections or sections,
including the Dhammapada, the Udana, the Sutta Nipata, the Theragatha,
the Therigatha, and the Jataka:
i)
Kinh những bài pháp ngắn: Khuddaka Patha (p)—Sưu tập các qui
tắc làm lễ—Khuddaka-Patha or Short texts. Collection of rules and
prescriptions for ceremonies.
ii)
Kinh Pháp Cú: Dhammapada (p)—Còn gọi là “Con Đường Chơn
Lý”. Văn bản 426 câu nền tảng học thuyết Phật giáo (Pháp
Cú), rất nổi tiếng tại những nước theo Phật giáo Nguyên
thủy—Dhammapada or The Way of Truth. Cllection of 426 verses on the
basis of Buddhist teaching, very famous in countries of Theravadan Buddhism.
iii)
Kinh Hoan Hỷ Ca: Udana (p)—80 câu trang trọng của Phật—Udana
or Paeans of Joy. Eighty pithy sayings of the Buddha.
iv)
Kinh Ngụ Ngôn Đạo Đức: Itivuttaka (p)—Những bài kinh bắt
đầu bằng “Dạy như thế nầy”. Ngụ ngôn đạo đức được
gán cho Phật—Itivuttaka or “Thus said” Discourses. Treatments
of moral questions that are ascribed to the Buddha.
v)
Những bài kinh sưu tập: Sutta Nipata (p)—Văn bản điển lễ
với trình độ văn chương cao—Sutta-Nipata or Collected Discourses.
One of the oldest part of the canonical literature, of high literary worth.
vi)
Câu chuyện những cảnh Trời: Vimana Vatthu (p)—83 sưu tập
truyền thuyết cho thấy cuộc sống đức hạnh sẽ tái sanh
trong thế giới thần thánh—Vimanavatthu or Stories of Celestial
Mansions. Collection of eighty three legends that show how one can achieve
rebirth as a god or deva through virtuous deeds.
vii)
Câu chuyện cảnh giới ngạ quỷ: Peta Vatthu (p)—Sự tái sanh
trong thế giới ma đói sau một đời tội lỗi—Preta-Vatthu
or Stories of Petas. Concerning rebirth as a hungry ghost after an unvirtuous
life.
viii)Trưởng
Lão Tăng Kệ: Theragatha (p)—Kệ của người thiện nam, sưu
tập 107 thánh thi được gán cho những nhà sư ngày xưa của
Phật giáo—Thera-gatha or Psalms of the Brethren. Collection of 107
songs that are ascribed to the oldest monks in Buddhism.
ix)
Trưởng Lão Ni Kệ: Therigatha (p)—Kệ của người tín nữ,
73 Thánh thi của những sư nữ đức hạnh ngày xưa—Theri-gatha
or Psalms of the Sisters. Seventy three songs of the female elders who
became famous through their virtue.
x)
Túc Sanh Truyện: Jataka (p)—Những câu chuyện tái sanh của
Bồ Tát. Những chuyện kể về tiền thân Đức Phật, các
đệ tử cũng như những kẻ chống đối Ngài—Birth Stories
of the Bodhisattva. The birth stories detail the previous lives of the
Buddha, his followers and foes.
xi)
Kinh Trần Thuật: Niddesa (p)—Exposition—Những bài trần thuật.
Những bài bình giải về Kinh Sutta Nipata—Nidessa, or commentary
to the expositions in Sutta Nipata.
xii)
Kinh Phận Giải: Patisambhida (p)—Những bài đề cập đến
kiến thức phân giải. Những bài luận phân tích theo phong
các của luận A Tỳ Đạt Ma—Book on Analytical Knowledge. Analytical
treatments in the style of Abhidharma (Abhidharma-Patisambhidamagga).
xiii)Đời
sống của chư vị A La Hán: Apadana (p)—Những mẫu chuyện
từ thiện tiền kiếp của Tăng Ni và Thánh chúng—Apadana or
stories of lives of Arahants. Stories about previous existences of monks,
nuns and saints renowned for their beneficient actions.
xiv)
Tiểu Sử của Đức Phật: Buddhavamsa (p)—Tiểu sử của Đức
Phật. Truyện kể bằng thơ về 24 vị Phật trước Phật Thích
Ca—Buddhavamsa or history of the Buddha. Tales in verses about twenty
four Buddhas who preceeded Sakyamuni Buddha.
xv)
Những phẩm hạnh—Cariya Pitake (p): Sưu tập chuyện kể về
những chủ đề lớn trong Jataka cho thấy Phật đã đạt được
Thập thiện như thế nào—Chariya-Pitaka, or Modes of Conduct. Collection
of tales that take up themes from the Jataka. They show how the Buddha
in his previous existences realized the ten perfections (paramitas).
2) Kinh Trung A Hàm—The Middle Length Discourses: Madhyamagama (skt) Majjhima Nikaya (p)—Trung Bộ Kinh—Kinh Trung Bộ, những bài thuyết giảng không dài không ngắn. Kinh nói về những lời dạy và đức hạnh của Đức Phật Thích Ca cũng như các đệ tử của Ngài, về Giáo lý căn bản của Phật giáo nguyên thủy, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên. Kinh nầy được Ngài Xá Lợi Phất trùng tụng trong lần Đại Hội Kết Tập Kinh Điển đầu tiên ngay sau khi Phật nhập diệt. Đây là phần thứ hai trong Tạng Kinh Pali, tương ứng với kinh Trung A Hàm được viết bằng chữ Bắc Phạn. Kinh gồm 152 bài thuyết giảng trong tạng Pali, mà người ta nói đa số là do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng. Trong khi tạng Trung Hoa gồm 222 quyển dịch từ tạng Sanskrit đã thất lạc. Hai bản Phạn và Pali có 97 quyển giống nhau. Bản kinh bằng chữ Bắc Phạn được ngài A Nan trùng tụng trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất—Middle Length Discourses in the Pali Canon, or the Collection of Middle-Length Sayings. The Middle Length Discourses in the Pali Canon. The sutra preached by the Buddha about his life as well as those of his disciples’, fundamental doctrine of the Hinayana Buddhism, the Four Noble Truths and the Dependent Origination. This collection was recited by Sariputra at the First Buddhist Council. This is the second section of the Pali Sutta-Pitaka (Basket if Discourses), corresponding to the Sanskrit Madhyama-agama. It contains 152 sermons in Pali, most of which are attributed to Sakyamuni Buddha. Chinese translation of the lost Sanskrit version of 222 sutras, 97 are common to both. This collection was recited by Ananda at the first Buddhist Council.
3) Kinh Trường A Hàm—The Collection of Long Discourses: Dighagama (skt) Digha-Nikaya (p)—Long-work Sutras—Kinh Trường A Hàm, thuật ngữ Pali chỉ “Trường Bộ Kinh.” Từ “Nikaya” đồng nghĩa với “Agama” trong Bắc Phạn Sanskrit. Bộ kinh thứ nhất trong 5 bộ trong Kinh Tạng Pali, gồm 32 bài giảng dài của Đức Phật, thỉnh thoảng của một đại đệ tử của Ngài. Gần như kinh Trường A Hàm trong kinh điển Đại Thừa, hiện còn văn bản bằng chữ Hán với 27 bài giảng. Kinh Trường A Hàm, một trong những kinh điển Phật giáo xưa nhất do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng về những công đức của Phật, sự tu hành của Phật giáo, và những vấn đề giáo lý quan trọng đặc biệt đối với Phật tử tại gia trong bổn phận làm cha mẹ, làm con cái, làm thầy, làm trò, vân vân. Kinh được hai vị Phật Đà Da Xá và Trúc Niệm Phật dịch sang Hoa ngữ—Digha Nikaya, a Pali term for “Long Discourses,” or Collection of Long Discourses (Dialogues). The term Nikaya is equivalent to Agama in Sanskrit. The first of the five sections of the Pali Canon’s Sutta-pitaka or Basket of Discourses, which contains thirty-four long discourses attributed to Sakyamuni Buddha, and sometime his immediate disciples. It is mostly the same as the Sanskrit Dirghagama in Mahayana sutras, now extant only in Chinese (twenty-seven discourses are common to both). Long-work Sutras or Long Collection, one of the oldest Buddhist sutras expounded by the Buddha Sakyamuni, explained the Buddha’s merits and virtues and the life of the historical Buddha, Buddhist philosophical theories, and theories particularly important for laypeople as parents, children, teachers, students, and so on.
4) Tạp A Hàm: Samyutta Nikaya (p)—Tương Ưng Bộ Kinh—The Collection of Kindred Sayings—Từ Bắc Phạn dùng để chỉ “Tương Ưng Bộ Kinh.” Đây là bộ thứ ba trong năm bộ sưu tập trong Kinh Tạng Pali, gồm 56 nhóm kinh, sắp xếp theo đề mục. Kinh Tạp A Hàm (Tương Ưng Bộ Kinh), sưu tập thứ ba. Kinh gồm những bài nhỏ liên quan tới những chi tiết về cuộc đời và hành động của Phật—A Sanskrit term for “Connected Discourses.” This is the third of the five collections of discourses in the sutra-pitaka (sutta-pitaka) of the Pali Canon, which corresponds to the Samyuktagama of the Sanskrit Tripitaka. It contains fifty-six groups of sutras, which are arranged according to subject matter. The third of five main divisions of the Sutta Pitaka. It consists of numerous short texts dealing with incidents connected with the life and work of the Buddha.
5) Tăng Nhứt A Hàm—The Collection of “Increased-by-One-Discourses”: Ekottarikagamas (skt)—Ekottara-agama (skt)—Tăng Nhứt A Hàm, 51 quyển, sưu tập số của pháp môn. Bộ thứ nhất trong bốn bộ Kinh A Hàm, Tăng Nhất A Hàm là bộ kinh mà mỗi phần được tăng lên một. Đây là “Những bài giảng về Tăng Nhất.” Giỏ kinh tạng thứ tư trong kinh tạng Pali. Tăng Nhất A Hàm bao gồm những bài thuyết giảng của Đức Phật, và thỉnh thoảng của các đại đệ tử của Ngài, được sắp xếp thứ tự theo con số của từng đề mục trong kinh. Những bài giảng này được xếp từ số một đến số mười một—Numerical Arranged Subjects, 51 books. One of the four Agamas, the agama in which the sections each increase by one, e.g. the Anguttara Nikaya of the Hinayana; a branch of classifying subjects numerically. These are “Increased-by-One-Discourses.” The fourth collection in the “Basket of Discourses” (Sutta-pitaka) of the Pail Canon. It contains sermons attributed to the Buddha, and sometimes his main disciples, that are arranged according to the number of items contained in the texts. These are numbered from one to eleven.
(B)
Thập Nhị Bộ Kinh—The twelve divisions of Mahayana canon: Anga or
Tripitaka (skt).
Mười
hai bộ kinh gồm nhiều thể loại khác nhau—The twelve kinds
of Buddhist scriptures distinguished according to different styles of exposition:
(B1)Sắp xếp theo Kinh điển Bắc Phạn—Twelve sutras which are Arranged in Sanskrit Scriptures: See Chapter 7 (VI) (B).
(B2)Sắp
xếp trong Kinh Tạng Pali—Arranged in Pali Scriptures:
1)
Tu-Đa-La (Khế Kinh): Sutra (skt)—Kinh Trường hàng là những
bài pháp dài, ngắn hay trung bình do Đức Phật thuyết giảng
trong nhiều trường hợp như kinh Hạnh Phúc, Kinh Trân Bảo,
kinh Từ Tâm, vân vân—The Buddha’s exposition of the Dharma in
prose. These are short, medium, and long discourses expounded by the Buddha
on various occasions, such as the Discourse on Blessings (Mangala Sutta),
The Jewel Discourse (Ratana Sutta), Discourse on Goodwill (Metta Sutta),
etc.
2)
Kỳ Dạ (dịch theo mới là Ứng Tụng—dịch theo cũ là Trùng
Tụng): Geya (skt)—Kệ trùng tụng, có nghĩa là lập lại kinh
văn giảng thuyết ở đoạn trên (xưa Đức Phật vì muốn
lợi lạc chúng sanh nên sau khi thuyết giảng cho các Tỳ Kheo
ngài đã đặt tụng giải thích cho người đời sau), như Kinh
Tương Ưng Bộ—Singing—songs, or verses which repeat the ideas already
expressed in the preceding prose, in honour of the saints, such as the
Sagathavagga of the Samyutta Nikaya.
3)
Già Đà (Phúng tụng—Cô khởi tụng hay những bài kệ chưa
có trong bài thuyết giảng. Già Đà gồm những bài kệ trong
Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, vân
vân: Gatha (skt)—Verses containing ideas not expressed in prose. Gatha
includes verses found in the The Way of Truth (Dhammapada), Psalms of the
Brethren (Theragatha), and Psalms of the Sisters (Therigatha), etc.
4)
Ni Đà Na: Nidana (skt)—Thuyết giảng nhơn duyên—Narratives of
the past which explain a person’s present state.
5)
Y Đế Mục Đa Già: Itivrttaka (skt)—Itivuttaka (p)—Nói
về tiền thân của các vị đệ tử của Phật. Itivuttaka gồm
112 bài thuyết pháp của Đức Phật nằm trong bộ Tạp A Hàm—Narratives
of past lives of the Buddha’s disciples. Itivuttaka includes 112 discourses
in the Khuddaka Nikaya.
6)
Xà Đa Già (Bổn Sanh): Jataka (skt)—Bổ Sanh Kinh, gồm 547 chuyện
kể về tiền thân Đức Phật—Jataka includes 547 birth-stories
or narratives of past lives of the Buddha.
7)
A-Phù-Đạt-Ma (Vị Tằng Hữu): Adbhuta-dharma (skt)—Vị Tằng
Hữu, thuyết về những pháp vi diệu mà Phật hay chư Thiên
đã từng thực hành. Kinh Vị Tằng Hữu gồm những bài kinh
trong Kinh Trung A Hàm—Accounts of miracle or wonderful dharmas performed
by the Buddha or a deva. The Adbhutadharma includes a portion of the Majjhima
Nikaya.
8)
A-Ba-Đà-Na (Thí Dụ): Avadana (skt)—Kinh Thí Dụ—An exposition
of the Dharma through allegories.
9)
Ưu-Ba-Đề-Xá: Upadesa (skt)—Kinh Luận Nghị, thuyết về lý
luận—Discussions of doctrine.
10)
Ưu Đà Na (Tự Thuyết): Udana (skt)—Kinh Vô Vấn Tự Thuyết,
hay kinh mà Đức Phật tự thuyết vì thấy nhu cầu cần thiết
của chúng sanh, chứ không cần đợi ai hỏi, như Kinh A Di Đà,
và một phần của Tạp A Hàm—Sutra which spoken voluntarily without
being asked. An exposition of the Dharma by the Buddha without awaiting
questions or requests from his disciples, i.e. Amitabha Sutra, and a portion
of the Khuddaka Nikaya.
11)
Tỳ Phật Lược (Phương Quảng): Vaipulya (skt)—Phương Quảng—An
extensive exposition of principles of truth.
12)
Hòa Ca La (Thọ Ký): Vyakarana (skt)—Veyyakarana (p)—Kinh Thọ
Ký, Phật nói về tương lai thành Phật của những vị đệ
tử của Ngài—Prophecies by the Buddha regarding his disciples’
attainment of Buddhahood.
(B3)Sắp
xếp trong Kinh Tạng Trung Hoa—Arranged in Chinese Scriptures:
1)
Chánh Kinh: Principal Sermons.
2)
Ca Vịnh: Metrical Pieces.
3)
Ký Thuyết: Prophecies.
4)
Kệ Tha: Verses.
5)
Nhơn Duyên: Introductory Parts.
6)
Tuyển Lục: Selections—Quotations.
7)
Bổn Khởi: Story of the Past.
8)
Thử Thuyết: This is said.
9)
Sanh Khởi: Birth Places.
10)
Quảng Giải: Detailed Explanations.
11)
Vị Tằng Hữu: Wonderful Dharmas.
12)
Thuyết Nghĩa: Explanation of Meaning.
(VIII)Những bộ kinh quan trọng khác—Other important sutras:
1) Kinh A Di Đà Bổn Nguyện—Sukhavati Vyuha Sutra: Longer Sukhavativyuha Sutra—Longer Amitabha Sutra.
a) Tổng quan về Kinh A Di Đà Bổn Nguyện—An overview of “Amitabha Sutra”: Kinh A Di Đà Bổn Nguyện là một trong ba bộ kinh chủ yếu của trường phái Tịnh Độ. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dich sang Hán tự. Kinh nói về Tây phương Cực lạc vượt ngoài tam giới luân hồi. Đây là một trong những đất chính của Phật được trường phái Đại Thừa thừa nhận. Đức Phật A Di Đà lập ra Tây Phương Cực Lạc nhờ chính ngay công đức tu tập của Ngài. Trường phái Tịnh độ tin rằng việc trì niệm hồng danh của Ngài cho phép tín đồ vãng sanh về Tịnh Độ sống đời an lạc cho đến khi nhập Niết bàn (Đức Phật Thích Ca nói: “Ở về phương Tây có một cõi nước thanh tịnh gọi là An Lạc hay Cực Lạc/Sukhavati hay thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vị Giáo Chủ của cõi nước nầy hiệu là A Di Đà/Amitabha Buddha. A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ và Vô Lương Quang. Đức Phật A Di Đà trong vô lượng kiếp về trước, đã phát 48 lời đại nguyện, trong đó những lời nguyện thứ 18, 19, và 20 chuyên vì nhiếp thọ và tiếp dẫn nhứt thiết chúng sanh. Do các lời nguyện cao quý nầy, Đức Phật A Di Đà sáng tạo cõi Tịnh, chúng sanh chỉ cần phát tâm chánh niệm, quán Phật niệm Phật, tới lúc lâm mạng chung thời, Đức Phật và Thánh chúng sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Khi đến cõi Tịnh, chúng sanh ở trong cung điện lầu cát, hoa viên tốt đẹp nhiệm mầu, tiếng chim, tiếng gió thảy đều hòa nhã. Chư Phật chư Bồ Tát theo thời theo chỗ mà tuyên dạy diệu pháp. Các chúng sanh được thanh tịnh diệu lạc, thân tâm đều không thọ khổ, chuyên chí nghe đạo hằng không thối chuyển. Các hiện tượng ở cõi Tịnh tốt đẹp như thế, mọi phương diện cố nhiên đều do tịnh thức của chư Phật và chư Bồ Tát sở hiện, về phương diện khác cũng nhờ tâm thức thanh tịnh của chúng sanh vãng sanh cõi ấy tham gia đồng thể biến hiện mà có. Không thể dùng chút ít căn lành, phước đức nhơn duyên mà đặng sanh vào nước kia. Như vậy cõi Tịnh không phải ai cũng vãng sanh được, cũng không thể bỗng nhiên niệm vài tiếng “namo” không chí thành mà có thể vãng sanh được. Thân Như Lai không thể thân cận với những ai có căn lành cạn cợt—One of the three basic sutras of the Pure Land sect. It was translated into Chinese by Kumarajiva. Sukhavati means the Western Land of Amitabha Buddha, the highest joy, name of the Pure Land of Amitabha Buddha in the west—The Western Paradise which is outside the triple realm and beyond samsara and retrogression. The Western Paradise is one of the most important of the Buddha-fields to appear in the Mahayana. Amitabha Buddha created the Pure Land by his karmic merit. The Pure Land sect believes that through faithful devotion to Amitabha and through recitation of his name, one an be reborn there and lead a blissful life until entering Nirvana.
b) A Di Đà Bổn Nguyện—Amitabha’s original vows: Tên đủ của kinh được dịch từ Hoa Ngữ là Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Có hai bộ, một là bộ kinh dài và một là bộ kinh ngắn, cả hai đều mang tên là “Kinh A Di Đà” và cả hai đều lấy chủ đề Đức Phật A Di Đà, Tây phương Tịnh độ. Cực Lạc là tên của quốc độ này. Còn một bộ kinh khác cũng diễn tả về cõi Tây Phương Cực Lạc, đó là Kinh Quán A Di Đà Kinh hay Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Ba bộ kinh này lập thành Tịnh Độ Tam Kinh. Bộ kinh dài giải thích về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà trong tiền kiếp và sự hiện thực của quốc độ Cực Lạc. Bộ Quán A Di Đà Kinh hướng dẫn cách tu và nói về mười sáu pháp quán nhằm giúp đưa hành giả đến chỗ hóa sanh Cựu Lạc. Cả hai bộ kinh đều bao gồm những pháp được thuyết giảng do sự yêu cầu của chúng sanh. Bộ Trường A Di Đà thì do ngài A Nan thỉnh Phật, còn bộ Quán A Di Đà Kinh thì do bà hoàng hậu Vi Đề Hy, mẹ của ác vương tử A Xà Thế, thỉnh cầu Phật thuyết giảng. Trong khi bộ A Di Đà, dù là bộ kinh ngắn nhất trong ba bộ, nhưng không phải là không quan trọng. Đây là bộ kinh trong phân bộ “Vô vấn tự thuyết” kinh của Đức Phật. Nói cách khác, Đức Phật tự ý thuyết bộ kinh này, vượt hẳn ra ngoài thông lệ là phải chờ ai hỏi thì Ngài mới thuyết giảng. Đức Phật nói rằng trong thời ngũ trược ác thế, những lời thuyết giảng trong kinh này thật là khó tin. Kinh Tiểu Bộ còn giảng về nguyên nhân và hoàn cảnh tái sanh vào quốc độ Cực Lạc. Lời nhắn nhủ chủ yếu trong Kinh này dạy chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật.” Đức Phật A Di Đà có một quan hệ thật lớn với chúng sanh trong cõi ta bà. Trước khi thành Phật, Ngài đã lập 48 lời nguyện và trong mỗi lời nguyện đều quan hệ tới việc đưa chúng sanh đến Phật quả. Lúc đó Ngài chính là Tỳ Kheo Pháp Tạng. Ngài nói: “Khi tôi thành Phật, tôi nguyện rằng chúng sanh nào niệm hồng danh tôi đều sẽ được thành Phật. Nếu không tôi nguyên không đắc thành Chánh Đẳng Chánh Giác.” Vì nguyện lực của Ngài, Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh tái sanh vào quốc độ nơi mà họ có thể thành Phật. Nguyện lực này hấp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc cũng như khối nam châm hút lấy mạt sắt vậy. Nếu chúng sanh niệm tên Ngài mà không thành Phật thì Ngài nhất quyết không thành Phật. Quả là một lời nguyện vô cùng vĩ đại vậy!—Short form of Amitabha Sutra. One of the three basic sutras of the Pure Land sect. It was translated into Chinese by Kumarajiva. The complete title translated from the Chinese is The Buddha Speaks of Amitabha Sutra. There are two sutras, the large and the small (Sukhavati-vyuha-sutra, large and small), both sutras have the same title “Amitabha Sutra” and take their subject as Amitabha Buddha, his pure Buddhaland to the West. Ultimate Bliss is the name of this land. There is another sutra also describes Sukhavati: the Meditation on Amitabha Sutra or the Meditation on the Infinite Life Sutra. Together, these three sutras comprise the three basic texts of the Pure Land School. The large sutra explains Amitabha Buddha’s 48 vows made in His former life and their realization in the Land of Ultimate Bliss. The Meditation on Amitabha Sutra is a guide to cultivation and describes a series of sixteen meditations which lead to various grades of rebirth by transformation in the Land of Ultimate Bliss. Both sutras contain Dharmas preached in specific response to the requests of sentient beings. The large Amitabh Sutra, at the request of Ananda, the Meditation on Amitabha Sutra at the request of Vaidehi, queen mother of wicked Prince Ajatasatru. The small Amitabha Sutra, although the shortest of the three, is by no means less important than the other two for the entire sutra belongs to the “self-spoken division.” In other words, the Buddha spontaneously preached the Dharma of this sutra, over-stepping the usual practice of speaking Dharma only upon request. The Buddha proclaims in this sutra that in the evil time of the five turbidities, this dharma is extremely difficult to believe. The sutra also explains the causes and circumstances for rebirth in the Land of Ultimate Bliss. The essential message of this sutra is to teach us to recite the name “Namo Amitabha Buddha.” Amitabha Buddha has a great infinity with living beings in the Saha world. Before realizing Buddhahood, he made forty-eight vows and each vow involved taking living beings to Buddha-hood. At that time, he was a Bhiksu named Dharma-Treasure or Dharmakara. He said: “When I realize Buddhahood, I vow that living beings who recite my name will also realize Buddhahood. Otherwise, I won’t.” By the power of his vows, Amitabha Buddha leads all beings to rebirth in his country where they realize Buddhahood. This power attracts living beings to the Land of Ultimate Bliss, just as a magnet attracts iron filings. If living beings do not attain enlightenment, he himself won’t realize Buddhahood. What a great vow!
2) Kinh A Di Đà Đại Bổn—Amitayurdhyana Sutra (skt): Kinh Quán Vô Lượng Thọ—Còn được gọi là Kinh Đại Bổn Di Đà hay Kinh Vô Lượng Thọ được trường phái Thiên Thai dùng như một trong ba bổn kinh chính của Tịnh Độ Tông. Kinh quán Phật A Di Đà, vị Phật trường thọ. Đây là một trong ba bộ kinh chính của trường phái Tịnh Độ. Kinh diễn tả về cõi nước Tịnh Độ của Phật A Di Đà và phương pháp tu hành cho phái Tịnh Độ qua cuộc sống tịnh hạnh, trì trai giữ giới và niệm hồng danh Phật A Di Đà để gột rữa những ác nghiệp và vãng sanh Tịnh Độ. Kinh cũng nói về thời giảng của Phật đã chỉ dẫn Hoàng Hậu Vi Đề Hi cách vãng sanh Tịnh Độ—Also called “Major Amitabha Sutra” which the T’ien-T’ai takes as the major of the three Pure-Land sutras. Meditation Sutra, the sutra on the contemplation of the Buddha Amitabha, the buddha of Boundless Life. This si one of the three sutras that form the doctrinal basis of the Pure Land sect. It gives description of the Pure Land of the Buddha Amitabha and the pactice of this school through leading a pure life, observing moral rules and recitation of Amitabha’s name to wipe away all unwholesome deeds and attain rebirth in the Pure Land. The sutra also mentioned about the Buddha’s preaching to help Vaidehi to attain the Pure Land.
3) Kinh A Di Đà Tiểu Bổn—Sukhavati-vyuha (skt): Kinh A Di Đà Tiểu Bổn là một bản toát yếu hay trích yếu của Đại phẩm Đại Vô Lượng Thọ Kinh (Sukhavati-Vyuha). Bộ chót trong số ba kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh (Amitayr-dhyana-sutra) cho chúng ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh Độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. Nguyên do Đức Phật thuyết Kinh A Di Đà là khi thái tử A Xà Thế nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và hạ ngục nhà vua nầy. Hoàng hậu Vi Đề Ha cũng bị giam vào một nơi. Sau đó Hoàng Hậu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xãy ra như vậy. Đức Thế Tôn liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ, và bà chọn quốc độ của Đức Phật A Di Đà coi như là tối hảo. Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ nầy để sau cùng được thác sanh vào đó. Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài, và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà. Đức Phật đã căn dặn ngài A Nan như sau: “Này A Nan! Hãy ghi nhớ bài thuyết pháp nầy và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo nầy, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà.” Đối tượng của bài thuyết pháp nầy của Phật là sự tôn thờ Phật A Di Đà, và từ đó chúng ta cũng thấy rằng giáo thuyết của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cuối cùng cũng không khác với giáo thuyết của Phật A Di Đà. Kinh A Di Đà Tiểu Bổn là giáo tụng chính yếu của tông Tịnh Độ. Theo Tịnh Độ tông, việc chuyên tâm niệm Phật là cần thiết để đào sâu đức tin, vì nếu không có đức tin nầy thì không bao giờ có sự cứu độ trọn vẹn—The smaller text of Sukhavati-vyuha is a résumé or abridged text of the larger one. The last of the three texts, the Amitayur-dhyana Sutra, tells us the origin of the Pure Land doctrine taught by Sakyamuni Buddha. The reason for the Buddha to preach this sutra was from the following story, Ajatasatru, the prince heir-apparent of Rajagriha, revolted against his father, King Bimbisara, and imprisoned him. His consort, Vaidehi, toow was confined to a room. Thereupon the Queen asked the Buddha to show her a better place where no such calamities could be encountered. The World-Honored One appeared before her and showed all the Buddha lands and she chose the Land of Amitabha as the best of all. The Buddha then taught her how to meditate upon it and finally to be admitted there. He instructed her by his own way of teaching and at the same time by the special teaching of Amitabha. That both teachings were one in the end could be seen from the words he spoke to Ananda at the conclusion of his sermons. “Oh Ananda! Remember this sermon and rehearse it to the assembly on the Vulture Peak. By this sermon, I mean the name of Amitabha." ” From this we can see that the object of the sermon was the adoration of Amitabha. Thus, we see that Sakyamuni Buddha’s teaching was after all not different from that of Amitabha. The smaller Sakhavati-vyuha is the main text for reciting of the Pure Land Sect. With the Pure Land, the devotional repetition of the Buddha's name is a necessary action of the pious to deepen the faith, without which salvation will never be complete.
4) Kinh A Dục Vương—Asokaraja Sutra (skt): Kinh nói về vua A Dục, vị vua thứ ba của triều đại Mauryan của xứ Ma Kiệt Đà, thuộc Trung Ấn. Một quân vương Phật tử đã cải từ Ấn giáo sang đạo Phật sau cuộc trường chinh—The sutra written about the life of King Asoka, a Buddhist ruler and the third king of the Maurya Dynasty of Magadha, in central India. He converted from Hinduism to Buddhism after a long period of war and conquest.
5) Kinh Anh Lạc: Ying-Lo-Ching—Bồ Tát Bổn Nguyện Anh Lạc Kinh. Người ta tin rằng bộ kinh này được dịch ra từ một bộ kinh Phạn vào thế kỷ thứ năm; tuy nhiên, về sau này các học giả Phật giáo cho thấy rằng bộ kinh này được viết tại Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ năm hay thứ sáu. Kinh bàn về thập nhị địa, phạm hạnh, lục Ba La Mật, vân vân—Bodhisattva’s Original Resolves Ying-Lo-Ching. People belived that this sutra was translated into Chinese from a Sanskrit sutra in the fifth century; however, later Buddhist scholars indicated that it was probably written in China during the fifth or the sixth century. It discusses the fifty-two stages, the pure precepts, ten perfections, etc.
6) Kinh Bảo Tích: Ratnakuta Sutra (skt)—“Ratnakuta”, từ Bắc Phạn có nghĩa là “Bảo Tích Kinh.” Đây là một trong những bộ kinh Phương Quảng, một bộ kinh nhiều tập sưu tập văn kinh Đại Thừa, gồm 49 quyển kinh độc lập với nhau, đa phần được xem như văn kinh Đại Thừa trong thời sơ khai. Toàn bộ kinh văn chỉ còn tồn tại trong bản dịch Hán văn và Tây tạng mà thôi. Đây là một trong những bộ kinh tối cổ của Phật Giáo Đại Thừa. Chủ ý kinh nhằm phát triển Trung Đạo, mà về sau nầy trở thành học thuyết cho phái Trung Đạo của Ngài Long Thọ. Đại Bảo Tích cũng chứa đựng những kinh văn nói về Bát Nhã Ba La Mật. Kinh được ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hoa ngữ, là một trong những kinh điển xưa nhất của Phật Giáo Đại Thừa. Trong Đại Bảo Tích, tư tưởng Trung Đạo được triển khai. Kinh cũng nói về trí huệ siêu việt (Bát Nhã Ba La Mật Đa trong trường Kinh A Di Đà). Tạng kinh điển rất quan trọng gồm 6000 trang trong chín quyển chứa đựng hầu hết những giáo điển trọng đại của Đại Thừa nhằm đưa chúng sanh đến chỗ Giác Ngộ Tối Thượng của Phật quả—A Sanskrit term for “Pile of Jewels Sutra.” It is one of the Vaipulya sutras, a voluminous collection of Mahayana texts, which comprises forty-nine independent sutras, many of which are considered to belong to the early period of Mahayana literature. The entire corpus exists only in Chinese and Tibetan translations. One of the oldest sutras of Mahayana. Ratnakuta developed the Middle Way, which later became the basis for the Madhyamaka teaching of Nagarjuna. It also contains sutras on transcendental wisdom (Prajna Paramita Sutra and Longer Amitabha Sutra). The sutra was translated into Chinese by Bodhiruci, one of the oldest sutras of Mahayan. In the Ratnakuta, the thought of the Middle Way is developed. It also contains sutras on transcendental wisdom (Prajan Paramita Sutra and Longer Amitabha Sutra). A very important sutra (6000 pages in nine volumes) which contains almost all the most critical teaching of the Mahayana Tradition (Great Vehicle) to carry sentient beings to the Ultimate Enlightenment of Buddhahood.
7) Kinh Bát Châu Tam Muội—Pratyutpannabuddhasammukha Vasthitasamadhi Sutra: Kinh nói về trạng thái tâm linh được dùng để quán tưởng các vị Phật hay quán chư Phật hiện tiền Tam muội. Cốt tủy của loại tam muội này là “Phật tức tâm, Tâm tức Phật.” Loại tam muội mà khi thực hành thì chư Phật hiện ra trước mặt. Còn được gọi là Thường Hành Đạo hay Thường Hành Tam Muội vì phải thực hành không gián đoạn từ 7 đến 90 ngày. Kinh được Ngài Chi Lô Ca Sám dịch sanh Hán tự—The sutra shows the samadhi or the way of contemplation of any Buddhas. The essence of this samadhi is that the Buddha is just the mind; the mind creates all Buddhas. The samadhi in which the Buddhas of the ten directions are seen as clearly as the stars at night. Also called as the prolonged samadhi, because of the length of time required, either seven or ninety days. The sutra was translated into Chinese by Lokaksema.
8) Kinh Bát Đại Nhân Giác—Sutra on the Eight Awakenings of Great People:
8A.
Lịch sử và công năng của Kinh Bát Đại Nhân Giác—History
and usage of the Sutra on the Eight Awakenings of Great People:
a)
Sa môn An Thế Cao, người Parthia, dịch từ Phạn sang Hán vào
khoảng năm 150 sau Tây Lịch (đời Hậu Hán) tại Trung Tâm
Phật Giáo Lạc Dương . Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch từ
Hán sang Việt vào khoảng thập niên 70s. Nguyên văn bản kinh
bằng Phạn ngữ không biết còn lưu truyền tới ngày nay hay
không. Kinh nầy thích hợp với cả hai truyền thống Phật
giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa—Shramana An Shi Kao, a Partian
monk, translated from Sanskrit into Chinese in about 150 A.D. (during the
Later Han Dynasty). Most Venerable Thích Thanh Từ translated from Chinese
into Vietnamese in the 1970s. The original text of this sutra in Sanskrit
is still extant to this day. This sutra is entirely in accord with
both the Theravada and Mahayana traditions.
b)
Kỳ thật, từng điều trong tám điều giác ngộ của các bậc
vĩ nhân trong kinh nầy có thể được coi như là đề tài thiền
quán mà hàng Phật tử chúng ta, đêm lẫn ngày hằng giữ thọ
trì, chí thành tụng niệm ghi nhớ, tám điều giác ngộ của
các bậc vĩ nhân—In fact, each of the eight items in this sutra can
be considered as a subject of meditation which Buddhist disciples should
at all times, by day and by night, with a sincere attitude, recite and
keep in mind eight truths that all great people awaken to.
c)
Tám Chơn Lý mà chư Phật, chư Bồ Tát và các bật vĩ nhân
đã từng giác ngộ. Sau khi giác ngộ, các vị ấy lại tiến
tu vô ngần từ bi đạo hạnh để tăng trưởng trí huệ. Dùng
thuyền Pháp Thân thong dong dạo chơi cõi Niết Bàn, chỉ trở
vào biển sanh tử theo đại nguyện cứu độ chúng sanh. Các
bậc nầy lại dùng tám Điều Giác Ngộ để khai lối dắt
dìu chúng sanh, khiến cho ai nấy đều biêt rành sự khổ não
của tử sanh sanh tử, để từ đó can đảm xa lìa ngũ dục
bợn nhơ mà quyết tâm tu theo Đạo Thánh—Eight Truths that all
Buddhas, Bodhisattvas and great people awaken to. After awakening, they
then energetically cultivate the Way. By steeping themselves in kindness
and compassion, they grow wisdom. They sail the Dharma-body ship all the
way across to Nirvana’s other shore, only to re-enter the sea of death
and rebirth to rescue all living beings. They use these Eight Truths to
point out the right road to all beings and in this way, help them to recognize
the anguish of death and rebirth. They inspire all to cast off and forsake
the Five Desires, and instead to cultivate their minds in the way of all
Sages.
d)
Nếu là Phật tử phải nên luôn trì tụng kinh nầy, hằng
đêm thường trì tụng và nghĩ tưởng đến tám điều nầy
trong mỗi niệm, thì bao nhiêu tội lỗi thảy đều tiêu sạch,
thong dong tiến vào nẻo Bồ Đề, nhanh chóng giác ngộ, mãi
mãi thoát ly sanh tử, và thường trụ nơi an lạc vĩnh cửu—If
Buddhist disciples recite this Sutra on the Eight Awakenings, and constantly
ponder its meaning, they will certainly eradicate boundless offenses, advance
toward Bodhi, quickly realize Proper Enlightenment, forever be free of
death and rebirth, and eternally abide in joy.
8B. Hình thức của kinh—The form of the sutra: Xét về phương diện hình thức thì kinh văn rất đơn giản. Kinh văn rất cổ, văn thể của kinh thuộc loại kết tập như Kinh Tứ Thập Nhị Chương và Kinh Lục Độ Tập. Tuy nhiên, nội dung của kinh rất sâu sắc nhiệm mầu—The form of the sutra is very simple. The text form is ancient, just like the Forty-Two Chapters and the Sutra on the Six Paramitas. However, its content is extremely profound and marvelous.
8C.
Nội dung của kinh—The content of the Sutra:
i)
Điều Giác Ngộ thứ nhất—The First Awakening:
•
Đời vô thường quốc độ bở dòn: The world is impermanent,
countries are perilous and fragile.
•
Khổ không tứ đại thon von: The body’s four elements are a source
of pain; ultimately, they are empty.
•
Năm ấm vô ngã có còn chi đâu: The Five Aggregates (Skandhas) are
not me.
•
Đổi đời sanh diệt chẳng lâu: Death and rebirth are simply a
series of transformations.
•
Giả dối không chủ lý mầu khó tin: Misleading, unreal, and uncontrollable.
•
Tâm là nguồn ác xuất sanh: The mind is the wellspring of evil.
•
Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay: The body is the breeding
ground of offenses.
•
Người nào quán sát thế nầy, lần hồi sanh tử sớm chầy
thoát ra: Whoever can investigate and contemplate these truths, will gradually
break free of death and rebirth.
ii)
Điều Giác Ngộ thứ hai—The Second Awakening:
•
Tham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều—Too much desire brings
pain.
•
Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu—Death and rebirth are tiresome ordeals.
•
Bởi chưng tham dục, mà chiêu khổ nầy—They stem from our thoughts
of greed and desire.
•
Bớt lòng tham dục chẳng gây—By reducing desires.
•
Thân tâm tụ tại vui nầy ai hơn—We can realize absolute truth
and enjoy independence and well-being in both body and mind.
iii)
Điều Giác Ngộ thứ ba—The Third Awakening:
•
Đắm mê trần mải miết chẳng dừng—Our minds are never satisfied
or content with just enough.
•
Một bề cầu được vô chừng—The more we obtain, the more we
want.
•
Tội kia thêm lớn có ngừng được đâu—Thus we create offenses
and do evil deeds.
•
Những hàng Bồ Tát hiểu sâu—Bodhisattvas do not make mistakes.
•
Nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn—Instead, they are always
content.
•
Cam nghèo giữ đạo là hơn—Nurture the way by living a quiet life
in humble surroundings.
•
Lầu cao trí huệ chẳng khờn dựng lên—Their sole occupation
is cultivating wisdom.
iv)
Điều Giác Ngộ thứ tư—The Fourth Awakening:
•
Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân—Idleness and self-indulgence
will be our downfall.
•
Thường tu tinh tấn vui mừng—With unflagging vigor,
•
Dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời—Great people break
through their afflictions and baseness.
•
Bốn ma hàng phục như chơi—They vanquish and humble the Four Kinds
of Demons.
•
Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài—And they escape from the
prison of the Five Skandhas.
v)
Điều Giác Ngộ thứ năm—The Fifth Awakening:
•
Ngu si là gốc khổ luân hồi—Stupidity and ignorance are the cause
of death and rebirth.
•
Bồ Tát thường nhớ không ngơi—Bodhisattvas are always attentive
to.
•
Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào—And appreciative of
extensive study and erudition.
•
Vun bồi trí tuệ càng cao—They strive to expand their wisdom.
•
Biện tài đầy đủ công lao chóng thành—And refine their eloquence.
•
Đặng đem giáo hóa chúng sanh—Teaching and transfoming living beings.
•
Niết bàn an lạc còn lành nào hơn—Nothing brings them greater
joy than this.
vi)
Điều Giác Ngộ thứ sáu—The Sixth Awakening:
•
Người khổ nghèo lắm kết oán hờn—The suffering of poverty
breeds deep resentment.
•
Không duyên tạo tác ác đâu sờn—Wealth unfairly distributed
creates ill-will and conflict among people.
•
Bồ Tát bố thí, ai hơn kẻ nầy, lòng không còn thấy kia đây—So,
Bodhisattvas practice giving and treat friend and foe alike.
•
Ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào. Dù nguời làm ác biết
bao, một lòng thương xót khổ đau cứu giùm—They neither harbor
grudges nor despite evil-natured poeple.
vii)
Điều Giác Ngộ Thứ Bảy—The Seventh Awakening:
•
Năm dục gây lầm lỗi ngất trời. Tuy người thế tục ngoài
đời—Great people, even as laity, are not blightly by worldly pleasures.
•
Mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình, ba y thường nhớ của
mình, ngày nào sẽ được ôm bình ngao du—Instead, they constantly
aspire to take up the three precepts-robes and blessing-bowl of the monastic
life.
•
Chí mong lìa tục đi tu, đạo gìn trong sạch chẳng lu không
mờ—Their ideal and ambition is to leave the household and family life
to cultivate the way in immaculate purity.
•
Hạnh lành cao vút kính thờ, thương yêu tất cả không bờ
bến đâu—Their virtuous qualities are lofty and sublime; their attitudes
toward all creatures are kind and compassionate.
viii)Điều
Giác Ngộ Thứ Tám—The Eighth Awakening:
•
Tử sanh hoài đau khổ vô cùng—Rebirth and death are beset with
measureless suffering and afflictions, like a blazing fire.
•
Phát tâm dõng mãnh đại hùng—Thus, great people make the resolve
to cultivate the Great Vehicle.
•
Quyết lòng độ hết đồng chung Niết bàn—To rescue all beings.
•
Thà mình chịu khổ muôn vàn, thay cho tất cả an nhàn thảnh
thơi—To endure endless hardship while standing in for others.
•
Mọi người đều được vui tươi, đến bờ giác ngộ rạng
ngời hào quang—To lead everyone to ultimate happiness.
9) Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh—Prajnaparamitahrdaya-Sutra: Bát Nhã Ba La Mât Đa Tâm Kinh hay gọi tắt là Tâm Kinh, là phần kinh ngắn nhất trong 40 kinh tạo thành Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Đây là một trong những kinh văn quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Kinh được nhấn mạnh về tánh không. Kinh thường được các Phật tử tụng thuộc lào trong các tự viện. Một trong những lời kinh nổi tiếng nhất là “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.” Và câu thần chú kết luận cũng nổi tiếng: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha!” Toàn bộ văn kinh của Bát Nhã Ba La Mật có nghĩa là “trí huệ đáo bỉ ngạn.” Kinh được Ngài Huyền Trang dịch sang Hán tự. Đây là một trong những bộ kinh ngắn nhất trong kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Tên đầy đủ là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Có lẽ là bộ kinh phổ thông nhất trên thế giới ngày nay. Tâm Kinh giảng giải nghĩa lý của Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ba La Mật về Trí Tuệ làm cho người ta nhận biết rõ ràng về tánh không của bản ngã và vạn hữu. Tâm kinh là tâm của Bát Nhã Ba La Mật; nó là tâm của gia đình bộ kinh “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.”—The Heart of the Prajna-Paramita-Sutra or Heart Sutra, the shortest of the forty sutras that constitute the Prajanparamita-sutra. It is one of the most important sutras of Mahayana Buddhism. The sutra is especially emphasized on emptiness (Shunyata). It is recited so frequently in the temple that most Buddhists chant it from memory. One of its most famous statements is: “Form does not differ form emptiness, emptiness does not differ from form; form itself is emptiness, emptiness itself is form; so too are feeling, cognition, formation and consciousness.” And its conclusion is also famous with the mantra: “Gate Gate Paragate Parasamagate Bodhi Svaha !” (Gone, gone beyond, gone completely beyond, hail awakening!”). In short, the Prajna-Paramita Heart Sutra literally means “the wisdom that leads to the other shore.” The sutra was translated into Chinese by Hsuan-Tsang. This is one of the smallest sutras, contained in the Vast Prajnaparamita. The full title of this sutra is “Heart of Prajna Paramita Sutra.” Probably the most popular sutra in the world today. The Heart Sutra explains the meaning of “Prajna Paramita,” the perfection of wisdom that enables one to perceive clearly the emptiness of self and of all phenomena. The Heart Sutra is the heart of the perfection of wisdom; it is also the heart of the entire family of “Prajna Paramita Sutras.”
10) Bát Thiên Tụng: Asta-sahasrika-prajna-paramita-sutra (skt)—“Bài Tụng tám ngàn câu kệ về Bát Nhã Ba La Mật.” Được nhiều học giả thời cận đại xem như là kinh văn “Bát Nhã Ba La Mật Đa” sớm nhất của trường phái Đại Thừa còn lưu giữ lại được. Kinh này có lẽ được biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây lịch. Nội dung chứa đựng những bài giảng của Đức Phật bàn luận về giáo thuyết chánh yếu mà sau này trở thành đặc trưng của trường phái Đại Thừa, đặc biệt là tập trung vào giáo thuyết “tánh không.”—A Sanskrit term for “Eight Thousand Line Perfection of Wisdom Sutra.” Widely considered by modern scholars to be the earliest extant text of the “Perfection of Wisdom” (Prajna-Paramita) literature and the earliest known text of Mahayana Buddhism. Probably composed some time around the second century B.C. It contains a discourses spoken by Sakyamuni Buddha that discusses many of the key doctrines that later came to characterize Mahayana, with a particular focus on “emptiness” (sunyata).
11) Kinh Biệt Giải Thoát: Pratimoksa (skt)—Code of monk’s rules—Disciplinary code—Biệt giải thoát giới—Giới luật (giới bổn).
1) Giới Bổn Ba La Đề Mộc Xoa hay Kinh nói về Giới Luật của tự viện thuộc Luật Tạng. Luật Ba La Đề Mộc Xoa bao gồm tất cả những tội phạm, được soạn thành nhóm, tùy theo mức độ trầm trọng của tội. Giới Bổn Ba La Đề Mộc Xoa được tụng hai lần trong tháng vào dịp lễ Bố Tát, lúc trăng non và trăng tròn. Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa được dùng như là công cụ đảm bảo kỹ luật trong tự viện. Ngoài sự phân biệt về giới luật ra, Giới Bổn Ba La Đề Mộc Xoa còn bao gồm những câu kệ giới thiệu và kết thúc lễ Bố Tát. Phần mở đầu dùng để kêu gọi Tăng Ni trong giáo đoàn cùng nhau bắt đầu lễ Bố Tát với phương thức xưng tội và cách hỏi, tụng hết tội nầy qua đến tội khác, với mục đích khám phá xem ai thanh tịnh và ai bất tịnh—Monastic disciplinary text included in the Vinaya, and preserved separate versions for monks and nuns. Pratimoksa-sutra is a monastic disciplinary text included in the Vinaya. The Pratimoksa sutra is an inventory of offenses organized into categories classified according to the gravity of the offense. It is recited twice a month at the Uposattha observance on the new moon and full moon, and is employed as a device for insuring proper monastic discipline. In addition to the categories of offenses, a series of verses that introduce and conclude the text. An introduction used to call the Sangha together and initiate the confessional procedure, and an interrogatory formula, recited after each category of offenses, aimed at discovering who was pure and who was not.
2) Kinh Biệt Giải Thoát là cốt lõi của Tạng Luật. Đây là phần cổ xưa nhất của Luật Tạng bằng tiếng Ba Li. Phạn ngữ có nghĩa là “Cá nhân giải thoát” hay “Biệt giải thoát.” Ba La Đề Mộc Xoa, còn gọi là Kinh Giải Thoát, một phần của Vinaya-pitaka, chứa đựng các qui tắc kỷ luật gồm giới luật cho tỳ kheo và tỳ kheo ni. Các qui tắc nầy được nhắc lại trong Tăng hay Ni đoàn mỗi lần làm lễ bố tác (Uposatha) và đây là dịp cho chư tăng ni xưng tội về những thiếu xót đã phạm phải. Tuy nhiên, luật đòi hỏi vị Tăng hay vị Ni nào phạm tội phải nhận tội và chịu kỹ luật của giáo đoàn. Các trường phái khác nhau có giới luật khác nhau, và số giới luật thay đổi từ 227 đến 348. Phật giáo Đại Thừa, Tỳ kheo có 250 giới và Tỳ kheo Ni có 348 giới; trong khi Phật giáo Nguyên Thủy, Tỳ kheo có 227 giới và Tỳ kheo Ni có 348 giới—Pratimoksa sutra is the nucleus of the Vinaya-pitaka. It is the oldest part of the Pali Pitaka. “Pratimoksa” is a Sanskrit term for “Individual liberation.” Called Sutra of emancipation or part of the Vinaya-pitaka that contains precepts for bhiksus and bhiksunis. These precepts are recited in an assembly of the whole Order of monks and/or nuns at every Uposatha or and this is the opportunity for the monks and nuns confess any violations of these rules. However, the rules required a monk or nun who is guilty of any of these offenses is required to confess the matter and submit to the appropriate discipline or penalty from the Order. Different traditions have different Pratimoksas, and the number of rules for monks and nuns varies between 227 and 348. In Mahayana Buddhism, Bhiksus have 250 rules and Bhiksunis have 348 rules; while in Theravada, Bhiksus have 227 rules and Bhiksunis have 348 rules—See Chapter 36.
12) Kinh Bồ Đề Hành Kinh—Bodhicaryavatara Sutra: “Bodhicaryavatara”, từ Bắc Phạn có nghĩa là “Nhập Bồ Tát Hạnh.” Đây là một tác phẩm Đại Thừa quan trọng được viết bởi ngài Santideva, tập trung vào những việc làm và tu tập của một vị Bồ Tát, lý tưởng của Phật giáo Đại Thừa. Kinh nói về “Đi vào con đường Giác Ngộ” được Ngài Long Thọ soạn—A Sanskrit term means “Entry into Bodhisattva Deeds.” This is an important Mahayana work by Santi Deva (650- 750), which focuses on the career and practices of the Bodhisattva, the ideal of Mahayana Buddhism. The sutra explained the methods of Entering the Path of Enlightenment, composed by Nagarjuna.
13) Kinh Bổn Duyên—Nidanakatha (skt): Theo Giáo sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, kinh Bản Duyên là bản tiểu sử duy nhất của Đức Phật bằng tiếng Ba Li. Kinh Bản Duyên dùng làm đoạn mở đầu cho phần biện giải Truyện Tiền Thân (Jataka). Không thấy đề cập gì đến tác giả của Kinh Bản Duyên, dù rằng soạn giả có nói đến ba vị tu sĩ, đó là Atthadassi, một ẩn sĩ, Buddhamitta của Hóa Địa Bộ và Phật Thiên (Buddhadeva), một tu sĩ uyên bác đã gợi ý cho ngài viết phần luận giải của Truyện Tiền Thân. Về việc phân đoạn tiểu sử, soạn giả bộ Kinh Bản Duyên cho rằng cuộc đời của Bồ Tát từ thời Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha) cho đến khi ngài được sanh ra làm một Thiên thần trên cung trời Đâu Suất là thuộc thời kỳ xa, còn đoạn mô tả từ khi Bồ Tát từ cung trời Đâu Suất giáng trần cho đến khi ngài được giải thoát sau cùng tại Bồ Đề Đạo Tràng, được gọi là thời kỳ giữa. Từ hoạt động thuyết pháp đầu tiên của ngài cho đến khi ngài gặp thí chủ Cấp Cô Độc (Anathapindika) và nữ cư sĩ Lộc Mẫu (Visakha) tại thành Xá Vệ, được xếp vào thời kỳ gần (Santike nidana). Bản Duyên Kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật tương ứng với 21 vị Phật, ba vị sau cùng là câu Lưu Tôn (Kakusandha), Câu Na Hàm (Konagamana), và Ca Diếp (Kasyapa)—Nidanakatha, the only biography of Gautama Buddha in Pali which forms the introduction of the Jatka commentary. Its authorship is not mentioned anywhere, although the author speaks of the three monks: Atthadassi, a recluse, Buddhamitta of the Mahisasaka sect, and Buddhadeva, a monk of clear intellect, who inspired him to write the Jataka commentary. About the division of the biography, the compiler of the Nidanakatha states that the existence of the Bodhisattva from the time of Dipankara Buddha up to his birth as a Tusita god are placed in the “Distant Epoch” (Dure nidana), while the account of the Bodhisattva’s descent from the Tusita heaven to his final emancipation at Bodh-Gaya is treated as the “Intermediate Epoch” (Avidure Nidana). The early missionary career of the Buddha up to the time of his meeting with Anathapindika and Visakha at Savatthi is included in the “Proximate Epoch (Santike nidana). Nidanakatha relates the forms of existence of the Buddha for each of the next twenty-one Buddhas, the last three of whom were Kakusandha, Konagamana and Kasyapa.
a)
Thời kỳ xa—The Distant Epoch:
i)
Thời kỳ xa bắt đầu với tiểu sử Bà La Môn Sumedha. Sumedha
được sanh ra trong một gia đình Bà La Môn giàu có thuộc dòng
dõi chính thống, nhưng cha mẹ chết sớm. Ngài được học
các môn khoa học Bà La Môn. Không bằng lòng với tài sản
cha mẹ để lại, ngài đem bố thí cho người nghèo khó rồi
trở thành một tu sĩ khổ hạnh, đi tìm cam lộ niết bàn để
không còn sinh diệt, sướng khổ, bệnh tật. Ngài nhận thấy
rằng mọi thứ trên đời nầy đều có hai mặt tích cực
và tiêu cực. Do đó, để giải trừ sự sinh, cần có một
cái gì vô sinh. Ngài quyết định thực hiện điều nầy và
đi đến Tuyết Sơn để suy tưởng. Ngài chọn chỗ ở trong
núi Dhammaka và chỉ sống bằng trái cây rụng. Chẳng bao lâu,
ngài đạt đến mức toàn thiện về thắng trí (abhinna) và
về thiền quán. Vào thời điểm nầy Đức Phật Nhiên Đăng
đi đến thành phố Rammaka. Sumedha tham gia đón tiếp Đức Phật
Nhiên Đăng. Ngài say sưa trước vẻ uy nghi của Đức Phật
và muốn cống hiến đời mình cho ngài. Sợ Đức Phật bị
vấy bẩn bàn chân trên mặt đất, ngài bèn nằm dài xuống
làm một chiếc cầu cho Đức Phật và các môn đệ dẫm lên
mình. Trong khi làm việc nầy, ngài cũng muốn chậm thành Phật
để có thể cứu độ chúng sanh. Sau đó Đức Phật Nhiên
Đăng tiên đoán là Đại Tăng Jatila sẽ thành Phật sau nhiều
thiên kỷ và nói chi tiết về nơi sẽ sinh ra, và sẽ chứng
đắc quả Bồ Đề như thế nào, cũng như các đệ tử hàng
đầu của ông là ai. Sự tiên đoán được khẳng định bởi
nhiều sự kiện nhiệm mầu, kể cả động đất, và không
nghi ngờ gì rằng Sumedha là một Đức Phật Bijankura. Sumedha
cũng nhận ra điều nầy và xác định qua thắng trí của mình
rằng ngài cần phải đạt được mười Ba La Mật mà các
Bồ Tát trước đây đã có rồi mới chứng đắc Phật quả:
The “Distant Epoch” opens with the biography of SumedhaBrahmin. Sumedha
was born at Amaravati in a wealthy Brahmin family of pure lineage but lost
his parents at an early age. He learned the Brahmanic sciences. Being dissatisfied
with the wealth left by his parents, he gave it away in charity and became
an ascetic, seeking Amatamahanibanna which was free from origin and decay,
pleasure, and pain, disease and suffering. He realized that everything
in this world had two aspects, positive and negative, and therefore as
an antidote to birth, there must be something which was unborn. He was
determined to realize it and went to the Himalayas to meditate. He took
up his abode at the Dhammaka mountain and lived only on fruit that fell
from the trees. He soon attained perfection in the five higher powers (Abhinna),
and in meditation. At this time Dipankara Buddha reached the city of Rammaka
in the border of the country and stopped at Sudassana-mahavihara. Sumedha-tapasa
found everyone busy making the place neat and tidy to welcome the
Buddha; so he also came forward to take a share in it. He was charmed by
the glory of the Buddha's appearance and wanted to lay down his life for
him. He was afraid that the Buddha should soil his feet in the slush he
lay flat on it like a bridge in order that the Buddha and his disciples,
who were all Arhats, might tread over him. As he lay thus, he wished he
could refrain from achieving his own salvation and become a Buddha himself
so that he might be able to rescue endless numbers of beings from the stream
of existence. The Dipankara Buddha prophesied that the great ascetic Jatila
would become a Buddha himself so that he might be able to rescue endless
numbers of beings from the stream of existence. Then Dipankara Buddha prophesied
that the great ascetic Jatila would become a Buddha after innumerable aeons
and related in detail where he would be born, how he would attain Bodhi
and who his chief disciples would be. The prophecy was confirmed by many
miraculous events, including an earthquake, and there was no doubt left
that Sumedha was a Budha-Bijankura, a seeding of the Buddha. He also realized
this fact and ascertained by his higher knowledge (abhinna) that he must
acquire the ten perfections (paramitas) which were acquired by the previous
Bodhisattvas in order to achieve Buddhahood.
ii) Một thời gian dài sau Phật Nhiên Đăng thì Phật Kiều Trần Như xuất hiện tại Rammavati-nagara. Vào thời điểm nầy, Bồ Tát của chúng ta đã được tái sanh làm hoàng đế Vijitavi và đã có nhiều sự cúng dường cho Phật cùng Tăng đoàn. Khi lời tiên tri được Phật Kiều Trần Như nhắc lại là Bồ Tát sẽ thành Phật thì ngài chuyên nghe chánh pháp và sống cuộc đời ẩn dật. Ngài nghiên cứu bộ Tam Tạng, nắm vững bát định và đạt được năm thần thông. Ngài qua đời và được tái sanh tại Brahmaloka: Long after Dipankara Buddha, Buddha Kondanna appeared at Rammavati-nagara. At that time our Bodhisattva was reborn as Emperor Vijitavi and gave a large gift to the Buddha and his Sangha. When the prophecy that he would become a Buddha was reiterated by Buddha Kodanna he listened to his religious discourses and became a recluse. He studied the three Pitakas, mastered the eight forms of meditation (samapatti) and obtained the five higher powers (abhinna). Then he passed away and was reborn in the Brahmaloka.
iii)
Thời kỳ xa kết thúc với một bản liệt kê các tiền thân
của Phật trong đó mô tả sự toàn thiện của ngài về mười
Ba La Mật: The Distant Epoch section ends with a list of the Jatakas
which depict the Bodhisattva’s perfection in the ten paramitas.
b)
Thời kỳ giữa—The Intermediate Epoch: Thời kỳ giữa bắt đầu
với cuộc đời của Bồ Tát khi còn là một vị vua trên cung
trời Đâu Suất. Sau đó, ngài được chư Thiên khẩn nài để
xuất hiện nơi cõi phàm trần rồi trở thành Phật. Ngài đồng
ý và chọn thời điểm, địa điểm, gia đình, người mẹ
và giới hạn cuộc đời của mình. Phần còn lại của câu
chuyện từ khi ngài giáng thế cho đến khi chứng đắc Bồ
Đề—The intermediate epoch opens with the existence of the Bodhisattva
as the lord of the Tusita heaven. He was entreated by the gods to appear
in the mortal world to become a Buddha. He agreed and selected the time,
place, family, mother, and limit of life. The rest of the story from his
descent up to the attainment of Bodhi.
c)
Thời kỳ gần—The Proximate Epoch:
i)
Thời kỳ gần bắt đầu với bốn mươi chín ngày sau khi chứng
đắc quả Bồ Đề. Rồi đến việc ngài nhận Tapussa và Bhallika
làm tín đồ tại gia và nhận di tích tóc dâng hiến để xây
một ngôi bảo tháp. Có đoạn nhắc đến sự lưỡng lự của
Đức Phật trong việc thuyết giảng giáo lý cho chúng sanh,
rồi đến việc Đức Phật đến viếng Ba La Nại (Banares),
tại đây ngài giảng giải cho năm tu sĩ khổ hạnh Bà La Môn
thấy tính ưu việt của đạo Phật, thuyết giảng cho họ
về Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka) và Kinh Vô Ngã Tướng
(Anatta-lakkhana). Sau đó, ngài hóa độ cho Da Xá (Yasa) cùng các
bạn hữu của ông nầy, khiến cho số môn đệ của ngài lên
đến sáu mươi người. Ngài cử họ đi theo nhiều hướng
để truyền đạo, bản thân ngài thì đi đến Ưu Lâu Tần
Loa (Uruvela) và qua bài thuyết pháp về sự đốt cháy để
hóa độ ba anh em Ca Diếp: The proximate epoch begins with the seven
weeks immediately after the attainment of Bodhi. Then follows the acceptance
of Tapussa and Bhalika as lay devotees and the gift of hair relics to them
for the erection of a stupa. There is a reference to the Buddha’s hesitation
in preaching the doctrines, followed by an account of the Buddha’s visit
to Banares where he convinced the five Brahmin ascetics in turn of the
excellence of his teaching and delivered to them the discourses called
Dhammacakka and Anatta-lakkhana. He then converted Yasa and his friends
so that the number of his disciples rose to sixty. He sent them in different
directions to propagate his teachings and himself went to Uruvela and converted
the three Jatila Kassapas by his sermon on Fire.
ii) Ngài được vua Tịnh Phạn mời về thành Ca Tỳ La Vệ, tại đây, ngài đã thi thố các phép thần thông để cho dòng họ Thích Ca thấy sự vĩ đại của mình, rồi cùng các đệ tử của mình đi vào trong phố để khất thực. Vua cha Tịnh Phạn và bà Da Du Đà La thấy phiền lòng về việc làm nầy của ngài nhưng không ngăn cản được. Vì bà Da Du Đà La cứ ở mãi trong cung chứ không chịu ra ngoài để nghênh đón ngài, nên đích thân ngài và bốn đệ tử của mình đến gặp bà. Bà nói về những hy sinh mà bà phải chịu đựng vì ngài. Nhân đây Bản Duyên Kinh nói về kiếp trước của bà như chuyện kể nàng tiên trong núi Khẩn Na La: He was invited by King Suddhodana to visit Kapilavastu, where he performed miracles to convince the sakyas of his greatness, and went round the city with his disciples begging for food. The king and Yasodhara felt aggrieved at the latter but could not stop him. As Yasodhara remained in her apartments and would not come out to welcome him, the Teacher himself went to her with his four disciples. She spoke of the sacrifices she had made for the sake of her lord. This led to a reference to her former existence as related in the Canda-Kinnara Jataka.
iii) Sau đó Bản Duyên kinh kể về chuyện xuất gia của La Hầu La, con trai ngài, và của Thái tử Nan Đà ngay trước ngày thái tử lên ngôi và kết hôn: After this, Nidanakatha relates the usual account of the ordination of Rahula and of the crown prince Nanda on the eve of the latter’s coronation and marriage.
iv) Rồi kế tiếp là việc gặp gỡ giữa Đức Phật và Cấp Cô Độc (Anathapindika) tại thành Vương Xá, việc mua lại vườn Thệ Đa (Jetavana) để xây tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Bản Duyên Kinh kết thúc với chuyện Đức Phật ở thành Xá Vệ (Sravasti), tại đây, thương gia Cấp Cô Độc, cũng giống như nữ cư sĩ Lộc Mẫu (Visakha) đã hiến tu viện nầy cho Tăng đoàn: Next comes the episode of the meeting between the Buddha and Anathapindika at Rajagrha, the purchase of Jetavana and the construction on it of a monastery. The biography ends with the Buddha at Sravasti where the merchant Anathapindika, like Visakha, gave away the monastery to the Sangha.
14) Kinh Bổn Sanh—Jataka (skt): Kinh nói chi tiết về tiền thân Đức Phật, các đệ tử cũng như những kẻ chống phá Ngài. Kinh chỉ bày những hành động trong tiền kiếp ảnh hưởng thế nào đến những hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại theo đúng luật nghiệp quả. Kinh Bản Sanh, gồm những câu chuyện nói về tiền thân của chư Phật và chư Bồ Tát (thụ sinh thành vô số thân hình, sắc tướng để hành Bồ Tát Đạo. Bổn Sanh Kinh gồm những câu chuyện nói về tiền thân Đức Phật. Bổn Sanh Kinh, một phần của Khuddaka-Nikaya. Chỉ riêng phần nầy, có 547 truyện, là một phần quan trọng nhất của Kinh Tạng. Đây là một trong 12 bộ Kinh Đại Thừa, còn gọi là Chuyện tiền thân Đức Phật hay kinh văn mà Đức Như Lai nói về hành nghiệp tu hành của Ngài khi còn là Bồ Tát. Kinh ghi lại những bài thuyết pháp của Đức Phật nhắc về các đời trước của Ngài, hồi Ngài còn trong kiếp Bồ Tát. Kinh cũng nói về những bài tiên đoán về sự thành Phật của Ngài tại Ấn Độ. Kinh được chia làm ba phần. Phần đầu nói về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ. Phần thứ nhì nói về tiền thân của Ngài. Phần thứ ba nói về mối tương giao cũng như những nhân vật liên hệ giữa tiền thân và hiện kiếp của Ngài—Narratives of birth stories detail past (previous) lives of the Buddha and of his followers and foes. The sutra shows how the acts of previous lives influence the circumstances of the present life according to the law of karma. Stories of previous incarnations of Buddhas and Bodhisattvas. A collection of stories of the former lives of the Buddha Gotama. Jataka Sutra, Birth Stories or Past Lives Sutra, a part of the Khuddaka-Nikaya. The 547 Jatakas are by themselves the biggest section of the Sutra Pitaka. These are stories of the Sakyamuni Buddha’s previous incarnations, one of the twelve classes of sutras, one of the twelve Mahayana sutras. Legendary stories of the Buddha’s past lives as a Bodhisattva. These stories depict the series of good acts by which Sakyamuni was able to be reborn as the Buddha in India. A Jataka story is traditionally divided into three parts. The first introduces an incident in the life of Sakyamuni Buddha in India. The second relates an incident in one of his past existences. The third demonstrates the casual relationship between the incident in the past and the one in the present, and identifies the persons involved in the past incident with those living in the present.
a) Túc Sanh Truyện hay truyện tiền thân của Đức Phật là một tập truyện làm sáng tỏ về những cuộc phiêu lưu của Đức Phật trong những tiền kiếp của Ngài. Những câu chuyện này có chung một hình thức, bắt đầu bằng cách thể hiện rõ ràng nền tảng đạo đức của cốt truyện và kết thúc bằng cách đồng hóa Đức Phật với một vị Bồ Tát. Đức Phật xuất hiện qua nhiều cách, khi là một vị thần, một thương gia, một tên cướp đường, một người dẫn đầu đoàn buôn, một con nai, một con hoẵng hay một con kên kên. Trong những truyền thuyết này, có một số câu chuyện dựa theo truyện dân gian có trước thời Đức Phật đã được thuật đi thuật lại nhiều lần. Chúng hoàn toàn ăn sâu trong kho tàng của nhiều nền văn hóa mà Phật giáo đã truyền bá và đã gây cảm hứng cho vô số những sự thể hiện nghệ thuật. Đặc biệt chúng phổ biến trong thành phần tại gia thuộc các xứ trong vùng Đông Nam Châu Á. Truyện Túc Sanh ca tụng những giới đức khổ hạnh dẫn đến một đời sống đúng đắn và đạo đức có thể bảo đảm cho sự tái sanh tốt đẹp như ý. Ví dụ như trong câu chuyện “Khỉ Chúa,” vị Bồ Tát đánh lừa một con cá sấu tham lam bằng cách bảo nó rằng trái tim khỉ đang treo ở một cành cây gần đó, và nhờ đó dạy cho loài bò sát này về đạo đức của sự chân thật. Trong câu chuyện nổi tiếng về Vesantara, nơi Bồ Tát xuất hiện là một hoàng tử, Đức Phật dạy về công đức bố thí bằng cách từ bỏ hết mọi thứ, kể luôn cả vợ con. Túc Sanh Truyện vẫn còn được phổ biến rất rộng rãi cho đến ngày hôm nay, thậm chí được người ta biến thành một bộ sách ngụ ngôn của người Ấn Độ—The Jatakas or previous birth stories of the Buddha are a collection of edifying tales about the adventures of the Buddha in his previous lives. They share a common form, beginning by explicitly stating the moral of the story and ending by identifying who the Buddha, then only a Bodhisattva, was in the tale. The Buddha appears in many guises, including those of a god, a trader, a bandit, a caravan leader, a deer, an antelope and a vulture. These fables, some of which are based on pre-Buddhist folk tales, have been told time and time again. They have become completely ingrained in the lore of many cultures to which Buddhism has spread and inspired countless artistic representations. They are especially popular among the laity of Southeast Asian countries. The Jatakas extol the virtues of leading a righteous life, which can help to ensure a favorable rebirth. For example, in the “Monkey-Lord Jataka,” the Bodhisattva tricks a greedy crocodile by telling the predator that his monkey heart is hanging on a nearby tree, and thereby teaches the reptile the virtue of truth. In the famous Vesantara Jataka, where the Bodhisattva appears as a prince, he teaches the merit of giving by parting with everything, including his children and wife. The Jataka stories are still popular to this day and have even been transformed into an Indian comic book series.
b) Hơn hai ngàn năm qua, câu chuyện về cuộc đời Đức Phật đã được các thế hệ Phật tử truyền lại, tạo cho nó trở thành một trong những sự giải thích về giáo huấn của đạo Phật. Những sự diễn giảng khác nhau nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của sử thi vĩ đại này. Thí dụ như Túc Sanh Truyện bằng tiếng Pali, khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, đi vào những chi tiết lớn về tiền thân của Đức Phật, và Buddhacharita vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch mở đầu với kiếp tái sanh cuối cùng của Ngài. Sử Thi Phật Giáo tuyệt vời lại nhấn mạnh đến tính chất siêu phàm, trong khi đó nhiều công trình nghiên cứu uyên thâm của Tây Phương đi tìm kiếm để khám phá những sự thật phía sau huyền thoại này. Tuy vậy, tất cả những bản dịch đều có một di sản chung, và đây là cốt lõi của tài sản kế thừa này đã được người ta thuật lại ở đây. Truyện Jatakanidana thuật lại rằng, rất nhiều, nhiều niên kỷ trước đó, khi một vị Phật khác hiệu là Nhiên Đăng, khi đang đi trên quả địa cầu, ở đó có một người đạo đức và trong sạch được gọi là Sumedha. Vị này sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng lại từ bỏ tất cả những tài sản trần tục này để trở thành một nhà tu khổ hạnh. Khi Sumedha gặp Phật Nhiên Đăng, vị Phật này khẳng định rằng vị này cũng sẽ thành Phật, “người đã tỉnh thức” khỏi giấc ngủ vô minh. Ý định đạt được giác ngộ khiến cho vị này trở thành một vị Bồ Tát. Đức Phật Nhiên Đăng cuối cùng đã nhận biết rằng Sumedha sẽ hoàn toàn giác ngộ, và các vị Phật tiếp theo sau đó tái khẳng định sự tiên đoán này. Vị Bồ Tát tái sanh trong nhiều kiếp và dưới nhiều hình dáng, tự hoàn thiện bản thân mình trong từng kiếp để trở thành Phật. Ngài tìm cách từ bi độ lượng với tất cả cả đồng loại, để dẫn đến một cuộc sống đạo đức hoàn hảo, thực hiện lối sống với càng ít tư hữu càng tốt, để tu dưỡng được những khả năng tinh thần và thể xác, và để đạt được tuệ giác theo bản chất thật của vạn hữu. Những hình thức này và những phẩm hạnh bố thí khác nhau sau đó đã trở thành những chuẩn mực về giáo lý của Ngài và của đạo Phật nói chung. Trong kiếp sống áp chót, vị Bồ Tát được tái sinh vào cung trời Đâu Suất, tại đây Ngài đã chuẩn bị cho lần tái sanh cuối cùng trong cõi người. Từ nơi cung trời Đâu Suất Ngài xem xét thế gian, chọn lựa người mẹ đạo đức của Ngài, Hoàng Hậu Ma Gia, vợ của vua Tịnh Phạn, vua của dòng Thích Ca tại thành Ca Tỳ La Vệ. Vào đêm Hoàng Hậu thụ thai, bà nằm mơ thấy một con bạch tượng chạm vào hông bà và đặt một đóa hoa sen trắng trong tử cung của bà, trong khoảnh khắc thụ thai đó, 10,000 cõi vũ trụ rung động dữ dội. Những nhà tiên tri được triệu tập đến để đoán giấc mộng của hoàng Hậu rồi tâu rằng bà đã thụ thai và đứa bé chào đời sẽ là vua của vũ trụ hoặc một vị Phật, tùy theo vị này theo đuổi cuộc sống của một vị gia trưởng hay của một đạo sĩ khổ hạnh. Đến gần ngày sanh nở, hoàng hậu trên đường về Devadaha, nơi cha mẹ bà sống, bà dừng lại nghỉ ngơi dưới cội cây Ta La trong vườn Lâm Tỳ Ni. Khi tiến vào khu vườn bà cảm thấy mình chuyển dạ và một cây Ta La to lớn nhẹ nhàng uốn mình xuống để đỡ bà. Vị Bồ Tát từ bên hông mẹ hiện ra, trong sạch và tinh khiết, giống như một người từ trên cầu thang hạ dần xuống, và được các vị Phạm Thiên đỡ vào trong một chiếc lưới đan bằng sợi vàng ròng. Quan sát mười phương, Ngài bước bảy bước về phía Bắc và dõng dạc tuyên bố: “Ta là chủ của thế gian. Đây là lần sinh cuối cùng của ta; kể từ đây ta không còn trở lại vòng sinh từ.” Sự đời kỳ diệu này được đánh dấu bởi niềm vui lớn lao khắp thế gian: người mù có thể nhìn thấy, người què quặt có thể đi, người điếc có thể nghe, người câm có thể nói. Chính thế gian cũng tán dương bởi vì biển cả biến thành dòng nước ngọt và năm loại hoa sen phủ đầy khắp mặt đất—For more than twenty-five hundred years, the Buddha’s life-story has been transmitted by generations of Buddhists, making it one of the most instructive explanations of the Buddhist path. Different renderings have emphasized different aspects of this great epic. For example, the Pali Jatakanidana, around the 5th century A.D., goes into great detail about the Buddha’s previous lives, and the Buddhacharita during the second century A.D. begins with his last birth. The beautiful Lalitavistara emphasizes the supernatural, while many works of Western scholarship seek to uncover the facts behind the legend. All versions, however, share a common heritage, and it is the core of this legacy that is told here. The Jatakanidana reports that many, many aeons ago, when another Buddha, Dipankara, was walking the earth, there lived a pure and virtuous man called Sumedha. He was born to a wealthy family but renounced his worldly possessions and became an ascetic. When Sumedha encountered Dipankara, he resolved that he too would become a Buddha, “one who has awakened” from the sleep of ignorance. This intention to attain enlightenment made him a Bodhisattva. Dipankara saw that Sumedha would ultimately become enlightened, and subsequent Buddhas reaffirmed this prediction. The Bodhisattva was reborn many times and in many forms, perfecting himself in each life to become a Buddha. He sought to be more generous with fellow beings, to lead an impeccable moral life, to make do with as few possessions as possible, to cultivate his mental and psychic abilities, and to gain insight into the way things are. These and other perfections were later to become the hallmarks of his teaching and of Buddhism in general. In his penultimate life the Bodhisattva was reborn in the Tusita Heaven, where he prepared for his final birth among humans. From the Tusita Heaven, he surveyed the world, choosing as his mother the virtuous Queen Maya, wife to Suddhodana, king of the Sakyas at Kapilavastu. The night on which the Bodhisattva was conceived, the queen dreamed that an elephant touched her side and placed a white lotus in her womb, while at the moment of conception the 10,000 world systems quaked violently. The soothsayers who were summoned to explain the queen’s dream said that she was pregnant and that the new child would be either a universal monarch or a Buddha, depending on whether he followed the life of a householder or that of an ascetic. As the time of birth approached, the queen travelled toward Devadaha, where her parents lived, stopping to rest in the pleasure grove of the “sal” trees at the Lumbini gardens. Entering the gardens she felt the onset of labor, and a great “sal” tree bent gently to support her. The Bodhisattva emerged from his mother’s side, clean and pure, like a man descending a staircase, and was received into the golden net of the great Brahmas. Surveying the ten directions, he took seven strides to the north and roared: “I am the chief of the world. This is my last existence; henceforth there is no more rebirth for me.” The miraculous birth was marked by great joy throughout the world: the blind could see, the crippled could walk and the deaf could hear the dumb. The world itself celebrated as the great ocean turned into sweet water and five kinds of lotuses covered the surface of the earth.
c) Thái Tử Vessantara: Prince Vessantara—Một trong những kinh điển đương thời phổ cập nhất của các xứ theo Phật giáo Nguyên Thủy, kể về câu chuyện của Thái tử Vessantara của xứ Sivi, người mà kiếp tái sanh làm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kiếp áp chót trước khi thành Phật, Thái tử Vessantara đã toàn thiện phẩm chất bố thí của ngài. Kinh bắt đầu với món quà voi hoàng gia với khả năng làm mưa cho quốc gia láng giềng trong cơn hạn hán. Sau đó dân nước ngài đuổi ngài ra khỏi xứ, và ngài đi vào nơi hoang dã với một người vợ và hai con hết lòng với ngài. Sau khi dựng lên một căn chòi đơn sơ trong rừng, vua trời Đế Thích xuất hiện giả dạng làm người thường và đòi vợ của ngài, ngài từ bỏ vợ. Sau đó một người Bà La Môn tham lam tên Jukata đến yêu cầu ngài cho hai đứa con để làm đầy tớ, ngài cũng đồng ý. Khi ngài đã buông bỏ hết tất cả, nhờ chư thiên can thiệp nên tất cả tài sản, gia đình và vương quốc của ngài đều được phục hồi. Câu chuyện cho chúng ta thấy một cung cách đại hùng trong hạnh bố thí được toàn thiện đến cao độ, được thực hành khắp thế giới Nguyên Thủy hàng năm—One of the most popular canonical texts in contemporary Theravada Buddhist countries, which tells the story of Prince Vessantara (Ideal Action) of Sivi, who in his next rebirth became Sakyamuni Buddha. In his penultimate (âm áp chót) lifetime before the attainment of buddhahood, Vessantara perfected the quality of generosity. The text begins with his gift of royal elephant with magical rain-making powers to a neighboring kingdom that is caught in a drought. Following this, his subjects expel him from the kingdom, and he goes into the wilderness with his faithful wife and two children. After they build a simple jungle hut, Indra appears in disguise and requests his wife, and he gives her up. After this a greedy brahman named Jukata asks that he give his children to be his servants, and he agrees to this also. When he has given up everything, the gods intervene and his possessions, family, and kingdom are restored to him. The story is thought to provide a heroic paradigm of generosity perfected to its highest degree, and it is performed all over the Theravada world every year.
15) Kinh Bổn Sự—Itvritaka (skt): Narratives of past lives of the Buddha’s disciples—Một trong mười hai bộ kinh, trong đó Đức Phật kể về những chuyện tiền thân của các đệ tử cũng như các địch thủ đương thời của Ngài. Bản kinh nầy cho thấy những ứng xử trong các cuộc đời trước đây ảnh hưởng như thế nào đến những hoàn cảnh của cuộc đời hiện tại, theo luật của “Nghiệp.” Nhiều câu chuyện nầy bắt nguồn từ những cổ tích dân gian Ấn Độ, có trước khi Phật giáo xuất hiện, nhưng được Đức Phật lấy đó làm truyện tiền thân của những đệ tử của Ngài. Hiện nay ngoài văn bản tiếng Ba Li ra còn có những dịch bản tiếng Trung Hoa và tiếng Anh. Tuy nhiên, dịch bản tiếng Hoa là căn cứ từ nguyên bản Bắc Phạn, chứ không phải từ văn bản Ba Li—Narratives of past lives of the Buddha’s disciples. One of the twelve classes of sutras in which the Buddha tells of the deeds of his disciples and other followers as well as his foes in previous lives. They show how acts of previous lives influence the circumstances of the present life according to the law of “Karma.” Many of those stories are Indian folk tales from pre-Buddhist times; however, the Buddha based on these stories to mention about previous lives of his disciples. Nowadays, in addition to the text written in Pali, there are translations in Chinese and English. However, the Chinese translation is based on a lost sanskrit version, not the Pali one.
16) Kinh Ca Lam (Ka La Ma): Kalama sutra—Kinh nói về những lời khuyên nổi tiếng của đức Phật về việc những nhà lãnh đạo tầm cầu chơn lý trong việc trị quốc cho những người trong bộ tộc Ca-Lam (một bộ tộc ở vùng Đông Bắc Ấn Độ vào thời Đức Phật còn tại thế, theo lịch sử thì bộ tộc này là những người đã chấp nhận lời khuyên của đức Phật về việc những nhà lãnh đạo tầm cầu chơn lý trong việc trị quốc). Theo Kinh Trung Bộ, vào thời Đức Phật còn tại thế, có quá nhiều triết gia và đạo sư tuyên bố nhiều quan điểm khác nhau về nhân sinh, về tín ngưỡng thờ phượng, và về thế gian này, nên phàm phu khó lòng mà biện biệt được đâu là đúng đâu là sai. Chính vì thế mà Đức Phật thuyết kinh Ca-lam cho những nhà lãnh đạo trong bộ tộc Ca Lam. Kinh Ca Lam nói lên thái độ đứng đắn của người đi tìm chân lý vào thời đó. Đức Phật dạy các vị Ca Lam: “Các ông phải nên thận trọng chối bỏ điều bất thiện mà người trí chỉ trích, và chấp nhận điều thiện mà người trí tán thán.” Chính trên nguyên tắc trách nhiệm cá nhân này Đức Phật đã cho phép các đệ tử của Ngài quyền tự do tư tưởng, lần đầu tiên xãy ra trong lịch sử của các tôn giáo. Điều này nhấn mạnh nỗ lực tinh thần của họ để quán xét và phân tích mọi lý thuyết và ý kiến trước khi chấp nhận hay chối bỏ chúng. Qua kinh Ca Lam, Đức Phật khuyến khích sự tự do tư tưởng của hàng đệ tử và không để cho ai, hoặc uy quyền nào, hoặc ngay cả giáo điển hướng mình đi theo một hướng cứng nhắt. Kinh Ca Lam mà Đức Phật thuyết cho người trong bộ tộc Ca Lam có thể được xem như là một cuộc cách mạng can đảm vào thời đó. Ngài bảo những người trong bộ tộc Ca Lam thẩm sát ngay cả Đức Như Lai để có được niềm tin vào giá trị chân thực của lời dạy của Ngài. Ngài giải thích thêm cho bộ tộc Ca Lam: “Vàng được thẩm định bằng lửa, tương tự như vậy, lời dạy của Ta phải được chấp nhận sau khi quan sát chứ không phải vì tôn trọng Ta.”—The sutra mentioned about the Buddha’s famous advice on the subject of authority in the search for Truth for the people in the tribe of Kalama (a tribe in north-east India in the time of the Buddha known to history as the recipients of the Buddha’s famous advice on the subject of authority in the search for Truth). According to the Majjhima-Nikaya (the Midle Length Discourses in the Pali Canon or the middle Agama), at the Buddha’s time, various philosophers and religious teachers claimed so many different views on human life, religious worship, and the world that ordinary people could not distinguish between right and wrong. Thus, the Buddha lectured the Kalama Sutra for the leaders in the Kalama Tribe. The Kalama Sutra expresses a correct mental atttitude for those who try to seek the Truth in the jungle of views at the time. The Buddha taught the Kalama: “You should be careful to reject what is unwholesome that is censured by the wise, and to accept what is wholesome that is praised by the wise.” It was on this principle of personal responsibility that the Buddha allowed freedom of thought to his disciples for the first time in history of religions. This also emphasized their spiritual effort to investigate and analyze all theories or opinions before accepting or rejecting them. Through the Kalama Sutra, the Buddha encouraged His disciples to think freely and not to be led rigidly by anyone, any authority, or even by the holy scriptures. The Kalama Sutra which the Buddha lectured for the Kalamas could be considered a very brave revolutionary at that time. He told the Kalama to examine even the Tathagata in order to have confidence in the true value of His teachings. He further explained to the Kalama: “Just as the quality of gold is determined by fire, similarily, my word has to be accepted after examination and not out of respect for me.”
17) Chánh Kiến Kinh: Correct Vision Sutra—Một vị đệ tử của Phật tên là Kiến Chánh, nghi ngờ về hậu thế. Nhân đó Phật đã đưa ra nhiều thí dụ để bác bỏ những thiên kiến mê chấp (đoạn kiến và thường kiến) của Tỳ Kheo Chánh Kiến—A Bodhisattva name “Correct Vision,” a disciple of the Buddha who doubted a future life, to whom the Buddha is said to have delivered the contents of the Correct Vision Sutra.
18) Kinh Chuyển Pháp Luân—Dharma-cakra-pravartana-sutra (skt): Dhamma-chakka-ppavattana-sutta (p): The Wheel of the Dhamma—Chuyển Pháp Luân hay những bài thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển (nền tảng của vương quốc đạo đức). Theo truyền thống Phật giáo, đây là bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Sarnath ngay sau khi Ngài giác ngộ. Chủ đề của bài pháp là “trung đạo”, tránh hai cực đoan buông lung theo khoái lạc và khổ hạnh. Bài pháp cũng nói về Tứ Diệu Đế—The setting in motion of the Wheel of the Law, or sermons in the deer park (on the foundation of the Kingdom of Righteousness). According to Buddhist tradition, this is the first discourse of Sakyamuni Buddha in Sarnath shortly after his enlightenment. The central themes of the discourse are the “middle way” (madhyama-pratipad), which avoids the extremes of hedonism and asceticism, and the four noble truths (arya-satya).
19) Kinh Cô Khởi: Phúng Tụng—Gatha—Bài tụng theo vần điệu, thường gồm 32 chữ gọi là “Cô Khởi Tụng,” phân biệt với “Trùng Tụng” nghĩa là lập lại lời của câu trước—Verses containing ideas not expressed in prose. A metrical narrative or hymn, with moral purport, described as generally composed of thirty-two characters, and called a detached stanza, distinguished from geya, which precedes the ideas of preceding prose passages.
20) Kinh Di Bộ Tông Luân Luận: Samayabhedo Sutra—Kinh được soạn bởi Ngài Thế Hữu vào khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, sau được Ngài Huyền Trang dịch ra Hoa ngữ, nói về thời kỳ phân rẽ thành hai phái của Phật giáo là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ—The sutra was composed by Vasumitra about 100 years after the death of the Buddha, later was translated into Chinese by Hsuan-Tsang. The sutra mentioned about the first division of Buddhism into two divisions: The Theravada (elder monks or intimate disciples) and Mahasanghika (general body of disciples).
21) Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Saddharma-pundarika-Sutra (skt)—Wonderful Law Lotus Flower—The Lotus of the True Law
a) Tổng quan về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa—An overview of the Lotus Sutra: Thời gian giữa Đại Hội Kết Tập lần thứ nhì và thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, văn hóa Đại Thừa phát triển tại Ấn Độ và sự phổ biến một số kinh điển quan trọng. Sau đó là hàng trăm kinh điển Đại Thừa được viết bằng tiếng Phạn xuất hiện. Liên Hoa Kinh, được viết vào thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch, một trong những kinh chính của Phật giáo Đại thừa vì nó chứa đựng những ý tưởng chủ yếu của Đại thừa, ý tưởng về bản chất siêu việt của Phật và việc phổ cứu chúng sanh. Trong nhiều phương diện, kinh Pháp Hoa được xem là kinh căn bản của truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Kinh nầy ảnh hưởng rất lớn đến thế giới Phật tử Đại Thừa, không những chỉ ở Ấn Độ mà còn tại các xứ khác như Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, qua các tông Thiên Thai, Nhật Liên và những tông khác. Hơn nữa, kinh nầy dẫn giải con đường từ bi vô lượng, cũng như cốt lõi hướng đi căn bản của truyền thống Đại Thừa, đó là tâm đại từ bi. Phật giáo Đại thừa coi Kinh Liên Hoa là bộ kinh chứa đựng toàn bộ học thuyết của Phật. Kinh nầy được Phật thuyết giảng trên núi Linh Thứu. Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn trong giáo pháp của Phật. Ý nghĩa của kinh nầy là Đức Phật đã gom tam thừa Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát về một duy nhất là Phật Thừa. Trong kinh nầy Đức Phật đã giải thích rõ ràng về nhiều phương pháp đạt tới đại giác như Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, v.v. chỉ là những phương tiện được đặt ra cho thích hợp với trình độ của từng người. Thật ra chỉ có một cỗ xe duy nhất: Phật thừa dẫn đến đại giác cho chúng sanh mọi loài. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán tự. Chúng ta nên nhớ rằng Kinh Pháp Hoa, nguyên đã được ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch thành bảy quyển gồm 27 phẩm. Pháp Hiển, tìm kiếm một phẩm nữa nên du hành sang Ấn Độ vào năm 475. Khi đến Khotan, ông tìm thấy phẩm về Đề Bà Đạt Đa. Đề Bà Đạt Đa là anh họ và cũng là kẻ phá hoại Phật. Ông trở về, và yêu cầu Pháp Ý, người Ấn, phiên dịch phẩm nầy. Phẩm nầy về sau được phụ thêm vào bản kinh trước. Do đó kinh Pháp Hoa hiện thời có 28 phẩm. Năm 601 hai vị Jnanagupta và Dharmagupta cũng dịch bộ kinh nầy sang Hán văn—The period between the Second Council and the first century B.C., Mahayana literature developed in India, and the emergence of a number of important texts. After that, hundreds of Mahayana sutras were composed in Sanskrit. Sutra of the Lotus Flower, sutra of the Lotus of the Good Dharma, written in the first century A.D., one of the most important sutras of Mahayana Buddhism because it contains the essential teachings of Mahayana, including the doctrines of the transcendental nature of the buddha and of the possiblity of universal liberation. In many ways, the Lotus is the foundation sutra of the Mahayana tradition. It has great influence in the Mahayana Buddhist world, not only in India, but also in China, Japan, and Vietnam, where it is the favorite text of the T’ien-T’ai, Nichiren and some other schools. Moreover, it expounds the way of great compassion, the lotus sutra represents the essence of the Mahayana tradition’s fundamental orientation, which is great compassion. It is considered in the Mahayana as that sutra that contains the complete teaching of the Buddha. The Lotus Sutra is a discourse of the Buddha on Vulture Peak Mountain. Dharma Flower Sutra or the Maha Saddharma-pundarika Sutra, or the Lotus Sutra, is one of the greatest sutras taught by the Buddha. Its significance is that the Buddha united all three vehicles of Sravaka-Yana (Sound-Hearer Vehicle), Pratyeka-Buddha-Yana, and Bodhisattva-Yana and said there is only one vehicle and that is the vehicle of Buddhahood. In it the Buddha shows that there are many methods through which a being can attain enlightenment such as shravaska, pratyekabuddha and bodhisattva, etc. These are only expedients adapted to varying capabilities of beings. In reality, there is only one vehicle: Buddhayana (Buddha vehicle), which leads all beings to enlightenment, including Mahayana and Hianyana. The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva. We should bear in mind that the Lotus Sutra was originally translated into Chinse by Kumarajiva in seven volumes of twenty-seven chapters. Fa-Hsien, in quest of another chapter, started for India in 475 A.D. When he reached Khotan, he found the chapter on Devadatta, a treacherously acting cousin of the Buddha. He returned and requested Fa-I, an Indian monk, to translate it. This translation was later added to the earlier text. Thus, there are twenty-eight chapters in the present text. In 601A.D., Jnanagupta and Dharmagupta also translated this sutra into Chinese.
b) Bộ Kinh có ảnh hưởng lớn với Phật Giáo Đại Thừa—The sutra has the most popular and influential discourses of Mahayana Buddhism: Bộ kinh Liên Hoa hay Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là một trong những bản kinh phổ thông và có ảnh hưởng lớn nhất trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt tại các xứ Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Hiện kinh văn gốc vẫn còn tồn tại bằng chữ Bắc Phạn, những phần xưa nhất của nó có thể tính từ thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch hoặc sau đó, đây là bộ kinh hay và trong sáng, được biên soạn thành văn vần và văn xuôi (người ta thường cho rằng bản kinh văn vần có trước bản văn xuôi). Kinh Liên Hoa được Đức Phật thuyết giảng trên núi Linh Thứu, gần thành Vương Xá, ngày nay là Rajgir, trước thính chúng bao gồm các đệ tử và các vị trưởng lão. Kinh sử dụng những ngụ ngôn khác nhau, Đức Phật giải thích rằng chỉ có một phương tiện duy nhất để cứu độ và nhấn mạnh sự quan trọng trong việc sử dụng những phương tiện khéo léo (thiện xảo) trong việc truyền dạy và trau dồi trí tuệ. Vai trò của đạo đức, tánh không, và từ bi được nhấn mạnh trong Bồ Tát Đạo. Kinh này có một năng lực thần kỳ theo sự đúng đắn của chính nó, một công đức vô lượng được tích lũy cho những ai tán dương và truyền bá nó—The Lotus Sutra or the Sutra on the Lotus of the Good Dharma is one of the most popular and influential discourses of Mahayana Buddhism, especially in China, Japan, and Vietnam. Extant in Sanskrit, its oldest parts probably date from the first century B.C. or later. It is a beautiful and lucid text, set in verse and elaborated in prose (it is generally assumed that the verse pre-dates the prose). The Lotus Sutra is delivered by the Buddha at Vulture Peak Rock, near Rajagriha, present day Rajgir, in front of a great assembly of disciples and teachers. Using various parables he explains that there is only one vehicle to salvation, emphasizing the importance of the skilful use of means in teaching and perfecting wisdom. The role of morality, emptiness and compassion is stressed in the path of the Bodhisattva. The sutra supposedly has magical powers in its own right, and great merit accrues for those who extol and disseminate it.
c) Đức Phật thọ ký về tương lai của Ngài A Nan—The Buddha’s prediction of future Buddhahood upon Ananda: Kinh Pháp Hoa ghi lại lời ban bố của Đức Phật về sự thọ ký tương lai Phật quả của Ngài A Nan. Vào lúc ấy, Đức phật bảo ngài A Nan, “Trong một kiếp tương lai ông sẽ thành Phật, ông sẽ cúng dường sáu mươi hai triệu vị Phật, hộ trì và che chở Pháp tạng của các vị ấy. Sau đó ông sẽ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Chánh Đẳng Chánh Giác). Ông sẽ dạy và chuyển hóa hai mươi ngàn vô số triệu Bồ Tát như vô số cát sông Hằng, làm cho họ thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Quốc độ của ông là quốc độ đó thanh tịnh với toàn đất bằng mã não xa cừ. Thọ mạng Phật của ông sẽ là vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp. Chánh Pháp trong quốc độ đó sẽ kéo dài gấp hai lần thọ mạng đó—The Lotus Sutra records the Buddha bestowing the prediction of future Buddhahood upon Ananda. At that time, the Buddha told Ananda, “You in a future age shall become a Buddhaby the name of King of Self-Control and Penetration with Wisdom like the Mountains and Seas Thus Come One Worthy of Offerings, One of Proper and Universal Knowledge, One Perfect in Clarity and Practice, Well Gone One, Unsurpassed One Who Understands the World, Hero Who Subdues and Tames, Teacher of Gods and Humans, Buddha, World Honored One. You shall make offerings to sixty-two million Buddhas, protecting and upholding their storehouses of Dharma. After that you shall obtain Anuttara-Samyak-Sambodhi. You shall teach and transform Bodhisattvas as many as 20,000 myriads of millions of Ganges Rivers’ grains of sand, causing them to accomplish Anuttara-samyak-sambodhi. Your country shall be called Banner of Victory Always Raised. That land will be pure, with lapis lazuli for soil. The kalpa shall be called All Pervasive Wonderful Sound. Your life span as a Buddha shall be countless thousands of myriads of millions of asamkhyeyas of aeons. The Proper Dharma shall dwell in that world for twice that length of time.
22) Kinh Du Già A Nậu Đa La: Hevajra-tantra (skt)—Một bản kinh mật chú quan trọng bằng Phạn ngữ, Tạng ngữ và Hoa ngữ. Bản kinh này được xếp loại trong Phật giáo Tây Tạng là thuộc vào loại “Mật chú tối thượng” trong các loại mật chú. Vị Phật chính trong mật chú này là Phật Hevjra, và đặc biệt quan trọng đối với trường phái Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng, trong đó lấy sự tu tập hệ thống thiền định làm căn bản về “đạo quả” (lam bras) của nó—An important tantric text that exists in Sanskrit, Tibetan, and Chinese versions. It is classified in Tibet as belonging to the “highest yoga tantra” (anuttara-yoga-tantra) class of tantra. Its main Buddha is Hevjra, and it is particularly important in the Sakyapa order of Tibetan Buddhism, in which it is the basis of its “path and result” (lam bras) system of meditative training. The central teaching of the tantra is the “inseparability of cyclic existence and nirvana”.
23)
Kinh Du Già Sư Địa: Yogacharabhumi-Sutra (skt)—Kinh Đạt Ma Đa
La Thiền Kinh—Đây là kinh điển do Đạt Ma Đa La và Phật
Đại Tiên biên soạn để phổ biến về phương pháp thiền
định cho các trường phái Tiểu thừa vào thế kỷ thứ 5
sau Tây lịch. Kinh được Ngài Phật Đà bạt Đà La dịch sang
Hán tự. Kinh chia làm năm phần—This sutra is composed by Dharmatrata
and Buddhasena in the 5th century AD on the methods of meditation for the
Hinayana. The sutra was translated into Chinese by Buddhabhadra. The sutra was divided into five parts:
1)
Mười bảy vùng đất đánh dấu sự tiến bước trên đường
đại giác với sự trợ giúp của giáo lý Tiểu thừa Du Già.
Đây là phần quan trọng nhất: The seventeen stages presenting the
progression on the path to enlightenment with the help of the Yogachara
teaching, this is the most important part.
2)
Những lý giải về những vùng đất khác nhau ấy: Interpretations
of these stages.
3)
Giải thích các kinh điển làm chỗ dựa cho giáo điều về
các vùng đất Du Già: Explanation of these sutras from which the Yogachara
doctrine of the stages draws support.
4)
Các phạm trù chứa đựng trong các kinh điển ấy: Classifications
contained in these sutras.
5)
Các đối tượng của kinh điển Phật giáo (kinh, luật, luận):
Topics from the Buddhist canon (sutra, Vinaya-pitaka, Abhidharma).
24) Kinh Duy Ma Cật: Vimalakirtinirdesa-Sutra—Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh Đại thừa quan trọng, đặc biệt cho Thiền phái và một số đệ tử trường phái Tịnh Độ. Nhân vật chính trong kinh là Ngài Duy Ma Cật, một cư sĩ mà trí tuệ và biện tài tương đương với rất nhiều Bồ Tát. Trong kinh nầy, Ngài đã giảng về Tánh Không và Bất Nhị. Khi được Ngài Văn Thù hỏi về Pháp Môn Bất Nhị thì Ngài giữ im lặng. Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh chỗ bản chất thật của chư pháp vượt ra ngoài khái niệm được ghi lại bằng lời. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán tự—The Vimalakirti Sutra, a key Mahayana Sutra particularly with Zen and with some Pure Land followers. The main protagonist is a layman named Vimalakirti who is equal of many Bodhisattvas in wisdom and eloquence. He explained the teaching of “Emptiness” in terms of non-duality. When asked by Manjusri to define the non-dual truth, Vimalakirti simply remained silent. The sutra emphasized on real practice “The true nature of things is beyond the limiting concepts imposed by words.” The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva.
25) Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức: Bhaisaya-guru-vaiduryaprabhasapurvapranidhanavisesavistara—Kinh nhấn mạnh về những công đức của Đức Dược Sư Như Lai và khuyên chúng sanh hãy tin tưởng vị Phật nầy để được vãng sanh Thiên đường Đông Độ; tuy nhiên, kinh không phủ nhận Tây phương Cực Lạc. Kinh được Ngài Huyền Trang dịch sang Hán tự—The Medicine Buddha Sutra—The sutra stresses on the merits and virtues of Bhaisaya-Guru and encourages sentient beings to have faith in this Buddha so that they ca be reborn in the Eastern Paradise; however, the sutra never denies the Western Paradise. The Sutra was translated into Chinese by Hsuan-Tsang.
26) Kinh Đại Bát Niết Bàn: Mahaparinirvana-Sutra.
a)
Tổng quan về Kinh Đại Bát Niết Bàn—An overview of Maha-Parinirvana
Sutra:
i)
Từ Phạn ngữ tựa đề của “Kinh Đại Bát Niết Bàn”
kinh điển Đại Thừa hiện chỉ còn lại ở Trung Hoa và Tây
Tạng, nó hoàn toàn khác hẵn bản kinh bằng tiếng Pali về
âm điệu và nội dung. Kinh thuyết về Phật nhập diệt và
nhữõng giáo lý của Ngài. Kinh cũng bàn về lý thuyết bản
tánh Phật vốn có ở mọi thực thể. Kinh được Ngài Đàm
Vô Sám dịch sang Hán tự. Trong khi bản văn kinh bằng tiếng
Pali kể lại những ngày cuối cùng của Đức Phật và Phật
niết bàn, cũng như những gì xảy ra sau đó, bao gồm việc
trà tỳ (hỏa thiêu) và việc phân chia xá lợi—“Parinirvana”
is a Sanskrit title of a Mahayana text that is extant only in Chinese and
Tibetan, which is very different from the Pali Mahaparinibbana-sutta in
tone and content. The Mahayana text, purportedly spoken on the occasion
of Sakyamuni Buddha’s passing away, is an important source in East Asia
for the notion that the Buddha-nature is present in all beings. It emphasized
on the Buddha’s sermon of the Great Decease or passing into final Nirvana.
The sutra also deals with the doctrine of Buddha-nature, which is immanent
in all beings. The sutra was translated into Chinese by Dharmaksema. While
the Pali text only reccounts Sakyamuni Buddha’s last days, and final
entry into Nirvana as well as the immediate aftermath, including the cremation
of his body and the distribution of relics.
ii)
Kinh thuyết về Phật nhập diệt và nhữõng giáo lý của Ngài,
còn gọi là Kinh Thiên Đường. Kinh cũng bàn về lý thuyết
bản tánh Phật vốn có ở mọi thực thể: The sutra also deals
with the doctrine of Buddha-nature, which is immanent in all beings.
b) Nghĩa của Kinh Niết Bàn—The meaning of Nirvana Sutra: Kinh thuyết về Phật nhập diệt và nhữõng giáo lý của Ngài, còn gọi là Kinh Thiên Đường. Kinh cũng bàn về lý thuyết bản tánh Phật vốn có ở mọi thực thể. Kinh được Ngài Đàm Vô Sám dịch sang Hán tự. Kinh Niết Bàn là bộ kinh cuối cùng mà Đức Phật thuyết trước khi Ngài nhập diệt. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, giáo lý của Kinh Niết Bàn là một đề tài học hỏi hấp dẫn trong thời kỳ nầy. Đạo Sanh hằng chú tâm vào việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa, cũng là một lãnh tụ trong việc quảng diễn lý tưởng Niết Bàn. Nhân đọc bản cựu dịch kinh Niết Bàn gồm sáu quyển, ông nêu lên chủ trương rằng Nhất Xiển Đề (Icchantika—Hạng người được xem như không có Phật tính và không thể thành tựu Phật quả) cũng có thể đạt đến Phật quả. Rồi ngay sau đó một bản kinh bằng Phạn ngữ về Đại Bát Niết Bàn được truyền vào và phiên dịch ra Hán văn. Lý thuyết cho rằng Nhất Xiển Đề cũng có thể đạt đến Phật quả được tìm thấy trong bản kinh nầy. Sau đó ông cũng soạn một bản sớ giải về Kinh Niết Bàn—The sutra or sermon of the Great Decease or passing into final Nirvana. A long sutra containing a description of the Buddha’s passing and his teaching. The Paradise Sutra. The sutra also deals with the doctrine of Buddha-nature, which is immanent in all beings. The sutra was translated into Chinese by Dharmaksema. Parinirvana Sutra was the last sutra which the Buddha preached before he passed away. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the doctrine of the Nirvana text was another fascinating subject of learning at the present time. Tao-Shêng, already conspicuous in the study of the Lotus, was also a leader in the exposition of the ideal of Nirvana. On reading the old Nirvana text, which was in six Chinese volumes, he set forth the theory that the Icchantika (a class of men who were bereft of Buddha-nature and destined to be unable to evolve to the Buddha stage) could attain Buddhahood. Soon afterwards, a Sanskrit text of the Mahaparinirvana Sutra was introduced and translated. The theory that the Icchantika could attain Buddhahood was found in the text. People marveled at his deep insight. Later he also compiled a commentary on the Nirvana Sutra.
c) Chi tiết về kinh Niết Bàn—Details on Nirvana Sutra: Niết Bàn Kinh—Có hai bộ—There are two versions.
c1)
Tiểu Thừa—Hinayana:
i)
Phật Bát Nê Hoàn Kinh, do Bạch Pháp Tổ đời Tây Tấn dịch:
The Mahaparinirvana Sutra, translated into Chinese by Po-Fa-Tsu from 290
to 306 A.D. of the Western Chin dynasty.
ii)
Đại Bát Niết Bàn Kinh, do ngài Pháp Hiển dịch năm 118: The
Mahaparinirvana Sutra, translated by Fa-Hsien around 118.
ii)
Bát Nê Hoàn Kinh, dịch giả vô danh: The Mahaparinirvana Sutra,
translator unknown.
iv)
Tiểu Thừa Niết Bàn Kinh trong Kinh Trung Bộ: The Hinayana Nirvana
Sutra in the Middle Length Discourses of the Buddha.
c2)
Đại Thừa—Mahayana:
i)
Phật thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hộ
Đàm Ma La Sát đời Tây Tấn dịch sang Hoa ngữ khoảng những
năm 256 đến 316 sau Tây Lịch: Caturdaraka-samadhi-sutra, translated
into Chinese by Dharmaraksa of the Western Chin 256-316 A.D.
ii)
Đại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển cùng với ngài Giác
Hiền Phật Đà Bạt Đà La đời Đông Tấn dịch sang Hoa ngữ
khoảng những năm 317 đến 420 sau Tây Lịch: Mahaparinirvana sutra,
translated into Chinese by Fa-Hsien, together with Buddhabhadra of the
Eastern Chin around 317-420 A.D.
iii)
Tứ Đồng Tử Tam Muội Kinh: Do Xà Na Quật Đa đời Tùy dịch
sang Hoa ngữ, khoảng những năm 589 đến 618 sau Tây Lịch: Caturdaraka-samadhi-sutra,
translated into Chinese by Jnana-gupta of the Sui dynasty, around 589-618
A.D.
iv)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Bắc Bổn (đầy đủ) do Đàm Vô Sấm
dịch sang Hoa ngữ vào khoảng những năm 423 sau Tây Lịch: The
complete translation of the Mahaparinirvana Sutra, northern book, translated by Dharmaraksa, around 423 A.D.
v)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Nam Bổn do hai nhà sư Trung Hoa là các
ngài Tuệ Viễn và Tuệ Quân dịch sang Hoa ngữ: The Mahaparinirvana-sutra,
produced in Chien-Yeh, the modern Nan-King, by two Chinese monks, Hui-Yen
and Hui-Kuan, and a literary man, Hsieh Ling-Yun.
d) Tóm lược nội dung của Kinh Đại Bát Niết Bàn—Summary of the content of Maha-Parinirvana Sutra: Kinh Đại Bát Niết Bàn được xem như là một bộ kinh dài nhất và quan trọng nhất trong Kinh Trường Bộ. Được kết tập theo thể truyện ký, đó là chuyện về những ngày cuối đời của Đức Phật, những việc Ngài đã làm, những lời Ngài dạy và những gì xãy đến với Ngài trong năm cuối đời. Kinh gồm nhiều bài giảng quan trọng về một số giáo lý căn bản của Đức Phật, được chia ra làm 6 phẩm—Maha-Parinirvana Sutra is regarded as the longest and most important of the Digha Nikaya. Compiled in a narrative form, it is the story of the Buddha’s last days, of what he did, what he said and what happened to him during the last year of his life. The sutra contains many important discourses on a number of the Buddha’s fundamental teachings. The sutra is divided into six chapters:
i) Chương Một—Chapter One: Vào đêm trước cuộc hành trình vĩ đại cuối đời của Ngài, trong lúc đang trú ngụ tại thành Vương Xá, trên đỉnh Linh Thứu, Đức Phật thuyết pháp cho Tăng chúng bài kinh nổi tiếng về Bảy Pháp Bất Thối hay Bảy Điều Kiện Sống An Lạc và Hưng Thịnh của một bộ tộc và Bảy Pháp Bất Thối của chúng Tỳ Kheo. Bao lâu mà bảy pháp bất thối còn tồn tại trong Tăng chúng và các Tỳ Kheo khéo học tập các pháp này, thì giáo hội sẽ hưng thịnh chứ không suy thoái—On the eve of his last great tour, while staying at Rajagaha on the Vulture’s Peak (Gijjhakuta), the Buddha gave the Order the famous discourse on the Seven Factors of Non-Decline or Seven Conditions of Welfare of a clan and Seven Factors of Non-Decline of the Bhiksus. So long as these seven factors continue to exist in the Order and the Bhiksus are well-instructed in these, they may be expected to prosper, not to decline.
ii) Chương Hai—Chapter Two: Sau đó khi Ngài ngụ tại thôn Nadika, Ngài thuyết bài kinh nổi tiếng về Pháp Kính cho các vị đệ tử có lòng kính tin nơi Tam Bảo. Đức Phật là Đức Thế Tôn, bậc A La Hán với đầy đủ thập hiệu... (Buddha). Pháp được Đức Như Lai khéo giảng, do tự thân chứng ngộ, không có thời gian, pháp đến để thấy, hướng thượng, được người trí thấu hiểu. Tăng già thiện hạnh và trực hạnh. Tăng già xứng đáng được tôn kính và cúng dường, đó là phước điền vô thượng trên đời. Đây là Pháp Kính mà vị Thánh đệ tử đạt được có thể dự đoán về phần mình: “Địa ngục đã bị đoạn tận đối với ta. Ta là vị nhập lưu, không còn phải chịu sự tái sanh vào đọa xứ, và nhất định cuối cùng chứng đắc quả giác ngộ. Sau đó Ngài đến thành Tỳ Xá Li và an trú tại vườn xoài Ambapali, ở đó Ngài dạy chư Tăng về chánh niệm, tỉnh giác, sống quán thân, thọ, tâm và pháp. Tại đó Đức Phật và chư tăng được nàng kỷ nữ Ambapali mời thọ thực và sau đó nàng cúng dường cho giáo đoàn ngôi vườn xoài của mình. Kế tiếp, Ngài đến Beluva, ngôi làng nhỏ, nơi Ngài an cư mùa mưa, và một cơn bệnh trầm trọng chợt đến với Ngài, gần như chết. Nhưng Ngài nỗ lực nhiếp phục cho qua cơn bệnh cho đến thời đã định. Sau khi bình phục, Ngài dạy trưởng lão A Nan và chư Tăng phải tự làm đèn cho chính mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, vâng giữ chánh pháp làm ngọn đèn và không tìm nơi nương tựa ở ai khác ngoài chính mình: He went on to the village of Koti, where he expounded the Four Noble Truths, saying: “It is through not understanding the Four Noble Truths, O Bhiksus, that we have had to wander so long in this weary path or rebirth, both you and I. Later, while he satyed at Nidika, he taught the famous discourse on the Mirror of Truth (Dhammadasa) to the disciples who have the confidence the Triple Gem. The Buddha, the Exalted One, the Arahant endowed with ten epithets. The Dharma which is well-taught by the Tathagata. It is self-realized, timeless, a com and see thing, leading onward, to be understood by the wise. The Sangha is of good conduct, of upright conduct. This order is worthy of offerings, of reverence, it is a matchless field of merit for the world. This is the Mirror of Truth, endowed with which a holy disciple may predict of himself: “Downfall is destroyed by me. I am a Stream Winner, I am no longer liable to be reborn in woeful states and assured of finally attaining enlightenment. Then He proceeded to Vaisali and stayed at Ambapali’s mango grove, where he taught the Sangha to be mindful and self-possessed and to live contemplating the body, feelings, mental states and mental objects. There, the Buddha and the Order were entertained by Ambapali, who later offered them her mango-grove. Next he went to Beluva, a small village, where he took his rainy retreat and a severe sickness came upon him, even to death. But he made a strong effort to bend down the sickness and keep his hold on life till the allotted time. After his recovery, he told Elder Ananda and the Bhiksus to be lamps to themselves, to be a refuge to themselves, to hold fast to the Dharma as a lamp and not to look for refuge to anyone beside themselves.”.
iii) Chương Ba—Chapter Three: Trong khi trú ngụ tại đền Chapala trong thành Tỳ Xá Li, Đức Phật ca ngợi vẻ đẹp của thắng cảnh tại đây. Sau đó Ngài báo cho Ác Ma về Niết Bàn Vô Dư của Ngài trong ba tháng nữa và Ngài tỉnh giác từ bỏ thọ hành. Khi ấy một cơn đại địa chấn nổi lên và Ngài giải thích cho Trưởng lão A Nan về Tám nguyên nhân địa chấn, Tám loại hội chúng, Tám thắng xứ và Tám cấp độ giải thoát. Rồi trưởng lão A Nan thỉnh cầu Thế Tôn trụ thế cho trọn kiếp vì an lạc và hạnh phúc của nhiều người, nhưng Thế Tôn bác bỏ lời thỉnh cầu ấy. Kế đó các vị đến Đại Lâm, tại giảng đường Kutagara, Đức Phật nhắc lại các pháp căn bản mà Ngài đã thuyết giảng, Đó là: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, và Bát Thánh Đạo. Và Ngài đã khích lệ các vị, Ngài bảo: “Các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn tự cứu độ mình. Chẳng bao lâu nữa Như Lai sẽ diệt độ”—While staying at Chapala shrine in Vaisali, the Buddha praised the beauty of this charming spot. Next he told Mara, the Evil One, of his Parinirvana in three months and consciously rejected the rest of his life. Then arose a mighty earthquake and He explained to the elder Ananda the ‘Eight causes of the earthquake, Eight kinds of assemblies, Eight positions of Mastery and Eight states of deliverance. The Elder Ananda then requested the Buddha to remain during the aeon for the good and welfare of many, but the Buddha rejected his appeal. Next, they went to Mahavana, to Kutagara Hall, where He spoke of the fundamental truths which He had declared, namely: The Four Arisings of Mindfulness, The Four Right Efforts, The Four Roads to Psychic Power, The Five Faculties, The Five Powers, The Seven Limbs of Awakening, and The Eightfold Noble Path. And He exhorted them, saying: “All component things are impermanent. Work out your salvation with diligence. The final extinction of the Tathagata will take place soon.”
iv) Chương Bốn—Chapter Four: Khi rời Tỳ Xá Li, Đức Phật đến làng Bhanda, ở đó Ngài dạy Bốn pháp, gọi là Thánh giới, Thánh định, Thánh tuệ và Thánh giải thoát. Rồi tiến về phương Bắc, Ngài trú tại đền A Nan ở thành Bhoga, nơi Ngài thuyết giảng Bốn Đại Giáo Pháp hay Bốn pháp tham chiếu lớn. Kế đó Ngài đến Pava, trú tại vườn xoài của ông Thuần Đà, vị này cúng dường Đức Thế Tôn và giáo đoàn một buổi thọ thực. Sau đó Ngài lâm trọng bệnh, bệnh kiết lỵ, nhưng Ngài cố chịu đựng không than phiền và tiếp tục đi đến Câu Thi Na. Trên đường đi đến Câu Thi Na, Ngài phải ngừng lại nghỉ ở nhiều nơi và Ngài được một thanh niên tên Pukkusa, thuộc bộ tộc Mallas, cúng dường cặp y vì thán phục sự an tịnh của Ngài. Sau đó Ngài bảo rằng hai món cúng dường trước khi Ngài giác ngộ và trước khi Ngài diệt độ cùng được quả báo như nhau và được nhiều kết quả lớn, lợi ích hơn bất cứ món cúng dường nào khác—On leaving Vaisali, he went to Bhanda village, where he taught the Four Truths, namelt the Noble Conduct (Sila), Concentration (Samadhi), Wisdom (Prajna) and Deliverance (Vimutti). Proceeding further on to the North, He stayed at Ananda shrine in Bhoda-Nagara, where He taught the Four Great Authorities (Mahapadesa). Next He went to Pava and stayed at the mango grove of Cunda, who offered a meal to the Buddha and the Order. Then a severe sickness, dysentery, fell upon Him, but He bore it without complaint and went on to Kusinara. In this course, the Buddha had to sit down at many places and He was offered a pair of robes by Pukkusa, a young Mallian, who was amazed at his calmness. The He said that the two offerings of food: the one before his Enlightenment and the other before his final passing away, are of equal fruit and of much greater fruit and greater profit than any other.
v)
Chương Năm—Chapter Five: Đức Thế Tôn và Tăng chúng đi đến
khu rừng Ta La của bộ tộc Mallas và Ngài bảo trưởng lão
A Nan trải sàng tọa cho Ngài. Trên sàng tọa giữa đồi Ta
La Song Thọ, Ngài thuyết giảng cách Thế Tôn được tôn trọng,
kính lễ đúng chánh pháp. Kế đó, Ngài nói về Bốn Thánh
Địa mà các đệ tử mộ đạo phải chiêm bái: nơi Đức
Như Lai đản sanh, nơi Ngài chứng Vô Thượng Giác Ngộ, và
nơi Ngài nhập Niết Bàn. Về sau Ngài dạy các Tỳ Kheo cách
đối xử với nữ giới và cách hành lễ cúng dường thân
xá lợi của Đức Như Lai. Và Ngài nói đến Bốn Hạng Người
xứng đáng được thờ tại Bảo Tháp: Đức Như Lai, Độc
Giác Phật (vị Phật giác ngộ phần mình nhưng không thuyết
pháp cho đời), Thanh Văn (vị đệ tử chân chánh của Đức
Như Lai), và vị Chuyển Luân Vương. Đức Phật nói lời an
ủi tôn giả A Nan đang khóc và nêu lên bốn đức tánh vi diệu
của tôn giả: Tôn giả làm cho nhóm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, nam
nữ cư sĩ nào cũng đều hoan hỷ khi yết kiến tôn giả và
nghe tôn giả thuyết pháp. Khi trưởng lão A Nan thỉnh cầu
Đức Phật đừng diệt độ tại một thị trấn nhỏ như
Câu Thi Na, Ngài bảo rằng Câu Thi Na từng là Kusavati, kinh thành
của một vị Chuyển Luân Vương mệnh danh là Đại Thiện
Kiến. Sau đó Ngài giảng kinh Đại Thiện Kiến Vương về
cảnh vinh quang oai hùng tối thượng để chứng tỏ sự vô
thường của vạn pháp. Sau đó Ngài tự nhận là vua Đại
Thiện Kiến, hoàng hậu Đại Hiền Phi là mẫu thân của La
Hầu La, và Câu Thi Na là nơi Ngài đã mệnh chung bảy lần
và bây giờ là lần thứ tám Ngài từ bỏ thân cuối cùng
tại đó. Ngài kết thúc bài kinh với vần kệ nổi tiếng:
“Hữu vi vạn pháp thật vô thường,
Bản chất sinh thành biến hoại luôn
Chúng được tạo nên rồi đoạn diệt
Các hành tịnh chỉ, tối bình an.”
Kế
đó Đức Thế Tôn bảo trưởng laõ A Nan đi vào thành Câu
Thi Na báo cho bộ tộc Mallas biết Ngài sắp diệt độ vào
canh cuối đêm ấy. Sau đó dân chúng Mallas được yết kiến
Thế Tôn theo từng nhóm vào canh đầu. Bấy giờ Subhadda, một
du sĩ khổ hạnh, nghe tin Thế Tôn sắp diệt độ liền đến
rừng Sa La để thỉnh cầu Ngài giải tỏa mối nghi hoặc về
các ngoại đạo sư, các vị sáng lập các trường phái giáo
lý. Đức Thế Tôn dạy vị ấy: “Trong bất cứ pháp luật
nào cũng không tìm thấy Bát Thánh Đạo, cũng không có vị
đệ tử nhất sa môn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ (dự lưu,
nhất lai, bất lai, A la hán). Nay trong pháp luật này, ta tìm
thấy Bát Thánh Đạo và thấy được các Thánh nhân chân chánh
thuộc 4 thứ hạng ấy. Các hệ thống ngoại đạo sư đều
thiếu vắng các bậc Thánh chân chánh. Trong pháp luật này,
ước mong các Tỳ Kheo sống đời chân chánh để thế giới
này không thiếu vắng các Thánh A La Hán. Rồi du sĩ Subhadda
thỉnh cầu Đức Thế Tôn nhận ông vào hàng Tăng chúng, như
vậy tôn giả Subhadda là vị đệ tử cuối cùng được chính
Đức Thế Tôn truyền giới và chẳng bao lâu cũng trở thành
một bậc A La Hán—The Buddha and the Order of Bhiksus went to the
Sala Grove of the Mallas and He asked the Elder Ananda to spread a couch
for Him. On His couch between the twin Sala Trees, He expounded on how
the Buddha is rightly honored and held sacred. Next, He spoke of Four Holy
Places which the faithful followers should visit with reverence: the place
where the Tathagata was born, the place where He attained Supreme Enlightenment,
the place where He turned the Wheel of Truth and the place where He realized
Parinirvana. Then He taught the Bhiksus how to conduct themselves with
women and how to do with the remains of the Tathagata. And He spoke of
the Four Persons worthy of a stupa: “A Tathagata, Pratyeka-buddha (one
who awakened for himself alone withotu declaring the Dharma to the world),
the Sravaska (a True Hearer of the Tathagata), and a Cakravarti (Wheel-Turning
King). The Buddha said words of consolation of the weeping Ananda and spoke
of his four wonderful qualities: he made any group of brothers and sisters
or laymen or laywomen joyful on seeing Him and hearing His discourse.
When the Elder Ananda requested Him not to attain Parinirvana in a small
town like Kusinara, He told Ananda that Kusinara had once been Kusavati,
the royal city of a universal monarch named Maha-Sudassana. Then He taught
the Maha-Sudassana Sutra about the greatest glory and majesty of the greatest
King to show the impermanence of all things. Then He revealed Himself as
King Maha-Sudassana, Queen Subhaddha as Rahula’s mother, and Kusinara
as the spot where he had passed away seven times and now was the eighth
time He would lay aside His last body there. He concluded the sutra with
the celebrated verse:
“How transient are all component things
Growth is their nature and decay;
They are produced, they are dissolved again
To bring them all into subjection that is bliss.
Next the Buddha asked Elder Ananda to go to Kusinara to inform the Mallas
of His coming passing away in the last watch of the night. Then the Mallas
were presented in groups to the Buddha in the first watch. At that time,
Subhadda, a wandering ascetic, who heard of the Buddha’s final passing away, went to the Sala Grove to request the Buddha to clear his
doubt about other religious leaders, founders of schools of doctrine. The
Buddhasaid to him: “In whatever doctrine and discipline, the noble eightfold
Path is not found, neither is there the first Samana, nor the second, nor
the third, nor the last. Now in the Doctrine and Discipline, the Noble
Eightfold Path is found and in it are found the true saints of the four
degrees. The systems of other teachers are devoid of true saints. In this
Doctrine and Disciple, may the Bhiksus live the righteous life so that
the world be not devoid of Arahants!Then the wanderer Subhadda asked the
Buddha to receive him into the Order, so he was the last disciple to be
converted by the Buddha himself and soon became an Arahant.
vi) Chương Sáu—Chapter Six: Đức Thế Tôn bảo Tăng chúng lấy Pháp và Luật làm Thầy sau khi Ngài diệt độ. Rồi Ngài hỏi nhiều lần xem có vị Tỳ Kheo nào nghi hoặc về Phật, Pháp, Thánh đạo và Pháp môn, vị ấy có thể tự do hỏi Ngài, nhưng các vị đều im lặng. Đức Thế Tôn dạy: “Như Lai biết chắc chắn không ai trong hội chúng này còn nghi hoặc, vì ngay cả vị thấp nhất trong 500 vị Tỳ Kheo cũng đã thành bậc Dự lưu, không còn phải chịu tái sanh vào đọa xứ và chắc chắn chứng đắc giác ngộ Thánh quả. Cuối cùng Đức Thế Tôn nói lời khích lệ tối hậu với chư Tăng: “Này các Tỳ Kheo! Hãy nhìn xem, Ta khích lệ các vị. Các pháp hữu vi đều vô thường biến hoại. Hãy tinh tấn tự cứu độ lấy mình!” Rồi Thế Tôn nhập sơ thiền, và xuất sơ thiền. Ngài nhập nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Xuất tứ thiền Ngài nhập không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ và diệt thọ tưởng định. Rồi xuất diệt thọ tưởng định, Ngài nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ, vô sở hữu xứ, thức vô biên xứ, không vô biên xứ, tứ thiền, tam thiền, nhị thiền, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, và xuất tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ. Ngay lúc Thế Tôn diệt độ, một cơn đại địa chấn khởi lên và Phạm Thiên Ta Bà Chủ, Đế Thích Thiên Chủ, Trưởng lão Anuruddha và Ananda đều ngâm kệ tán dương Thế Tôn, cùng bày tỏ cảm tưởng về sự vô thường của vạn pháp. Các Tỳ Kheo chưa giải thoát khỏi tham ái đều than khóc bi ai lăn lộn đầy sầu não: “Ôi Thế Tôn diệt độ quá sớm! Ôi Thiện Thễ diệt độ quá sớm! Ôi Nhân quang biến mất khỏi thế gian quá sớm!” Còn các vị đã giải thoát tham ái, các vị A La Hán, nhẫn nại chịu đựng sầu bi, chánh niệm tỉnh giác với suy tư “Các pháp hữu vi đều vô thường. Làm sao chúng có thể không biến hoại cho được?” Trưởng lão Anuruddha khích lệ các vị cùng với những lời an ủi và nói cho hội chúng biết chư Thiên trên trời, chư Thần dưới đất cũng đang biểu lộ hay kham nhẫn nỗi sầu bi như vậy vì Thế Tôn diệt độ. Kế đó tôn giả nhờ trưởng lão A Nan đi báo tin cho bộ tộc Mallas biết Thế Tôn diệt độ và cả hội chúng đều bày tỏ nỗi thương tiếc sâu sắc như thế. Sau đó hội chúng đem hương hoa cùng các nhạc khí và 500 cuộn vải đi đến rừng Sa La, tại đây dân chúng ở lại suốt ngày tôn kính, đảnh lễ, trân trọng cúng dường thân xá lợi của Thế Tôn với vũ khúc, đạo ca, âm nhạc, tràng hoa, hương liệu, cùng làm các màn vải và vòng hoa trang trí. Và dân chúng hành lễ cúng dường Thế Tôn như vậy trong 6 ngày. Rồi tại đền Makuta-Bhandhana của bộ tộc Mallas ở phía Đông thành Câu Thi Na, dân chúng cử hành lễ hỏa táng thân xá lợi của Thế Tôn Như Lai theo nghi lễ hỏa táng di hài của vị Chuyển Luân Thánh Vương. Tôn giả Kassyapa và 500 Tỳ Kheo vừa kịp đến ngôi đền cung kính đi quanh dàn hỏa táng của Thế Tôn và khấu đầu đảnh lễ chân Thế Tôn. Khi các vị đảnh lễ xong, dàn hỏa tự bắt lửa cháy. Khi lễ hỏa táng đã chấm dứt, dân Mallas đảnh lễ xá lợi của Thế Tôn trong bảy ngày tại hội trường của họ. Sau đó Bà La Môn Dona chia xá lợi của Thế Tôn thành tám phần đều nhau 1) vua A Xà Thế của xứ Ma Kiệt Đà, 2) bộ tộc Licchavis ở Tỳ Xá Li, 3) bộ tộc Thích Ca ở Ca Tỳ La Vệ, 4) bộ tộc Bulis ở Allakappa, 5) bộ tộc Kolyas ở Ramagama, 6) Bà La Môn Vethadipaka, 7) bộ tộc Mallas ở Pava, 8) bộ tộc Mallas ở Kusinara. Coò Bà La Môn Dona xin chiếc bình đã được dùng thâu nhặt xá lợi và bộ tộc Moryas ở Pipphalivana nhận phần tro. Mỗi nhóm xây một bảo tháp thờ xá lợi trong kinh thành của mình và như vậylà có 10 bảo tháp tất cả—The Buddha asked the Bhiksus to take the Dharma-Discipline as their teacher after he was gone. Then He asked them many times if any brother had doubt about the Buddha, the Dharma or the Path, the method, he might inquire freely, but they were silent. The Buddha said: “The Tathgatha knows for certain that no one in this assembly has any doubt, for even the most backward of these 500 Bhiksus has become a Stream-Winner, is no longer liable to be reborn in a woeful state and is assured of attaining Enlightenment. At last, the Buddha gave them the final exhortation: “Behold now, Bhiksus, I exhort you. Subject to change are all component things. Work out your salvation with diligence!” Then the Buddha entered into the first jhana, and rising out of it, he passed into the second, the third, the fourth. Rising out of it, he entered into the sphere of infinite space, the sphere of infinite consciousness, the sphere of nothingness, and the sphere of neither-perception-nor-non-perception, and the stopping of feelings and perceptions. Then passing out of it, he entered the sphere of neither-perception-nor non-perception, the sphere of nothingness, the sphere of infinite consciousness, the sphere of infinite space, the fourth jhana, the third jhana, the second, the first, the second, the third, the fourth, and passing out of the last jhana, he immediately expired. At the moment of his passing away, there arose a mighty earthquake, and Brahma Sahampati, Sakra, the Elder Anuruddha and Ananda uttered the stanzas of eulogy to the Buddha, expressing their feelings about the impermanence of all things. The brethren who were not yet freel from passions wept and lamented, rolling to and fro in anguish: “Too soon has the Exalted One died! Too soon has the Well-Farer/Happy One passing away! Too soon has the Light gone out of the world!” But those who were free from passions, the Arahants, bore their grief, mindful and composed at the thought: “Impermanent are all component things. How is it possible that they should not be dissolved?” The Elder Anuruddha then exhorted them with words of comfort and told them of the gods in the sky and on earth who were thus expressing or bearing their grief over the Buddha’s passing away. Next he asked Elder Ananda to inform the Mallas of the Buddha’s passing away and they all expressed their deep sorrow about it in the like manner. Then they took perfumes, garlands, and all musical instruments and 500 suits of clothing and went to Sala Grove, where they passed the day in paying honor, reverence, respect and homage to the remains of the Buddha with dancing, hymns, music, garlands and perfumes, making canopies of cloth and decorating wreaths. And they spent six days doing homage to the Buddha thus. Then at Makuta-Bhandhana Shrine of the Mallas in the east of the city, they performed the cremation of the remains of the Tathagata in the way the remains of a universal King were treated. The Venerable Kassyapa and 500 brethren came to the shrine in time to walk reverently around the funeral pyre of the Exalted One and bent down at his feet. When the homage was ended, the funeral pyre caught fire itself. When the cremation ceremony was over, the Mallas paid honor and homage to the relics of the Exalted One in their council hall for seven days. Then the Brahmin Dona divided the Buddha’s relics into eight equal parts to 1) the King of the Magadha, Ajatasatru; 2) the Licchavis of Vaisali; 3) the Sakyas of Kapilavastu; 4) the Bulis of Allakappa; 5) the Koliyas of Ramagama; 6) Vethadipaka the Brahmin; 7) the Mallas of Pava and 8) the Mallas of Kusinara. The Brahmin Dona asked for the vessel in which the relics had been collected and the Moriyas of the Pipphalivana received the embers. They each made a stupa over the relics in their city and thus there were ten stupas in all.
27) Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni: Mahakaruna Dharani Sutra—A Sutra of the Esoteric Buddhist tradition—The Teaching of the powerful effect of the Avalokitesvara Maha-Bodhisattva Great Compassion Mantra.
28) Kinh Đại Bửu Tích: Maha Ratnakuta Sutra—Kinh được ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hoa ngữ, là một trong những kinh điển xưa nhất của Phật Giáo Đại Thừa. Trong Đại Bảo Tích, tư tưởng trung Đạo được triển khai. Kinh cũng nói về trí huệ siêu việt (Bát Nhã Ba La Mật Đa trong trường Kinh A Di Đà). Tạng kinh điển rất quan trọng gồm 6000 trang trong chín quyển chứa đựng hầu hết những giáo điển trọng đại của Đại Thừa nhằm đưa chúng sanh đến chỗ Giác Ngộ Tối Thượng của Phật quả—The sutra was translated into Chinese by Bodhiruci, one of the oldest sutras of Mahayan. In the Ratnakuta, the thought of the Middle Way is developed. It also contains sutras on transcendental wisdom (Prajan Paramita Sutra and Longer Amitabha Sutra)—A very important sutra (6000 pages in nine volumes) which contains almost all the most critical teaching of the Mahayana Tradition (Great Vehicle) to carry sentient beings to the Ultimate Enlightenment of Buddhahood.
29) Kinh Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Đà: Adhyardhasatika-Prajnaparamita-Sutra—Còn được gọi là “Lý Thú Kinh” hoặc “Bát Nhã Lý Thú Kinh.” Đây là tinh yếu giáo lý của Mật Tông, dạy cách tu hành thành Phật ngay trong đời nầy. Kinh được Ngài Bất Không dịch sang Hán tự—Also called “The Interesting Sutra” or “The Interesting Prajna Sutra.” It stressed on the essence of the Tantric schools that taught how to practice and become a Buddha in this very life. The sutra was translated into Chinese by Amoghavajra.
30) Kinh Đại Nhựt: Mahavairocanabhisambodhisutra (skt)—Đây là một trong những kinh điển căn bản của Phật giáo Mật tông, còn được gọi là Kinh Đại Nhựt Như Lai. Đại Nhựt Kinh hay Kinh nói về Đấng Sáng Chói Lớn. Đây là Kinh điển Đại thừa của trường phái Mật Tông tại Trung Quốc, được dịch sang Hoa ngữ vào khoảng năm 725 sau Tây lịch bởi Shubhakarasimha, một trong ba thầy lớn của phái Mật tông đã từng du hành sang Trung Quốc—This is one of the fundamental sutras in Tantric Buddhism. It is also called “Mahavairocana Sutra.” Sutra of the Great Radiant One. This is one of the Mahayana sutras, a fundamental work of the Tantra in China, translated into Chinese around 725 by Shubhakarasimha, one of the three great Tantric master who travel to China.
31) Kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm: MahaVaipulya-Avatamsaka-Sutra—Buddhavatamsaka Sutra—Kinh điển Đại Thừa gồm những giáo lý căn bản của trường phái Hoa Nghiêm, nhấn mạnh ý tưởng về “Sự thâm nhập tự do lẫn nhau” của tất cả mọi sự vật. Kinh cũng dạy rằng nhơn tâm là cả một vũ trụ và đồng nhất với Phật. Do đó, tâm, Phật, và chúng sanh không sai khác. Trường phái Thiền đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh nầy của học thuyết Đại thừa. Kinh được Ngài Phật Đà Bạt Đà La dịch sang Hán tự—The Sutra of the Garland of Buddhas. Mahayana sutra that constitutes the basis of the teachings of the Avatamsaka school (Hua-Yen), which emphasizes above all “mutually unobstructed interpenetration.” The sutra also teaches that the human mind is the universe itself and is identical with the Buddha. Indeed, the mind, Buddha and all sentient beings are one and the same. This aspects of the Mahayana teaching was especially stressed by the Chinese Zen. The sutra was translated into Chinese by Buddhabhadra.
32) Kinh Đại Sự: Mahavastu (skt)—Kinh Đại Sự, bộ kinh viết bằng thứ Phạn ngữ pha trộn (Pali), một tác phẩm dài 1325 trang, viết vào khoảng thế kỷ thứ nhất hay thứ nhì trước Tây Lịch, gồm ba tập. Tác phẩm nầy ghi lại những sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật trong những tiền kiếp như cuộc sống của một vị Bồ Tát, cũng như chi tiết về đời sống sau cùng của Ngài, và những câu chuyện về các đệ tử của Ngài do trường phái Tiểu thừa Lokottaravadin biên soạn. Mahavastu còn nói về Thập địa Bồ Tát mô tả cuộc đời của một vị Bồ Tát. Sách tự cho mình là cuốn sách đầu tiên trong bộ Luật Tạng của phái Thuyết Xuất Thế thuộc Đại Chúng Bộ. Người ta có thể xếp tác phẩm nầy như một dấu hiệu chuyển tiếp từ Tiểu sang Đại thừa, qua đó chúng ta thấy rằng Đại Chúng Bộ là nhóm tu sĩ đầu tiên rời bỏ nhóm Phật giáo chính thống. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng sách nầy viết không có hệ thống và nhìn chung, đây là một mớ câu chuyện kể về những sự kiện lịch sử hỗn độn liên quan đến sự ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni và những tiền kiếp của ngài. Phần đầu, tức tập một của bộ sách nói qua cảnh địa ngục và những khổ đau mà ở đó Mục Kiền Liên đã được chứng kiến. Sau đó nói về quá trình của những sự chứng đắc mà một chúng sanh phải trải qua để đi đến Phật quả (see Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả). Sau khi đã bàn về các ‘địa,’ tác giả bắt đầu câu chuyện về cuộc đời sau cùng của Phật Nhiên Đăng (Dipankara) khi làm một vị Bồ Tát, gần giống như bản sao của chuyện đản sanh của Đức Phật Thích Ca. Sau khi chứng quả Bồ Đề, ngài gặp Meghamanava, một người thông thái dòng Bà La Môn và nói rằng anh ta sẽ trở thành Phật Cồ Đàm. Kế tiếp, sách nói về cuộc đời truyền đạo của Đức Phật Cồ Đàm, và phần cuối nói về dòng họ Thích Ca (Sakya) và Câu Lị (Kolya). Trong tập II, tiểu sử thật sự của Thái Tử Tất Đạt Đa, bắt đầu bằng sự giới thiệu các vấn đề chính như việc chọn lựa của Bồ Tát về thời điểm, địa điểm, đất nước và gia đình, sự ra đời của ngài ở vườn Lâm Tỳ Ni, cuộc thăm viếng của đạo sĩ A Tư Đà, sự xuất thần của Bồ Tát tại Krsigrama, sự phô diễn các kỹ năng, cuộc hôn nhân, sự xuất hiện của La Hầu La làm con của bà Da Du Đà La. Tập II kết thúc với việc Bồ Tát đi đến bờ sông Ni Liên Thiền và sự thất bại của Ma vương. Tập III nhắc lại giới luật ‘Tam nhân cộng thực;’ theo đó, khi có người mời ăn thì không được có đến ba tu sĩ cùng dự. Tiếp theo là những chi tiết về sự xuất gia của Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, vua Tịnh Phạn, Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, bà Da Du Đà La, La Hầu La, những người trẻ tuổi thuộc dòng Thích Ca, Ưu Ba Li, vân vân, và cuộc trở về thăm thành Ca Tỳ La Vệ của Đức Phật. Phần cuối nói về bốn mươi chín ngày sau khi chứng đắc Bồ Đề của Đức Phật, những hoạt động truyền giáo, sự hóa độ cho vua Tần Bà Sa La tại thành Vương Xá—The Mahavastu is a text written in a hybrid Sanskrit, an extensive work covering 1,325 pages, composed as early as the first or second century B.C., in three volumes. This work is the Great Story or collection of stories (events) in previous existences of the historical Buddha Sakyamuni, as well as information about his final lifetime, stories about his chief disciples, and some discourses. Ten steps of the Bodhisattvas towards perfection (descriptions of the career of a bodhisattva) are set out in this work. It claims to be the first book of the Vinaya-pitaka of the Lokottaravada branch of the Mahasanghikas. One can consider this book as a transitional sign from Hinayana to Mahayana, through which it may be observed that the Mahasanghikas were the first group of monks to secede from the orthodox Buddhism. Most critic scholars agree that the book lacks in system, and is, by and large, a confused mass of legends and historical facts concerning Sakyamuni’s birth and previous births. In the first volume, the compiler gives an account of the hells and of the sufferings witnessed by Mahamaudgalyayana. Then he mentions the courses of attainments through which a sentient being must pass in order to attain Buddhahood. After dealing with the bhumis, the compiler takes up the story of the last existence of Dipankara as a Bodhisattva which is almost a copy of the story of Sakyamuni’s birth. After attaining Bodhi, he met Meghamanava, a very learned Brahmin student, and told him that he would become Gautama Buddha. In the second volume, the actual biography of Prince Siddhartha is to be found. It opens with an account of the following topics as the Bodhisattva’s selection of time, place, continent and family, his birth at Lumbinivana. Rsi Asita’s visit, the Bodhisattva’s trance at Krsigrama, the display of skill, marriage, and Rahula’s appearance as a son of Yasodhara. This volume concludes with the Bodhisattva’s approach to the Niranjana river and the defeat of Mara. The first topic in the third volume deals with concerns to the rule of ‘Trikabhojana,’ according to which not more than three monks could eat together when invited. Then, it is followed by a detailed account of the conversions of Sariputra and Maudgalyayana, king Suddhodana, Mahaprajapati, Yasodhara, Rahula, and the Sakyan youths along with Upali. At the end of volume III, the story of the Buddha’s visit to Kapilavastu is resumed, then the narrative of seven weeks passed by the Buddha after the attainment of Bodhi. Next comes an account of his first missionary career which is followed up to the conversion of the Buddha and King Bimbisara at Rajagrha.
33) Kinh Đại Tập: Daishukyo (jap)—Maha-samnipata-sutra or Mahasamghata-sutra (skt)—Great Aggregation Sutra—Great Heap Sutra—Kinh Đại Tập, thuộc nhóm phương quảng của Phật giáo Đại thừa. Sưu tập từ thế kỷ thứ VI sau Tây lịch. Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh. Kinh Phật thuyết cho đại chúng Bồ Tát khắp mười phương. Tên đầy đủ của Kinh Đại Tập, được dịch sang Hoa Ngữ vào khoảng từ năm 397 đến 439 sau Tây Lịch. Người ta cho rằng Phật đã thuyết bộ kinh nầy giữa khoảng Ngài từ 45 đến 49 tuổi. Kinh thuyết cho chư Phật và chư Bồ Tát. Kinh nhấn mạnh tới nhận thức về tính hư không của vạn hữu. Bản kinh nầy cũng thể hiện ảnh hưởng của Mật tông và chứa đựng đầy những Mật chú và Đà la ni—Sutra of the Great Assembly, one of the Vaipulya sutras of Mahayana Buddhism, collectioned by the 6th century AD. The sutra of the great assembly of Bodhisattvas from every direction. The sutra of the great assembly of Bodhisattvas from the ten directions, and of the apocalpytic sermons delivered to them by the Buddha. Mahavaipulya-Mahasamnipata-Sutra (skt) is full name. Translated into Chinese around 397-439 A.D., said have been preached by the Buddha from the age of 45 to 49, to Buddhas and Bodhisattvas assembled from every region, by a great staircase made between the world of desire and that of form. The sutra stresses the nature of emptiness (shunyata) and exhibits Tantric influence and is rich in mantras and dharanis.
34)
Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì: Mahavairocanabhisambodhivikur-Vitadhisthanna-vaipulya-Sutrendra-Raja-Nama-
Dharmaparyaya
—Đây
là một trong những kinh điển căn bản của Phật giáo Mật
tông, còn được gọi là Kinh Đại Nhựt Như Lai. Kinh được
các Ngài Thiện Vô Úy và Nhứt hạnh cùng dịch sang Hán tự—This
is one of the fundamental sutras in Tantric Buddhism. It is also called
“Mahavairocana Sutra.” The sutra was translated into Chinese by Subhakarasimha
and I-hsing.
35) Kinh Đạt Ma Đa La Thiền Kinh: Yogacharabhumi-Sutra—See Chapter 7 (B) (VIII).
36) Kinh Địa Tạng: Ksitigarbhapranidhana-Sutra (skt)—Past Vows of Earth-Store Bodhisattva—Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện—Kinh Địa Tạng, nói về một vị Bồ Tát ở vào thời kỳ vô Phật, tức là thời kỳ giữa lúc Phật Thích Ca nhập diệt và Phật Di Lặc ra đời. Trong thời ký nầy không có một vị Phật nào cả; tuy nhiên, thế giới Ta Bà vẫn có Bồ Tát Địa Tạng với bổn nguyện rộng lớn là cứu độ mọi chúng sanh đau khổ của địa ngục. Kinh được Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch sang Hán tự—Earth Store Sutra mentioned about the Buddhaless period, the period from the time the nirvana of the historical Buddha until the time the coming Buddha Maitreya descends. In this period, ther is no Buddha; however, the Saha world still has Earth-Store Bodhisatva who vows to save all beings in hells. The sutra was translated into Chinese by Siksananda.
37) Kinh Giải Thâm Mật: Samdhinirmocana-Sutra—Explaining the Thought Sutra—Kinh điển Đại thừa từ Ấn Độ, có lẽ được biên soạn vào khoảng những thế kỷ thứ ba và thứ tư, trở thành nguồn kinh điển chính cho trường phái Du Già (Duy Thức). Đây cũng là kinh điển căn bản của Pháp Tướng Tông, nội dung nói về tư tưởng của trường phái Duy Thức. Mọi hiện tượng đều là trạng thái của tâm thức. Các đối tượng chỉ tồn tại qua quá trình trí tuệ, chứ không tồn tại như vốn có. Kinh gồm mười chương, trong mỗi chương có một cuộc đối thoại khác nhau, đặt ra những câu hỏi cho Đức Phật. Toàn bộ kinh gồm chứa những bàn luận quan trọng về hai chân lý, về bản chất của tâm, chú giải Phật kinh, và thiền quán. Nguyên bản bằng tiếng Phạn đã bị thất lạc. Hiện còn bản Hán tự và bản bằng tiếng Tây Tạng. Bản bẵng Hán tự được Ngài Huyền Trang dịch—Indian Mahayana text, probably composed some time around the third to fourth centuries, which became the main scriptural source of the Yogacara school. This is also the basic sutra for the Dharmalaksana sect. The sutra based on the central notion of the Yogachara, everything experienceable is mind only. Things exist only as processes of knowing, not as objects. It consists of ten chapters, in each of which a different interlocutor poses questions to the Buddha. It contains important discussions of the two truths, the nature of mind, Buddhist hermeneutics, and meditation. The original Sanskrit is lost. It is only extant in Chinese and Tibetan versions. The Chinese version was translated by Hsuan-Tsang.
38) Kinh Hạ Sanh Di Lặc Thành Phật: Maitreyavyakarana Sutra—Kinh ghi lại rằng sau thời Phật Thích ca nhập diệt thì thế giới Ta Bà bước vào một thời kỳ không có Phật. Hiện thời Đức Di Lặc đang thuyết pháp trên cung trời Đâu Suất, Ngài sẽ xuất hiện và thành Phật trong hội Long Hoa. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán tự—The sutra mentioned that after the historical Buddha sakyamuni’s Nirvana, the whole Saha world entered a period without any Buddha (a Buddhaless period). At this time, the Buddha-to-be is still preaching in the Tushita. He will descend and become the Buddha in the “Long Hoa” assembly. The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva.
39) Kinh Hoa Nghiêm: Avatamsaka (skt)—The Garland Sutra—Flower Ornament Sutra—Nhan đề Phạn ngữ của Hoa Nghiêm là Avatamsaka, nhưng Pháp Tạng trong bản chú giải kinh Hoa Nghiêm bộ 60 quyển nói nguyên ngữ chính là Gandavyuha. Avatamsaka có nghĩa là “một tràng hoa” trong khi nơi chữ Gandavyuha, thì ganda là “tạo hoa” hay một loại hoa thường và “vyuha” là “phân phối trật tự” hay “trang sức.” Hoa Nghiêm có nghĩa là trang hoàng bằng hoa. Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh thâm áo nhất của Đại Thừa, ghi lại những bài thuyết pháp của Đức Phật sau khi Ngài đã đạt giác ngộ viên mãn. Gandavyuha là tên phẩm kinh kể lại công trình cầu đạo của Bồ Tát Thiện Tài Đồng Tử. Bồ Tát Văn Thù hướng dẫn Đồng Tử đi tham vấn hết vị đạo sư nầy đến vị đạo sư khác, tất cả 53 vị, trụ khắp các tầng cảnh giới, mang đủ lốt chúng sanh. Đây là lý thuyết căn bản của trường phái Hoa Nghiêm. Một trong những kinh điển dài nhất của Phật giáo, cũng là giáo điển cao nhất của đạo Phật, được Đức Phật thuyết giảng ngay sau khi Ngài đại ngộ. Người ta tin rằng kinh nầy được giảng dạy cho chư Bồ tát và những chúng hữu tình mà tâm linh đã phát triển cao. Kinh so sánh toàn vũ trụ với sự chứng đắc của Phật Tỳ Lô Giá Na. Kinh cũng nhấn mạnh rằng mọi sự vật và mọi hiện tượng đồng nhất thể với vũ trụ. Sau khi khảo sát về nội dung của Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy kinh khởi đầu bằng những bản kinh độc lập và về sau được tập hợp thành một tòng thơ, mỗi thể tài được trình bày trong các kinh đó đều được xếp loại theo từng thủ và được gọi chung là Hoa Nghiêm—The Sanskrit title is Avatamsaka, but it is Gandavyuha according to Fa-Tsang’s commentary on the sixty-fascile Garland Sutra. Avatamsaka means a ‘garland,’ while in Gandavyuha, ganda means ‘a flower of ordinary kind,’ and vyuha ‘an orderly arrangement’ or ‘array.’ Gandavyuha means ‘flower-decoration.’ Avatamsaka is one of the profound Mahayana sutras embodying the sermons given by the Buddha immediately following his perfect enlightenment. The Gandavyuha is the Sanskrit title for a text containing the account of Sudhana, the young man, who wishing to find how to realize the ideal life of Bodhisattvahood, is directed by Manjusri the Bodhisattva to visit spiritual leaders one after another in various departments of life and in various forms of existence, altogether numbering fifty-three. This is the basic text of the Avatamsaka school. It is one of the longest and most profound sutras in the Buddhist Canon and records the highest teaching of Buddha Sakyamuni, immediately after enlightenment. It is traditionally believed that the sutra was taught to the Bodhisattvas and other high spiritual beings while the Buddha was in samadhi. The sutra has been described as the “epitome of Budhist thought, Buddhist sentiment, and Buddhist experiences” and is quoted by all schools of Mhayana Buddhism. The sutra compares the whole Universe to the realization of Vairocana Buddha. Its basic teaching is that myriad things and phenomena are the oneness of the Universe, and the whole Universe is myriad things and phenomena. After examining the sutra, we find that there were in the beginning many independent sutras which were later compiled into one encyclopaedic collection, as the subject-matters treated in them are all classified under one head, and they came to be known as Avatamsaka.
40) Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa: Vajracchedika-Prajna-Paramita (skt)—Kinh Kim Cang, một trong những kinh thâm áo nhứt của kinh điển Đại Thừa. Kinh nầy là một phần độc lập của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Kinh Kim Cang giải thích hiện tượng không phải là hiện thực, mà chỉ là những ảo giác hay phóng chiếu tinh thần riêng của chúng ta (Bất cứ hiện tượng và sự vật nào tồn hữu trong thế gian nầy đều không có thực thể, do đó không hề có cái gọi là “ngã”). Chính vì thế mà người tu tập phải xem xét những hoạt động tinh thần của hiện tượng sao cho tinh thần được trống rỗng, cởi bỏ và lắng đọng. Nó có tên Kim Cương vì nhờ nó mà chúng sanh có thể cắt bỏ mọi phiền não uế trược để đáo bỉ ngạn. Kinh được kết thúc bằng những lời sau: “Sự giải bày thâm mật này sẽ gọi là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa. Vì nó cứng và sắt bén như Kim Cương, cắt đứt mọi tư niệm tùy tiện và dẫn đến bờ Giác bên kia.” Kinh đã được Ngài Cưu Ma La Thập dịch ra Hán tự—Sutra of the Diamond-Cutter of Supreme Wisdom, one of the most profound sutras in the Mahayana, an independent part of The Vairacchedika Prajanparamita Sutra. The Diamond Sutra shows that all phenomenal appearances are not ultimate reality but rather illusions or projections of one’s mind (all mundane conditioned dharmas are like dreams, illusions, shadow and bubbles). Every cultivator should regard all phenomena and actions in this way, seeing them as empty, devoid of self, and tranquil. The work is called Diamond Sutra because it is sharp like a diamond that cuts away all necessary conceptualization and brings one to the further shore of enlightenment. The perfection of wisdom which cuts like a diamond. The sutra ends with the following statement: “This profound explanation is called Vajracchedika-Prajna-Sutra, for the diamond is the gem of supreme value, it can cut every other material (thought) and lead to the other Shore.” The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva—A gatha of the Diamond Sutra states:
Nhứt
thiết hữu vi pháp,
Như
mộng huyễn bào ảnh,
Như
lộ, diệc như điện,
Ưng
tác như thị quán.
All phenomena in this world are
Like a dream, fantasy, bubbles, shadows;
They are also like dew, thunder, and lightening;
One must understand life like that.
41) Kinh Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh: Sarva-tathagatatattvasamgrahama-Hayanabhisamayamahakaparaya—Kinh điển căn bản của Mật giáo, nói về các nghi thức đặc thù Mật giáo. Kinh được Ngài Bất Không dịch sang Hán tự—This is the basic sutra of the Tantric Buddhism, stressed on special tantric rituals. The sutra was translated by amoghavajra.
42) Kinh Kim Quang Minh: Suvarnaprabhasa-Sutra—The Sutra of Golden Light—Kim Quang Minh Kinh được dịch sang Hoa ngữ vào thế kỷ thứ sáu và hai bản dịch khác về sau nầy (có 3 bản dịch: Đàm Vô Sám đời Bắc Lương, Nghĩa Tịnh đời Đường, Thiên Thai Trí Giả). Kinh được sơ tổ tông Thiên Thai là ngài Trí Giả dịch và dùng cho tông phái mình. Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương. Đây là bộ kinh Đại thừa cho rằng đọc tụng sẽ được sự hộ trì của Tứ Thiên Vương. Chính vì thế mà thời trước kinh đóng một vai trò quan trọng trong việc du nhập đạo Phật vào Nhật bản. Kinh nhấn mạnh tới khía cạnh chánh trị của đạo Phật, và vì lý do đó nó được nhiệt liệt hưởng ứng bởi giai cấp lãnh đạo Nhật. Ý tưởng chánh của kinh là đức trí năng phân biệt thiện ác. Mọi người từ lãnh đạo đến tiện dân đều phải tuân theo “ánh sáng bên trong” ấy—Golden Light Sutra, translated in the sixth century and twice later, used by the founder of T’ien-T’ai. Golden Light Supreme King Sutra, A Mahayana sutra mentioned that those who recite it will receive the support and protect from the four heavenly kings. That was why it played a major role in establishing Buddhism in Japan. It stressed the political aspect of Buddhism and thus was highly regarded by the Japanese ruling class. The main theme of the sutra is the virtue of wisdom (inner light) which discriminates good and evil. Each person from the ruler to those in the lowest state, must follow this “inner light.”
43) Kinh Lăng Già: Lankavatara Sutra (skt)—Kinh Lăng Già là giáo thuyết triết học được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trên núi Lăng Già ở Tích Lan. Có lẽ kinh nầy được soạn lại vào thế kỷ thứ tư hay thứ năm sau Tây Lịch. Kinh nhấn mạnh về tám thức, Như Lai Tạng và “tiệm ngộ,” qua những tiến bộ từ từ trong thiền định; điểm chính trong kinh nầy coi kinh điển là sự chỉ bày như tay chỉ; tuy nhiên đối tượng thật chỉ đạt được qua thiền định mà thôi. Kinh có bốn bản dịch ra Hán tự, nay còn lưu lại ba bản. Bản dịch đầu tiên do Ngài Pháp Hộ Đàm Ma La Sát dịch giữa những năm 412 và 433, nay đã thất truyền; bản thứ nhì do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch vào năm 443, gọi là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh, gồm 4 quyển, còn gọi là Tứ Quyển Lăng Già; bản thứ ba do Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hán tự vào năm 513, gồm 10 quyển, gọi là Nhập Lăng Già Kinh; bản thứ tư do Ngài Thực Xoa Nan Đà dịch vào những năm 700 đến 704 đời Đường, gọi là Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh, gồm 7 quyển, nên còn gọi là Thất Quyển Lăng Già. Đây là một trong những bộ kinh mà hai trường phái Du Già và Thiền tông lấy lấy làm giáo thuyết căn bản. Kỳ thật bộ kinh nầy được Tổ Bồ Đề Đạt Ma chấp thuận như là bộ giáo điển được nhà Thiền thừa nhận. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tiên đoán rằng, “về sau nầy tại miền nam Ấn Độ sẽ xuất hiện một vị đại sư đạo cao đức trọng tên là Long Thọ. Vị nầy sẽ đạt đến sơ địa Bồ Tát và vãng sanh Cực Lạc.” Đây là một trong những bản kinh quan trọng trong trường phái Thiền Đại thừa. Người ta cho rằng đây là kinh văn trả lời cho những câu hỏi của Bồ Tát Mahamati. Kinh còn thảo luận rộng rãi về học thuyết, bao gồm một số giáo thuyết liên hệ tới trường phái Du Già. Trong số đó giáo thuyết về “Bát Thức,” mà căn bản nhất là “Tàng Thức,” gồm những chủng tử của hành động. Kinh văn nhấn mạnh về tư tưởng “Thai Tạng” vì sự xác nhận rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, và Phật tánh ấy chỉ hiển lộ qua thiền tập. Kinh Lăng Già có ảnh hưởng rất lớn tại các xứ Đông Á, đặc biệt là trong các trường phái về Thiền—A philosophical discourse attributed to Sakyamuni as delivered on the Lanka mountain in Ceylon. It may have been composed in the fourth of fifth century A.D. The sutra stresses on the eight consciousness, the Tathagatha-garbha and gradual enlightenment through slow progress on the path of meditative training; the major idea in this sutra is regarding that sutras merely as indicators, i.e. pointing fingers; however, their real object being only attained through personal meditation. There have been four translations into Chinese, the first by Dharmaraksa between 412-433, which no longer exists; the second was by Gunabhada in 443, 4 books; the third by Bodhiruci in 513, 10 books; the fourth by Siksananda in 700-704, 7 books. There are many treatises and commentaries on it, by Fa-Hsien and others. This is one of the sutras upon which the Zen and Yogacara schools are based. In fact, this was the sutra allowed by Bodhidharma, and is the recognized text of the Ch’an School. In the Lankavatara Sutra, Sakyamuni Buddha predicted, “In the future, in southern India, there will be a great master of high repute and virtue named Nagarjuna. He will attain the first Bodhisattva stage of Extreme Joy and be reborn in the Land of Bliss.” This is one of the most important sutras in the Mahayana Buddhism Zen. It is said that the text is comprised of discourses of Sakyamuni Buddha in response to questions by Bodhisattva Mahamati. It also discusses a wide range of doctrines, including a number of teachings associated with the Yogacara tradition. Among these is the theory of “eight consciousnesses,” the most basic of which is the Alaya-vijnana or the basic consciousness, which is comprised of the seeds of volitional activities. It also emphasizes on “Tathagata-garbha” or the “embryo of the tathafata” thought because of its assertion that all sentient beings already possess the essence of buddhahood, which is merely uncovered through meditative practice. This text is currently highly influential in East Asia, particularly in the Zen traditions.
44) Kinh Lăng Nghiêm: Surangama Sutra (skt)—Surangama-samadhi-nirdesa (skt)—Còn gọi là Kinh Thủ Lăng Già Ma, hay kinh của bậc “Kiện Tướng,” kinh nhấn mạnh về “Tam Muội” qua đó đại giác được đạt tới và giải thích những phương pháp khác nhau về Thiền “Tánh không” để đạt tới đại giác. Tên đầy đủ là Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, là bộ kinh thâm sâu nguyên tác bằng tiếng Phạn, được viết vào thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch. Kinh Lăng Nghiêm được ngài Paramartha (Chơn Đế) đem sang Trung quốc và được thừa tướng Vương Dỗn giúp dịch vào khoảng năm 717 sau Tây Lịch (có người nói rằng vì vụ dịch kinh không xin phép nầy mà hoàng đế nhà Đường nổi giận cách chức thừa tướng Vương Dỗn và trục xuất ngài Chơn Đế về Ấn Độ). Bộ kinh được phát triển và tôn trọng một một cách rộng rãi ở các nước Phật Giáo Đại Thừa. Cùng với các vấn đề khác, kinh giúp Phật tử tu tập Bồ Tát Đạo. Kinh còn nói đầy đủ về các bước kế tiếp nhau để đạt được giác ngộ vô thượng. Kinh cũng nhấn mạnh đến định lực, nhờ vào đó mà đạt được giác ngộ. Ngoài ra, kinh còn giải thích về những phương pháp “Thiền Tánh Không” bằng những phương thức mà ai cũng có thể chứng ngộ được. Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng nhấn mạnh về lực Tam Muội, nhờ đó mà hành giả đạt được giác ngộ. Kinh giải lý những pháp Không Quán và tịnh tâm bằng cách loại bỏ những niệm khởi lên dù trực tiếp hay gián tiếp. Kinh Thủ Lăng Nghiêm là Kinh mà Đức Phật đặc biệt thuyết giảng cho ngài A Nan, vì chủ yếu là ngài không có đủ định lực. Vì ngài chưa tu tập thiền tập đủ để phát triển định lực. Khi người ta ngồi thiền thì ngài lại đi đọc sách hay viết cái gì đó. Ngài nghĩ rằng ngài là em họ với Phật, chắc chắn Phật sẽ giúp ngài thành Phật, nên không hề hấn gì với việc tu hay không tu. Ngài đã để phí rất nhiều thì giờ. Một ngày nọ, khi ngài đi ra ngoài khất thực một mình. Ngài lấy bát và đi từ nhà này sang nhà khác, và trong khi ngài đi một mình trên đường thì ngài gặp phải con gái của yêu nữ Ma Đăng Già. Vì ngài A Nan đẹp đẽ một cách đặc biệt, nên khi con gái của Ma Đăng Già thấy ngài liền sanh lòng tríu mến. Nhưng cô không biết phải làm sao để gài bẫy ngài. Cô ta chạy về nói chuyện với mẹ, ‘Mẹ phải làm sao cho A Nan cưới con mới được. Nếu không, con sẽ chết mất.’ Ma Đăng Già tu theo giáo phái Kapilas, giáo phái để tóc dài như bờm ngựa. Bà dùng thần chú rất hiệu nghiệm của giáo phái này làm mờ tâm trí của ngài A Nan, và loại chú này thật là hiệu nghiệm. Vì A Nan không có định lực nên không kiểm soát được chính mình. Lúc đó A Nan lờ mờ như người say rượu hay dùng ma túy. Ngài theo lời chú mà đi đến nhà con gái của Ma Đăng Già, ở đây suýt chút nữa là ngài đã phá giới về ‘dâm dục’. Đức Phật lúc đó biết rõ sự thể đang xảy ra. Thấy rằng người em họ của Ngài đang lâm nạn, nên Ngài liền niệm thần chú Thủ Lăng Nghiêm để phá vỡ chú của phái Kapila. Uy lực của thần chú Thủ Lăng Nghiêm đã đánh thức A Nan qua khỏi cơn rối loạn, rồi ngài mới tự hỏi tại làm sao mà ngài lại lâm vào hoàn cảnh như vậy. Sau khi trở về, ngài quỳ dưới chân Phật mà khóc lóc thảm thiết. ‘Con đã ỷ lại vào sự học rộng uyên bác của mình mà không chịu hoàn thiện định lực trên bước đường tu tập. Con không có chút định lực nào hết. Xin Thế Tôn từ bi chỉ dạy cho con làm thế nào mà mười phương chư Phật đạt được định lực.” Để đáp lại lời thỉnh cầu của A Nan, Đức Phật đã thuyết Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Vì vậy mà người ta nói kinh diễn tả cách lắng tâm bằng đi sâu vào Thiền Tam muội để gạt bỏ mọi khái niệm, trực tiếp hay gián tiếp, từ đó chân tánh hiển bày. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán tự—Also called the Sutra of the Heroic One. The sutra emphasizes the power of samadhi, through which enlightenment can be attained and explained the various methods of the meditation on emptiness through the practice of which everyone can realize enlightenment. This profound writing, originally in sanskrit, written in the first century A.D. The sutra was brought to China by Paramartha and translated into Chinese with the assistance of Wang Yung about 717 A.D. (some said that it was angered the T’ang Emperor that this had been done without first securing the permission of the government, so Wang-Yung was punished and Paramartha was forced to return to India). It is widely developed and venerated in all the Mahayana Buddhist countries. Among other things, the sutra helps Buddhist followers exercising Bodhisattva magga. It deals at length with the successive steps for the attainment of supreme enlightenment. It also emphasizes the power of samadhi, through which enlightenment can be attained. In addition, the sutra also explains the various methods of the meditation on emptiness through the practice of which everyone can realize enlightenment. The sutra also emphasizes the power of samadhi, through which enlightenment can be attained, and explained the various methods of emptiness meditation through the practice of which everyone can realize enlightenment. It describes the tranquilizing (pacifying) of the mind by exclusion of concepts arising directly or indirectly from sensory experiences, the nature of truth realized in samadhi or deepest contemplation, and the transcendental virtues and powers resulting. The Surangama Sutra was spoken for Ananda’s sake, precisely because he didn’t have sufficient samadhi-power. He had not done the work of meditation required to develop it. When people were in sitting meditating, Ananda would go to read a book or write someting else instead. He thought since he was the Buddha’s cousin, the Buddha could certainly help him realize Buddhahood too, and so it did not really matter whether he cultivated or not. He ended up wasting a lot of time. One day, Ananda went out begging for food by himself. he took his bowl and went from house to house. While he was alone on the road he encountered the daughter of Matangi. Ananda was particularly handsome, so when Matangi’s daughter saw him, she was immediately attracted to him. But she did not know how to snare him. So, she went back and told her mother, ‘You should absolutely have to get Ananda to marry me. If you do not, I will die.’ The mother, Matangi, belonged to the religion of the Kapilas, the ‘tawny haired’, and she used that religion’s mantras and dharma devices to delude Ananda’s mind, which were extremely effective. Because Ananda did not have any samadhi-power, he could not control himself. At that time Ananda was confused as if he had drunk or taken drugs. He followed the mantra and went to Matangi’s daughter’s house, where he was on the verge of breaking one of the precepts, the precept against sexual misconduct. The Buddha knew about it as it was happening. Realizing his cousin was in trouble, he quickly spoke the Surangama Mantra to break up the mantras of the Kapila and the power of the Surangama mantras woke Ananda up from his confusion, and then he wondered how he had gotten himself into such a situation. When he returned, he knelt before the Buddha, and cried out in distress. “I have relied exclusively on erudition and have not perfected any strength in the Way. I have no samadhi-power. Please tell me how the Buddhas of the ten directions cultivated so that they were able to obtain samadhi-power.’ In reply, the Buddha spoke the Surangama Sutra. Thus the sutra is said to describes the tranquilizing of the mind by exclusion of concepts arising directly or indirectly from sensory experiences, the nature of truth realized in samadhi or deepest contemplation, and the transcendental virtues and powers resulting. The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva.
45) Kinh Luận Nghị: Upadesa—Thuyết về Lý Luận—Discussions of doctrine.
46) Lục Tổ Đàn Kinh: Liu-Tsu-Ta-Shih-Fa-Pao-T’an Ching—Từ Hoa ngữ dùng để chỉ “Lục Tổ Đàn Kinh.” Đây là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong Thiền tông. Bộ kinh gồm nhiều chương chứa đựng những bài thuyết giảng của Lục Tổ Huệ Năng tại chùa Đại Phương. Kinh được chia làm 2 phần: phần đầu nói về cuộc đời của lục Tổ, và phần thứ nhì chứa đựng những giáo thuyết và thực hành Thiền định—A Chinese term for “Platform Sutra of the Sixth Patriarch.” This is one of the most influential works of the Ch’an tradition. It composes of chapters of discourses delivered by the sixth patriarch of Ch’an, Hui-Neng (638-713), at the Ta-Fan Temple. It is divided into two parts: the first describes his life, and the second contains his teachings on Ch’an practice and doctrine.
47) Bài Kinh Về Lửa: Discourse on Fire—Bài thuyết giảng về lửa của Đức Phật—Theo Kinh Tương Ưng Bộ Kinh, quyển 35, sau khi Đức Phật gặp gỡ ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn đồ đệ của họ, Đức Phật biết được họ là những vị khổ hạnh thờ thần lửa, nên Ngài đã thuyết giảng “Bài Giảng về Lửa” cho họ. “Như vầy tôi nghe, một thuở nọ Đức Thế Tôn đang ở tại núi Tượng Đầu Sơn với một ngàn vị tân Tỳ Kheo, nơi đó Ngài bảo các vị Tỳ Kheo: ‘Này các Tỳ Kheo, tất cả đều đang bốc cháy. Và cái gì đang thiêu đốt? Con mắt, này các Tỳ Kheo, đang bốc cháy. Sắc đang bốc cháy. Nhãn thức đang bốc cháy. Nhãn xúc đang bốc cháy: Lạc thọ, khổ thọ, hoặc không khổ không lạc phát sanh từ nhãn xúc cũng đang bốc cháy. Do nhân gì mà nó đang bốc cháy? Nó bốc cháy vì lửa tham, sân, si, sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu và não. Ta tuyên bố như vậy. Tai, mũi lưỡi, thân và ý... đều bốc cháy. Khi quán tưởng như vậy, này các Tỳ Kheo, một vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán mắt, hình sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ... Vị ấy nhàm chán tai, âm thanh, nhĩ thức, nhĩ xúc; nhàm chán lỗ mũi, mùi, tỷ thức, tỷ xúc; nhàm chán lưỡi, vị, thiệt thức, thiệt xúc; nhàm chán thân, thân thức, thân xúc; nhàm chán ý, tâm, ý thức, ý xúc và bất cứ cảm thọ nào khởi lên. Vì nhàm chán, vị ấy ly tham; vì ly tham vị ấy được giải thoát. Khi vị ấy được giải thoát, có sự hiểu biết khởi lên rằng vị ấy đã được giải thoát. Và vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại trạng thái này nữa.’ Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các vị tân Tỳ Kheo hoan hỷ và tín thọ lời Ngài daỵ. Khi Ngài kết thúc bài giảng, tâm của cả ngàn vị Tỳ Kheo đều thoát khỏi mọi phiền trược, không còn chấp thủ và tất cả đều đắc quả A La Hán.”—According to the Samyutta Nikaya or the Kindred Sayings, volume 35, after the Buddha met the three brothers of Kasyapa and their one thousand followers, the Buddha found out that they belonged to the Fire-worshipping Sect, so the Blessed One expounded to them the discourse on fire. “Thus have I heard, the Blessed One was once staying at Gaya Sisa with a thousand Bhiksus. There he addressed the Bhiksus: “O Bhiksus, all is on fire. And what all is on fire? The eye, o Bhiksus, is on fire. Forms are on fire. Eye-consciousness is on fire. Eye-contact is on fire. Feeling, which is pleasant or painful, or neither pleasant nor painful, arising from eye-contact is on fire. With what is it burning? It is burning with the fire of lust, the fire of hate, ignorance, birth, decay, death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair. So I declare. The ear, the nose, the tongue, the body, the mind... is on fire. Seeing thus, o Bhiksus, a well-taught Ariyan disciple gets disgusted with the eye, forms, eye-consciousness, eye-contact, feeling... He gets disgusted with the ear, sounds, ear-consciousness, ear-contact;... the nose, odours, nose-consciousness, nose-contact;... the body, tactile objects, body-consciousness, body-contact;... the mind, mental objects, mind-consciousness, mind-contact and any feeling that arises. With disgust, he gets detached; with detachment, he is liberated. When he is liberated, there is knowledge that he is liberated. And he understands thus: “Birth is destroyed, the holy life is lived, what should be done is done, there is no more of this state again.” After the Buddha expounded the “Discourse on Fire,” all the Bhiksus were pleased at his words and welcomed them. When the Buddha concluded his sermon, the hearts of the thousand Bhiksus were liberated from defilements, without attachment and they all became Arahants.
48) Kinh Lý Thú: Adhyardhasatika-Prajnaparamita-Sutra (skt)—Kinh Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Đà—Còn được gọi là “Lý Thú Kinh” hoặc “Bát Nhã Lý Thú Kinh.” Đây là tinh yếu giáo lý của Mật Tông, dạy cách tu hành thành Phật ngay trong đời nầy. Kinh được Ngài Bất Không dịch sang Hán tự—Also called “The Interesting Sutra” or “The Interesting Prajna Sutra.” It stressed on the essence of the Tantric schools that taught how to practice and become a Buddha in this very life. The sutra was translated into Chinese by Amoghavajra.
49) Kinh Ma Đăng Già: Matangi-Sutra—Kinh Ma Đăng Già nói về việc Đức Phật độ cho cô gái Ma Đăng Già và nói về tinh tú. Kinh đặc trọng tâm vào câu chuyện về một phụ nữ tên Ma Đăng Già, thuộc giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, đã được Phật Thích Ca thu nhận làm đệ tử. Trong nầy, Đức Phật cũng giảng tỉ mỉ rằng mọi giai cấp đều bình đẳng. Kinh được Ngài Trúc Luật Viêm và Chi Khiêm dịch sang Hán tự—A sutra on Matangi, and on the stars, two books. The sutra stressed on the story of a lady named Matangi, she belonged to the lowest class in Indian society. In this sutra, the Buddha also expounded clearly on the “Equality” of all classes. The sutra was translated into Chinese by Chu-lu-Yen and Chih-Ch’ien.
50)
Kinh Ma Ha Tăng Chỉ Luật: Mahasanghika-Vinaya—Sau khi Phật nhập
diệt 100 năm thì cộng đồng Phật giáo thời bấy giờ chia
làm hai phái, Thượng Tọa và Đại Chúng. Bên Đại Chúng Bộ
đã tự kết tập thành bộ luật Ma Ha Tăng Chỉ, nói về chi
tiết những giới luật của chư Tăng Ni. Kinh được Ngài Phật
Đà Bạt Đà La và Pháp Hiển dịch sang Hán tự—100 years after
the Buddha’s nirvana, Buddhist community was divided into two divisions:
Theravada and Mahasanghika. The Theravada wanted to keep the same
rules since the Buddha’s time; however, the Mahasanghika, the majority,
believed proposed five points which laid foundation for the Mahasanghika-Vinaya.
This sutra was translated into Chinese by Buddhabhadra and Fa-Hsien:
i)
Một vị A La Hán vẫn còn bị cám dỗ: An arhat is still subject
to temptation.
ii)
Một vị A La Hán vẫn còn dấu vết của sự ngu dốt: An arhat
is still not yet free from ignorance.
iii)
Một vị A La Hán vẫn còn nghi ngờ về học thuyết: An arhat
is still subject to doubts concerning the teaching.
iv)
Một vị A La Hán có thể tu hành giác ngộ nhờ sự giúp đở
của tha lực: An arhat can make progress on the path to enlightenment
through the help of others.
v)
Một vị A La hán có cơ may được cứu rỗi bằng việc lập
đi lập lại những âm thanh: An arhat can advance on the path through
utterance of certain sounds.
51) Kinh Na Tiên Tỳ Kheo: Sutra on Questions of King Milinda—See Na Tiên Tỳ Kheo in Chapter 19 (1).
52) Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội: Samadhirajacandrapradipa-Sutra—Kinh ghi lại một cuộc đối thoại giữa một người trẻ tuổi tên là Nguyệt Đăng và Đức Phật Thích Ca, trong đó Đức Phật chỉ bày cách quán tánh “Bình Đẳng” cho tất cả mọi vật. Kinh cũng nhấn mạnh về bản chất đồng nhất của mọi sự vật, mọi vật tồn hữu đều không có thực thể, giống như giấc chiêm bao hoặc như ảo tưởng. Nhận chân được như vậy là đạt tới cảnh giới giác ngộ vậy. Kinh được Ngài Na Liên Đề Da Xá dịch sang Hán tự—The sutra mentioned a dialogue between a young person named Candragupta and the Buddha Sakyamuni. In which the Buddha taught about “Emptiness or Sunyata” in all things. The sutra also emphasized on the essential identity of all things, everything exists without its own reality, it is like a dream or illusion. To realize this means to reach the realm of enlightenment. The sutra was translated into Chinese by Narendrayasas.
53) Kinh Nguyệt Thượng Nữ Kinh: Candrottaradarikapariprccha-Sutra—Kinh nói về nàng Nguyệt Thượng, con gái của ông trưởng giả Duy Ma Cật (không phải là Cư Sĩ Duy Ma Cật). Nàng được đức Phật thọ ký rằng trong một kiếp tương lai sẽ trở thành một vị Phật. Kinh được Ngài Xà Na Quật Đa dịch sang Hán tự—The sutra mentioned about Candrottara, a daughter of a rich old man named Vilamakirti (not the layman Vilamakirti). She was predicted by the Buddha that she would become a Buddha in a future life. The sutra was translated into Chinese by Jnanaguptaad.
54) Kinh Nhơn Duyên: Nidana—Narratives of the past which explain a person’s present state.
55) Kinh Nhơn Vương Bát Nhã Ba La Mật: Karunikaraja-Prajnaparamita-Sutra—Kinh nhấn mạnh đến “Trí huệ Phật” trong việc duy trì an ninh phúc lợi trong quốc gia. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dịch ra Hán tự—The sutra stressed on the “Buddha wisdom” for rulers to maintain security and welfare for the country. The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva.
56) Kinh Niết Bàn: Parinirvana Sutra (skt)—Kinh Niết Bàn là bộ kinh cuối cùng mà Đức Phật thuyết trước khi Ngài nhập diệt. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, giáo lý của Kinh Niết Bàn là một đề tài học hỏi hấp dẫn trong thời kỳ nầy. Đạo Sanh hằng chú tâm vào việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa, cũng là một lãnh tụ trong việc quảng diễn lý tưởng Niết Bàn. Nhân đọc bản cựu dịch kinh Niết Bàn gồm sáu quyển, ông nêu lên chủ trương rằng Nhất Xiển Đề (Icchantika—Hạng người được xem như không có Phật tính và không thể thành tựu Phật quả) cũng có thể đạt đến Phật quả. Rồi ngay sau đó một bản kinh bằng Phạn ngữ về Đại Bát Niết Bàn được truyền vào và phiên dịch ra Hán văn. Lý thuyết cho rằng Nhất Xiển Đề cũng có thể đạt đến Phật quả được tìm thấy trong bản kinh nầy. Sau đó ông cũng soạn một bản sớ giải về Kinh Niết Bàn—Parinirvana Sutra was the last sutra which the Buddha preached before he passed away. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the doctrine of the Nirvana text was another fascinating subject of learning at the present time. Tao-Shêng, already conspicuous in the study of the Lotus, was also a leader in the exposition of the ideal of Nirvana. On reading the old Nirvana text, which was in six Chinese volumes, he set forth the theory that the Icchantika (a class of men who were bereft of Buddha-nature and destined to be unable to evolve to the Buddha stage) could attain Buddhahood. Soon afterwards, a Sanskrit text of the Mahaparinirvana Sutra was introduced and translated. The theory that the Icchantika could attain Buddhahood was found in the text. People marveled at his deep insight. Later he also compiled a commentary on the Nirvana Sutra.
57) Kinh Nông Gia Phả Lợi Đọa: Kasibharadvaja Sutta—Như vầy Tôi nghe; “Một thời bậc đạo sư đang lưu lại xứ Ma Kiệt Đà, tại một ngôi làng Bà La Môn vùng Ekanala, thuộc khu núi đồi Nam Sơn. Lúc ấy có một vị Bà La Môn là nông gia Phả Lợi Đọa đang chuẩn bị đặt 500 cái cày vào ách để sẵn sàng cho mùa gieo gặt. Vào một buổi sáng sớm, Đức Phật đang y bát đi đến nhà nông gia Phả Lợi Đọa trong khi người ấy đang làm việc. Vừa đúng lúc y đang phân phát vật thực, Đức Phật tiến lại gần và đứng một bên. Khi thấy Đức Phật đang chờ thực phẩm, nông gia Phả Lợi Đọa bèn nói với ngài như sau: “Này tôn giả, tôi cày cấy gieo gặt, sau khi gieo gặt xong tôi mới ăn. Ngài cũng vậy, này tôn giả, ngài cũng phải cày, gieo, và gặt rồi mới ăn.” Đức Phật bèn trả lời: “Này Bà La Môn, Ta cũng cày và gieo vậy; sau khi cày và gieo xong, ta ăn.” Nông gia Phả Lợi Đọa lấy làm lạ hỏi Đức Phật: “Nhưng nào chúng tôi có thấy đâu cái cày, cái ách, cũng không thấy lưỡi cày, roi hay bò của tôn giả Gautama! Mà sao ngài lại nói như vậy? Xin nói cho chúng tôi được biết điều này. Chúng tôi muốn biết điều này.” Đức Phật trả lời: “Lòng tin là hạt giống, hạnh đầu đà là mưa, trí tuệ là cái ách và cây cày. Tàm là cán cày, tâm là cây cương. Ta giữ chánh niệm làm lưỡi cày và gậy thúc. Ta sống phòng hộ trong ngôn ngữ và hành động, tiết độ trong vật thực. Ta nhổ sạch cỏ dại hay ác pháp với lòng chân thật. Và cực lạc là giải thoát của Ta. Tinh tấn là cỗ xe đưa Ta đến trạng thái an ổn khỏi các khổ ách. Trực chỉ thẳng tiến không quày trở lại. Nó đi đến chỗ không còn đau khổ. Và như vậy là việc cày cấy đã xong, rồi quả bất tử xuất hiện. Sau khi đã làm xong việc cày bừa ấy, con người được giải thoát khỏi mọi phiền muộn, ưu não.” Ngay sau đó, Phả Lợi Đọa bảo bới đầy một bát cơm trộn sữa dâng lên Đức Phật và nói: “Xin tôn giả Cồ Đàm hãy thọ dụng bát cơm trộn sữa này! Tôn giả quả thật là một nông gia vì ngài cày ruộng đưa đến quả bất tử.” Đức Phật bèn trả lời: “Thật không xứng đáng cho Ta thọ dụng thực phẩm có được do giảng kinh ngâm kệ. Đó không phải là phẩm vật dành cho các bậc Hiền Thánh. Này Phả Lợi Đọa, chư Phật không thọ nhận thực vật như thế. Ở nơi nào chánh pháp này còn hưng thạnh, thì đây là chánh mạng. Ông phải dâng thức ăn uống khác cho bậc Hiền Thánh vô nhiễm thanh tịnh. Vì bậc ấy là thửa ruộng phước cho những ai muốn gieo trồng công đức!” Lúc đó Phả Lợi Đọa đến gần sát chân Đức Phật và thốt lên: “Thật vi diệu thay tôn giả Cồ Đàm! Thật hy hữu thay! Như một người có thể dựng đứng một vật bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, hay chỉ đường cho người mù, đem đèn vào bóng tối để những ai có mắt có thể trông thấy sắc, cũng vậy, chánh pháp đã được tôn giả Cồ Đàm giảng giải sáng tỏ bằng nhiều phương tiện ảnh dụ. Nay con xin quy-y tôn giả, quy-y pháp, và quy-y Tăng chúng Tỳ Kheo. Xin cho con được thọ giới xuất gia trước tôn giả Cồ Đàm. Xin cho con thọ đại giới.” Sau khi thọ giới xong, Phả Lợi Đọa sống một mình với hạnh viễn ly, tinh tấn, nhiệt tâm, kiên định, chẳng bao lâu đã thể nhập và an trú vào tối thượng cứu cánh của đời sống phạm hạnh và với thượng trí, Phả Lợi Đọa đã chứng đạt mục đích ấy ngay trong hiện tại để trở thành một bậc A La Hán—Thus have I heard: Once the Master was staying in Magadha, at Ekanala, the Brahmin village near the Southern Hill. A Brahmin farmer named Bharadvaja, had in yoke five hundred ploughs for sowing time. One early morning, the Buddha, approached the farmer at work. As it was the time of food distribution, the Buddha drew near and stood at one side. As Bharadvaja saw the Buddha waiting for alms, he spoke to him: “O recluse Gautama, I plough and sow, and when I have ploughed, I eat! You, recluse Gautama, should plough and sow too; for, having done so, you may eat.” The Buddha replied: “I too. O Brahmin, plough and sow; and having ploughed and sown, I eat.” Bharadvaja said: “But we see not your yoke and plough; nor your ploughshare, rod, nor oxen! Yet you speak so! Please tell us what ploughing is yours. We would like to know what you mean.” The Buddha said: “O Bharadvaja, confidence is the seed, discipline is the rain. Wisdom is my yoke and plough. Modesty is my pole, mind is the strap. And I have mindfulness for ploughshare and goad. I am guarded in act and word, temperate in eating. With truth I clear the weeds, and bliss my deliverance. Vigor, my team in yoke, carries me to the security of the bonds. And it goes on, without turning back. It goes where there is no suffering. And thus is the ploughing done, and there comes the deathless fruit. Having ploughed this ploughing, one is free from all sorrow.” After hearing the Buddha’s words, Bharadvaja had a large copper bowl filled with milk rice and offered it to the Buddha, saying: “Let Master Gautama eat this milk rice! A ploughman indeed is the Master since he ploughs and ploughing for deathless fruit.” The Buddha replied: “This is not mine to enjoy fare won from chanting hymns. This is not the thing for the sage. O Bharadvaja. The Awakened One reject such food. Where the dharma reigns, this is the livelihood. You must offer other food and drink to the Stainless Great Sage of holy calm, for he is a field to man who desires to sow merits!” Then Bharadvaja approached and fell with his head at the Buddha’s feet and cried: “It’s amazing, Master Gautama. It’s marvellous! Just as a man might set up a thing overturned, reveal what is hidden, or point out the way to the blind, bring a lamp into the darkness so that those with eyes might see forms; even so, the Dharma has been made clear in many figures by Master Gautama. I am going to Master Gautama for refuge, to the Dharma and the Order of monks. May I receive the Buddhist precepts in the presence of Master Gautama, may I receive higher ordination!” Not long after Bharadvaja’s ordination, he dwelt alone, aloof, diligent, ardent, resolute, soon entered and abided in the supreme goal of the holy life, and by his own super knowledge he realized the Arahantship.
58)
Kinh Phạm Võng: Brahmajala (skt)—Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net
Sutra, Sutra of Net of Indra—Gọi đầy đủ là Phạm Võng Tỳ
Lô Giá Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giai Phẩm Đệ Thập.
Cũng được gọi là Phạm Võng Kinh Lư Xá Na, Phật Thuyết
Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập Phạm Võng Kinh, được
ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 406 sau Tây
Lịch. Lấy tên Phạm Võng là vì pháp giới vô biên, như những
mắt lưới của vua Trời Đế Thích (giao nhau mà không hề
vướng víu trở ngại), cũng giống như giáo pháp của của
chư Phật cũng tầng tầng vô tận, trang nghiêm pháp thân cũng
không hề có chướng ngại. Kinh Phạm Võng, vô số các thế
giới là những mắc lưới gói trọn tất cả những giác quan,
giống như giáo pháp của Đức Phật. Đây là bộ kinh Đại
thừa mang những bài học chính về đạo đức. Kinh dạy về
mười giới luật của trường phái Đại thừa. Kinh được
Ngài Cưu Ma La Thập, nước Thiên Trúc dịch sang Hán tự. Kinh
mang những bài học về đạo đức cho Bồ Tát. Giới
Luật trong Kinh Phạm Võng được chia làm hai phần (10 giới
luật Đại thừa quan trọng mà mỗi tín đồ Phật giáo
phải tuân theo hay tránh mắc phải)—Brahma-Net Sutra, or Indra’s
Net Sutra, Sutra of Net of Indra. Also called the Brahmajala-sutra, translated
into Chinese by Kumarajiva around 406 A.D., the infinitude of worlds being
as the eyes or holes in Indra’s net, which is all-embracing, like the
Buddha’s teaching. There are many treatises on it. The Brahmajala-sutra,
the infinitude of worlds being as the eyes or holes in Indriya’s net,
which is all-embracing, like the Buddha’s teaching. Sutra of the Net
of Brahman Sutra of Mahayana Buddhism that contains the basic teaching
on discipline and morality. It contains ten rules of Mahayana for every
follower. The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva. It contains
the Moral Code of the Bodhisattva. There are two main divisions of moral
code:
58A.Mười
trọng giới Đại Thừa cho Phật Tử, nhất là Phật tử xuất
gia—10 rules of Mahayana, which are obligatory for every follower, especially
for monks and nuns:
i)
Không sát sanh: Avoidance of killing.
ii)
Không trộm cướp: Avoidance of stealing.
iii)
Không xa hoa: Avoidance of unchase behavior.
iv)
Không nói dối: Avoidance of lying.
v)
Không nghiệp ngập: Avoidance of use of intoxicants.
vi)
Không nhàn đàm hý luận: Avoidance of gossiping.
vii)
Không khoe khoang: Avoidance of boasting.
viii)Không
ganh ghét: Avoidance of envy.
ix)
Không đố kỵ và ác tâm: Avoidance of resentment and ill-will.
x)
Không phỉ báng Tam Bảo: Avoidance of slandering of the three precious
ones.
58B.Bốn
mươi tám giới khinh—Forty-eight minor or lighter precepts: See Bốn
Mươi Tám Giới Khinh in Chapter 36.
59) Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới: Brahmajala Bodhisattva-Precepts Sutra (skt): Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net Sutra, Sutra of Net of Indra—Gọi đầy đủ là Phạm Võng Tỳ Lô Giá Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giai Phẩm Đệ Thập. Cũng được gọi là Phạm Võng Kinh Lư Xá Na, Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập Phạm Võng Kinh, được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 406 sau Tây Lịch. Lấy tên Phạm Võng là vì pháp giới vô biên, như những mắt lưới của vua Trời Đế Thích (giao nhau mà không hề vướng víu trở ngại), cũng giống như giáo pháp của của chư Phật cũng tầng tầng vô tận, trang nghiêm pháp thân cũng không hề có chướng ngại. Kinh Phạm Võng, vô số các thế giới là những mắc lưới gói trọn tất cả những giác quan, giống như giáo pháp của Đức Phật. Đây là bộ kinh Đại thừa mang những bài học chính về đạo đức. Kinh dạy về mười giới luật của trường phái Đại thừa. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập, nước Thiên Trúc dịch sang Hán tự. Kinh mang những bài học về đạo đức cho Bồ Tát. Giới Luật trong Kinh Phạm Võng được chia làm hai phần (10 giới luật Đại thừa quan trọng mà mỗi tín đồ Phật giáo phải tuân theo hay tránh mắc phải)—Also called the Brahmajala-sutra, translated into Chinese by Kumarajiva around 406 A.D., the infinitude of worlds being as the eyes or holes in Indra’s net, which is all-embracing, like the Buddha’s teaching. There are many treatises on it. The Brahmajala-sutra, the infinitude of worlds being as the eyes or holes in Indriya’s net, which is all-embracing, like the Buddha’s teaching. Sutra of the Net of Brahman Sutra of Mahayana Buddhism that contains the basic teaching on discipline and morality. It contains ten rules of Mahayana for every follower. The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva. It contains the Moral Code of the Bodhisattva. There are two main divisions of moral code—See Kinh Phạm Võng.
60) Kinh Pháp Bảo Đàn: Kinh được Lục Tổ thuyết. Văn bản chủ yếu của Thiền Nam Tông, gồm tiểu sử, những lời thuyết giảng và ngữ lục của Lục Tổ tại chùa Bảo Lâm được đệ tử của Ngài là Pháp Hải ghi lại trong 10 chương---Sutra of Hui-Neng—Platform Sutra—Sixth Patriarch Sutra—The Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma Treasure, the basic text of the Southern Zen School in China. The Sutra of the Sixth Patriarch from the High Seat of the Dharma Treasure, basic Zen writing in which Sixth Patriarch’s biography, discourses and sayings at Pao-Lin monastery are recorded by his disciples Fa-Hai. It is divided into ten chapters.
61)
Kinh Pháp Cú: Dharmapada (skt)—Dhammamapada (p)—Kinh Pháp Cú gồm
những thí dụ về giáo lý căn bản Phật giáo, rất phổ thông
trong các xứ theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Tuy
nhiên, bộ kinh nầy thuộc văn học thế gian và được nhiều
người biết đến ở các nước theo Phật giáo cũng như các
nước không theo Phật giáo, vì ngoài những giáo lý của đạo
Phật, bộ kinh còn chứa đựng những ý tưởng răn dạy chung
mọi người. Kinh có 423 câu kệ, xếp theo chủ đề thành 26
chương. Kinh Pháp Cú bàn về các nguyên tắc chủ yếu của
triết học Phật giáo và cách sống của người Phật tử
nên được các tu sĩ trẻ tại các nước vùng Nam Á học thuộc
lòng. Kinh Pháp Cú khuyên người ta những điều sau đây—Dharmapada
includes verses on the basics of the Buddhis teaching, enjoying tremendous
popularity in the countries of Theravada Buddhism. However, Dharmapada
belongs to world literature and it is equally popular in Buddhist as well
as non-Buddhist countries, as it contains ideas of universal appeal besides
being a sutra of Buddhist teachings. It consists of 423 verses arranged
according to topics into 26 chapters. The Dharmapada contains the Buddha’s
teachings or the essential principles of Buddhist philosophy and the Buddhist
way of life, so it is learned by heart by young monks in Buddhist countries
in South Asia. People are advised by the Dharmapada the followings:
i)
Đức Phật nhấn mạnh trong Kinh Pháp Cú về việc: “Đừng
làm điều ác, tu tập hạnh lành, và giữ cho tâm ý thanh sạch.”—The
Buddha emphasizes in the Dharmapada: “Abstain from all evil, accumulate
what is good, and purify your mind.”
ii)
Phải theo Trung Đạo và Bát Thánh Đạo của các vị Phật;
phải dựa vào Tam Bảo: One must follow the Middle Path, the Noble
Eightfold Path of the Buddhas; one must also take refuge in the Three Jewels
(Trinity).
iii)
Kinh khuyên người ta nên tránh việc cúng tế có giết mổ
và tránh sự hành xác: The Dharmapada advises people to avoid all
kinds of sacrifice and the ascetic practices of self-mortification.
iv)
Kinh khuyên người ta nên nhấn mạnh vào việc tu tập giới,
định, huệ: The Dahrmapada advises people to concentrate in cultivating
good conduct (sila), concentration (samadhi) and insight (prajna).
v)
Kinh cũng khuyên mọi người đừng nên chỉ nhìn bề ngoài
đẹp đẽ của vạn pháp mà phải nhìn kỹ những khía cạnh
không tốt đẹp của chúng: The Dharmapada advises people not
to look to the external attraction of things, but to take a close look
of their unpleasant aspects.
vi)
Kinh luôn nhấn mạnh rằng tham, sân, si là những ngọn lửa
nguy hiểm, nếu không kềm chế được chắc hẳn sẽ không
có được đời sống an lạc: The Dharmapada always emphasizes that
greed, ill-will and delusion are considered as dangerous as fire, and unless
they are held under control, it is not possible to attain a happy
life.
vii)
Kinh đặt nặng nguyên tắc nỗ lực bản thân, chứ không có
một ai có thể giúp mình rũ bỏ điều bất tịnh. Ngay cả
chư Phật và chư Bồ Tát cũng không giúp bạn được. Các
ngài chỉ giống như tấm bảng chỉ đường và hướng dẫn
bạn mà thôi: The Dharmapada emphasizes the principles that one makes
of onself, and that no one else can help one to rid oneself of impurity.
Even the Buddhas and Bodhisattvas are of little help because they only
serve as masters to guide you.
viii)Kinh
khuyên người ta nên sống hòa bình, chứ đừng nên dùng bạo
lực, vì chỉ có tình thương mới thắng được hận thù,
chứ hận thù không bao giờ thắng được hận thù: The Dharmapada
recommends people to live a life of peace and non-violence, for enmity
can never be overcome by enmity, only kindness can overcome enmity.
ix)
Kinh khuyên nên chinh phục sân hận bằng từ bi, lấy thiện
thắng ác, lấy rộng lượng thắng keo kiết, lấy chân thật
thắng sự dối trá: The Dharmapada advises people to conquer
anger by cool-headedness, evil by good, miserliness by generosity, and
falsehood by truth.
x)
Kinh khuyên người ta không dùng lời cay nghiệt mà nói với
nhau kẻo rồi chính mình cũng sẽ được nghe những lời như
thế: The Dharmapada also enjoins people not to speak harshly to others,
as they in their turn are likely to do the same to us.
62) Kinh Pháp Hoa: Suddharma-Pundarika Sutra—The Lotus Sutra—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
63) Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn: The sutra on the Avalokitesvara Chapter in the Suddharma-Pundarika Sutra.
64) Kinh Phân Biệt: Book of Treatise.
65) Kinh Phật Bổn Hạnh Tập: Buddhacarita (skt)—Life of Buddha—Kinh Phật Sở Hành Tán—Huyền thoại về cuộc đời và sở hành của Đức Phật, chuyện kể đầy đủ về cuộc đời của Phật Thích Ca, từ khi đản sanh cho đến Niết Bàn (Parinirvana). Theo truyền thuyết Ấn Độ, Phật Sở Hành Tán Truyện do Hiền Thánh Ấn Độ soạn và Bảo Vân dịch sang Hoa ngữ vào khoảng năm 587 sau Tây Lịch. Có nơi nói là Kinh Phật Sở Hành Tán (nói về tiểu sử của Đức Phật Thích Ca) do Mã Minh Asvaghosa soạn thảo vào thế kỷ thứ nhất, và Đàm Vô Sám dịch sang Hoa ngữ vào thế kỷ thứ bảy—The Sanskrit title of a poem mentioned a life and work of the Buddha from his birth to his parinirvana with much legendary matter. According to the Indian tradition, Buddhacarita was composed by some Indian Sages and translated into Chinese by Jnanagupta around 587 A.D. Some other sources said that this sutra was composed by Asvaghosa in the first century and translated into Chinese by T’an Wu Ch’an in the seventh century.
66) Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni: The Unisha Vijaja Dharani Sutra—Một trong những giáo điển Đại thừa dạy về Phật trí thậm thâm. Kinh cũng nhấn mạnh rằng nếu tứ chúng đệ tử Phật (Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bá tắc, Ưu bà di) thành tâm và tín tâm học đạo và tu hành thì họ cũng có thể tận diệt ác nghiệp để đạt được trí huệ Phật ngay trong đời kiếp nầy—One of many Mahayana dharma teachings that has profound Buddhist wisdom that only Buddhas are capable of understanding and grasping fully. The sutra also stresses that if the Buddha’s four kinds of disciples (Bhikshu, Bhikshuni, Upasaka, Upasika) sincerely and faithfully recite and cultivate the dharmas he taught, they can eliminate evil karma and attain wisdom in this very life.
67) Kinh Phật Sở Hành Tán: Buddhacarita—Kinh nói về tiểu sử của Đức Phật Thích Ca do Mã Minh Asvaghosa soạn thảo vào thế kỷ thứ nhất, và Đàm Vô Sám dịch sang Hoa ngữ vào thế kỷ thứ bảy—The Sutra of “Life of Buddha” composed by Asvaghosa in the first century and translated into Chinese by T’an Wu Ch’an in the seventh century.
68) Kinh Phổ Diệu: Lalita Vistara-sutra (skt)—Phương Đẳng Đại Trang Nghiêm Kinh—Sutra of Diffusion of Shining—Kinh văn Bắc Phạn có lẽ bắt nguồn từ trường phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, nhưng về sau này được hiệu đính lại và thêm vào những yếu tố của trường phái Đại Thừa. Đây là văn bản viết về cuộc đời của Đức Phật, đặc biệt là về hai cuộc đời gần nhất của Ngài, rồi Ngài quyết định tái sanh tại Ấn Độ và đạt thành Phật quả, bao gồm những bài giảng đầu tiên của Ngài—A Sanskrit text that may have originated in the Sarvastivada tradition, but later revised with the addition of Mahayana elements. This is a biography of the Buddha which develops the legendary aspect of his life. Name of a sutra work giving a detailed account of the artless and natural acts in the life of the Buddha, especially his two most recent lives, his decision to be reborn in India and attain Buddhahood. It also included his first sermons.
69) Kinh Phổ Hiền Bồ Tát: The Sutra of Meditation of the Bodhisattva Universal Virtue.
70) Kinh Phương Quảng: Kinh Phương Đẳng—Vaipulya (for Mahayana)—An extensive exposition of principles of truth—Extensive discourses or Extensive sutras—Kinh Phương Quảng, các kinh dài trong trường phái Đại thừa. Phương quảng kinh gồm ba bộ (Bát Nhã tâm Kinh, Hoa Nghiêm Kinh và Đại Bảo Tích Kinh). Một trong mười hai bộ kinh lớn của Phật giáo—Extensive Mahayana sutras. Sutra of Great Extension, or a Mahayana form of scripture, or a collection of expanded texts. There are three different Vaipulya-sutras: Prajnaparamita-sutra, Avatamsaka-sutra, and Ratnakuta-sutra. One of the twelve divisions of the Buddha’s teachings.
71) Kinh Quán Phật Tam Muội: Sutra on Buddha Samadhi Visualization.
72) Kinh Quán Vô Lượng Thọ: Amitayurdhyana Sutra—Kinh quán Phật A Di Đà, vị Phật trường thọ. Đây là một trong ba bộ kinh chính của trường phái Tịnh Độ. Kinh diễn tả về cõi nước Tịnh Độ của Phật A Di Đà và phương pháp tu hành cho phái Tịnh Độ qua cuộc sống tịnh hạnh, trì trai giữ giới và niệm hồng danh Phật A Di Đà để gột rữa những ác nghiệp và vãng sanh Tịnh Độ. Kinh cũng nói về thời giảng của Phật đã chỉ dẫn Hoành hậu Vi đề hi cách vãng sanh Tịnh Độ—Meditation Sutra, the sutra on the contemplation of the Buddha Amitabha, the buddha of Boundless Life. This si one of the three sutras that form the doctrinal basis of the Pure Land sect. It gives description of the Pure Land of the Buddha Amitabha and the pactice of this school through leading a pure life, observing moral rules and recitation of Amitabha’s name to wipe away all unwholesome deeds and attain rebirth in the Pure Land. The sutra also mentioned about the Buddha’s preaching to help Vaidehi to attain the Pure Land.
73) Kinh Sanh Kinh: Stories of the previous incarnations of the Buddha and his disciples—See Bổn Sanh Kinh.
74) Kinh Song Đối: Book of Pairs.
75) Kinh Tận Mạt Pháp: Sutra of the Ultimate Extinction of the Dharma—Đức Phật thuyết bài kinh này tại thành Câu Thi Na, ba tháng trước lúc Ngài nhập Niết Bàn. Vào lúc đó Đức Phật thật tỉnh lặng và thanh tịnh. Ngài không nói một lời nào cho đến khi ngài A Nan cầu thỉnh đến lần thứ ba. Sau đó Ngài nói với A Nan Đa: “Sau khi ta nhập diệt, khi pháp sắp đến hồi tận mạt, trong thời ngũ trược ác thế, ma quỷ thạnh hành. Chúng sẽ làm Tăng làm Ni mà phá hủy pháp ta. Mặc áo đời, mà chỉ thích may bằng loại vải tốt, khăn choàng tốt, làm bằng loại vải có màu sắc rực rỡ. Họ thích ăn thịt, uống rượu; làm tổn hại các loại chúng sanh. Tăng chúng thời này thiếu hẳn lòng bi mẫn và họ ganh ghét ngay trong nhóm của chính họ. Tuy nhiên, vào đồng thời vẫn còn có các bậc Bồ Tát, Bích Chi Phật và A La Hán được tôn kính vì họ vẫn tinh chuyên tu hành giới đức tinh khiết. Các bậc này vẫn thương tưởng đến người nghèo khó, vẫn đoái hoài đến người già cả, và giáo hóa những người gặp cảnh khó khăn. Các bậc ấy luôn khuyến khích chúng sanh kính ngưỡng và bảo quản kinh tượng của Đức Phật—The Buddha spoke about this sutra when He was in the city of Kusinagara, three months before He entered Nirvana. At that time the Buddha was tranquil and silent. He spoke not a word until Ananda requested three times. He then told Ananda, “After I enter Nirvana, when the dharma is about to perish, during the Evil Age of the Five Turbidities, the way of demons will flourish. Demonic beings will become Sramanas; they will pervert and destroy my teachings. They will wear the garb of lay people; they will prefer pretty clothes and their precept sashes will be made of multicolored cloth. They will use intoxicants, eat meats, kill other beings; and they will indulge their desire for flavorfull food. They will lack compassion and they will hear hatred and jealousy even among themselves. However, at the same time, there still will be Bodhisattvas, Pratyeka-buddhas, and Arhats who will reverently and diligently cultivate immaculate virtues. These cultivators will take pity on the poor and the aged, and they will save those who encounter difficult circumstances. They will always encourage sentient beings to worship and protect the sutras and images of the Buddhas.
76) Kinh Thắng Man: Srimala Sutra (skt)—Kinh dưới dạng những bài thuyết giảng của nàng Công chúa Thắng Man, con vua Prasenajit của xứ Kosala. Kinh thuyết rõ về Phật tánh trong chúng sanh mọi loài. Kinh được Ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch sang Hán tự—This sutra takes the form of preaching by Lady Srimala, the daughter of King Prasenajit of Kosala with the help of Sakyamuni’s power. It expounds the One-vehicle doctrine and makes clear that the Buddha-nature is inherebt in all sentient beings. The sutra was translated into Chinese by Gunabhadra.
77) Thập Địa Kinh: Dasabumika-sutra (skt)—Một trong những kinh điển quan trọng nhất của Đại Thừa, phác họa mười mức độ qua đó một vị Bồ Tát tiến dần đến Phật quả. Đây là một phần của bộ kinh Lăng Nghiêm gồm nhiều tập—One of the most important Mahayana texts outlining the ten levels through which a Bodhisattva progresses on the path to Buddhahood. It is a section of the voluminous Avatamsaka Sutra.
78) Kinh Thí Dụ: Avadana—An exposition of the dharma through allegories.
79) Kinh Thọ Ký: Vyakarana—Prophecies by the Buddha regarding his disciples’ attainment of Buddhahood.
80) Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Surangama Sutra (skt)—See Kinh Lăng Nghiêm in #34.
81) Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội: Surangamasamadhi-Sutra—See Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
82) Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật: Astasahasrika-Prajnaparamita-Sutra—Kinh gồm 10 quyển trong số 37 quyển của bộ Bát Nhã Ba La Mật. Kinh nói về “Tánh Không” của chư pháp—The sutra consists of 10 in the 37 volumes in the Great Prajnaparamita sutra. The sutra explains about the “Sunyata” of all things.
83) Kinh Tô Tất Địa Yết La: Susiddhi-karamaha-tantra-sadhano-Payika-Pataka—Còn gọi là Kinh Tô Tất Địa, diễn tả những nghi thức khác nhau trong Phật giáo Mật tông. Kinh được Ngài Thâu Ba Ca La dịch sang Hán tự—Also called “Susiddhikara-sutra,” described various Tantric rituals. The sutra was translated into Chinese by Subhakarasimha.
84) Kinh Tứ Thập Nhị Chương—Sutra in Forty-Two Sections: Kinh Bốn Mươi Hai Chương. Kinh đầu tiên được dịch sang tiếng trung Hoa, kinh chứa đựng những lý thuyết chính yếu về Tiểu thừa như các khái niệm về ham muốn hay vô thường. Kinh được các Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan (những sư Ấn Độ đầu tiên đến Trung Quốc) dịch sang Hán tự. Tuy nhiên, mãi đến đời Tấn mới được in ấn và lưu hành—Dvachatvarimshat-khanda-Sutra—The first Buddhist written work in Chinese language, the essential teachings of the Lesser Vehicle, such as impermanence and desire or craving. The sutra was translated into Chinese by (attributed to) Kasyapamatanga and Gobharana (Chu-Fa-Lan), the first Indian monks to arrive officially in China. It was, however, probably first produced in China in the Chin dynasty.
85)
Kinh Từ Thiện: Metta-Sutta (p)—Maitri-Sutra (skt)—Sutra of Kindness—Kinh
nói về lòng từ thiện soạn bởi trường phái Phật giáo
Tiểu thừa. Đây là một trong những bản văn được biết
rộng rãi nhất của Theravada và được tứ chúng của trường
phái nầy trì tụng mỗi ngày—Sutra on Kindness composed by the Hinayana school. It is one of the most popular texts of the Theravada
and recited daily by monks, nuns and lay people in this school. The texts
says:
i)
“Đây là những gì nên làm của những kẻ khôn ngoan, đi
tìm giải thoát, và biết thực nghĩa của nơi yên tĩnh. Người
đó phải kiên quyết, ngay thẳng và thật thà; trong khi vẫn
dịu dàng, chăm chú và trừ bỏ mọi kiêu hãnh; người đó
luôn sống đạm bạc và dễ bằng lòng, khiêm nhường, chăm
chỉ vừa phải, nhưng thông minh và luôn làm chủ được các
giác quan—This is what should be done by a man who is wise, who seeks
the good, and know the meaning of the place of peace. Let him be strenuous
or determined, upright, and truly straight. Let him not be submerged by
the things of the world, free of cares (đạm bạc) and easily
contented and joyous. Let his sense be controlled.
ii)
Còn về chuyện gia đình thì không có tham vọng lớn, dễ hài
lòng, không mãi miết trong những mục đích xấu. Để cho tha
nhân, các vị hiền triết phải tự trách mình. Phải cầu
cho mọi người được yên bình hạnh phúc, cầu cho tất cả
được hoàn toàn hạnh phúc. Cầu cho mọi sanh linh, đang vận
động hay đang nằm im, đang bò hay đang bay, nhỏ hay vừa, khỏe
hay ốm, hữu hình hay vô hình, gần hay xa, Đã thọ sanh hay
vẫn còn nằm trong thai, tất cả đều được hạnh phúc! Cầu
cho người đó đừng bao giờ trêu chọc người khác. Hãy đừng
bao giờ ai lừa gạt hay khinh miệt ai! Hãy đừng bao giờ bị
thúc đẩy bởi oán giận hay hận thù để rồi tự mình gây
ra lầm lỗi! Giống như một người mẹ che chở cho đứa
con, đứa con độc nhất bằng cả cuộc đời. Đối với tất
cả phải giữ gìn cho lòng mình tránh mọi ngăn cách. Bày tỏ
lòng từ thiện với tất cả mọi người, giữ cho tinh thần
mình không thành kiến, không hẹp hòi với trên, dưới và
với xung quanh. Không một chút thù hằn và đối địch. Đứng,
ngồi, nằm hay đi. Dù đấu tranh chống sự yếu mềm như thế
nào, cũng cố giữ lấy tinh thần. Thái độ nầy được coi
là lối sống Thánh Thần trên mặt đất. Tránh sa vào tà thuyết,
cố giữ lấy giới luật và thiền định cho trí tuệ triển
khai, chiến thắng những cơn khao khát đòi hỏi khoái lạc.
Thì không còn tái sanh lần nào nữa trong bụng mẹ: Let him
not desire great possessions even for his family. Let him do nothing that
is mean or that the wise would reprove. May all beings be happy and at
their ease ! May they be joyous and live in safety! All beings whether
weak or strong, in high, middle or low realms of existence, small or great,
visible or invisible, near or far away, born or to be born. May all beings
be hapy at their ease! Let none deceives another, or despites any beings
in any states! Let none be anger or ill-will wish harm to another! Even as a mother watches over and protects her child, her only child ,
so with a boundless mind should one cherish all living beings, radiating
friendliness over the entire world, above, below, and all around without
limit. So let him cultivate a boundless good will towards the entire world,
uncramped, free from ill-will or enmity. Standing or walking, sitting or
lying down, during all his walking hours, let him establish this mindfulness
of goodwill, which men call the highest state. Abandoning vain discussions,
having a clear vision, free from sense appetites, he who is made perfect
will never again know rebirth.
86) Kinh Tượng Tích Dụ: Mahahatthipadopama Sutta (p).
87) Kinh Ưu Bà Tắc Giới: Upasakasila-Sutra—Kinh gồm những điều dạy cho Phật tử tại gia tên Thiện Sanh, nói về những giới luật nên giữ gìn cho một nam Phật tử tại gia, cũng còn được gọi là “Thiện Sanh Kinh.” Kinh được Ngài Đàm Vô Sám dịch ra Hán tự—The sutra contains Buddha’s teachings for Sujata, mentioned precepts observed by a layman. The sutra is also called “Sujuta-Sutra” and was translated into Chinese by T’an-Wu-Ch’an.
88) Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh—Manjusripariprccha (skt): Kinh ghi lại những giới luật tu hành cho một vị Bồ Tát. Cũng được gọi là “Văn Thù Vấn Kinh” vì Bồ Tát Văn Thù, một bậc Bồ Tát trí tuệ, đã hỏi Phật về những giới luật cho một Bồ Tát tu hành thành Phật. Kinh được Ngài Tăng Già Bà La dịch sang Hán tự—The sutra mentioned all moral rules for a Bodhisattva’s daily practice. It is also called “Manjusri’s Questions Sutra” because Bodhisattva Manjusri, a Bodhisattva of wisdom, asked the Buddha about moral rules for a bodhisattva to practice to attain Buddhahood. The sutra was translated into Chinese by Sanghabhara.
89) Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên: Wonderful and Marvellous Dharmas—A Phù Đạt Ma—Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên—Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, một trong mười hai bộ kinh Đại thừa (ghi lại Phật và Bồ Tát thị hiện vô số thần lực bất khả tư nghì). Một thuở Đức Thế Tôn đang trụ gần thành Xá Vệ, trong tịnh xá Kỳ Viên. Lúc ấy trong chúng hội, chư Tăng khởi lên pháp thoại: “Thật kỳ diệu, thật hy hữu thay, này hiền giả, đại thần thông và uy lực của Đức Như Lai, Ngài đã biết tất cả chư Phật quá khứ, Ngài đã chứng đắc Niết Bàn, đã đoạn trừ các chướng ngại, đã chấm dứt luân hồi sanh tử, đã thoát ly mọi khổ đau phiền não.” Sau đó Ngài A Nan bèn nói đầy đủ chi tiết về các pháp hy hữu và vị tằng hữu của Đức Như Lai: “Diệu kiến Đức Thế Tôn, con đã nghe biết được điều này: ‘Bồ Tát hóa sanh trong cung trời Đâu Suất, chánh niệm và tỉnh giác... Con xem điều này như một trong những pháp hy hữu và vị tằng hữu của Đức Thế Tôn.’ Bồ Tát an trú trên cung trời Đâu Suất đến tròn thọ mạng, chánh niệm và tỉnh giác. Khi từ giã cung trời Đâu Suất, Bồ Tát nhập thai mẹ, chánh niệm và tỉnh thức. Sau khi Ngài nhập thai me, một ánh hào quang huy hoàng vô hạn lượng vượt xa ánh huy hoàng của chư Thiên, xuất hiện trong các thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên. Ngay cả trong những khoảng không gian giữa các thế giới, không đáy, vô cùng tối tăm, nơi mà dầu cho mặt trăng và mặt trời, đại hùng đại lực như vậy cũng không thể tỏa rộng cùng khắp được, ngay cả những nơi kia, ánh hào quang vô tận ấy đã xuất hiện. Và các loài chúng sanh tình cờ ở nơi ấy nhận biết nhau, thầm nghĩ: ‘Thật ra cũng có nhiều loại chúng sanh khác đang sống ở đây.’ Và mười ngàn thế giới trong vũ trụ rung chuyển, chấn động khi ánh hào quang ấy xuất hiện. Khi Bồ Tát nhập vào thai mẹ, bốn vị thiên tử đến canh giữ bốn phương và nói: ‘Đừng để cho loài người và loài phi nhân nào đến quấy nhiễu Bồ Tát và mẹ ngài. Khi Ngài nhập vào thai mẹ, thì mẹ ngài đang giữ tròn nhân đức theo bản tánh tự nhiên, không giết hại, không lấy của không cho, không tà hạnh, không vọng ngữ và không uống những chất cay nồng. Không dục vọng nào khởi lên trong lòng bà với người nam. Không có bệnh gì khởi lên trong người bà, bà thoải mái dễ chịu, thân thể không chút mệt nhọc, và bà thấy Bồ Tát trong bào thai đầy đủ tứ chi, các căn hoàn hảo. Ví như một viên ngọc lưu ly trong suốt khéo cắt thành tám cạnh, không tỳ vết, được treo vào một sợi dây màu xanh, vàng, đỏ, trắng hay cam, và một người có mắt cầm viên ngọc trên tay, suy nghĩ: ‘Đây là viên ngọc lưu ly trong sáng nhất.’ Mẹ Bồ Tát mang thai đúng mười tháng mới hạ sanh Ngài. Bà hạ sanh Bồ Tát khi đang đứng dưới một tàng cây trong vườn Lâm Tỳ Ni. Khi ra khỏi thai mẹ, ngài được chư Thiên đến đón mừng, rồi sau đó đến loài người. Khi ra khỏi lòng mẹ thì thân Ngài không chạm đất, bốn vị Thiên tử sau khi đỡ lấy Ngài, bèn trình với mẹ Ngài: ‘Tâu lệnh bà, xin lệnh bà hoan hỷ, vĩ đại thay là vị hoàng nam được lệnh bà hạ sanh.’ Khi ra khỏi lòng mẹ, Ngài hoàn toàn vô nhiễm, không bị cấu uế bởi các thứ nước, máu hay một vật bất tịnh nào. Khi Ngài lọt lòng mẹ thì có hai dòng nước từ hư không xuất hiện, một lạnh và một ấm, dùng để tắm rửa cho Ngài và mẹ Ngài. Khi chào đời, Ngài đứng vững trên hai chân, hướng về phía Bắc, đi bảy bước và một lọng trắng được che lên người Ngài, Ngài nhìn khắp mọi phương và thốt lên như tiếng ngưu vương: ‘Ta là bậc tối thượng ở trên đời này, Ta là bậc tối thắng ở trên đời này, Ta là bậc tối tôn ở trên đời này! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh nữa!’ Sau khi hạ sanh Bồ Tát thì bảy ngày sau mẹ Ngài qua đời. Khi Ngài ra đời, một ánh hào quang vô lượng thần diệu hiện ra cùng khắp thế giới.” Ngài bảo A Nan: “Hãy thọ trì điều này như một pháp hy hữu. Các cảm thọ khởi lên trong Như Lai được Như Lai biết, chúng an trú và đi đến hoại diệt. Các tưởng, tầm khởi lên đều được Như Lai biết, chúng cũng an trú, rồi đi đến hoại diệt.” Sau khi tôn giả A Nan nói như vậy, Đức Thế Tôn chấp nhận. Các Tỳ Kheo hoan hỷ tín thọ những lời tôn giả A Nan vừa nói—Adbhutadharma-paryaya (skt)—One of the twelve divisions of the sutras. At one time, the Buddha was staying near Savatthi, in the Jeta Grove. Then the conversation arose among the monks in the assembly hall: “How wonderful and marvellous, your reverence, are the great psychic power and the great majesty of the Tathagata, that he should know of Former Awakened Ones, who attained Nirvana, who have cut off obstacles, who have ended the cycle , who have escaped from all sufferings and afflictions.” After that, Venerable Ananda delivered in details the Tathagata’s wonderful and marvellous qualities: “Face to face with the Buddha, I have heard this ‘The Bodhisattva arose in the Tusita Heaven, mindful and clearly conscious’ I regard this as a wonder, a marvellous quality of the Buddha. ‘The Bodhisattva remained in the Tusita Heaven, mindful and clearly conscious, as long as his life-span lasted. The Bodhisattva, passing away from the Tusita Heaven, mindful and clearly conscious, entered his mother’s womb. When the Bodhisattva, having passed away from the Tusita Heaven, entered his mother’s womb, an illimitable glorious radiance, surpassing the glory of gods, appeared in the worlds with the Gods, the Maras, and the Brahmas, and men. Even in those spaces between the worlds, baseless and dark, where, even the moon and the sun, so powerful and majestic, can not make their light prevail, even there appeared the illimitable radiance. And the beings who happened to be there, perceiving each other, thought, ‘Indeed, there are other beings living here.’ And the ten thousand worlds of the universe quaked and shook as there appeared the radiance. When the Bodhisattva entered his mother’s womb, four sons of devas approach so as to guard the four quarters, saying: ‘Do not let a human being or a non-human being annoy the Bodhisattva and his mother.’ When he is entering his mother’s womb, his mother is virtuous through her own nature, restrained from taking life, from taking what is not given, from wrong conduct, from lying speech and from indulgence in strong drinks. No desire arises in his mother toward men. No ailment arises in his mother, she is at ease, her body is not tired, and within her womb, she sees the Bodhisattva, complete in all his limbs, his sense-organs perfect. Just as a gem of purest water, well-cut into eight facets, flawless, excellent in every way, might be strung on a thread, blue or yellow or red or white or orange, and a man with vision, having taken it in his hand, might reflect: ‘This is a gem of purest water.’ The Bodhisattva’s mother carried him for exact ten months before the child-birth. She gave birth to the Bodhisattva while standing under a tree in Lumbini Garden. When he is born, he does not touch the earth, the four sons of devas, having received him, present him to his mother, saying: ‘Rejoice, lady, mighty is the son that is born to you.’ When he is born, he is quite stainless, undefiled by watery matter, by blood, or by any impurity. When he is born, two streams of water appears from the sky, the one cool, the other warm, with which they do the bathing for him and his mother. When he is born, he is able to stand firmly on both feet, facing north, he takes seven strides, and while a white sunshade is held over him, looking around on every side, he utters as with the voice of a bull: ‘I am chief in the world, I am best in the world, I am eldest in the world. This is the last birth, there is no more again-becoming.’ When he is born, an illimitable glorious radiance appears in the world. The Bodhisattva’s mother died seven days after the Bodhisattva is born and she arises in the Tusita Heaven.” After Ananda had delivered in details, the Buddha told Ananda: “Therefore, Ananda, regard this too as a wonder: ‘The feelings that arise in the Tathagata are known, they persist and they go to destruction. The perception, the thoughts are also the same, Tathagata knows when they arise, they persist and they go to destruction.” After the Buddha delighted and approved what Venerable Ananda just said, all Bhiksus rejoiced and withdrew.
90) Kinh Viên Giác: Kinh nói về “Đại Giác Toàn Hảo. ” Kinh được một nhà sư Tây Tạng tên Buddhatrata dịch sang Hoa ngữ năm 693. Mười hai vị Bồ Tát trong đó có Văn Thù và Phổ Hiền đã nhận được từ đó những chỉ dẫn về nội dung đại giác toàn hảo. Kinh Viên Giác có ảnh hưởng quyết định tới Thiềng Tông Trung Quốc và Nhật Bản—Sutra Of Perfect Enlightenment, a sutra that indicates the “perfect enlightenment.” It was translated into Chinese in 693 by a Tibetan monk named Buddhatrata. In it twelve bodhisattvas, among them Manjusri and Samantabhadra, are instructed in the nature of perfect enlightenment. This sutra had great influence on both Chinese and Japanese Zen.
91) Kinh Vô Lượng Nghĩa: Sutra of Infinite Meaning—Kinh được soạn như là phần “Dẫn Nhập Diệu Pháp Liên Hoa.” Kinh nói về giáo lý và ý nghĩa vô lượng của Phật pháp dùng để cắt đứt vô biên phiền não. Kinh được Ngài Đàm Ma Già Đa Gia Xá dịch sang Hán tự—The sutra was composed as an “Introduction to the Wonder Lotua Sutra.” The sutra stressed that only the infinite doctrine and meaning of the Buddha’s teachings can be used to cut off countless afflictions. The sutra was translated into Chinese by Dharmagatayasas.
92) Kinh Vô Lượng Quang: Sutra of Infinite Light.
93) Kinh Vô Lượng Thọ: Sukhavativyuha Sutra—Một trong ba bộ kinh chủ yếu của trường phái Tịnh Độ. Có hai bản văn, một ngắn một dài. Kinh bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca. Đức Thích Ca ngợi khen Đức Di Đà với cõi Tịnh Độ trang nghiêm và Đức A Di Đà tán thán Đức Thích Ca thành tựu công đức khó thành tựu nơi cõi Ta Bà ngũ trược ác thế. Kinh được Ngài Khương Tăng Khải dịch sang Hán tự—Sutra of Infinite Life, one of the three basic sutras of the Pure Land school. It exists in two forms: The Longer and the Short Form of Amitabha Sutras. It begins with a dialogue between Sakyamuni Buddha and Amitabha Buddha. Sakyamuni praises Amitabha with his Adorned Pure Land, while Amitabha praises Sakyamuni Buddha that he had achieved unbelievable merits and virtues in the Saha world with the five defilements and all evil worlds. The sutra was translated into Chinese by Samghavarman.
94) Kinh Vô Vấn Tự Thuyết: Udana—Kinh A Di Đà—An Exposition of Dharma by the Buddha without awaiting questions or requests from his disciples—Amitabha Sutra—See Kinh A Di Đà.
95) Kinh Vu Lan Bồn: Ullambana (skt)—The Ullambana Sutra—Kinh được Ngài Trúc Pháp Hộ dịch sang Hán tự—The sutra was translated into Chinese by Dharmaraksa—Vu Lan Bồn—Lễ Ma đói, được cử hành tại các nước Đông Á như Tàu, Nhựt, Việt Nam. Trong ngày lễ này, tín đồ có tập quán cúng dường chư Tăng Ni thức ăn, hoa quả, quần áo, v.v. Phật tử và chư Tăng Ni cũng hợp sức tụng kinh Vu Lan Bồn nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của người quá cố trong những điều kiện luân hồi xấu. Lễ Vu Lan Bồn được tổ chức đầu tiên vào năm 538 và truyền thống nầy vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay. Theo truyền thuyết, tôn giả Mục Kiền Liên, người có thiên nhãn thông, nhìn thấy mẹ đã tái sanh vào kiếp ngạ quỷ nên muốn cứu bà mà không biết làm sao. Phật bảo ông ta chỉ có sự hợp lực của chư Tăng mới có thể giúp làm giảm những khổ đau của người bất hạnh. Từ truyền thống nầy triển khai lễ mà hôm nay chúng ta gọi là Vu Lan Bồn—Festival of the hungry ghosts, celebrated in East Asia Buddhist countries such China, Japan and Vietnam. On this day, ceremonies are held in which food, flowers and clothes are respectfully offered to the monks and nuns. Also together monks and nuns and lay folowers, with a combination of effort, recite Ullambana sutra in order to sooth the torments of the deceased in the lower realms of existence. This holiday was first celebrated in 538 BC and is still celebrated today. The origin of this ceremony is to be found in the legend of Maudgalyayana, who thanks to his divine eyes, saw that mother had been reborn as a hungry ghost and wanted to save her; however, he did not know what to do. The Buddha told him that only the combination effort of all Buddhist monks could sooth the suffering of the tormented. From this tradition developed a so-called Ullambana.
(B)
Luật Tạng
Vinaya
or Uparaksa (skt)
(I) Đại Cương về Luật Tạng—An overview on Vinaya:
1) Ba La Đề Mộc Xoa là những quy luật của cuộc sống trong tự viện. Đây cũng là một trong ba tạng kinh điển. Người ta nói Ngài Ưu Ba Ly đã kết tập đầu tiên. Còn gọi là Ba La Đề Mộc Xoa, còn gọi là Kinh Giải Thoát, một phần của Vinaya-pitaka, chứa đựng các qui tắc kỷ luật gồm 250 giới cho tỳ kheo và 348 giới cho tỳ kheo ni. Các qui tắc nầy được nhắc lại trong Tăng hay Ni đoàn mỗi lần làm lễ bố tác (Uposatha) và đây là dịp cho chư tăng ni xưng tội về những thiếu xót đã phạm phải. Tuy nhiên, luật đòi hỏi vị Tăng hay vị Ni nào phạm tội phải nhận tội và chịu kỷ luật của giáo đoàn—Pratimoksa, sila, or upalaksa are the disciplines, or monastic rules; one of the three divisions of the Canon, or Tripitaka, and said to have been compiled by Upali. Also called Pratimoksa or Sutra of emancipation or part of the Vinaya-pitaka that contains 250 precepts for bhiksus and 348 precepts for bhiksunis. These precepts are recited in an assembly of the whole Order of monks and/or nuns at every Uposatha or and this is the opportunity for the monks and nuns confess any violations of these rules. However, the rules required a monk or nun who is guilty of any of these offenses is required to confess the matter and submit to the appropriate discipline or penalty from the Order.
2) Theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, Luật Tạng được xem là cái neo vững chắc để bảo tồn con thuyền Giáo Hội trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Phần lớn Luật Tạng đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni—According to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teaching, the Vinaya Pitaka, which is regarded as the sheet anchor of the Holy Order, deals mainly with the rules and regulations of the Order of Bhikkhus and Bhikkhunis.
3) Ngót hai mươi năm sau khi thành đạo, Đức Phật không có ban hành giới luật nhứt định để kiểm soát và khép chư Tăng vào kỷ cương. Về sau, mỗi khi có trường hợp xãy đến, Đức Phật đặt ra những điều răn thích hợp—For nearly twenty years after the enlightenment of the Buddha, no definite rules were laid down for the control and discipline of the Sangha. Subsequently as occasion arose, the Buddha promulgated rules for the future discipline of the Sangha.
4) Luật Tạng nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trường hợp nào mà Đức Phật đặc ra một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối của chư Tăng—Vinaya Pitaka mentions in details (fully describes) reasons for the promulgation of rules, their various implications, and specific Vinaya ceremonies of the Sangha.
5) Ngoài ra, lịch trình phát triển đạo giáo từ thuở ban sơ, sơ lược đời sống và chức nhiệm của Đức Phật, và những chi tiết về ba lần kết tập Tam Tạng Kinh Điển cũng được đề cập trong Luật Tạng—Besides the history of the gradual development of the Sasana from its very inception, a brief account of the life and ministry of the Buddha, and details of the thee councils are some other additional relevant contents of the Vinaya Pitaka.
6) Tóm lại, đây là những tài liệu hữu ích về lịch sử thời thượng cổ, về các cổ tục ở Ấn Độ, về kiến thức và trình độ thẩm mỹ thời bấy giờ—In summary, Vinaya Pitaka reveals useful information about ancient history, Indian customs, ancient arts and sciences.
(II) Nghĩa của Luật—The meanings of Vinaya:
(A) Theo tiếng Phạn là Ưu Bà La Xoa hay Tỳ Ni, dịch là “luật” hay “giới luật.” Tên khác của Ba La Đề Mộc Xoa, tức là những quy luật của cuôc sống trong tự viện. Đây cũng là một trong ba tạng kinh điển. Người ta nói Ngài Ưu Ba Ly đã kết tập đầu tiên—Vinaya is a Sanksrit word which means “Disciplines”, “Laws”, or “Rules”. Vinaya is another name for Pratimoksa, sila, and upalaksa. The discipline, or monastic rules; one of the three divisions of the Canon, or Tripitaka, and said to have been compiled by Upali.
(B)
Luật Tạng là qui tắc sinh hoạt của tứ chúng—Vinaya is concerned
with the Rules of Discipline governing four classes of disciples: Luật
Tạng, phần thứ ba của Tam tạng kinh điển, nói về những
qui tắc sinh hoạt của tứ chúng (chư Tăng ni và hai chúng tại
gia). Luật tạng gồm có ba phần—The Vinaya Pitaka is the third
division of the Tipitaka. It is concerned with the Rules of Discipline
governing four classes of disciples (monks, nuns, upasaka and upasika).
The Vinaya-pitaka consists of three parts:
1)
Qui luật cho chư Tăng: Bhiksuvibhanga—Gồm tám chương--Explanations
of the Rules for Monks which consists of eight chapters:
a)
Trục xuất khỏi giáo đoàn: Parajika—Trục xuất hẳn những
vị nào phạm tội giết người, trộm cướp, dâm dục, lấy
của Tam bảo xài cho cá nhân và gia đình, và khoe khoang mình
đã chứng đắc một cách dối trá—Final expulsion of monks who
have been guilty of murder, theft, sexual offences, usage of dana for personal
or family expenses, and unsuitably extolled their own sanctity.
b)
Khai trừ tạm thời: Sanghavashesha—Khai trừ tạm thời những
vị phạm phải một trong mười ba tội sau đây như vu khống,
gây bất hòa, sờ mó phụ nữ, v.v. —Provisional expulsion of
monks who have committed one of the thirteen principal faults, such as
slander, instigating dissatisfaction, touching a woman, and so on.
c)
Những lỗi không xác định: Anivata—Indetermined faults.
d)
Ba mươi “từ bỏ” những thứ phi nghĩa: Naihsargika—Ba mươi
“từ bỏ” những của cải phi nghĩa như quần áo, thực
phẩm, thuốc men, v.v.—Thirty cases of giving up dishonestlyacquired
things like clothes, food, medicine, etc.
e)
Chín mươi “chuộc tội”: Patayantila—90 mươi trường hợp
có thể chuộc tội cho những lỗi nhẹ như nói dối,
bướng bỉnh nhục mạ, v.v.—Ninety cases of penance exercises for
minor violations such as lying, disobedience, insults, etc.
f)
Bốn tội liên quan tới các buổi ăn uống: Pratideshaniya—Four
faults related to mealtimes.
g)
Các quy tắc ứng xử lịch sự: Shikshakaraniya—Manners.
h)
Những qui định hòa giải các xung đột: Adhikarashamatha—guidelines
for resolution of conflicts.
1)
Qui luật cho chư Ni: Bhiksunivibhanga—Explanations of the Rules for
Nuns, which also consists of eight chapters as for monks; however, regulations
for nuns are considerably more numerous.
2)
Những qui tắc về cuộc sống thường nhật trong tự viện,
cho cả Tăng lẫn Ni cũng như nghi thức hành lễ, ăn, mặc,
cách thức an cư kiết hạ, v.v.: The Khandhaka contains regulations
concerning daily life of monks and nuns as well as ceremonies, rites, dress,
food, behavior during rainy season retreat, etc.
(C) Pratimoksha (skt): Ba La Đề Mộc Xoa, còn gọi là Kinh Giải Thoát, một phần của Vinaya-pitaka, chứa đựng các qui tắc kỷ luật gồm 250 giới cho tỳ kheo và 348 giới cho tỳ kheo ni. Các qui tắc nầy được nhắc lại trong Tăng hay Ni đoàn mỗi lần làm lễ bố tác (Uposatha) và đây là dịp cho chư tăng ni xưng tội về những thiếu xót đã phạm phải. Tuy nhiên, luật đòi hỏi vị Tăng hay vị Ni nào phạm tội phải nhận tội và chịu kỹ luật của giáo đoàn—Called Sutra of emancipation or part of the Vinaya-pitaka that contains 250 precepts for bhiksus and 348 precepts for bhiksunis. These precepts are recited in an assembly of the whole Order of monks and/or nuns at every Uposatha or and this is the opportunity for the monks and nuns confess any violations of these rules. However, the rules required a monk or nun who is guilty of any of these offenses is required to confess the matter and submit to the appropriate discipline or penalty from the Order.
(III)Sự
phân chia Luật Tạng theo sự phạm tội—The division of the Vinaya
Pitaka arranged in the degree of offences:
1)
Tội
Nặng: Parajika (skt)—Major offences.
2)
Tội Nhẹ: Pacittiya (skt)—Minor offences.
3)
Phần lớn: Mahavagga (skt)—Great Section.
4)
Phần nhỏ: Cullavagga (skt)—Lesser Section.
5)
Giới luật toát yếu: Parivara (skt)—Epitome of the Vinaya.
(IV)
Tác dụng của Tỳ Nại Da—The purposes of Vinaya:
1)
Diệt tội: Destroying sin.
2)
Điều phục thân khẩu ý: Subjugation of deed, word, and thought.
3)
Ly hành ác nghiệp: Separation from evil action.
(V)
Phân loại Tỳ Nại Da—Categories of Vinayas:
1)
See Volume II-Chapter 36.
2)
Luật Tứ Phần—Dharmaguptaka-Vinaya (skt): Bộ Luật Phật giáo,
gồm 250 giới Tỳ Kheo và 348 giới Tỳ Kheo Ni. Bộ Luật được
các Ngài Phật Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch sang Hán tự—Four-division
Vinaya of the Dharmagupta school (Trường Phái của Ngài Đàm Vô
Đức). Buddhism vinaya contains 250 rules for monks and 348 for nuns.
It was translated into Chinese by Buddhayasas and Chu-Fo-Nien.
3)
The first five volumes of Vinayana of Hinayana Sects: Ngũ Bộ Đại
Luật.
i)
Đàm Ma Cúc Đa—Dharmagupta Vinayana: Tứ Phần Luật (Pháp chính,
pháp hộ, pháp kinh, pháp mật).
ii)
Tát Bà Đế Bà—Sarvastivada Vinayana: Thập Tụng Luật.
iii)
Di Sa Tắc Bộ—Mahisasaka Vinayana: Ngũ Phần Luật.
iv)
Ca Diếp Di Bộ—Kasyapiya Vinayana: Giải Thoát Giới Kinh.
v)
Bà Thu Phú La Bộ: Vatsiputriya Vinayana.
(VI)Ngũ
Bộ Đại Luật: Five volumes of Vinaya of Hinayana sects—The first
five volumes of Vinayana of Hinayana Sects.
1)
Đàm Ma Cúc Đa: Tứ Phần Luật (Pháp chính, pháp hộ, pháp
kinh, pháp mật)—Dharmagupta Vinayana.
2)
Tát Bà Đế Bà: Thập Tụng Luật—Sarvastivada Vinayana.
3)
Di Sa Tắc Bộ: Ngũ Phần Luật—Mahisasaka Vinayana.
4)
Ca Diếp Di Bộ: Giải Thoát Giới Kinh—Kasyapiya Vinayana.
5)
Bà Thu Phú La Bộ: Vatsiputriya Vinayana.
(VII)Ngũ
Phần Luật: Năm Bộ Tạng Luật—Five Books of the Vinaya Pitaka.
1)
Tội Nặng: Parajika-Pali—Major Offences.
2)
Tội Nhẹ: Pacittiya-Pali—Minor Offences.
3)
Phần Lớn: Mahavagga-Pali—Greater Section.
4)
Phần Nhỏ: Cullavagga-Pali—Lesser Section.
5)
Giới Toát Yếu: Parivara-Pali—Epitome of the Vinaya.
(VIII)Giới
Cụ Túc—Full commands for Sangha: See Giới.
(A)
Cụ Túc Giới theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa—Full
commandments for Sangha in Mahayana Buddhism:
1)
250 giới Tỳ kheo: For a monk from Theravada is 227 and from Mahayana
is 250.
2)
348 giới Tỳ kheo Ni: For a nun is 348.
(B)
Cụ Túc Giới theo truyền thống Nguyên Thủy—Full commandments
in Theravada Buddhism: 227 giới trọng cho cả Tỳ Kheo và Tỳ Kheo
Ni, và còn nhiều giới khinh. Ngày nào mà vị Tăng hay Ni còn
mặc áo cà sa là ngày đó các vị nầy phải giữ 227 giới
trọng và nhiều giới khinh khác—227 major commandments for both
Bhikkhus and Bhikkhunis. There are a lot of other minor commandments. As
long as he or she is still wearing the yellow robe, he or she is bound
to observe 227 major commandments, apart from many other minor ones.
* See Chapter 36.
(C)
Luận Tạng—Commentaries
Abhidharma-Pitaka
(skt)
(I) Tổng quan về “Vi Diệu Pháp”—An overview of “Abhidharma: Vi diệu Pháp hay bộ Luận Tạng Phật giáo hay là cái giỏ của học thuyết cao thượng. Vi Diệu Pháp là tạng thứ ba trong Tam tạng giáo điển Phật giáo. Nghiên cứu về Phật pháp. A Tỳ Đạt Ma được dịch sang tiếng Trung Hoa như là Đại Pháp hay Vô Tỷ Pháp (Vô Đối Pháp). Tuy nhiên, trong những tác phẩm Phật giáo Đại Thừa về sau này, người ta thường gán cho từ “A Tỳ Đạt Ma” là giáo thuyết Tiểu Thừa. Kỳ thật, đây chính là những lời giảng và phân tích về các hiện tượng tâm thần và tâm linh chứa đựng trong những thời thuyết pháp của Phật và các đệ tử của Đức Phật. Ngài Xá Lợi Phất được danh dự lãnh trọng trách giảng rộng và giải thích sâu vào chi tiết—Higher Dharma or the analytic doctrine of Buddhist Canon or Basket of the Supreme Teaching. Abhidharma is the third of the three divisions of the Buddhist Canon. The study and investigation of the Buddha-dharma. Abhidharma was translated into Chinese as Great Dharma, or Incomparable Dharma. However, in many later Mahayana works, the term “Abhidharma” is always referring to Hinayana teachings. As a matter of fact, Abhidharma consists of books of psychological analysis and synthesis. Earliest compilation of Buddhist philosophy and psychology, concerning psychological and spiritual phenomena contained in the discourses of the Buddha and his principal disciples are presented in a systematic order. Venerable Sariputta was assigned the honour of having explained all these topics in detail.
1) Abhidharma với tiếp đầu ngữ “Abhi” có nghĩa là “hơn thế,” hay “nói về.” Như vậy Abhidharma có nghĩa là “Tối thắng Pháp” hay “trần thuật về Dharma.” Trong khi Dharma là giáo lý tổng quát của Phật, thì A Tỳ Đạt Ma là một trần thuật siêu hình đặc biệt do các bậc trưởng lão mang lại: Abhidharma with the prefix “Abhi” gives the sense of either “further” or “about.” Therefore, Abhidharma would mean “The Higher or Special Dharma” or “The Discourse of Dharma.” While the Dharma is the general teaching of the Buddha, the Abhidharma is a special metaphysical discourse brought forward by certain elders.
2) A Tỳ Đạt Ma chứa đựng những minh giải trừu tượng và triết học siêu hình về Phật giáo; hai tạng kia là Luật Tạng, gồm những điều luật Phật chế ra cho tứ chúng: Abhidharma contains highly abstract, philosophical elucidations of Buddhist doctrine; the sastras which discuss Buddhist philosophy or metaphysics; defined by Buddhaghosa as the law or truth (dharma) which abhi goes beyond the law.
3) A Tỳ Đạt Ma Tạng, hay Ưu Bà Đề Xá Tạng (Upadesa), hay Luận Tạng là một trong ba tạng kinh điển. Luận Tạng bao gồm phần giải thích và biện luận kinh điển hay những lời Phật dạy. Luận Tạng đầu tiên được mọi người công nhận là của ngài Đại Ca Diếp, một đệ tử của Phật biên soạn, nhưng mãi về sau nầy mới hoàn thành. Bộ Luận tạng Hoa Ngữ gồm ba phần—Thesaurus of discussions or discourses, one of the three divisions of the Tripitaka. It comprises the philosophical works. The first compilation is accredited to Maha-Kasyapa, disciple of Buddha, but the work is of a later period.
4) Cái giỏ của học thuyết cao thượng và là phần thứ ba của Tam Tạng, thường được gọi tắt là Luận. Những lời giảng và phân tích về các hiện tượng tâm thần và tâm linh chứa đựng trong những thời thuyết pháp của Phật và các đệ tử của Ngài. Đây là cơ sở giáo lý chủ yếu của phái Nam Tông. Vi Diệu Pháp là tạng thứ ba trong Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy—Basket of the Supreme Teaching, the third part of Buddhist Canon (Tripitaka), usually known or called by the short name Abhidharma. Books of psychological analysis and synthesis. Earliest compilation of Buddhist philosophy and psychology, concerning psychological and spiritual phenomena contained in the discourses of the Buddha and his principal disciples are presented in a systematic order. The Abhidharma reflects the views of Hinayana. The Abhidharma is the third division of the Buddhist Canon of the Theravadan School.
5) Luận Tạng hàm chứa triết lý thâm sâu của giáo lý nhà Phật, chứ không đơn giản như trong Kinh Tạng. Theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, Luận Tạng thâm diệu và quan trọng nhất trong toàn thể giáo pháp, vì đây là phần triết lý cao siêu, so với Kinh tạng giản dị hơn. Đây là tinh hoa của Phật giáo. Đối với một vài học giả, Luận Tạng không phải do Đức Phật mà do các nhà sư uyên bác khởi thảo về sau nầy. Tuy nhiên, đúng theo truyền thống thì chính Đức Phật đã dạy phần chánh yếu của Luận Tạng. Những đoạn gọi là Matika hay Nồng Cốt Nguyên Thủy của giáo lý cao thượng nầy như thiện pháp, bất thiện pháp, và bất định pháp, trong sáu tập của Luận Tạng (trừ tập nói về những điểm tranh luận) đều do Đức Phật dạy. Trong Luận Tạng, mỗi vấn đề đều được phân tích và giải thích chi tiết, cho nên ta gọi đó là Vi Diệu Pháp hay Giáo Pháp Thậm Thâm—The Abhidharma contains the profound philosophy of the Buddha’s teachings in contrast to the simple discourses in the Sutra Pitaka. According to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teachings, the Abhidhamma Pitaka is the most important and most interesting of the three, containing as it does the profound philosophy of the Buddha’s teaching in contrast to the simpler discourses in the Sutta Pitaka. Abhidhamma, the higher doctrine of the Buddha, expounds the quintessence of his profound teachings. According to some scholars, Abhidhamma is not a teaching of the Buddha, but is later elaboration of scholastic monks. Tradition, however, attributes the nucleus of the Abhidhamma to the Buddha himself. The Matika or Matrices of the Abhidhamma such as wholesome states (kusala dhamma), unwholesome states (akusala dhamma), and indeterminate states (abhyakata dhamma), etc., which have been elaborated in the six books, except the Kathavatthu, were expounded by the Buddha. In the Abhidharma, everything is analyzed and explained in detail, and as such it is called Vibhajja Vada or Analytical doctrine.
(II) Nghĩa của “Vi Diệu Pháp”—The meanings of “Abhidharma”:
1) Phạn ngữ có nghĩa là “giáo thuyết cao,” chỉ triết thuyết chứa đựng trong A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng của các trường phái Phật giáo Ấn Độ. Những tài liệu về A Tỳ Đạt Ma Luận được biên soạn vào khoảng 300 năm trước Tây lịch. Theo truyền thuyết, thì A Tỳ Đạt Ma lần đầu tiên được Đức Phật thuyết giảng cho mẹ Ngài khi Ngài thăm viếng bà trên cung trời Đâu Suất. Theo các nhà triết học Đông và Tây phương, thì A Tỳ Đạt Ma Luận là một sự gạn lọc và nghiên cứu kỷ lưỡng về giáo thuyết được trình bày trong văn chương kinh điển. Vì giáo thuyết trong kinh điển không trình bày theo một hệ thống triết học trước sau như một, nên mục tiêu chính của người viết A Tỳ Đạt Ma là sắp xếp các giáo thuyết này lại cho có hệ thống. A Tỳ Đạt Ma Luận sắp xếp lại và phân loại những từ ngữ và khái niệm trong kinh điển, đặc biệt về nhận thức luận và tâm lý học. Những chủ đề quan trọng khác bao gồm vũ trụ luận và học thuyết về thiền định. Theo Erich Frauwallner, những học giả sớm nhất đã gom góp những khái niệm từ nhiều kinh điển, nhưng không có sự sắp xếp có chuẩn mực rõ ràng nào cả. Mãi cho đến vài thế kỷ sau Tây lịch thì A Tỳ Đạt Ma mới được phát triển toàn vẹn thành nhiều tập trong đó giáo thuyết và phương pháp thực hành được sắp xếp và hệ thống hóa với những chi tiết chính xác và giải thích rõ ràng. Vì có nhiều trường phái phát triển trong Phật giáo Ấn Độ thời đó, nên những trường phái khác nhau tự tạo A Tỳ Đạt Ma luận cho riêng mình. Hiện tại bộ A Tỳ Đạt Ma Hoàn chỉnh còn sót lại trong ngôn ngữ Ấn Độ được tìm thấy trong kinh tạng Pali của trường phái Nguyên Thủy, nhưng các bản dịch ra tiếng Trung Hoa và Tây Tạng, và những phần không đầy đủ bằng tiếng Bắc Phạn vẫn còn. Bên cạnh bộ A Tỳ Đạt Ma của các trường phái Phật giáo Nguyên Thủy, cũng còn có các tác phẩm về A Tỳ Đạt Ma của các trường phái Đại Thừa, như bộ A Tỳ Đạt Ma Luận của ngài Vô Trước: A Sanskrit term meaning “high doctrine,” referring to the philosophical and scholastic literature contained in the Abhidharma-Pitakas of Indian Buddhist schools. The earliest Abhidharma material was composed around 300 B.C. According to the Buddhist legends, Abhidharma was first preached by the Buddha to his mother during a visit to her in the “Tusita Heaven” after her death. According to most Eastern and Western philosophers, This is both a distillation (sự gạn lọc) and elaboration (sự nghiên cứu kỹ lưỡng) on the doctrines presented in the Sutra literature. For the discourses reported in the sutras do not present a consistent philosophical system, and so the main aim of the “Abhidharma” writers was to codify and systematize their doctrines. Abhidharma texts generally rearrange and classify the terms and concepts of the sutras, focusing particularly epistemology (nhận thức luận) and psychology. Other important themes include cosmology and meditation theory. According to Erich Frauwallner, earliest scholars brought together concepts from a wide range of texts, but often without a clear pattern of arrangement. Until several centuries A.D., the fully developed Abhidharma consists of voluminous scholastic texts in which doctrines and methods of practices are codified and systematized with great precision and in elaborate detail. As various scholastic traditions developed in Indian Buddhism at that time, different schools created their own Abhidharmas. Nowadays, the only complete abhidharma that survives in an Indian language is found in the Pali Canon of the Theravada school, but other Indian Abhidharmas exist in Chinese and Tibetan translations, as well as Sanskrit fragments. In addition to the Abhidharmas of the schools of Theravada Buddhism, there were also abhidharma works in Mahayana schools, such as Asanga’s Abhidharma-Samuccaya.
2) A Tỳ Đạt Ma là những pháp được xếp đặt có lý luận. Người ta có thể coi A Tỳ Đạt Ma như trình bày có hệ thống về tâm lý học của Tâm. A Tỳ Đạt Ma hay Luận Tạng được Đức Phật và các đệ tử trực tiếp của Ngài thuyết giáo đầu tiên, tuy nhiên về sau này Luận Tạng cũng bao gồm những bài luận của những vị thầy đã giác ngộ. Luận Tạng nổi tiếng của phái Tiểu Thừa là bộ luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá được viết bởi ngài Thế Thân. Trong số những bộ luận phổ thông nhất của Đại Thừa là bộ Luận Thành Duy Thức của ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang: Abhidharma means the dharma which is organized logically or a systematic exposition of Buddhist psychology of mind. The Abhidharma was first taught by the Buddha and his immediate disciples; however, later, Abhidharma also includes systematic treatises by enlightened masters. The most well-known of the Hinayana Abhidharma treatises is the Abhidharmakosa by the Venerable Vasubandhu. Among the most popular Mahayana Abhidharma treatises is the Treatise on Consciousness Only by Tripitaka Master Hsuan-Tsang.
3) Những phương pháp phát triển Trí Tuệ được trình bày trong Luận Tạng. Những bộ sách này rõ ràng được viết sau những phần khác của Kinh Điển. Một vài trường phái như Kinh Lượng Bộ, chủ trương rằng những tác phẩm này không phải đích thực lời Phật thuyết, và do đó phải gạt ra ngoài. Ý nghĩa của chữ A Tỳ Đạt Ma không hoàn toàn rõ rệt. A Tỳ Đạt Ma có thể có nghĩa là “Pháp Tối Hậu” hay “Tối Thắng Pháp.” Thật khó mà biết A Tỳ Đạt Ma được trước tác vào lúc nào. Có lẽ người ta không sai lầm lắm khi cho rằng bộ luận này được trước tác vào khoảng hai thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt: The methods by which Wisdom should be developed have been set out in the Abhidharma books. These books are obviously later than the other parts of the Canon. Some schools, like the Sautrantikas, insisted that they were not the authentic Buddha word, and should therefore be rejected. The meaning of the word “Abhidharma” is not quite certain. Abhidharma may mean “Further-Dharma,” or “Supreme-Dharma.” It is difficult to know at what time the Abhidharma books were composed. One does not, perhaps, go far wrong when assigning them to the first two centuries after the death of the Buddha.
4) Ngày nay chúng ta còn có hai bản sao và hiệu đính của luận tạng A Tỳ Đạt Ma: một bộ 7 cuốn bằng tiếng Pali , và một bộ 7 cuốn được lưu giữ bằng tiếng Hoa, nhưng theo nguyên bản tiếng Phạn. Kinh bản tiếng Pali của truyền thống Thượng Tọa Bộ, kinh bản Sanskrit của Hữu Bộ. Vào khoảng 7 thế kỷ sau khi nguyên bản A Tỳ Đạt Ma được trước tác, những giáo lý của cả hai truyền thống A Tỳ Đàm sau cùng được biên tập thành pháp điển, có lẽ vào khoảng 400 đến 450 sau Tây lịch. Tác phẩm này được ngài Phật Âm thực hiện cho Thượng Tọa Bộ ở Tích Lan, và Thế Thân cho Hữu Bộ ở vùng Bắc Ấn. Sau 450 sau Tây lịch, có rất ít, nếu không phải là không có, một sự phát triển nối tiếp những lý thuyết của A Tỳ Đạt Ma: Two recensions of the Abhidharma books have come down to us: a set of seven in Pali and another set of seven, preserved in Chinese, but originally composed in Sanskrit. The Pali texts represent the tradition of the Theravadins, the Sanskrit texts that of the Sarvastivadins. About seven centuries after the original composition of the Abhidharma books, the teachings of both Abhidharma traditions were finally codified, probably between 400 and 450 A.D. This work was carried out for the Theravadins in Ceylon by Buddhaghosa, and for the Sarvastivadins by Vasubandhu in the North of India. After 450 A.D. there has been little, if any, further development in the Abhidharma doctrines.
5) Phải nhận rằng văn pháp của A Tỳ Đạt Ma rất khô khan và không hấp dẫn. Cách luận giải những chủ đề khác nhau trong đó giống như tài liệu mà người ta mong thấy trong một bài khái luận về kế toán, hay một cuốn sách giáo khoa về cơ học hay vật lý. Văn pháp bóng bẩy lôi cuốn không thiếu trong văn chương Phật giáo khi nó được dùng để hoằng hóa đạo pháp, hay cảm hóa tín đồ. Nhưng A Tỳ Đạt Ma chỉ dành riêng cho thành phần tinh hoa nhất của Phật giáo, và hình như trí Tuệ thủ đắc từ việc đọc những cuốn sách đó đủ là một phần thưởng và khích lệ của việc học hỏi: It must be admitted that the style of the Abhidharma books is extremely dry and unattractive. The treatment of the various topics resembles that which one would expect in a treatise on accountancy, or a manual of engineering, or a handbook of physics. Allurements of style are not altogether absent from Buddhist literature when it was destined for propaganda and attempted to win the consent of the unconverted, or to edify the sentiments of the faithful. The Abhidharma books, however, were meant for the very core of the Buddhist elite, and it was assumed that the Wisdom acquired from their perusal would be a sufficient reward and incentive of study.
(III)Phân loại Luận Tạng—Categories of the Vinaya:
(A)
Luận Tạng gồm bảy bộ—Seven sastras:
1)
Pháp Tựu hay Phân Loại Các Pháp: Dhammasanghani (p)—Classification
of Phenomena (Dhamma).
2)
Phân Biệt hay giải từng tiết mục: Vibhanga (p)—Divisions or
the Book of the Treatise.
3)
Đại Thuyết hay Giới Thuyết (luận giải về các nguyên tố):
Dhatukatha (p)—Discourses of Elements—Discussion with reference to
Elements.
4)
Nhân Duyên Thuyết hay Nhơn Thi Thuyết (những danh tính cá nhơn):
Puggala Pannatti (p)—The Book on Individuals or Description of Individuals.
5)
Kệ Thuyết hay Thuyết Sự (những diểm tranh luận): Kathavathu
(p)—Points of Controversy.
6)
Song Đối hay quyển sách về cặp đôi: Yamaka (p)—The Book of
Pairs.
7)
Liên Đới hay Phát Thú (quyển sách đề cập đến nhân quả
tương quan): Patthana (p)—The Book of Causal Relations.
(B)
Luận Tạng Trung Quốc được chia làm 3 phần—The Chinese version
is in three sections:
1)
Đại Thừa Luận: The Mahayana Philosophy.
2)
Tiểu Thừa Luận: The Hinayana Philosophy.
3)
Tống Nguyên Tục Nhập Tạng Chư Luận (960-1368 sau Tây Lịch):
The Sung and Yuan Addenda (960-1368 AD).
(IV) Những đặc điểm của Luận Tạng—Characteristics of the Commentaries:
1) Dầu tác giả, hay các tác giả là ai, chắc chắn Luận Tạng là công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài chỉ có thể so sánh với một vị Phật. Và điểm nầy càng nổi bậc hiển nhiên trong tập Patthana Pakarana, vừa phức tạp vừa tế nhị, diễn tả mối tương quan của luật nhân quả với đầy đủ chi tiết—Whoever the great author or authors may have been, it has to be admitted that the Abhidhamma must be the product of an intellectual genius comparable only to the Buddha. This is evident from the intricate and subtle Patthana Pakarana which describes in detail the various causal relations.
2) Đối với bậc thiện tri thức muốn tìm chân lý, Luận Tạng là bộ sách chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một bộ khải luận vô giá. Ở đây có đủ thức ăn tinh thần cho học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật tử. Luận Tạng không phải là loại sách để đọc qua cầu vui hay giải trí—To the wise truth-seekers, Abhidhamma is an indispensable gide and an intellectual treat. Here is found food for thought for original thinkers and for earnest students who wish to develop wisdom and lead an ideal Buddhist life. Abhidhamma is not a subject of fleeting interest desgined for the superficial reader.
3) Khoa tâm lý học hiện đại, còn hạn định, vẫn nằm trong phạm vi của Vi Diệu Pháp khi đề cập đến tâm, tư tưởng, tiến trình tư tưởng, các trạng thái tâm. Nhưng Luận Tạng không chấp nhận có một linh hồn, hiểu như một thực thể trường tồn bất biến. Như vậy Vi Diệu Pháp dạy một thứ tâm lý trong đó không có linh hồn—Modern psychology, limited as it is, comes within the scope of Abhidhamma inasmuch as it deals with mind, thoughts, thought-processes, and mental properties; but it does not admit of a psyche or a soul. It teaches a psychology without a psyche.
4) Trong Vi Diệu Pháp, tâm hay tâm vương được định nghĩa rõ ràng. Tư tưởng được phân tích và sắp xếp đại để thành từng loại về phương diện luân lý. Tất cả những trạng thái tâm hay tâm sở đều được lược kê cẩn thận. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm được kể ra từng chi tiết. Tu tưởng phát sanh như thế nào cũng được mô tả tỉ mỉ. Riêng những chập tư tưởng bhavanga và javana, chỉ được đề cập và giải thích trong Vi Diệu Pháp—Consciousness (citta) is defined. Thoughts are analyzed and classified chiefly from an ethical standpoint. All mental properties (cetasika) are enumerated. The composition of each type of consciousness is set forth in detail. How thoughts arise is minutely described. Bhavanga and javana thought-moments.
5) Trong Vi Diệu Pháp, những vấn đề không liên quan đến giải thoát đều bị gác hẳn qua một bên—Irrelavent problems that interest students and scholars, but have no relation to one’s deliverance, are deliberately set aside.
6) Vi Diệu Pháp không nhằm tạo lập một hệ thống tư tưởng về tâm và vật chất, mà chỉ quan sát hai yếu tố cấu tạo nên cái được gọi là chúng sanh để giúp hiểu biết sự vật đúng theo thực tướng—Abhidhamma does not attempt to give a systematized knowledge of mind and matter. It investigates these two composite factors of the so-called being, to help the understanding of things as they truly are.
7) Bà Rhys Davids đã viết: “Vi Diệu Pháp đề cập đến cái gì ở bên trong ta, cái gì ở chung quanh ta, và cái gì ta khao khát thành đạt.”—Mrs. Rhys Davids wrote about Abhidhamma as follows: “Abhidhamma deals with what we find within us, around us, and of what we aspire to find.”
8) Tạng Kinh chứa những giáo lý thông thường, còn Luận Tạng chứa đựng những giáo lý cùng tột—While the Sutta Pitaka contains the conventional teaching, the Abhidhamma Pitaka contains the ultimate teaching.
9) Hầu hết các học giả Phật giáo đều cho rằng muốn thông hiểu Giáo lý của Đức Phật phải có kiến thức về Luận Tạng vì đó là chìa khóa để mở cửa vào “thực tế.”—It is generally admitted by most exponents of the Dhamma that a knowledge of the Abhidhamma is essential to comprehend fully the teachings of the Buddha, as it represents the key that opens the door of reality.
(V) Sự giải thích về A Tỳ Đạt Ma—Abhidharma is explained by:
1)
Thắng Pháp—Surpassing law: 75 pháp Câu Xá Tông—75 dharmas of
the Abhidharma-kosa School—Thắng Pháp Yếu Luận là một trong
những bộ luận của Câu Xá Tông, trong đó tất cả các pháp
được chia làm hữu vi và vô vi. Những pháp nầy đều là
hữu vi, tổng cộng có 72, cùng với 3 pháp vô vi tạo thành
5 bộ loại với 75 pháp—Compendium of Philosophy is one of the chief
sastras or commentaries of the Abhidharma-kosa School, which is classified
into two kinds: conditioned and non-conditioned. These are all created
things, 72 in number and with uncreated things, 3 in number, constitute
the five categories and the seventy-five dharmas.
a)
Hữu Vi Tứ Chủng Pháp—Four kinds of created dharmas: Có 11 pháp,
gồm 5 căn (giác quan), 5 cảnh hay những đối tượng tri giác,
và vô biểu sắc:
a1)
Năm căn—Five sense organs:
i)
Nhãn: Caksus (skt)—Eye.
ii)
Nhĩ: Srotra (skt)—Ear.
iii)
Tỷ: Ghrana (skt)—Nose.
iv)
Thiệt: Jihva (skt)—Tongue.
v)
Thân: Kaya (skt)—Body.
a2)
Năm cảnh—Five sense objects:
vi)
Sắc: Rupa (skt)—Form.
vii)
Thanh: Sabda (skt)—Sound.
viii)Hương:
Gandha (skt)—Smell.
ix)
Vị: Rasa (skt)—Taste.
x)
Xúc: Sparsa (skt)—Touch.
xi)
Vô biểu sắc: Avijnapti-rupa (skt)—Element with no manifestation.
a3)
Tâm Pháp: Citta (skt).
xii)
Một pháp, đôi khi được chia thành năm pháp tương ứng với
năm căn: Consciousness or Mind. This is consciousness itself. Though
one, it naturally functions in five ways corresponding to the five sense-organs.
b)
Tâm Sở Pháp—Citta-samprayukta-sanskara or Caitasika (skt): The concomitant
mental functions, 46 dharmas. This category of mental faculties is grouped
into six classes—Có 46 pháp, được chia thành 6 cấp:
b1)
Biến Đại Địa Pháp (nhiệm vụ tổng quát): Mahabhumika (skt)—10
pháp—General functions or universals, 10 dharmas:
xiii)Thọ:
Vedana (skt—Perception.
xiv)Tưởng:
Samjna (skt)—Idea.
xv)Tư:
Cetana (skt)—Will.
xvi)
Xúc: Sparsa (skt)—Touch.
xvii)Dục:
Chanda (skt)—Wish.
xviii)Huệ:
Mati (skt)—Intellect.
xix)
Niệm: Smrti (skt)—Remembrance.
xx)Tác
ý: Manaskara (skt)—Attention.
xxi)
Thắng giải: Adhimoksa (skt)—Decision.
xxii)Định:
Samadhi (skt)—Concentration.
b2)
Đại thiện địa pháp: Kusala-mahabhumika (skt)—General functions
of good.
xxiii)Tín:
Sraddha (skt)—Belief.
xxiv)Tấn:
Virya (skt)—Energy.
xxv)Xả:
Upeksa (skt)—Indifference.
xxvi)Tàm:
Hri (skt)—Shame.
xxvii)Quý:
Apatrapya (skt)—Bashfulness.
xxviii)Vô
tham: Alobha (skt)—Non-greediness.
xxix)Vô
sân: Advesa (skt)—Non-malevolence.
xxx)Bất
Hại: Ahimsa (skt)—Non-injury.
xxxi)Khinh
an: Prasrabdhi (skt)—Confidence.
xxxii)Bất
phóng dật: Apramada (skt)—Exertion.
b3)
Đại phiền não địa pháp—General functions of defilement:
xxiii)Vô
minh: Moha (skt)—Ignorance.
xxxiv)Phóng
dật: Pramada (skt)—Idleness.
xxxv)Giải
đãi: Kausidya (skt)—Indolence.
xxxvi)Bất
tín: Asraddhya (skt)—Non-belief.
xxxvii)Hôn
trầm: Styana (skt)—Low-mindedness.
xxxviii)Trạo
cử: Auddhatya (skt)—High-mindedness.
b4)
Đại bất thiện địa pháp—General functions of evilAkusala-mahabhumika
(skt).
xxxix)Vô
tàm: Ahrikya (skt)—Shamelessness.
xl)
Vô quý: Anapatrapya (skt)—Non-bashfulness.
b5)
Tiểu phiền não địa pháp—Minor functions of defilement: Upaklesa-bhumika
(skt).
xli)
Phẫn: Krodha (skt)—Anger.
xlii)Phú:
Mraksa (skt)—Concealment.
xliii)Xan:
Matsarya (skt)—Parsimony.
xliv)Tật:
Irsya (skt)—Envy.
xlv)Não:
Pradasa (skt)—Affliction.
xlvi)Hại:
Vihimsa (skt)—Injury.
xlvii)Hận:
Upanaha (skt)—Enmity.
xlviii)Huyễn:
Maya (skt)—Deceit.
xlix)Cuống:
Saihya (skt)—Fraudulence.
l)Kiêu:
Mada (skt)—Arrogance.
3f)
Bất định địa pháp—Indeterminate functions: Aniyata-bhumika (skt).
li)
Ố tác: Kaukrtya (skt)—Repentance.
lii)
Thụy miên: Middha (skt)—Drowsiness.
liii)
Tầm: Vitarka (skt)—Reflection.
liv)
Tư: Vikara (skt)—Investigation.
lv)
Tham: Raga (skt)—Covetousness.
lvi)
Sân: Pratigha (skt)—Hatred.
lvii)Mạn:
Mana (skt)—Pride.
lviii)Nghi:
Vicikitsa (skt)—Doubt.
4)
Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: Citta-viprayukta-sanskara (skt)—Pháp
không thuộc sắc, cũng không thuộc tâm—Elements neither substantial
forms nor mental functions:
lix)Đắc:
Prapti (skt)—Acquisition.
lx)Phi
đắc: Aprapti (skt)—Non-acquisition.
lxi)Đồng
phận: Sabhagata (skt)—Communionship.
lxii)Vô
tưởng quả: Asamjnika (skt)—Fruition of thoughtless heaven.
lxiii)Vô
tưởng định: Asamjnika-samapatti (skt)—Thoughtless ecstacy.
lxiv)Diệt
tận định: Nirodha-samapatti (skt)—Annihilation trance.
lxv)
Mạng căn: Jivita (skt)—Life.
lxvi)Sinh:
Jati (skt)—Birth.
lxvii)Trụ:
Sthiti (skt)—Stability.
lxviii)Dị:
Jara (skt)—Decay.
lxix)Diệt:
Anityata (skt)—Impermanence.
lxx)Danh
thân: Nama-kaya (skt)—Name.
lxxi)Cú
thân: Pada-kaya (skt)—Sentence.
lxxii)Văn
thân: Vyanjana-kaya (skt)—Letter.
5)
Vô Vi Pháp: Asankrta-dharma (skt)—Non-created elements or negative
becoming.
lxxiii)Hư
không: Akasa (skt)—Space.
lxxiv)Trạch
diệt: Pratisamkhya-nirodha (skt)—Extinction through intellectual power.
lxxv)Phi
trạch diệt: Apratisamkhya-nirodha (skt)—Extinction due to lack of
productive cause.
(VI)Văn học A Tỳ Đàm—The Abhidharma Literature: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, văn học A Tỳ Đàm gồm những tác phẩm sau đây—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, Abhidharma literature consists of the following works.
1) Phát Trí Luận hay Bát Kiền Độ Luận của Ca Đa Diễn Ni Tử: Katyayaniputra’s Source of Knowledge (Jnana-prasthana) or Eight Books (Astha-grantha).
2)
Lục Túc Luận (viết về Bát Kiền Độ Luận): The Six Legs
(wrote about the Jnana-prasthana)—Six Legs in the commentary on the Source
of Knowledge—Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết
Học Phật Giáo, Lục Túc Luận là bộ luận viết về Phát
Trí Luận của Ca Đa Diễn Ni Tử—According to Prof. Junjiro Takakusu
in the Essentials of Buddhist Philosophy, the Six Legs in the commentary
on the Source of Knowledge (Jnana-prasthana).
i)
Phẩm Loại Túc Luận, được viết bởi ngài Thế Hữu: Prakarana-pada
(skt)—Category-leg, written by Vasumitra.
ii)
Thức Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Đề Bà Thiết
Ma: Vijnana-kaya (skt)—Consciousness-body, written by Devasarman.
iii)
Pháp Uẩn Túc Luận, được viết bởi ngài Xá Lợi Phất:
Dharma-skandha (skt)—Element-group, written by Sariputra.
iv)
Thi Thiết Túc Luận, được viết bởi ngài Mục Kiền Liên:
Prajnapti-pada (skt)—World-system, written by Maudgalyayana.
v)
Giới Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Phú Lâu Na: Dhata-kayapada
(skt)—Mental-element-body, written by Purna.
vi)
Tập Dị Môn Túc Luận, được viết bởi ngài Đại Câu Thi
La: Sangiti-paryayapada (skt)—Rehearsal-reading, written by Mahakausthila.
3) Đại Tỳ Bà Sa Luận, được viết bởi Parsva, được dịch ra Hán văn thành 200 quyển: Parsva’s Great Commentary (Mahavibhasa), translated into Chinese with 200 volumes.
4) Bệ Bà Sa Luận, được dịch ra Hán văn thành 14 quyển. Ở Trung Hoa có hai bản lưu truyền của Tỳ Bà Sa. Đại bộ 200 quyển và tiểu bộ 14 quyển. Tuy nhiên, chúng ta không thể đoan chắc rằng bộ nào là bản tóm tắc của bộ kia. Nhưng theo nhiều quan điểm chúng ta có thể tin rằng bộ lớn thuộc phái Kashmir và bộ nhỏ thuộc phái Kiện Đà La: Abridged Commentary (Vibhasa), translated into Chinese with 14 volumes. In Chinese we have thus two transmissions of the Vibhasa, Large (200 parts) and Small (14 parts). Whether one was an abridgement of the other we cannot tell for certain. But from several points of view we can imagine that the larger one belongs to the Kashmir School and the smaller to the Gandhara School.
5) A Tỳ Đàm Tâm Luận, được viết bởi Pháp Thượng, dịch ra Hán văn vào năm 391 sau Tây Lịch: Abhidharma-hrdaya, written by Dharmottara, translated into Chinese in 391 A.D.— Abhidharma-hrdaya-sastra—Heart of the Higher Dharmas—A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận—A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận được viết trước hay sau cuộc kết tập kinh điển của vua Ca Sắc Nị Ca, bởi Pháp Thượng (Dharmamottara), một cao Tăng thuộc chi phái ở Kiện Đà La. Tác phẩm nầy được dịch sang Hán văn vào năm 391 sau Tây Lịch. Một bản chú giải về tác phẩm nầy là Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, do Pháp Cứu, một đồ đệ của Pháp Thượng soạn thảo. Tác phẩm nầy trở thành bản văn căn bản của chi phái Kiện Đà La và sau cùng là của phái A Tỳ Đàm Trung Hoa—The Heart of the Higher Dharma was written by Dharmamottara, either before or after the Buddhist Council of King Kaniska’s reign, by Dharmamottara, a noted monk, belonged to the Gandhara branch. It was translated into Chinese in 391 A.D. A commentary on it called Samyukta-abhidharma-hrdaya was written by Dharmatrata, a pupil of Dharmamottara. This work became the fundamental text of the Gandhara branch and subsequently of the Chinese Abhidharma School.
6) Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, được viết bởi ngài Pháp Cứu, Hán dịch vào năm 426 sau Tây Lịch. Kể từ đó, học phái A Tỳ Đàm được thành lập ở Trung Quốc: Samyukta-abhidharma-hrdaya, written by Dharmatrata, translated into Chinese in 426 A.D. From this time, the Chinese Abhidharma School called P’i-T’an was founded.
7)
A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, viết bởi Thế Thân: Vasubandhu’s
Abhidharma-kosa—Abhidharma-kosa-sastra.
a)
Tổng quan về A Tỳ Đạt Ma Câu Xá—An overview of “Abhidharma-Kosa”:
Từ Phạn ngữ có nghĩa là “Tạng Vi Diệu Pháp,” một trong
những tác phẩm Phật giáo quan trọng, được Ngài Thế Thân
viết trước khi Ngài chuyển qua Đại Thừa. Kho báu A
Tỳ Đạt Ma, phản ảnh việc chuyển từ Tiểu Thừa (Hinayana)
sang Đại Thừa (Mahayana). Ngài Thế Thân soạn bộ luận này
tại Kashmir vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Bản gốc
thường được tin rằng đã được viết theo hệ thống triết
lý của trường phái Tỳ Bà Sa, nhưng luận luận tạng của
Ngài Thế Thân, những bài phê bình những yếu tố chính của
bản gốc thì từ bối cảnh của trường phái đối nghịch
là Kinh Lượng Bộ. Đây là một bộ luận hàm súc bàn luận
về giáo thuyết Tiểu Thừa. Bộ luận bao gồm những phân
tích chi tiết về nghiệp thức của con người liên hệ với
môi trường chung quanh, cũng như sự chuyển hóa xảy ra trong
tiến trình thiền tập. Học thuyết A Tỳ Đạt Ma Câu Xá góp
phần phát triển giáo thuyết của trường phái Du Già về
sau này. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận đã được ngài Huyền
Trang dịch sang tiếng Hoa vào khoảng những năm 651 và 654—A
Sanskrit term for “Treasury of Higher Doctrine,” one of the most important
works of Buddhist scholasticism prior to his conversion to Mahayana. Treasure
chamber of the Abhidharma which reflects the transition from the Hinayana
to the Mahayana, composed by Vasubandhu in Kashmir in the fifth century
A.D. The root text is commonly believed to have been written in accordance
with the philosophical system of the Vaibhasika school (based on the philosophical
system of the scholastic treatise Mahavibhasa), but his commentary on the
text, the Abhidharma-Kosa-Bhasya, critiques some key elements of the root
text from the perspective of the rival Sautrantika school. This comprehensive
treatise discusses the doctrine of Hinayana. This texts includes
detailed analysis of the action of human consciousness in its relationship
to the environment as well as transformations that occur in the process
of meditation practice. Its doctrines would later contribute to the development
of the theories of the Yogacara School. The Treatise of Abhidharmakusa
was translated into Chinese between 651 and 654 by Hsuan-Tsang.
b)
Tác giả và dịch giả—Author and translator: Bộ A Tỳ Đạt
Ma câu Xá Luận được ngài Thế Thân soạn ra để phản bác
lại trường phái Tỳ Bà Sa, được ngài Huyền Trang dịch
ra Hoa ngữ dưới thời nhà Đường—The Abhidharma-kosa-sastra
is a philosophical work by Vasubandhu refuting doctrines of the Vibhasa
school, translated into Chinese by Hsuan-Tsang during the T’ang dynasty.
i)
Hán dịch của Chân Đế vào khoảng những năm 563-567 sau Tây
Lịch. Kể từ đó học phái Câu Xá được thành lập ở Trung
Hoa: Paramartha’s Chinese Translation (about 563-567 A.D.). From this
time, the Chinese Kosa School called Chu-Shê was founded.
ii)
Hán dịch của Huyền Trang (596-664 sau Tây Lịch) vào khoảng
những năm 651 đến 654 sau Tây Lịch. Sau bản Hán dịch nầy,
học phái Câu Xá được kiện toàn như một hệ thống triết
học, chính yếu là do Khuy Cơ (632-682), một đệ tử của Huyền
Trang: Hsuan-Tsang’s (Hsuan-Tsang 596-664 A.D.) Chinese Translation (around
651 to 654 A.D.). After this translation the Kosa School was completed
as a philosophical system chiefly by K’uei-Chi (632-682 A.D.),
a pupil of Hsuan-Tsang.
c)
Nội dung bộ luận, theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu
Triết Học Phật Giáo—The contents of the Abhidharma-kosa, according
to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy:
c1)
Theo ấn bản nầy và dịch bản của Trung Hoa, nội dung của
Câu Xá Luận như sau—According to the published text and the
Chinese vesion, the contents of the Abhidharma-kosa are as follows:
i)
Phân biệt giới về các pháp: On Elements.
ii)
Phân biệt căn về các quan năng: On Organs.
iii)
Phân biệt thế gian về thế giới: On Worlds.
iv)
Phân biệt nghiệp về các nghiệp: On Actions.
v)
Phân biệt tùy miên về các phiền não: On Drowsiness or Passion.
vi)
Phân biệt Hiền Thánh về Thánh giả và đạo: On the Noble Personality
and the Path.
vii)
Phân biệt trí về trí thức: On Knowledge.
viii)Phân
biệt định về tư duy: On Meditation.
ix)
Hán dịch có một phẩm thứ chín (Phá Ngã Phẩm): The Chinese
text has a ninth chapter on Refutation of the Idea of the Self.
c2)
Khi viết Câu Xá Luận, Thế Thân hình như đã noi theo tác phẩm
của vị tiền bối là ngài Pháp Cứu, gọi là Tạp A Tỳ Đạt
Ma Tâm Luận (Samyukta-abhidharma-hrdaya); và tác phẩm nầy lại
là sớ giải về A Tỳ Đàm Tâm Luận của ngài Pháp Thượng.
So sánh kỹ cả ba tác phẩm nầy chúng ta sẽ thấy rằng Thế
Thân đã có trước mặt những tác phẩm của các vị tiền
bối, nếu không thì những vấn đề được thảo luận trong
các tác phẩm nầy chắc chắn cũng là chủ trương chung của
học phái nầy. Tám chương đầu của tác phẩm cắt nghĩa
những sự kiện hay những yếu tố đặc thắng là sắc
và tâm, trong khi chương chín là chương cuối cùng minh
giải nguyên lý cơ bản và tổng quát, tức Vô Ngã, một nguyên
lý mà hết thảy các học phái Phật giáo khác đều phải
noi theo. Đặc biệt chương chín hình như xuất phát từ quan
điểm riêng của Thế Thân, vì không có dấu vết gì về chủ
đề nầy trong những sách khác: In writing the Abhidharma-kosa,
Vasubandhu seems to have followed the work of his predecessor, Dharmatrata,
called Samyukta-abhidharma-hrdaya, and this, again, is a commentary on
Dharmottara’s Abhidhama-hrdaya. A careful comparison of the three works
will indicate that Vasubandhu had before him his predecessor’s works,
or else such questions as discussed in these works must have been common
topics of the school. The first eight chapters of the work explain special
facts or element of matter and mind, while the ninth and last chapter
elucidates the general basic principle of selflessness that should be followed
by all Buddhist schools. Especially the ninth chapter seems to originate
from Vasubandhu’s own idea, for there is no trace of this subject in
the other books.
d)
Mặc dù Câu Xá Luận giống với Tâm Luận về chủ đề, nhưng
không có chứng cớ nào nói rằng nó vay mượn Tâm Luận khi
thành lập các quan điểm, bởi vì Thế Thân rất tự do và quán triệt trong tư tưởng của mình, và ông không ngần
ngại lấy những chủ trương của bất cứ bộ phái nào
ngoài chủ trương riêng của mình khi tìm thấy ở chúng lối
lý luận tuyệt hảo: Though the Kosa thus resembles the Hrdaya in
subject matter, there is no indication that the former is indebted to the latter in forming opinions, for Vasubandhu was very free and thorough
in his thinking, and he did not hesitate to take the tenets of any school
other than his own when he found excellent reasoning in them.
e)
Dịch thuật và sự phát triển của A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận
tại Trung Quốc—Translations and development of the Abhidharma-kosa
in China:
i)
Khi Câu Xá Luận của Thế Thân được truyền bá ở Kiện
Đà La, liền gặp phải sự chống đối nghiêm khắc từ bên
trong và bên ngoài bộ phái của ông (tức Hữu Bộ). Dù vậy,
hình như thắng lợi cuối cùng đã về phía ông, bởi vì tác
phẩm của ông phổ biến khắp xứ Ấn Độ, nó được giảng
dạy rộng rãi và có nhiều chú giải về nó được viết
ở Na Lan Đà, Valabhi và những nơi khác. Nó được dịch sang
Tạng ngữ do Jinamittra và dịch sang Hoa ngữ lần đầu do Chân
Đế từ năm 563 đến năm 567 sau Tây Lịch, và lần sau do Huyền
Trang, người đã từng du học tại Na Lan Đà vào khoảng những
năm 651-564 sau Tây Lịch. Đặc biệt ở Trung Hoa có nhiều khảo
cứu và ít ra có bảy bộ sớ giải được viết cặn
kẻ về nó, mỗi bộ có trên hai hay ba mươi quyển: When Vasubandhu’s
Abhidharma-kosa was made public in Gandhara, it met with rigorous opposition
from inside and from outside of his school. Yet the final victory seems
to have been on his side, for his work enjoyed popularity in India; it
was taught widely and several annotations of it were made in Nalanda,
Valabhi and elsewhere. It was translated into Tbetan by Jinamitra and into
Chinese first by Paramartha of Valabhi during 563-567 A.D. and later by
Hsuan-Tsang who studied at Nalanda University during 561-564 A.D. In China
especially serious studies were made, and at least seven elaborate commentaries,
each amounting to more than twenty or thirty Chinese volumes, were written
on it.
ii)
Trước khi Câu Xá Luận được dịch, ở Trung Hoa đã có một
học phái mệnh danh là Tì Đàm Tông, đứng đầu trong bản
danh sách về các tông phái Trung Hoa ở trên. Tỳ Đàm là tên
gọi tắt của tiếng Trung Hoa về A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma).
Tông phái nầy đại diện cho chi phái Hữu Bộ ở Kiện Đà
La. Những tác phẩm chính của phái nầy, cùng với bản sớ
giải Tỳ Bà Sa được dịch sang Hán văn rất sớm, vào khoảng
những năm 383-434 sau Tây Lịch. Bản đại sớ Đại Tỳ Bà
Sa thuộc chi phái Kashmir cũng được phiên dịch, nhưng không
có tông phái Trung Hoa nào đại diện cả. Khi Câu Xá Luận
của Thế Thân được Chân Đế dịch vào khoảng những năm
563-567 sau Tây Lịch, và Huyền Trang dịch vào khoảng những
năm 651-654 sau Tây Lịch, từ đó Câu Xá Tông (Kosa) xuất hiện,
được nghiên cứu tường tận và trở thành một nền tảng
thiết yếu cho tất cả những khảo cứu Phật học. Tỳ Đàm
tông hoàn toàn được thay thế bởi tông phái mới mang
tên là Câu Xá Tông: Before the translation of the Abhidharma-kosa
there was in China a school called P’i-T’an Tsung which is the first
one in the list of Chinese sects given above. P’i T’an being the Chinese
abbreviation of Abhidharma. This Chinese school represents the Gandhara
branch of Sarvastivadins. The principal texts of this school with Vibhasa
commentary were translated into Chinese as early as 383-434 A.D. The larger
Vibhasa commentary belonging to the Kashmir branch was also translated,
but there appeared no Chinese school or sect representing it. When the
Kosa text of Vasubandhu was translated by Paramartha during 563-567 A.D.
and again by Hsuan-Tsang during 651-654 A.D., the Kosa School, or Chu-Shê
Tsung, came into existence, was seriously studied, and was made into an
indispensable basis of all Buddhist studies. The P’i T’an School came
to be entirely replaced by the new Kosa School.
(VII)Tứ Luận Chứng—Four arguments from Vasubandhu: Bốn luận chứng mà ngài Thế Thân đã trích dẫn từ nền văn học Luận Tạng. Trong đó Thế Thân tán đồng quan điểm của Thế Hữu (3) là hợp lý nhất trong số bốn luận chứng, dù ông không hoàn toàn thỏa mãn với nó—The four arguments which Vasubandhu quoted from the Exegetic Literature. Vasubandhu prefers Vasumitra’s opinion (3) as the best of the four arguments though he was not entirely satisfied with it.
1) Luận chứng của Pháp Cứu, bàn về sai biệt giữa phẩm loại hay kết quả, như một thoi vàng có thể được làm thành ba thứ đồ dùng, nhưng mỗi thứ vẫn giữ y bản chất của vàng: Dharmatrata’s argument from the difference of kind or result, as a gold piece may be made into three different articles, yet each retains the real nature of gold.
2) Luận chứng của Diệu Âm, bàn về sai biệt tướng dạng hay kiện tố, như cùng một công việc có thể đạt đến được bằng ba nhân công khác nhau: Shosa’s argument from the difference of mark or factor as the same service can be obtained from three different employees.
3) Luận chứng của Thế Hữu, bàn về sai biệt nhiệm vụ hay vị trí, như trong kế toán, cùng một con số có thể được dùng để diễn tả ba giá trị khác nhau, ví dụ như một đơn vị số có thể là một hay chỉ cho 10, hay cho 100 (1 mét=10 deci-mét=100 centi-mét). Theo luận chứng nầy thì ta có thể đưa ra nhiều giá trị khác nhau cho mỗi một trong ba thời (quá khứ, vị lai, và hiện tại): vị lai là giai đoạn chưa hiện hành, hiện tại là giai đoạn đang hiện hành thực sự, và quá khứ là giai đoạn mà hiện hành đã chấm dứt. Do bởi những sai biệt về giai đoạn, nên ba thời phân ly rõ rệt, và tất cả các pháp trong đó đều là những thực thể có thực. Do đó có công thức “Tam Thế Thực Hữu, Pháp Thể Hằng Hữu” (ba giai đoạn của thời gian đều có thực và do đó thực thể của tất cả các pháp đều liên tục là thực hữu): Vasumitra’s argument from the difference of function or position in accounting where the same numeral may be used to express three different values, for instance, the numeral one may by 1 or the index of 10 or of 100 (1 meter=10 decimeters=100 centimeters). According to this argument, it is possible to give different values to each of the three periods of time, the future is the stage which has not come to function, the present is the actually functioning stage, and the past is the stage in which the function has come to an end. Owing to the differences in stages, the three periods are distinctly separate, and all things or elements in them are real entities. Hence the formula: “The three periods of time, are real and so is the entity of all elements at any instant.”.
4) Luận chứng của Giác Thiên, sai biệt về quan điểm hay tương quan; như một người đàn bà có thể cùng một lúc vừa là con gái, là vợ và bà mẹ, tùy theo sự tương quan với mẹ, với chồng hay với con của mình: Buddhadeva’s argument from the difference of view or relation, as a woman can at once be daughter, wife, and mother according to the relation she holds to her mother, her husband, and her child.
(VIII)Tứ
Luận—Four famous sastras: Bốn bộ luận nổi tiếng.
1)
Trung Quán Luận (bốn quyển): Pranyamula-sastratika by Nagarjuna
(Long Thọ), four books.
2)
Bách Luận (hai quyển): Sata-sastra by Devabodhisattva, two books.
3)
Thập Nhị Môn Luận (một quyển): Dvadasanikaya-mukha-sastra by
Nagarjuna, one book.
4)
Đại Trí Độ Luận (100 quyển): Mahaprajnaparamita-sastra by Nagarjuna,
one hundred books.
(IX)Bảy
Bộ Tạng Luận—Seven Books of the Abhidhamma Pitaka (skt):
1)
Pháp Tụ: Dhammasangani—Phân loại các Pháp—Classification of
Dhamma.
2)
Phân Biệt: Vibhanga—Những Tiết Mục—Divisions.
3)
Giới Thuyết: Dhatukatha—Luận giải về các nguyên tố hay
Giới—Discourse on Elements.
4)
Nhơn Thuyết: Puggala-Pannatti—Chỉ danh những cá tính—The Book
on Individuals.
5)
Thuyết Sự: Kathavatthu—Những điểm Tranh Luận—Points of Controversy.
6)
Song Đối: Yamaka—Bộ sách về những cặp đôi—The Book of
Pairs.
7)
Phát Thú: Patthana—Bộ sách đề cập đến những vấn đề
liên quan—The Book of Causal Relation.
(X) Tứ Luật Ngũ Luận—Four vinayas and five sastras: Bốn Luật Năm Luận.
(A)
Bốn Luật—The four Vinayas or disciplinary regulations:
1)
Thập Tụng Luật: Bộ Thập Tụng Luật được Ngài Phật Nhược
Đà La đời Hậu Tần dịch ra Hoa Ngữ gồm 61 quyển—Sarvastivada-version,
translated into Chinese in 61 books by Punyatara.
2)
Tứ Phần Luật: Bộ Tứ Phần Luật được Ngài Phật Đà
Da Xá đời Diêu Tần dịch ra Hoa Ngữ 60 quyển—Dharmagupta’s
version, translated into Chinese by Buddhayasas in 60 books.
3)
Tăng Kỳ Luật: Bộ Tăng Kỳ Luật được Ngài Phật Đà Bạt
Đà La đời Đông Tấn dịch ra Hoa ngữ, 40 quyển—Samghika-version
or Mahasamghika-version, translated into Chinese in 40 books by Buddhabhadra.
4)
Ngũ Bộ Luật: Sa Di Tắc Bộ Hòa Hê Ngũ Phần Luật—Bộ Ngũ
Bộ Luật do Ngài Phật Đà Thập đời Tống dịch ra Hoa ngữ,
30 quyểnMahisasaka-nikaya-pancavargavinaya (skt): Mahisasaka-version,
translated into Chinese in 30 books by Buddhajiva.
(B)
Ngũ Luận—The five great sastras:
1)
Du Già Sư Địa Luận: Ceremonials of the esoteric cult for ridding
from calamity.
2)
Phân Biệt Du Già Luận: Ceremonials of the esoteric cult for prosperity.
3)
Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận: Ceremonials of the esoteric cult
for subduing evils (spirits).
4)
Biện Trung Biên Luận Tụng: Ceremonials of the esoteric cult for
seeking the love of Buddhas.
5)
Kim Cang Bát Nhã Luận: Ceremonials of the esoteric cult for calling
the good to aid.
(XI)Những
bộ Luận quan trọng khác—Other Important Commentaries:
(A)
Những Bộ Luận quan trọng tại Ấn Độ—Important Commentaries
in India:
1)
Bà Sa Luận: Vibhasa-sastra (skt)—Tên gọi tắt của Bộ Luận
A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa—Tỳ Bà Sa Luận—Bộ Kinh Luận
do Thi Đà Bàn Ni soạn, được ngài Tăng Già Bạt Trừng dịch
sang Hoa ngữ vào khoảng năm 383 sau Tây Lịch. Theo Giáo Sư Junjiro
Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có lẽ vào
thế kỷ thứ II sau Tây Lịch, trước hay sau cuộc kiết tập
kinh điển của triều đại Ca Sắc Nị Ca, chúng ta không thể
nói được, một sớ giải vĩ đại và chi li mệnh danh Tỳ
Bà Sa Luận (Aibhasa-sastra) được tập thành dựa trên tác phẩm
của Ca Đa Diễn Ni Tử. Từ ngữ “Vibhasa” có nghĩa là “Quảng
diễn,” hay những “Dị kiến,” và tiêu đề nầy tỏ ra
rằng nhiều quan điểm của thời ấy được tập hợp và
phê bình chi tiết, và một vài quan điểm riêng tư được
tuyển chọn và ghi chép lại. Mục đích chánh của luận Tỳ
Bà Sa là lưu truyền lời trần thuật chính xác của trường
phái A Tỳ Đàm, từ đó trường phái nầy mới được gọi
là phái Phân Biệt Thuyết (Vaibhasika)—An abbreviation of the title
of the Abhidharma Mahavibhasa-sastra—A philosophical treatise by
Katyayaniputra, translated into Chinese by Sanghabhuti around 383 A.D.
According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy,
probably in the second century A.D., whether before or after the Buddhist
Council of King Kaniska’s reign, we cannot tell, a great and minute commentary
named Vibhasa Sastra was compiled on Katyayaniputra’s work. The word
“Vibhasa” means an extreme annotation or various opinions, and this
title indicates that many opinions of the time were gathered and criticized
in detail and that some optional ones were selected and recorded. The main
object of the Vibhasa commentary was to transmit the correct exposition
of the Abhidharma School which has since then come to be called the Vaibhasika
School.
2) Biên Niên Sử tiếng Phạn về Tích Lan: Mahavamsa (skt & p)—The Great Chronicle—Biên niên sử tiếng Phạn về Tích Lan, gồm những truyện cổ có từ thời Phật Thích Ca, thời Phật giáo được truyền sang Tích Lan và cho tới thế kỷ thứ tư sau Tây lịch. Biên niên sử Mahavamsa tập trung vào việc ghi lại sự giới thiệu Phật giáo vào Tích Lan từ khi vua A Dục đến thế kỷ thứ tư—A Religious History compiled in the fifth or sixth century written in Sanskrit (Pali chronicle of Sinhalese history), including famous stories since the time of the Buddha, spread to Ceylon, and the period up to the 4th century AD. Mahavamsa focuses on the introduction of Buddhism in Ceylon since the time King Asoka sent his missionary till the fourth century.
3) Luận Biện Trung Biên: Madhyantavibhaga Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Đức Phật Di Lặc—The sastra was composed by Vasubandhu on the Coming Buddha, Maitreya.
4) Luận Bộ Ngữ Tông: Kathavatthu (p)—Thuyết Sự hay những điểm tranh luận, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ sách này bác bỏ các quan điểm dị giáo của các trường phái Phật giáo khác—Points of Controversy, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. This book is about the subjects of controversy, the refutation of the heterodox views of other Buddhist schools
5) Bộ Nhân Chế Định Luận: Puggalapannati (p)—Nhơn Thi Thuyết hay những danh tính cá nhơn, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ sách này phân tích những loại tính tình, bằng những nhân tố khác nhau gồm từ một đến mười nhân tố—The Book on Individuals, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. This is the description of personalities, the analyses of human character types, by various factors that range in number from one to ten.
6) Luận Bộ Pháp Tụ: Dhammasangani (p): Dhammasanghani (p)—Bộ Pháp Tụ—Pháp Trụ hay Phân Loại Các Pháp, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ Pháp Tụ liệt kê và định nghĩa những tâm thức thiện, ác, và trung tính. Đây cũng là một bộ sách phân tích về hình thể của vật chất—Classification of Dhamma, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. The classification of things which lists and defines good, bad, and neutral mental states, This is also an analysis of material form.
7) Căn Bản Trung Quán Kệ: Mulamadhyamika-karika (skt)—See Trung Quán Luận.
8) Luận Câu Xá: Abhidharma Kosasastra—A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Tổng Minh Luận)—A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, kho báu Vi Diệu Pháp, phản ảnh việc chuyển từ Tiểu Thừa (Hinayana) sang Đại Thừa (Mahayana) được Ngài Thế Thân soạn tại Kashmir vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau công nguyên—Treasure chamber of of the Abhidharma which reflects the transition from the Hinayana to the Mahayana, composed by Vasubandhu in Kashmir in the fifth century AD.
9) Luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh: Ratnagotravibhagamahayanottara sastra—Bộ Luận Do Nặc Na Ma Đề soạn về Như Lai tạng trong Phật giáo Đại Thừa—The sastra was composed by Ratnamati on the Tathagatagarbha in Mahayana Buddhism.
10) Luận Du Già Sư Địa: Yogacarabhumi Sastra (skt)—Người ta nói Bồ Tát Di Lặc đã đọc cho ngài Vô Trước chép lại trên cõi trời Đâu Suất, nói về giáo lý căn bản của phái Du Già hay Duy Thức. Bộ Luận được ngài Huyền Trang dịch sang Hoa Ngữ. Đây là giáo thuyết của trường phái Du Già (giáo thuyết chính của Du Già cho rằng đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng giả hiện của thức A Lại Da là tâm thức căn bản của con người. Cần phải xa lìa quan niệm đối lập hữu vô, tồn tại và phi tồn tại, thì mới có thể ngộ nhập được trung đạo). Du già sư địa luận, bàn về những vùng đất của Yogachara (các địa của Du Già). Đây là tác phẩm căn bản của trường phái Du Già (Yogachara), tác giả có thể là Maitreyanatha hay là Vô Trước (Asanga)—The work of Asanga, said to have been dictated to him in or from the Tusita heaven by Maitreya, about the doctrine of the Yogacara or Vijnanavada. The sastra was translated into Chinese by Hsuan-Tsang, is the foundation text of this school. Treatise on the Stages of the Yogachara. This is the fundamental work of the Yogachara school, which the author might have been either Asanga or Maitreyanatha.
11) Du Già Sư Địa Luận Thích: Commentary on the Yogacaryabhmi-sastra—Bộ sách giải thích và phê bình bộ Du Già Sư Địa Luận, do ngài Tối Thắng Tử Bồ Tát soạn, ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—Composed by Jinaputra, translated into Chinese by Hsuan-Tsang.
12) Luận Duy Thức Nhị Thập: Vimsatika Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Giáo Lý Duy Thức—The sastra was composed by Vasubandhu on the General Teaching of Consciousness.
13) Luận Duy Thức Tam Thập Tụng: Trimsika Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về 30 câu kệ của giáo lý Duy Thức—The sastra was composed by Vasubandhu on the thirty stanzas of the Teaching of Consciousness.
14) Luận Đại Thừa Khởi Tín: Mahayana-Sraddhotpada-Sastra, được Bồ tát Mã Minh soạn về lý thuyết và thực hành tinh yếu trong trường phái Đại Thừa—The sastra was composed by Asvaghosa, basic doctrines and practices in Mahayana.
15) Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học: Siksasamuccaya Sastra—Bộ luận nói về giáo lý để tu tập Bồ Tát, được Ngài Pháp Xứng soạn—The sastra was composed by Dharmakirti about the doctrine and practices for Bodhisattvas.
16) Luận Đại Thừa Thành Nghiệp: Karmasiddhiprakarana sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về những hành vi của nhân loại—The sastra was composed by Vasubandhu on human beings’ deeds.
17) Luận Đại Thừa Trang Nghiêm: Mahayana-sutra-lamkara—Bộ Luận được Ngài Vô Trước soạn về những câu kệ của Ngài Di Lặc—The sastra was composed by Asanga on Maitreya’s gatha (metrical hymn).
18) Đại Tỳ Bà Sa Luận: Mahavibhasa (skt)—Luận tạng Đại Tỳ Bà Sa, tên của một trong hai tác phẩm Mahavibhasha và Vibhasha, được coi như là căn bản cho trường phái Sarvastivada. Đây là những bình giải quan trọng về Luận Tạng của trường phái Đại Chúng Bộ (Sarvastivada). Văn bản bằng Phạn ngữ hiện nay không còn, nhưng hãy còn hai bản bằng Hoa ngữ. Đại Tỳ Bà Sa là bộ luận tạng với những nguồn tin quan trọng về Phật giáo trong thời kỳ đó với nhiều triết lý và trường phái khác nhau—Abhidharma treatise, names one of the two works (Mahavibhasha and Vibhasha) considered as fundamental by the school of Sarvastivada. They are two important commentaries on the Abhidharma of the Sarvastivada school. The Sanskrit text is no longer extant, but it does exist in two Chinese versions. It is an important source of information concerning Buddhism during that period, as it mentions many differing philosophical positions of a number of schools.
19) Giả Thuyết Luận: Prajnaptisastra (skt)—Một trong các bộ sách của Bộ Luận Tạng của Bộ phái Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ, được viết bởi Ngài Mục Kiền Liên, thảo luận về các cách gọi tên, trình bày sự phát sinh các sự kiện tâm thức và vũ trụ luận—The treatise on designations, one of the books of the Sarvastivadin Abhidharma Pitaka, written by Maudgalyayana, the arising of mental events, and cosmology.
20) Luận Giác Đạo Đăng: Bodhipatha-pradipa (skt)—Từ Bắc Phạn có nghĩa là “Giác Đạo Đăng,” Đây là một bộ luận được viết bởi A Để Sa, một nhà sư nổi tiếng người Ấn, đặc biệt viết cho các đệ tử Tây Tạng như là một kim chỉ nam đích xác cho truyền thống Đại Thừa về từ Bồ Tát đạo đến Phật quả. Kim chỉ nam này vạch ra con đường tiệm tiến, sắp xếp nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, mỗi giai đoạn đòi hỏi một vị Bồ Tát phải đi qua những giai đoạn trước đó—A Sanskrit term which means “Lamp for the Path to Awakening.” This is a Treatise by a famous Indian scholar-monk, Atisa (982- 1054), written particularly for his Tibetan disciples as a guide to the authoritative Indian Mahayana tradition regarding the Bodhisattva’s path to Buddhahood. It outlines a gradual approach, arranged in successive stages, each of which requires a Bodhisattva to pass those that precede it.
21) Hoa Nghiêm Minh Chứng Luận: Abhisamayakara (skt)—Từ Phạn ngữ chỉ “Luận Hoa Nghiêm Minh Chứng” người ta nói của ngài Di Lặc, tập trung vào giáo thuyết văn chương Bát Nhã. Bộ luận gồm tám chương, mỗi chương, theo lời bình của Haribhadra, nói về trạng thái ‘vô khái niệm’ về thuyết trực quang hay thần bí học—A Sanskrit term for “Ornament for Clear Realizations.” A scholastic treatise attributed to Maitreya, which focuses on key doctrines in the “Perfection of Wisdom” (Prajna-paramita) literature. It consists of eight chapters, each of which is referred to as an “Abhisamaya,” which according to Haribhadra’s commentary indicates a non-conceptual (nirvikalpa) state of intuitive gnosis.
22) Luận Kim Cang Châm: Vajrasuci Sastra—Luận được soạn bởi Ngài Pháp Xứng, phê phán nghiêm khắc kinh Vệ Đà và địa vị tối thượng của Phạm Thiên—The sastra was composed by Dharmakirti, seriously criticized about the Veda sutra and the supreme position of Braham in Hinduism.
23)
Lục Túc Luận: Six Legs in the commentary on the Source of Knowledge—Theo
Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo,
Lục Túc Luận là bộ luận viết về Phát Trí Luận của Ca
Đa Diễn Ni Tử—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials
of Buddhist Philosophy, the Six Legs in the commentary on the Source of
Knowledge (Jnana-prasthana).
i)
Phẩm Loại Túc Luận, được viết bởi ngài Thế Hữu: Prakarana-pada
(skt)—Category-leg, written by Vasumitra.
ii)
Thức Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Đề Bà Thiết
Ma: Vijnana-kaya (skt)—Consciousness-body, written by Devasarman.
iii)
Pháp Uẩn Túc Luận, được viết bởi ngài Xá Lợi PhấtE:
Dharma-skandha (skt)—lement-group, written by Sariputra.
iv)
Thi Thiết Túc Luận, được viết bởi ngài Mục Kiền Liên:
Prajnapti-pada (skt)—World-system, written by Maudgalyayana.
v)
Giới Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Phú Lâu Na: Dhata-kayapada
(skt)—Mental-element-body, written by Purna.
vi)
Tập Dị Môn Túc Luận, được viết bởi ngài Đại Câu Thi
La: Sangiti-paryayapada (skt)—Rehearsal-reading, written by Mahakausthila.
24) Nhận Thức Luận: Pramana-vada Sastra (skt)—Bộ Luận nổi tiếng về truyền thống triết học Phật giáo mà vị khai sơn thường được xem như là Trần Như và người dẫn giải nổi tiếng nhất là đệ tử của ngài là ngài Pháp Xứng. Những triết gia của trường phái này khai triển một hệ thống lý luận và nhận thức luận có ảnh hưởng rộng rãi, mà sự giải thích rộng rãi phần lớn nhờ vào những cuộc tranh luận của họ với truyền thống Nyaya của triết học Ấn Độ. Trần Như và Pháp Xứng, cũng như những người dẫn giải sau này của truyền thống như các vị Prajnakaragupta, Santaraksita, Kamalasila, và Ratnakirti, thường quan tâm đến chứng cứ luận dựa trên chứng cứ theo kinh nghiệm, hơn là chấp nhận giáo điển không phê bình. Những văn kinh thuộc về hạt giống của trường phái là Toát Yếu về Tri Thức Có Hiệu Lực của Trần Na và tập phê bình của Pháp Xứng về tập Toát yếu này của Trần Na—A famous sastra of the tradition of Buddhist philosophy whose founder is generally considered to be Dignaga (480-540) and whose most celebrated exponent was his disciple Dharmakirti (530-600). The philosophers of this school developed a widely influential system of logic and epistemology, the elaboration of which owed a great deal to their debates with Nyaya tradition of Indian philosophy. Dignaga and Dharmakirti, as well as later exponents (người dẫn giải) of the tradition such as Prajnakaragupta (850), Santaraksita (eighth century), Kamalasila (eighth century), and Ratnakirti (eleventh century), were primarily concerned with reasoned proofs based on emperical evidence, rather than uncritical acceptance of scripture. The seminal texts of the school are Dignaga’s Compendium of Valid Cognition (Pramana-samuccaya) and Dharmakirti’s Commentary on Dignaga’s Compendium of Valid Cognition (Pramana-varttika).
25) Luận Nhiếp Đại Thừa: Mahayanasamgraha Sastra—Bộ Luận được Ngài Vô Trước soạn về Phật Giáo Đại Thừa—The sastra was composed by Asanga on the Mahayana Buddhism.
26) Nhơn Minh Nhập Chánh Lý Luận: Nyayapravesa Sastra (skt)—Bộ Luận được Ngài Do Thương Kiết La Chủ soạn, nói về Luận Lý học. Thuyết minh về lý luận (chân năng lập, chân năng phá, chân hiện lượng, chân tỷ lượng, tự năng lập, tự năng phá, tự hiện lượng, tự tỷ lượng) do đệ tử của Trần Na là Thương Yết La soạn, Trần Huyền Trang đời Đường dịch sang Hoa Ngữ, một quyển bao gồm những lời bình—The sastra was composed by Sankarasvamin, written on “Introduction to Logic.” A treatise on logic composed by Sankarasvamin, follower of Dignaga, translated into Chinese by Hsuan-Tsang in one book, on which there are numerous commentaries and works.
27) Luận Pháp Hoa Huyền Sớ: Commentary on the Lotus Sutra—Sớ Pháp Hoa—Huyền Chỉ Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa của tông Thiên Thai. Trước khi tông Thiên Thai được thành lập, việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa đã được khởi xướng rất sớm, từ năm 300 sau Tây Lịch. Và những cuộc diễn giảng được mở ra khắp nơi. Một bản sớ giải gồm bốn quyển do Trúc Pháp Tổng hoàn thành, nhưng sự nghiên cứu chủ đề của Pháp Hoa thì bắt đầu từ sau bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, vào năm 406. Nhờ ghi nhận nhiều bản sớ giải Pháp Hoa được soạn từ thế kỷ thứ 5 do các đồ đệ và truyền nhân của Cưu Ma La Thập mà chúng ta có thể hiểu rõ và đánh giá được tầm phổ biến và việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa đã diễn ra nghiêm mật như thế nào. Suốt trong thời gian nầy, có tám bản sớ giải đã được hoàn tất và nhiều khảo cứu chuyên môn về những khía cạnh đặc biệt của học thuyết đã được thực hiện. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, mặc dù công cuộc khảo cứu và những công trình về Pháp Hoa khởi đầu ở phương Bắc, nghĩa là những việc phiên dịch và sớ giải đã bắt đầu ở phương Bắc, tông phái nghiêng về học thuật nầy đặc biệt nẩy nở ở phương Nam, như sự kiện thành lập tông Thiên Thai—A T’ien-T’ai commentary on the contents and meaning of the Lotus Sutra and critical commentary on the text. Prior to the establishment of the T’ien-T’ai School, a study of the Lotus text was commenced as early as 300 A.D. and lectures were delivered everywhere. A commentary in 4 volumes was completed by Chu-Fa-Tsung but research into the subject matter of Lotus was started after Kumarajiva’s translation of the text in 406 A.D. By noticing the many commentaries compiled in the fifth century by his pupils and successors, we can well understand and appreciate to what an extent and how seriously the study of the Lotus was undertaken. During the time eight complete commentaries were written and many special studies of particular aspects of the doctrine were made. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Phiosophy, although the study and the work of Lotus were commenced in the North., i.e., the translation and commentaries, was begun in the North, the school of learning flourished particularly in the South, a fact which eventually gave rise to the foundation of the T’ien-T’ai School.
28) Phẩm Loại Túc Luận: Prakaranapada (skt)—Phẩm Loại Túc Luận (trình bày cơ sở)—Một trong các bộ sách của Bộ Luận Tạng của Bộ phái Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ, được soạn bởi Bà Tu Mật Đa (Thế Hữu), thảo luận về những yếu tố nằm trong lãnh vực phân tách các uẩn và bộ duyệt lại sự phân tích này dưới các tiêu đề Sắc, Tâm, Sở Hữu; còn một danh sách mười sự kiện tích cực của tâm linh—The basis of exposition or category-leg, one of the books of the Sarvastivadin Abhidharma Pitaka, written by Vasumitra, discusses elements under the skandha analysis and a revision of that analysis under the heading of rupa, citta, and Caitasika dharmas; also introduces a list of ten positive mental events.
29) Luận Phật Địa Kinh: Buddhabhumisutra-sastra—Bộ Luận chú giải về Kinh Phật Địa, được Ngài Thân Quang Đẳng soạn và Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—The sastra explained the Buddhabhumi Sutra, composed by Bandhuprabha. It was translated into Chinese by Hsuan-Tsang.
30) Luận Sa Môn Bất Kính Vương Giả: Ordained Buddhists do not have to honor royalty—Thời vua An Đế nhà Tấn, vua xa giá từ Giang Lăng đến Giang Tây, quan Trấn Nam là Hà Vô Kỵ yêu cầu Đại Sư Huệ Viễn đích thân xuống núi nghinh tiếp đức vua. Đại sư lấy cớ đau yếu, khước từ không bái yết. Đến năm Nguyên Hưng thứ hai, quan Phụ Chánh Hoàn Huyền lại gởi cho Đại sư Huệ Viễn một văn thơ, trong đó có nhiều lý luận bắt buộc hàng Sa Môn phải lễ bái quốc vương. Đại sư soạn văn thư phúc đáp và quyển “Sa Môn Bất Kinh Vương Giả Luận” gồm 5 thiên được thành hình để hồi âm. Triều đình xem xong rất lấy làm nể trọng và phải chấp nhận quan điểm của ngài—During the time of Emperor An Đế, the emperor traveled from the Giang Lăng region to Jiang-Tsi; the Great General of the North named Hà-Vô-Kỵ requested the Great Master to descend the mountain to welcome the Emperor. The Great Master used the excuse he was ill and weak to decline this request. Then the second year of Nguyên Hưng reign period, Magistrate Hoàn Huyền once again sent the Greta Master another document. In it this magistrate gave many reasons why Buddhist Monks must bow and prostrate to the emperor. In response, the Great Master wrote a letter and the book with five volumes titled “Ordained Buddhists Do Not Have To Honor Royalty.” After the imperial court reviewed his writing, they highly respected im and had no choice but to honor his views.
31)
Luận Thanh Tịnh Đạo: Visuddhi-marga (skt)—Visuddhimagga (p)—Thanh
Tịnh Đạo hay con đường tinh khiết. Tác phẩm nổi tiếng
chính sau khi có kinh điển của trường phái Theravada, được
Phật Âm (Buddhaghosha) soạn vào thế kỷ thứ V sau C.N. Thanh
Tịnh Đạo gồm có 23 chương, phác họa con đường Phật pháp
theo truyền thống Mahavihara ở Tích Lan. Tác phẩm nầy được
chia làm ba phần với 23 phẩm vụ—The Path of Purification or
Path of purity, the most famous and important postcanonical work of the
Theravada. It was composed by Buddhaghosha in the 5th century. It consists
of twenty-three chapters, outlining the Buddhist path according to the
system of the Mahavihara-nikaya. It divided into three parts with 23 chapters:
1)
Phần I từ chương 1 đến chương 2, nói về Giới luật: Dividion
I from chapter 1 to 2 deal with moral discipline (sila).
2)
Phần II từ chương 3 đến chương 13, nói về Thiền Định:
Division II from chapter 3 to 13 deal with meditation or concentration
(samadhi). This division describes in detail the meditation methods and
objects of meditation to make development of concentration possible and
fruitful.
3)
Phần III từ chương 14 đến chương 23, nói về Diệu Đế
và Thánh Đạo: Division III from chapter 14 to 23 deal with wisdom
(prajna). This section presents the fundamental elements of the Buddhist
teaching such as the four noble truths and the eightfold noble path, etc.
32) Luận Thành Duy Thức: Vijnaptimatratasddhi-sastra—Bộ Luận do Ngài Hộ Pháp Đẳng soạn về Tông phái Du Già và A Lại Da Thức—The sastra was composed by Dharmapala on the explanation about Yogacara and Alaya Consciousness.
33)
Thắng Pháp Yếu Luận: Compendium of Philosophy.
a)
Tổng quan về Thắng Pháp Yếu Luận—An overview of Compendium
of Philosophy: Thắng Pháp Yếu Luận là một trong những bộ
luận của Câu Xá Tông, trong đó tất cả các pháp được
chia làm hữu vi và vô vi—Compendium of Philosophy is one of the
chief sastras or commentaries of the Abhidharma-kosa School, which is classified
into two kinds: conditioned or the created, and non-conditioned or the
unconditioned.
b)
Những pháp nầy đều là hữu vi, tổng cộng có 72, cùng với
3 pháp vô vi tạo thành 5 bộ loại với 75 pháp—These are all
created things, 72 in number and with uncreated things, 3 in number, constitute
the five categories and the seventy-five dharmas—See Sự giải thích
về A Tỳ Đạt Ma in Chapter 7 (V).
34) Thập Nhị Môn Luận: Junimonron (jap)—Dvadasanikaya sastra (skt)—Thập Nhị Môn Luận được Ngài Long Thọ biên soạn, nguyên bản tiếng Phạn đã bị thất lạc, nhưng dịch bản Hán Văn hiện vẫn còn tồn tại. Tác phẩm nầy có tất cả 12 chương, chủ đích nhằm cải sửa những sai lầm của các nhà Phật giáo Đại Thừa thời bấy giờ—The Dvadasanikaya Sastra or the Twelve Gates was composed by Nagarjuna, which is not known in Sanskrit, but is preserved in Chinese translation. It has twelve chapters in all, and is devoted chiefly to correcting the errors of the Mahayanists themselves at that time.
35) Thập trụ Tỳ Bà Sa Luận: Dasabhumika-Vibhasa-Sastra—Bộ Luận bàn về Thập Địa Phẩm, một chương quan trọng nhất trong Kinh Hoa Nghiêm, nói về hai giai đoạn đầu của quả vị Bồ tát, đã tạo ảnh hưởng rất lớn với sự phát triển của các trường phái Tịnh Độ Trung Hoa. Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ—The sastra was composed by Nagarjuna, discussed and explained the course of the development (ten stages) of a bodhisattva, one of the most important chapter in Avatamsaka Sutra, was the doctrinal basic of the early Chinese Pure Land schools. It was translated into Chinese by Kumarajiva.
36) Thí Thiết Luận: Karmikah (skt)—Luận chứng chủ trương trì giới vượt trên kiến thức của trường phái Thí Thiết Luận Bộ—The sastra which taugh the superiority of morality over knowledge from the school of Karma.
37) Thi Thiết Túc Luận: Prajnapti-pada (skt)—Thi Thiết Túc Luận, được viết bởi ngài Mục Kiền Liên—World-system, written by Maudgalyayana, collections of the commentary on the Source of Knowledge.
38) Thụ Để Sa Luận: Jyotisa Sastra (skt)—Thụ Để Sa Luận (giải thích về các pháp thiên văn, địa lý và toán số). . Một trong sáu bộ luận ngoại đạo, gồm bốn bộ Vệ Đà và sáu bộ luận—Works which are regarded as auxiliary to and even in some sense as part of the Veda, their objects being to secure the proper pronunciation and correctness of the text and the right employment of the Mantras of sacrifice as taught in the Brahmanas.
39) Thức Thân Túc Luận (sưu tập về thức): Vijnanakaya (skt)—Sách sưu tập về thân thức, một trong các bộ sách của Bộ Luận Tạng của Bộ phái Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ, được ngài Đề Bà Thiết Ma (Devasarman) biên soạn, liên quan tới việc xác nhận các học thuyết của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ về hiện hữu quá khứ và tương lai của chư pháp và vô ngã—The collection on consciousnesses and consciousness-body, one of the books of the Sarvastivadin Abhidharma Pitaka, written by Devasarman, concerned with substantiating the Sarvastivadin doctrines on the past and future existence of dharmas, and anatman.
40) Trí Độ Luận: Maha-Prajnaparamita Sastra (skt)—The Perfection of Wisdom Treatise—Thích Luận—Đại Trí Độ Luận—Luận về Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là một tác phẩm triết học nổi tiếng của Phật Giáo Đại Thừa. Vì phái Tam Luận quá thiên trọng về duy tâm luận phủ định, nên thời bấy giờ nảy lên một trường phái tích cực là Tứ Luận Tông, bằng cách thêm vào một tác phẩm thứ tư của Ngài Long Thọ, đó là bộ Đại Trí Độ Luận. Bộ luận nầy gồm 100 quyển do ngài Long Thọ Bồ Tát soạn, giải thích về Đại phẩm Bát Nhã Kinh, trong đó Ngài Long Thọ thiết lập quan điểm “Nhất Nguyên” của mình một cách xác quyết hơn trong bất cứ tác phẩm nào khác. Trong luận thích nầy ngài Long Thọ chú thích về Đại Bát Nhã Kinh, có một chú giải về những nguyên lý căn bản nầy: tất cả các sự thể bị chi phối bởi điều kiện vô thường(sarva-samskara-anitya hay chư hành vô thường); mọi yếu tố đều không có tự ngã (sarva-dharma-anatman hay chư pháp vô ngã), và Niết Bàn là sự vắng lặng (nirvana-santam hay Niết Bàn tịch tĩnh). Tam pháp ấn hay ba dấu hiệu của pháp có thể được quảng diễn thành bốn bằng cách thêm vào một dấu hiệu khác: tất cả đều lệ thuộc khổ đau (sarva-duhkkam) hay thật tướng ấn. Có thể dịch chữ ‘thật tướng ấn’ là ‘bản thể’ (noumenon). Tông Thiên Thai giải thích ‘thật tướng’ như là ‘vô tướng’ hay ‘vô thật,’ nhưng không có nghĩa là mê vọng; vô tướng hay vô thật ở đây có nghĩa là không có một trạng thái hay tướng nào được thiết lập bằng luận chứng hay được truy nhận bởi tư tưởng; nó siêu việt cả ngôn thuyết và tâm tưởng. Lại nữa, Thiên Thai giải thích nó như là ‘nhất đế’ (eka-satya), nhưng ‘nhất’ ở đây không phải là nhất của danh số, nó chỉ cho ‘tuyệt đối.’ Nguyên lý của học thuyết Thiên Thai quy tụ trên thật tướng đó của vạn pháp. Tuy nhiên, vì cả Tam Luận và Tứ Luận đều từ tay Ngài Long Thọ mà ra cả nên khuynh hướng tổng quát của những luận chứng siêu hình trong hai phái nầy cũng gần giống nhau. Kinh được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ vào khoảng những năm 397-415 sau Tây Lịch—Sastra (Commentary) on the Prajna paramita sutra. It is a famous philosophical Mahayana work. As the San-Lun School is much inclined to be negativistic idealism, there arose the more positive school, called Shih-Lun or Four-Treatise School, which adds a fourth text by Nagarjuna, namely, the Prajnaparamita-Sastra. This sastra is composed of 100 books ascribed to Magarjuna on the greater Prajna-paramita sutra, in which we see that Nagarjuna established his monistic view much more affirmatively than in any other text. In Nagarjuna’s commentary on the Mahaprajnaparamita there is an annotation of the fundamental principles: All conditioned things are impermanent (sarva-sanskara-anityam); all elements are selfless (sarva-dharma-anatman); and Nirvana is quiescence (nirvana-santam), in which it is said that these ‘three law-seals’ (signs of Buddhism) can be extended to four by adding another, all is suffering (sarva-duhkham), or can be abridged to one ‘true state’ seal. The ‘true state’ may be translated as ‘noumenon.’ This school interprets the ‘true state’ as ‘no state’ or ‘no truth,’ but it does not mean that it is false; ‘no truth’ or ‘no state’ here means that it is not a truth or a state established by argument or conceived by thought but that it transcends all speech and thought. Again, T’ien-T’ai interprets it as ‘one truth’ (eka-satya), but ‘one’ here is not a numerical ‘one;’ it means ‘absolute.’ The principle of the T’ien-T’ai doctrine centers on this true state of all elements. However, all texts from San-Lun and Shih-Lun are being from Nagarjuna’s hand, the general trend of metaphysical argument is much the same. The sastra was translated into Chinese by Kumarajiva in around 397-415 A.D.
41) Trung Quán Luận: Madhyamika-sastra (skt)—Madhyamaka Sastra (skt)—Middle View School—Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ—Học thuyết về Trung Đạo, được trình bày và theo đuổi bởi phái Trung Đạo, được Long Thọ và Thánh Đề Bà (Aryadeva) lập ra vào thế kỷ thứ hai sau CN, có một vị trí rất lớn tại các nước Ấn độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật. Một trong hai trường phái Đại thừa ở Ấn Độ (cùng với Thiền Phái Yogacara). Giáo lý căn bản của trường phái nầy dựa vào thuyết Trung Quán của Ngài Long Thọ. Bộ Trung Luận nhấn mạnh vào giáo lý Trung Đạo, giáo lý căn bản của trường phái Trung Quán của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ. Theo Trung Quán, nghĩa chân thật của Tánh Không là Phi Hữu hay không thực chất. Tên đầy đủ là Trung Quán Luận, do Bồ Tát Long Thọ biên soạn và Thanh Mục Bồ tát chú thích, Cưu Ma La Thập đời Tần dịch sang Hoa Ngữ. Đây là một trong ba bộ luận căn bản của tông Tam Luận. Luận nầy chủ trương trung đạo triệt để, chống lại luận cứ “hữu” “không” hoặc nhị biên “sanh” và “vô sanh.” Theo Ngài Long Thọ thì trung đạo là chân tánh của vạn hữu, không sanh không diệt, không hiện hữu, không phi hiện hữu. Bộ luận thứ nhất và cũng là bộ luận chính trong ba bộ luận chính của Tam Tông Luận. May mắn nguyên bản tiếng Phạn vẫn còn tồn tại. Bản Hán văn do Ngài Cưu Ma La Thập dịch. Tác phẩm nầy gồm 400 bài tụng, trong đó Ngài Long Thọ đã bác bỏ một số những kiến giải sai lầm của phái Tiểu Thừa hay của các triết gia thời bấy giờ, từ đó ông bác bỏ tất cả những quan niệm duy thức và đa nguyên để gián tiếp thiết lập học thuyết “Nhất Nguyên” của mình. Triết học Trung Quán không phải là chủ thuyết hoài nghi mà cũng không phải là một chủ thuyết bất khả tri luận. Nó là một lời mời gọi công khai đối với bất cứ ai muốn trực diện với thực tại. Theo Nghiên Cứu về Phật Giáo, ngài Tăng Hộ đã nói về lý tưởng Bồ Tát trong Trung Quán như sau: “Phật Giáo có thể ví như một cái cây. Sự giác ngộ siêu việt của Đức Phật là rễ của nó. Phật Giáo cơ bản là cái thân cây, các học thuyết Đại Thừa là nhánh của nó, còn các phái và chi của Đại Thừa là hoa của nó. Bây giờ, dù hoa có đẹp đến thế nào thì chức năng của nó là kết thành quả. Triết học, để trở thành điều gì cao hơn là sự suy luận vô bổ, phải tìm động cơ và sự thành tựu của nó trong một lối sống; tư tưởng cần phải dẫn tới hành động. Học thuyết nầy sinh ra phương pháp. Lý tưởng Bồ Tát là trái cây hoàn mỹ chín mùi trên cây đại thụ của Phật Giáo. Cũng như trái cây bao bọc hạt giống, vì vậy bên trong lý tưởng Bồ Tát là sự kết hợp của tất cả những thành tố khác nhau, và đôi khi dường như chia rẽ của Đại Thừa.” Theo Jaidev Singh trong Đại Cương Triết Học Trung Quán, chúng ta thấy rằng những nét chính yếu của triết học Trung Quán vừa là triết học vừa là thuyết thần bí. Bằng cách xử dụng biện chứng pháp và chiếu rọi sự phê bình vào tất cả những phạm trù tư tưởng, nó đã thẳng tay vạch trần những khoa trương hư trá của lý trí để nhận thức Chân Lý. Bây giờ người tầm đạo quay sang với thiền định theo những hình thức khác nhau của ‘Không Tánh,” và thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nhờ thực hành tinh thần đức hạnh Du Già, người tầm đạo theo Trung Quán dọn đường để tiếp nhận Chân Lý. Tại giai đoạn sau cùng của Bát Nhã, những bánh xe tưởng tượng bị chận đứng, tâm trí vọng động lắng đọng tịch tịnh lại, và, trong sự tịch tịnh đó, Thực Tại cúi hôn lên đôi mắt của người tầm đạo; kẻ đó đón nhận sự tán dương của Bát Nhã và trở thành hiệp sĩ phiêu du của Chân Lý. Đây là kinh nghiệm thuộc về một chiều khác, một chiều vô không gian, vô thời gian, nó siêu việt lên trên lãnh vực của tư tưởng và ngôn ngữ. Cho nên nó không thể diễn đạt được bằng bất cứ ngôn ngữ nào của nhân loại—The Treatise on the Middle way or the Guide-Book of the School of the Middle Way. The sastra stressed on the teaching of the Middle Way, the basic teaching of the Madhyamika school of the Indian Mahayana Buddhism. The teaching of the Middle Way, presented and followed by the Madhyamikas, founded by Nagarjuna and Aryadeva in the second century AD, which attained great influence in India, Tibet, China and Japan. One of the two Mahayana schools in India (together with the Yogacara). The basic statement of the doctrines of this school is found in Master Nagarjuna’s Madhyamika-karika. According to the Madhyamaka Sastra, the true meaning of Emptiness (Sunyata) is non-existence, or the nonsubstantiveness. The Madhyamika-sastra, attributed to the Bodhisattva Nagarjuna as creator, and Nilakasus as compiler, translated into Chinese by Kumarajiva in 409 A.D. It is the principal work of the Madhyamika, or Middle School. The teaching of this school opposes the rigid categories of existence and non-existence, and denies the two extremes of production or creation and non-production and other antitheses, in the interests of a middle or superior way. According to Nagarjuna, the Middle Way is true nature of all things which neither is born nor dies, and cannot be defined by either the two extremes, existence or non-existence. The first and principle work of the three main works of the Middle School. Fortunately the Sanskrit text of it has been preserved. It was translated into Chinese by Kumarajiva. It is a treatise of 400 verses in which Nagarjuna refutes certain wrong views of Mahayana or of general philosophers, thereby rejecting all realistic and pluralistic ideas, and indirectly establishing his monistic doctrine. The Madhyamaka system is neither scepticism nor agnosticism. It is an open invitation to every one to see Reality face to face. According to the Survey of Buddhism, Sangharakshita’s summary of the Madhyamaka system as follows: “Buddhism may be compared to a tree. Buddha’s transcendental realization is the root. The basic Buddhism is the trunk, the distinctive Mahayana doctrines the branches, and the schools and subschools of the Mahayana the flowers. Now the function of flowers, however beautiful, is to produce fruit. Philosophy, to be more than barren speculation, must find its reason and its fulfilment in a way of life; thought should lead to action. Doctrine gives birth to method. The Bodhisattva ideal is the perfectly ripened fruit of the whole vast tree of Buddhism. Just as the fruit encloses the seeds, so within the Bodhisattva Ideal are recombined all the different and sometimes seemingly divergent elements of Mahayana.” According to Jaidev Singh in An Introduction To Madhyamaka Philosophy, we have seen the main features of Madhyamaka Philosophy. It is both philosophy and mysticism. By its dialectic, its critical probe into all the categories of thought, it relentlessly exposes the pretensions of Reason to know Truth. The hour of Reason’s despair, however, becomes the hour of truth. The seeker now turns to meditation on the arious forms of ‘Sunyata,’ and the practice of ‘Prajnaparamitas.’ By moral and yogic practices, he is prepared to receive the Truth. In the final stage of Prajna, the wheels of imagination are stopped, the discursive mind is stilled, and in that silence Reality stoops to kiss the eye of the aspirant; he receives the accolade of prajna and becomes the knighterrant of Truth. It is an experience of a different dimension, spaceless, timeless, which is beyond the province of thought and speech. Hence it cannot be expressed in any human language.
42) Luận Vãng Sanh: Rebirth Treatise—Commentary on the Longer Amitabha Sutra—Treatise on the Pure Land.
43) Vị Trí Luận: Patthana (p)—Sách Phát Thú hay quyển sách đề cập đến nhân quả tương quan, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ sách này biên soạn những tranh luận đầy đủ về tánh duyên khởi—The Book of Causal Relations, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. This book is concerned with the causal relations, a full discussion of pratitya-samutpada
44) Giải Thoát Lục: Records of liberation—Tạng thư giải thoát—Viết lại tiểu sử về tâm linh của các vị sư trong Phật giáo Tây Tạng. Thường thường là do các đệ tử ghi lại về vị thầy tâm linh của mình, những văn bản này tập trung vào những biến cố trong đời sống cá nhân được xem như có ý nghĩa một cách đặc biệt trong tôn giáo, chẳng hạn như những trường hợp có những điềm lành quanh việc sanh ra, trong lễ quán đảnh, trong những buổi gặp gỡ với những vị thầy tâm linh khác, hay những sinh hoạt tôn giáo khác như việc xây dựng trung tâm an cư, chùa, vân vân, hay những bài viết, những thành đạt về thiền định. Thường thì những thứ này mang tính Thánh liệt truyện, không có ý nghĩa như những tiểu sử có tính cách phê phán theo kiểu Tây phương, nhưng thường chỉ tập trung vào việc có ý nghĩa đối với Phật giáo mà thôi—Spiritual biographies of Tibetan Buddhist writing. Often written by the disciples of a spiritual master, these texts focus on the events of a person’s life that are considered to be particularly religiously significant, such as auspicious circumstances surrounding his or her birth, initiations, meetings with spiritual preceptors, visions, religious activities, such as building retreat centers, temples, etc., writings, and meditative attainments. Generally hagiographical in tone, they are not critical biographies in the Western sense, but tend rather to focus on significances to Buddhism only.
(B) Những Bộ Luận quan trọng tại Trung Hoa—Important Commentaries in China:
1) Bích Nham Lục: Pi-Yen-Lu—Blue Rock Collection—Một trong những tập sách về thiền luận nổi tiếng và cổ nhứt của Thiền phái Lâm Tế, gồm một trăm công án do thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (980-1052) biên soạn, với lời bình bằng kệ đi kèm của thiền sư Phật Quả Viên Ngộ (1063-1135). Thiền sư Viên Ngộ thêm vào 100 công án của tập sách có sẵn trước đó bằng những vần thơ giảng giải, được xem như là kiệt tác của cổ thi Trung Hoa. Cùng với “Vô Môn Quan,” Bích Nham Lục là một trong hai bộ sưu tập công án có ảnh hưởng nhất. Tập sách lấy tên theo một cuộn giấy có viết hai chữ Hán “Bích” (xanh) và “Nham” (đá), ngẫu nhiên treo nơi chùa nơi mà nó được biên soạn, nên thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển đã dùng hai chữ đó làm nhan đề cho tác phẩm của mình (see Zhong-Hsian-Xue-Tou)—One of the most famous and oldest Zen book of Lin-Chi Zen sect, consisting of one hundred koans compiled by Zen master Hsueh-Tou-Ch’ung-Hsien (980-1052), with is own commentary in verse accompanying each koan, by Zen master Yuan-Wu (1063-1135). He added an introduction to the 100 kung-ans of earlier text, along with poetic explanations that are considered masterpieces of classical Chinese poetry. Along with Wu-Men-Kuan, it is one of the two most influential collections of kung-an. The book derived its name from a scroll containing the Chinese characters for “blue” and “rock” which happened to be hanging in the temple where the collection was compiled, and which the compiler decided to use as a title for his work.
2) Cảnh Đức Truyền Đăng Lục: Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu—Record Concerning the Passing On the Lamp—Cảnh Đức Truyền Đăng Lục có nghĩa là Biên Niên Sử được truyền dưới ánh đèn, soạn dưới thời Cảnh Đức. Tác phẩm xưa nhất trong lịch sử văn học thiền, do nhà sư Trung Quốc tên Đạo Nguyên soạn năm 1004. Tác phẩm gồm những tiểu sử ngắn và những giai thoại về cuộc đời của các thiền sư từ trước thời sơ tổ phái Pháp Nhãn là Thiền Sư Pháp Nhãn Văn Ích. Cảnh Đức Truyền Đăng Lục gồm ba tập, ghi lại ý kiến của hơn 600 thiền sư và nói đến hàng ngàn thiền sư khác. Nhiều công án được tìm thấy trong tác phẩm nầy—Record Concerning the Passing On the Lamp, composed in the Ching-Te period. This is the earliest historical work of Ch’an literature, compiled by the Chinese monk named T'ao-Hsuan in the year 1004. It consists of short biographies and numerous anecdotes from the lives of the early masters of Ch’an up to Fa-Yen-Wen-I, the founder of the Fa-Yen school. This thirty-volume work, in which the deeds and sayings of over 600 masters are recorded and more than 1000 masters are mentioned, is one of the most important source works of Ch’an literature; many of the koans that are found in later Zen literature were fixed in writing here for the first time.
3) Long Thơ Tịnh Độ: Pure Land Dragon Poetry—Lung-Shu Jing-Tu—Long Thơ Tịnh Độ (được viết bởi Vương Nhật Hưu) khuyên dạy về phép tu Niệm Phật. Đây là một trong những quyển sách quan trọng nhất về hoằng dương Tịnh Độ. Người Long Thư, còn gọi là Hư Không cư sĩ, người đời nhà Tấn, đậu Tiến Sĩ nhưng không ra làm quan, chỉ lo chuyên chú tu Tịnh Độ và trở thành tín đồ mộ đạo và học giả, chuyên tu tịnh nghiệp Tịnh Độ và phép Quán Âm. Ông viết quyển “Long Thư Tịnh Độ” khuyên dạy người về phép tu Niệm Phật. Đây là một trong những quyển sách quan trọng hàng đầu trong việc hoằng dương Tịnh Độ (Long Thư là tên quê của ông chứ không phải là Pháp Danh hay tên ông)—Pureland Dragon Poetry (written by Wang-Jih-Hsiu) which taught and advised others the cultivated pathof Buddha Recitation. This Buddhist text was one of the most important books in propagating Pureland Buddhism. Wang-Jih-Hsiu, from Lung-Shu, also known as Hsu-Khung, lived during the Chin Dynasty (265-420 A.D.). He obtained his Doctorate Degree but chose not to take office as a mandarin. He became a devout and learned follower of Amitabha and Kuan-Yin. He focused all his time to cultivate Pureland Buddhism. He wrote the book titled “Pureland Dragon Poetry” teaching and advising others the cultivated path of Buddha Recitation. This Buddhist text was one of the most important books in propagating Pureland Buddhism (Lung-Shu is his hometown, not his Buddha name, nor his name).
4) Lương Hoàng Sám: Litany of Liang-Wu-Ti for his wife—Còn được gọi là Kinh Lương Hoàng Sám. Kỳ thật đây là “Tập Sám Hối Luận” nói về Lương Vũ Đế khi còn làm thứ sử Ung Châu, phu nhân của ngài là Hy Thị tánh tình hung ác, sau khi mất hóa thành một con mãng xà luôn về báo mộng cho vua biết. Nhà vua liền cho lập đàng tràng siêu độ, mời chư Tăng làm lễ sám hối. Nhờ đó mà Hy Thị được sanh về cõi trời, từ trên không trung cảm tạ nhà vua rồi bay đi—Also called The Litany of Liang-Wu-Ti Sutra, The litany of Liang-Wu-Ti for his wife, who became a large snake, or drago, after her death, and troubled the emperor’s dreams. After the litany was performed, she became a devi, thanked the emperor and departed.
5) Quần Nghi Luận: Answers to Doubts and Skepticism Commentary—Đây là quyển luận giải tỏa các mối nghi ngờ của Phật tử về pháp môn niệm Phật, được viết bởi một vị Tổ Tịnh Độ—A commentary which provides explanations and clarifications to Buddhists’ doubts and skepticism of the Pureland Buddhism, written by a Pureland Patriarch.
6) Thong Dong Lục: Record of Great Serenity—Ts’ung-Jung-Lu—Tập sách 100 công án do Hoàng Trí Chánh Giác, một thiền sư danh tiếng phái Tào Động Trung Quốc biên tập. Nhan đề lấy theo tên của “Am Thong Dong”—A book of one hundred koans compiled by Hung-Chih-Chêng-Chueh, a reputed Chinese T’ao-Tung Zen master. The title is derived from the name of the Hermitage of Great Serenity.
7) Tịnh Độ Thánh Hiền Lục: Biographies of Pure Land Sages and Saints—Tịnh Độ Thánh Hiền Lục ghi lại mười một vị Tổ của Tông môn Tịnh Độ và những bài Luận Vãng Sanh của các ngài. Về sau nầy tại đạo tràng Linh Nham, ngài Ấn Quang Đại Sư nhóm họp các hàng liên hữu Tăng, Tục lại và suy tôn ngài Hành Sách Đại Sư vào ngôi vị Tổ thứ 10, tôn ngài Thiệt Hiền Đại Sư làm Tổ thứ mười một, và ngài Triệt Ngộ Đại Sư làm Tổ thứ mười hai. Sau khi ngài Ấn Quang Đại Sư vãng sanh, chư liên hữu xét thấy ngài đức hạnh trang nghiêm và có công lớn với tông phái Tịnh Độ, nên họp nhau đồng suy tôn ngài vào ngôi vị Tổ thứ mười ba. Theo truyền thống Tịnh Độ, các đại sư chỉ thuần về bi, trí và lợi sanh nên không bao giờ các ngài tự xưng là Tổ. Chỉ khi các ngài viên tịch rồi, để lại kỳ tích hoặc có thoại tướng vãng sanh, người đời sau mới căn cứ vào đó mà suy tôn các ngài vào ngôi vị Tổ. Nội dung của Tịnh Độ Thánh Hiền Lục trước sau đều ghi lại những chứng tín và hiện chứng lượng xác thực nhất của Pháp Môn Tịnh Độ cho những ai còn nghi ngờ về pháp môn nầy. Hầu hết các bậc tôn đức vãng sanh được ghi danh trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, đều đã nương theo pháp môn niệm Phật mà trực vãng Tây Phương, dự vào nơi chín phẩm sen của miền Cực Lạc. Tịnh Độ Thánh Hiền Lục trước kia được Hòa Thượng Thích Trí Tịnh phiên dịch với tên Đường Về Cực Lạc, và sau nầy được Hòa Thượng Thích Thiền Tâm chuyển dịch và bố cục lại một lần nữa, đề tên là Mấy Điệu Sen Thanh—Biographies of Pure Land Sages and Saints, or Enlightened Saints of Pureland Buddhism, which recorded eleven Patriarchs for the Pureland Dharma Tradition and their Commentaries on the Rebirth in the Pure Land. Eventually, at Linh Nham Congregation, the Great Venerable Master Yin-Kuang had a convention for Pureland Cultivators, both lay people and clergy, to promote Great Venerable Sinh-So as the Tenth Patriarch, Great Venerable Master Sua-Sen as the Eleventh Patriarch, and Great Venerable Master Che-Wu as the Twelfth Patriarch. After the Great Venerable Master Yin-Kuang gained rebirth in the Pureland, Pureland cultivators carefully examined his life and made the following observations: His conduct and practice were pure and adorning. He made significant contributions to the Pureland Buddhism. Thus, after their meeting, they honored him as the Thirteenth Patriarch. According to the tradition of Pureland Buddhism, the Great Venerable Masters followed the path of compassion, wisdom, and benefitting others; therefore, they never proclaimed themselves as Patriarchs. Only after they passed away, leaving behind significant and extraordinary artifacts, such as caris, upon death they were received by Buddha, Maha-Bodhisattvas, etc, or having outward characteristics of gaining rebirth, did future generations, relying on these evidences, bestowed upon them as Patriarchs. The Biographies of Pure Land Sages is a collection of real life stories of Pureland cultivators, lay and ordained Buddhists, who gained rebirth to provide concrete evidence and serve as testimony to the true teachings of the Buddha and Pureland Patriarchs for those who may still have doubts and skepticism. Almost all the virtuous beings recorded in the Biographies of Pureland Sages relied on the dharma door of Buddha Recitation to gain rebirth and earn a place in one of the nine levels of Golden Lotus in the Western Pureland. The Pureland text, “The Road to the Ultimate Bliss World” was first translated into Vietnamese by the Most Venerable Thích Trí Tịnh, and, later, it was translated and explained again by the late Great Dharma Master Thích Thiền Tâm with the title “Collection of Lotus Stories.”
(C)
Những bài Kệ quan trọng—Important Verses:
1)
Kệ Ban Phép Lành theo truyền thống Tây Tạng: Verses for Auspiciousness
(Tibetan tradition).
i)
Nhờ các công đức lành tích tụ trong cõi luân hồi ta bà
và cõi Niết Bàn, xin nguyện cho phép lành rải xuống chúng
con, giải thoát ngay tại đây và bây giờ ra khỏi mọi tai
họa và gian khổ, xin hưởng trọn châu báu toàn hảo huy hoàng
của cõi thiên, của các công đức thế gian, của mọi điều
lành và các công đức tối hậu rốt ráo của chư Phật. Xin
nguyện cho phép lành rải xuống để Phật pháp mãi mãi lưu
truyền từ bậc Giác Ngộ Toàn Trí Bồ Đề Tống Lạt Ba,
người là nguồn đạo pháp. Bao quanh bởi toàn chư tăng tôn
túc, các bậc thánh trí Du Già Sư phấn đấu thiền định
tinh tấn thông suốt Tam thượng học thanh tịnh.
ii)
Sau khi cầu nguyện pháp lành từ Tổ Tống Lạt Ba, người
đã từ khi còn trẻ cầu nguyện đến Đức Phật Bổn Sư
tối thượng, xin nguyện cho phép lành này đến với người,
Tổ Kim Cang Trì Tống Lạt Ba, xin người ban cho mọi chúng sanh
được thành tựu nhanh chóng tự nhiên các ước nguyện.
iii)
Xin nguyện phép lành ban xuống để cho tất cả những
năng khiếu ước muốn của chúng con tăng trưởng như mực
nước hồ sau cơn mưa mùa hạ. Mang lại dòng tái sanh không
cắt đoạn, thanh nhàn trong những gia đình tu tập nhiều công
đức như vậy để chúng con có thể tiếp tục ngày đêm tu
học Chánh Pháp, kính bạch Tổ Tống Lạt Ba.
iv)
Xin cho tất cả những công đức chúng con đã tích tụ trong
quá khứ, hoặc sẽ tích tụ từ giớ cho đến khi Giác Ngộ,
cộng thêm mọi điều lành mang đến kính dâng lên sắc thân
người, hỡi bậc Thánh Trí tôn kính và cầu nguyện cho người
mãi trụ thế gian, bất động bất biến như chùy kim cang.
2)
Duyên Khởi Kệ: Gatha of pratiyasamutpada—Duyên Khởi Pháp Tụng—Bài
kệ văn của ba trong bốn đế hay giáo lý căn bản của đạo
Phật, theo Trí Độ Luận (bài kệ nầy thường được đặt
dưới các nền chùa hay bên trong hình tượng Phật)—The gatha
of three of the four dogmas of Buddhism according to the Sastra on the
Prajna Sutra (usually placed in the foundations of pagodas and inside of
images of Budhas):
i)
Khổ Đế: All is suffering.
ii)
Tập Đế: Suffering is intensified by desire.
iii)
Diệt Đế: Extinction of desire is practicable.
3) Đầu Cơ Kệ: Gatha of enlightenment—Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, rất nhiều thiền sư còn lưu lại những bài thơ gọi là kệ ghi lại những điều cảm nghĩ trong phút giây mở con mắt huệ. Những bài kệ nầy có tên riêng là ‘Đầu Cơ Kệ,’ ngụ ý giữa thầy và trò có sự tinh ý hợp nhau—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, some masters have left in the form of verse known as ‘gatha’ what they perceived or felt at the time when their mental eye was opened. The verse the special name of ‘Enlightenment Gatha’ which shows the agreement between the master and his followers in enlightenment.
4)
Kệ Phá Địa Ngục—Verses of destroying hell: Stanza that destroys
hell.
Ưng quán pháp giới tánh
All is but mental construction
(Everything is made from mind)
Nhứt thiết duy tâm tạo
If people want to really know.
Nhược nhơn dục liễu tri.
All Buddhas of all times.
Tam thế nhứt thiết Phật
They should contemplate the nature of the cosmos.
5)
Kệ Sám Hối—Verse of repentance:
Từ vô thỉ con tạo bao nghiệp ác
Do bởi tham, sân, si,
Từ thân, khẩu, ý mà sanh ra
Nay con xin thành tâm sám hối tất cả.
From beginningless, I had done so many vicious deeds
Only because of Greed, Anger and Stupidity,
They are coming from body, mouth and mind
Now I sincerely ask for forgiveness in my repentance.
6)
Kệ Thần Tú: Verses of Shen-Hsiu.
Thân là cội Bồ đề,
Tâm như đài gương sáng.
Luôn luôn phải lau chùi,
Chớ để dính bụi bặm.
The body is a Bodhi tree,
The mind like a bright mirror stand.
Time and again brush it clean,
And let no dust alight.
7)
Kệ Tứ Liệu Giản của Đại Sư Vĩnh Minh—Verses of four options
or choices from Yung Ming Master: Trong thời Đại Sư Diên Thọ,
người đời còn đang bị phân vân, ngờ vực giữa Thiền
tông và Tịnh Độ, chưa biết phải tu môn nào để được
kết quả chắc chắn, nên ngài Diên Thọ đã làm bài kệ TỨ
LIỆU GIẢN để so sánh với Thiền Tông—During the time of Den
Suu, many Buddhists were skeptical and unclear about the differences between
Zen and Pureland, not knowing which tradition to practice to obtain guaranteed
results; therefore, Den-Suu wrote a poem entitled “Four Clarifications”
to make comparisons.
i)
Hữu Thiền Vô Tịnh Độ, thập nhân cửu thác lộ. Ấm cảnh
nhược hiện tiền, miết nhĩ tùy tha khứ (Có Thiền không
Tịnh Độ, mười người chín lạc đường. Ấm cảnh khi hiện
ra, chớp mắt đi theo nó): Having Zen but not having Pureland, nine
out of ten cultivators will be lost. When life images flash before death,
in a split second, must follow that karma.
ii)
Vô Thiền Hữu Tịnh Độ, vạn tu vạn nhơn khứ. Đản đắc
kiến Di Đà, hà sầu bất khai ngộ (Không Thiền có Tịnh Độ,
muôn tu muôn thoát khổ. Vãng sanh thấy Di Đà, lo gì không khai
ngộ): Without Zen but having Pureland, thousand cultivators, thousand
find liberation. Gain rebirth, witness Amitabha Buddha, what worry is there
for not becoming awakened!
iii)
Hữu Thiền Hữu Tịnh Độ, do như đái giác hỗ. Hiện thế
vi nhân sư, lai sanh tác Phật Tổ (Có Thiền có Tịnh Độ,
như thêm sừng mãnh hổ. Hiện đời làm thầy người, về
sau thành Phật Tổ): Having Zen and having Pureland, is similar to
giving horns to a tiger. Present life one will be the master of men; in
the future one will become Buddha and Patriarch.
iv)
Vô Thiền Vô Tịnh Độ, thiết sàng tinh đồng trụ. Vạn kiếp
dữ Thiên sanh, một cá nhơn y hổ (Không Thiền không Tịnh
Độ, giường sắt cột đồng lửa. Muôn kiếp lại ngàn đời,
chẳng có nơi nương tựa): Without Zen and without Pureland, iron
beds and copper poles await. In tens and thousands of lifetimes, having
nothing to lean on.
8)
Kệ Tự Tánh Của Lục Tổ Huệ Năng: Verses on the Self-Nature
of the Sixth Patriarch Hui Neng.
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.
How unexpected!
The self-nature is pure in itself.
The self-nature is orginally neither produced nor destroyed.
The self-nature is originally complete in itself.
The self-nature is originally without movement,
The self-nature can produce the ten thousand dharmas.
9)
Kệ Vô Tướng Của Lục Tổ Huệ Năng: No-mark stanza from Hui-Neng
Patriarch—Lục tổ muốn nhắc nhở người tu không nên tìm
lỗi người, vì càng dùng thời gian để tìm lỗi người chúng
ta càng xa đạo—Patriarch Hui-neng wanted to remind the cultivators
try not to see anybody’s faults, but our own because the more time we
spend to find other people’s faults the farther we are away from the
Path:
Nhược
kiến tha nhơn phi (nếu là bậc chân tu, chúng ta không bao giờ
thấy lỗi đời)
Tự
phi khước thị tả (Nếu như thấy lỗi người, mình chê thì
mình cũng là kém dỡ)
Tha
phi ngã bất phi (Người quấy ta đừng quấy).
Ngã
phi tự hữu quá (Nếu chê là tự ta đã có lỗi).
Đản
tự khước phi tâm.
Đả
trừ phiền não phá (Muốn phá tan phiền não).
Tắng
ái bất quan tâm (Thương ghét chẳng để lòng).
Trường
thân lưỡng cước ngọa (Nằm thẳng đôi chân nghỉ).
He
who treads the path in earnest, see not the mistake of the world.
If
we find faults with others, we ourselves are also in the wrong.
When
other people are in the wrong, we should ignore it.
For
it is wrong for us to find faults.
By
getting rid of the habit of fault-finding,
We
cut of a source of defilement.
When
neither hatred nor love disturb our mind.
Serenely we sleep.