Điều Nghiên Về Các Hình Thái Cơ Bản Của Đạo Phật

25/10/201212:00 SA(Xem: 22076)
Điều Nghiên Về Các Hình Thái Cơ Bản Của Đạo Phật

ĐIỀU NGHIÊN
VỀ CÁC HÌNH THÁI CƠ BẢN CỦA ĐẠO PHẬT
Alexander Berzin
Cairo, Ai Cập, tháng Mười Một, 1995
Xuất bản lần đầu tiên như một đoạn của
Berzin, Alexander. Buddhism and Its Impact on Asia.
Asian Monographs, no. 8.
Cairo: Cairo University, Center of Asian Studies, June 1996


Chúng ta hãy xem xét một số nét khác biệt giữa các hình thái Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Trung QuốcPhật giáo Tây Tạng, là đại diện của các hệ thống Phật giáo chính còn tồn tại đến ngày nay.

Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật giáo Nguyên thủy nhấn mạnh sự thực hành thiền chánh niệm. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung tâm ý và hơi thở vào các cảm thọ trong thân thể khi đang ngồi, vào các động tác và ý định cử động khi đang đi hết sức chậm rãi. Với chánh niệm về sự sinh và diệt của từng khoảnh khắc, hành giả đạt được sự chứng nghiệm về sự vô thường. Khi áp dụng sự hiểu biết này vào việc phân tích tất cả các kinh nghiệm của mình, hành giả có thể nhận thức được rằng không có một bản ngã thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập với mọi ngườimọi vật khác. Tất cả đều thay đổi theo từng khoảnh khắc. Bằng cách này, hành giả có được sự hiểu biết về thực tại, khiến họ tự thoát ra khỏi sự lo âu về bản thân và sự bất hạnh mà nó mang lại. Phật giáo Nguyên thủy cũng dạy các pháp thiền về lòng từ và lòng bi, nhưng chỉ trong những thập niên gần đây, Phật giáo Nguyên thủy mới có một phong trào gọi là “Đạo Phật Nhập Thế” (Engaged Buddhism), bắt đầu ở Thái Lan, để các Phật tử tham gia vào các chương trình trợ giúp xã hội và môi trường. Hơn nữa, các nhà sư Phật giáo Nguyên thủy còn tu học, trì tụng kinh điển và thực hiện các nghi lễ cho công chúng tại gia. Hàng ngày, các nhà sư đi khất thực một vòng trong im lặng, và các gia chủ thực hành tâm bố thí bằng cách cúng dường thức ăn cho các vị này.

Đại Thừa Đông Á

Các truyền thống Đại thừa Đông Á xuất xứ từ Trung Quốc có hai hình thức chính: Tịnh Độ (Pure Land) và một hình thức khác được biết đến như Zen ở Nhật Bản. Truyền thống Tịnh Độ chú trọng việc tụng niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà (Amitabha), tức Vô Lượng Quang Phật (Buddha of Infinite Light), như là phương pháp để đi đến cõi Cực Lạc Tịnh Độ của ngài, một loại thiên đường ở đó mọi việc đều thuận lợi cho việc tu tập để trở thành Phật. Còn Zen nhấn mạnh việc hành thiền nghiêm ngặt, nhờ đó tâm hành giả trở nên vắng lặng, không còn tạp niệm, thì bản chất thanh tịnh của tâm như từ bitrí tuệ sẵn có mới chiếu sáng được. Chư tăng ni trong cả hai truyền thống đều tụng các kinh điển, và để phù hợp với nền văn hóa Nho Giáo, các vị còn thực hiện các nghi lễ, đặc biệt là cho liệt vị tổ tiên đã qua đời trong cộng đồng cư sĩ.

Đại Thừa Tây Tạng

Hình thái Phật giáo Đại thừaTây Tạng, hiện diện ở khắp Trung Á, nhấn mạnh đến sự tu họcđặc biệt về bản chất của tâm và các cảm thọ, qua trung gian của luận lý học và tranh luận – cùng với việc hành thiền cao độ. Sự tu tập này được kết hợp với hành trì mật điển, trong đó, hành giả sử dụng năng lực của sự tưởng tượng và làm việc với những năng lượng vi tế của cơ thể để chuyển hóa thân mình thành một vị Phật. Điều này được thực hiện bằng cách chú tâm vào tánh Khônglòng bi mẫn, và trong bối cảnh đó, hành giả tưởng tượng mình đã trở thành sắc thân của một vị Phật cụ thể nào đó. Mặc dù những sắc thân Phật như vậy đôi khi được gọi là "các bổn tôn", tuy nhiên, các vị bổn tôn này không tương đương với Thượng Đế về mặt ý nghĩa hay chức năng, và đạo Phật hoàn toàn không phải là một tôn giáo đa thần. Mỗi sắc thân Phật là một biểu tượng thể hiện cho một phương diện giác ngộ của một vị Phật, như là trí tuệ hay tâm từ bi. Việc quán tưởng mình trong thân của một vị Phật như vậy, kết hợp cùng với việc tụng niệm những âm tiết thiêng liêng (chú), giúp cho hành giả vượt qua ý niệm về bản ngã tiêu cựcsi mê của mình, và phát triển các phẩm chất mà vị Phật đó biểu hiện. Cách hành trì như vậy rất cao cấp và cần sự giám sát chặt chẽ của một vị thầy hội đủ các phẩm chất cao quý.

Phật giáo Tây Tạng cũng có nhiều nghi lễtụng niệm, thường để loại trừ những năng lực tiêu cực và sự quấy nhiễu, được hình dung dưới dạng ma quỷ. Trong khi thực hành những nghi lễ như vậy, hành giả tưởng tượng mình trong một sắc thân cực kỳ mạnh mẽ và phẫn nộ như một sự trợ giúp của pháp thiền quán, để có thêm năng lượng và lòng tự tin, hầu vượt qua những khó khăn. Các pháp thiền quán để trưởng dưỡng lòng từ ái và bi mẫn cũng rất quan trọng, và cũng liên quan đến việc sử dụng sự quán tưởng.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Tiểu Sử Ngắn Alexander Berzin


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2013(Xem: 8030)
09/11/2010(Xem: 76429)
09/11/2010(Xem: 62009)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.