Thư Viện Hoa Sen

Từ Bi: Đưa Đạo Vào Đời

16/06/201212:00 SA(Xem: 16322)
Từ Bi: Đưa Đạo Vào Đời

TỪ BI: ĐƯA ĐẠO VÀO ĐỜI
TKN Như Liên

Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã dạy những chân lý Vô thường (anicca), Khổ (dukkha) và Vô ngã (anatta). Giáo lýĐức Phật giảng dạy, dù có tính cách triết lý hay luân lý đạo đức v.v… đều với mục đích duy nhất là chỉ bày cho chúng sanh con đường thực hành để chứng ngộ tự thân bằng cách thể nghiệm tâm linh với trí tuệ trực giác. Giáo pháp của đức Phật, do vậy, được ví như chiếc bè để đưa người vượt qua dòng sông sanh tửĐức Phật chính là vị Thầy dẫn đường đầy trí tuệ, là vị lương y tài ba đầy lòng từ ái.

Chữ “Phật” vốn là phiên âm từ tiếng Hán của từ “Bud” trong “Buddha” mà người dân miền Bắc vẫn gọi là “Bụt” đã được đề cập trong nhiều câu chuyện dân gian. Bụt là một vị Tiên hiền hòa luôn giúp đỡ người tốt lúc lâm nạn, người hiền bị ức hiếptrừng trị những ai có tâm ác.

Như vậy, Buddha hay Đức Phật đã xuất hiện từ rất sớm ở Việt Nam và đã luôn đồng hành cùng dân tộc trải qua những cuộc thăng trầm thịnh suy của đất nước qua nhiều thời đại, trong đó có những giai đoạn đặc biệt như đời Lý, đời Trần đã tôn Phật giáoquốc giáo. Nhưng dù triều đại nào đi nữa, Phật giáo đã góp phần xây dựng nên một nền chính trị bằng lòng từ bi và trí tuệ. Phật Giáo không bi quan, không lạc quan, nhưng thực tiễn, không tuyệt đối tại thế, cũng không hoàn toàn siêu thế mà là con đường giác ngộ duy nhất. Phật Giáo cũng không phải là một tôn giáo bởi vì Phật Giáo không phải là “một hệ thống tín ngưỡngtôn sùng lễ bái”. Phật Giáo, chính xác hơn, là Đạo của trí tuệ, của sự sáng suốt và đây chính là đặc tính quý báu nhất mà con người muốn đạt đến.

Đạo Phật không buộc con người phải quy phục mù quáng như kẻ nô lệ chỉ có đức tin suông nơi giáo lý của Phật đà, điều này đã được minh chứng hùng hồn qua bài Kinh Kàlàmà đã từng làm rúng động hàng loạt các giáo phái ngoại đạo cách đây hơn 25 thế kỷ, và cho đến nay vẫn còn đầy sức hấp dẫn đối với giới khoa học, trí thức. - “Này quý vị Kàlàmà, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.” “Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiệnchấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng. … Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiệnchấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú”. (Tăng Chi Bộ Kinh III.65). Chủ ý của bản kinh này là Đức Phật muốn xác định mạnh mẽ rằng niềm tin luôn phải được dẫn dắt bằng trí tuệ, nếu không như thế thì đến cuối cùng cũng chỉ là một sự sùng mộ, cuồng tín vô bổ mà thôi. Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng mỗi người có thể trở nên trong sạch hay không đều do chính mình “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm. Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta. Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch.” (Pháp Cú, 165). Thật vậy, không một ai, dù là Thượng Đế hay Đức Phật, có đủ quyền năng để rửa sạch các tội lỗi của người khác. Nói một cách chính xác, không ai có thể rửa sạch và cũng không ai có thể làm hoen ố người khác. Đức Phật là một vị Thầy đã giúp ta chỉ ra con đường hướng đến chân thiện mỹ, nhưng chính ta là người phải tự thanh lọc tâm để hưởng hương vị tuyệt vời của pháp bảo khi đi trên con đường ấy.

Tinh thần tự lực tự cường ấy của Phật giáo đã gắn liền với cuộc sống người dân Việt qua bao thăng trầm của lịch sử, với các triều đại vua chúa, với các vị Quốc sư, thiền sư có tấm lòng đại từ đại bi để giữ gìn Quốc Thái Dân An.

Nói đến Từ – Bi, ít ai biết rằng Từ Bi là hai tâm sở không bao giờ xuất hiện cùng một lúc, khi tâm từ sinh khởi thì tâm bi vắng mặt hay ngược lại. Vậy, Từ Bi là gì?

I. Tâm từ được dịch nghĩa từ tiếng Pāḷi là mettacitta. Mettā (Sk. maitri) – tâm từ có nghĩa là từ ái, tình thương, hảo tâm, thiện chí, là cái gì làm cho lòng ta trở nên êm dịu. Tâm từ (mettā) không phải là tình thươngliên quan đến nhục dục ngũ trần, hay lòng trìu mến cá nhân đối với một người nào mà là tâm biết thương yêu cao thượng gồm cả bản thân lẫn vạn loại chúng sinh, cầu mong sự lợi ích, an lạc lâu dài cho mình và tha nhân. Mettā hay tâm từ là một trong Tứ vô lượng tâm, và cũng là một trong những giải thoát tâm, với tâm niệm tràn đầy tình thương là một đề mục thiền giúp tâm phát triển đến tầng mức cao thượng hơn (Vism 308).

Kẻ thù trực tiếp của tâm từsân hận, oán ghét, hay tức giận bực mình (kodha). Kẻ thù gián tiếp là lòng trìu mến cá nhân (pema). Tâm từ bao trùm tất cả chúng sanh, không loại bỏ và không phân biệt chúng sanh nào. Đến mức cùng tột, tâm từ là tự đồng hóa với tất cả chúng sanh (sabbattatā), thấy vạn vật với mình là một. Tâm từ là lòng chân thành ước mong cho tất cả chúng sanh đều được an lành hạnh phúc. Thái độ từ áiđặc điểm chánh yếu của tâm từ. Tình thương yêu của tâm từ không bị ô nhiễm bởi phiền não, luôn luôn đồng sanh với thiện tâm, và đối tượng của nó là tất cả chúng sinh không giới hạn, không ngoại trừ một chúng sinh nào.

II. Karuṇātâm bi, được định nghĩa là cái gì làm cho tâm của người tốt rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, hoặc cái gì xoa dịu nỗi khổ của người. Đặc tính của tâm biý muốn giúp người khác thoát ra một cảnh khổ. Kẻ thù trực tiếp của tâm bi là sự độc địa muốn hại người (vật) (hi), và kẻ thù gián tiếp của nó là sự âu sầu, phiền muộn (domanassa).

Tâm bi bao trùm những chúng sanh đau khổtiêu trừ mọi hành động độc ác tàn bạo. Khi trái tim biết lắng nghe và cảm nhận mọi nỗi đau đớn của chúng sanh là khi chúng ta đã có sự rung độngước mong cho chúng sanh đó thoát khổ. Tâm bi giúp cho người thực hành vượt qua những khó khăn, thử thách, làm những việc khó làm, nhằm cứu khổ và giúp đỡ những người nghèo nàn, neo đơn như bố thí, nhẫn nại… như Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV từng nói “Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, thực hành lòng từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, thực hành lòng từ bi.”

Nếu ai cũng thực hành hạnh Từ Bi với chính mình là không làm cho mình đau khổ, giúp cho mình giảm bớt bệnh tật, bớt tâm tham, sân, si, thì phải quan tâmthương yêu đến bản thân mình hơn. Không ai thương mình, bằng chính mình thương mình. Nếu tâm ta cứ tham muốn điều này đến điều khác thì rất dễ dẫn đến sân hận, bực bộilo lắng.

Con người đau khổ, phiền não, bệnh tật là do tâm suy nghĩ quá nhiều, quá khứ đã trôi qua không bao giờ níu kéo lại, tương lai thì chưa đến, đều quan trọng là mỗi người trong chúng ta phải biết cách sống trong hiện tại. Khi nào lòng yêu thương không có sự chiếm hữu hay vụ lợi thì tình yêu thương chân thật đó sẽ giúp cho ta có một tâm hồn trong sáng để lắng nghe, một khi trái tim được rộng mở, thì toàn bộ cuộc sống trở nên tốt đẹp và hài hòa. Chính những đều đó là một năng lực từ trường có khả năng trị bệnh cho mình đồng thời cũng có thể giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Chính lòng từ bi mong muốn cho tha nhân được hạnh phúc sẽ nhân đôi lên niềm hạnh phúc của tự thân.

Tâm từ bi được thể hiện qua thân, khẩu, ý luôn luôn cầu mong cho sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài đến cho tất cả mọi người, mọi chúng sinh. Chúng ta nên sẵn sàng cùng nhau chung sức vào công việc chung, những lúc người thân cận bệnh hoạn ốm đau, ta phải có bổn phận chăm nom săn sóc, chữa trị bệnh cho họ chóng khỏi. Như lời Đức Phật dạy:

“Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một?

1- Ngủ được an lạc; 2- Thức dậy được an lạc; 3- Không thấy các ác mộng; 4- Được mọi người thương yêu, quý mến; 5- Được các hàng phi nhân thương yêu, quý mến; 6- Được chư thiên hộ trì; 7- Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí… không thể làm hại được; 8- Tâm dễ dàng an tịnh; 9- Gương mặt sáng sủa; 10- Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt); 11- Đề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ đệ ngũ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A-la-hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích.” (Tăng Chi 4, trang 684)

Từ bi được Đức Phật ví như người mẹ hiền hết lòng bảo bọc và thương yêu đứa con duy nhất của mình, dầu có phải hiểm nguy đến tánh mạng đi nữa. Trong Kinh Từ Bi (Kanariya Metta Sutta), Ngài dạy:

“Như mẹ giàu tình thương,

suốt đời lo che chở,

đứa con một của mình,

hãy phát tâm vô lượng,

cùng tất cả sinh linh,

từ bi gieo cùng khắp.”

(Truởng Lão Tăng Kệ, câu 33)

Ngoài hai thể tính Từ và Bi, Đạo Phật còn khuyến hoá mọi người thực hành thập thiệnbố thí, trì giới, tham thiền…. để đưa cuộc sống hạnh phúc hơn. Bố thí có nghĩa là tánh rộng rãi, rộng lượng, là hành động cho đi, là hành vi đạo đức đầu tiên để làm thềm thang đến với đạo lộ giải thoát, bởi cho là một hành động ly tham, là yếu tính cần có để từ bỏ cái “tôi” và cái “của tôi”. Bố thí hay cho đi thì trái với tâm tham hoặc mong muốn. Tánh rộng rải là để đối trị với tâm ham muốn, tham lam, tính chất bám víu hay ích kỷ.

Đạo Phậtđạo từ bi và hành động thiết thực của nó mang đến sự an vui, bình yên cho tất cả chúng sinh. Lòng từ bi này đã ăn sâu trong lòng dân tộc Việt, trải qua bao nhiêu biến cố thiên tai, lũ lụt, hoạn nạn, đói nghèo, người dân luôn lấy câu châm ngôn làm gốc “lá lành đùm là rách”. Điều quan trọng là làm sao phát triển mạnh mẽ hơn với những hoạt động từ thiện xã hội như giúp đỡ đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi xa xôi, và làm sao để đưa giáo lý của Đức Phật tiếp cận với đồng bào ở miền Bắc nhiều hơn nữa. Đối với người dân miền Bắc, hình ảnh Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni có nhiều nơi dường như quá xa lạ và thay vào đó là sự mê tín, tín ngưỡng, cầu cúng, lễ bái, nhà sử học Lê Mạnh Thát đã phát biểu: “Đức Phật Thích Cađức Phật lịch sử, nhưng đối với người Việt Nam thì phải có những vị Phật mà người Việt Nam có thể cầu, những vị Phật quen thuộc đối với họ.”

Phần lớn các nước Phật giáo trên thế giới chú tâm rất mạnh mẽ tinh thần đạo đức vào thế hệ trẻ, họ đã đưa giáo lý Đức Phật vào các trường học, vì chính thế hệ này là rường cột đất nước cho tương lai. Hiện nay ở Việt nam với sự phát triển xã hội, hiện đại hóa, tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin trở nên nhanh chóng và sự bùng nổ phương tiện truyền thông như Game, phim ảnh bạo lực…., đã làm thế hệ trẻ tiếp cận dễ dàng, điều đó dẫn đến bao nhiêu tệ nạn như cướp giật, trộm cắp, xì ke ma túy….., những bậc cha mẹ hầu như ai cũng tất bật ở những công sở đôi khi quên những đứa con bên cạnh của mình. Vì thế, Phật giáo nên mở các lớp học tình thương, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nhiều hơn nữa, lớp học tiếng Anh,… cô nhi viện, Viện dưỡng lão, trạm xá, bệnh viện Phật giáo… tất cả những đều đó không đều thể hiện tinh thần nhập thế từ bi của Đạo Phật.

Vị Thiền Sư Goenka- Ấn Độ đã áp dụng phương pháp thiền vào trong các trại tù lớn nhất ở Ấn Độ như Trung Tâm Nhà Tù Jaipur, Rajasthan (miền Bắc Ấn), Trung Tâm Nhà Tù Nashik, Maharashtra (miền Nam Ấn), Nhà Tù Yerwada “khét

(Khemarama.com Ni Chúng Phật Giáo Nguyên Thủy)

 



Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81847)
17/08/2010(Xem: 121991)
16/10/2012(Xem: 68918)
23/10/2011(Xem: 70484)
01/08/2011(Xem: 516741)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: