Phật Giáo & Nhân Sinh - Pháp Sư Huệ Luật | Minh Đức Soạn Dịch

05/01/20225:36 SA(Xem: 2556)
Phật Giáo & Nhân Sinh - Pháp Sư Huệ Luật | Minh Đức Soạn Dịch

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Pháp Sư Huệ Luật
Minh Đức Soạn Dịch
PHẬT GIÁO & NHÂN SINH
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
PDF icon (4)PHAT GIAO VA NHAN SINH

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu
Dẫn nhập
Sơ lược về tác giả
Phật giáonhân sinh (Phần I)
Phật giáonhân sinh (Phần II)
Lời kết 

 

DẪN NHẬP

Ngược dòng thời gianlịch sử, cách đây trên 2500 năm, tại xứ Ma Kiệt Đà, bên rặng Tuyết sơn, dưới cội Bồ-đề, một bậc vĩ nhân đã chứng ngộ quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giácđức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất hiệnthế gian. Chính đức Phật đã tự thân cọ xát với cuộc đời, trải qua những năm tháng nỗ lực tu tập, cuối cùng Ngài đã tìm ra chân lýcon đường đi đến sự an lạc giải thoát, chứng quả Bồ-đề. Từ đó, Ngài đã đem dòng “Pháp vị cam lồ” tưới mát khắp tất cả những chúng sinh bị nóng bức, bị đốt cháy bởi ngọn lửa tham, sân, si. Dòng pháp vị cam lồ nhiệm mầu ấy đã chảy, đang chảy từ Đông sang Tây và sẽ chảy mãi đến những nơi nào mà khổ đau, hận thù, tham lam, sân hậnsi mê còn đang ngự trị. Dòng Cam lồ nhiệm mầu ấy chính là dòng chảy của Phật giáo – một nguồn hạnh phúc cho tất cả những ai muốn một cuộc sống hòa bình, an lạchạnh phúc.

   Phật giáo Việt Nam được truyền đến trực tiếp từ Ấn Độ ngay từ đầu công nguyên, sau đó Việt Nam lại tiếp nhận Phật giáo được truyền từ Trung Quốc sang, rồi phối hợp với tín ngưỡng sẵn có của dân tộc tạo nên một Phật giáo Việt Nam mang nét đặc thù riêng.

   Sự hiện diện của Phật giáo tại Việt Nam, từ khi du nhập đến giờ, như dòng nước mát âm thầm chảy sâu dưới lòng đất, không cuốn đi những kỳ hoa dị thảo trên mảnh đất thân yêu này, không xóa đi những cánh đồng làng mạc yêu thương của dân tộc, không gây tàn phá và hung bạo như cơn nước lũ, mà hiền hòa thấm nhuần, cho hoa lá thêm tươi, cho ruộng đồng thêm bát ngát, vì đạo Phật là đạo của Từ biTrí tuệ.

   Đối với đất nước Việt Nam, kể từ khi du nhập đến nay, Phật giáo luôn luôn gắn liền với mạch sống của dân tộc, đã cùng trải qua bao thăng trầm, binh lửa với lịch sử dân tộc, đã cùng với dân tộc tồn tại đến ngày nay và cũng sẽ mãi mãi tồn tại cho đến ngàn sau như một nhà thơ đã viết:
“Trang sử Việt
cũng là trang sử Phật
Trải qua bao độ hưng suy 
Có nguy mà chẳng mất…”
 
Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, nên về tôn giáo, chính trị và văn hóa, nước Việt Nam ta từ nhiều thế kỷ đã chịu ảnh hưởng xa gần của Trung Hoa, rõ ràng nhất là về mặt văn tự. Phật giáo Việt Nam cũng không thể nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhất là Phật giáo Đại thừa.

   Gần như tất cả kinh điển Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam đều bằng Hán ngữ. Vì thế, việc tìm hiểuhọc hỏi về giáo lý đối với phần lớn người học Phật, nhất là người Phật tử tại gia không sao tránh khỏi những khó khăn về mặt văn tự, cho nên việc chuyển dịch những tác phẩm về Phật học từ tiếng Hán sang tiếng Việt là môt trong những việc làm thiết yếu đối với những người xuất gia. Trong quá khứhiện tại, chư vị tôn túc tiền bối đã quan tâm và đã chuyển dịch rất nhiều tác phẩm Phật học từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Điều đó đã giúp ích rất nhiều cho người học Phật không biết chữ Hán vẫn có thể trì tụng, hiểu được những lời dạy của đức Phật để ứng dụng vào cuộc sống nhằm chuyển hóa nội tâm, xây dựng cuộc sống được an lạctốt đẹp hơn.

   Tác phẩm Phật giáo dữ Nhân sinh của Tuệ Luật pháp sư là một tác phẩm bằng chữ Hán, trong đó tập hợp bài giảng của Pháp sư trong lần thuyết giảng ở Singapore. Trong tác phẩm này, bao gồm những kiến thức cơ bản của Phật giáo và rất có ích đối với những người học Phật.

   Trong tinh thần là muốn cho những người học Phật có thêm những hiểu biết đúng đắn về Phật giáo, và noi gương những bậc tôn túc tiền bối, nhằm góp một phần nhỏ công sức của mình trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, chúng tôi xin thành tâm đem hết khả năng của mình để chuyển dịch tác phẩm PHẬT GIÁO DỮ NHÂN SINH sang tiếng Việt, để giúp cho mọi người có thêm tư liệu tham khảo, học tập.

   Với khả năng có hạn của mình, nhất định trong khi chuyển dịch không sao tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự chỉ dạy, góp ý của chư vị tôn túc và của tất cả bạn đọc gần xa.

                                                            Thích Minh Đức kính ghi
 
Sơ lược về tác giả
 
   Tác giả: Tuệ Luật pháp sư sinh năm 1953 tại huyện Vân Lâm, xã Tứ Hồ, thôn Lâm Thố, tục danh là Lâm Ích Khiêm.
 
   Từ nhỏ, pháp sư đã có tư chất thông minh, hiếu học; lớn lên học tiểu học và trung học tại trường Trung học Kiến Quốc Đài Bắc. Năm 1974, học ở Đại học Phùng Giáp, gia nhập “Phật Học Xã Đoàn” của Đại học này, còn gọi  là “Phổ Giáo Xã”.

   Vào các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông, Sư thường tham gia các lớp “Phật doanh”, “Trai giới học hội…”. Năm 1975, quy y với Sám Vân lão pháp sư, được pháp hiệu là Tâm Khiêm.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Sư tiếp tục chuyên sâu nghiên cứu Tịnh độ tông tại “Phụng Sơn Phật Giáo Liên Xã Tịnh Độ Chuyên Tông Nghiên Cứu Sở”.

   Năm 1979, tại Phụng Sơn Phật Giáo Liên Xã, Sư thế phát xuất gia với Chữ Vân Lão Pháp sư, được pháp hiệu là Huệ Luật.

   Năm 1980, tại chùa Long Tuyền ở Cao Hùng, Sư cầu thọ Tam đàn cụ túc giới.
Ba năm sau, Sư đến thường trú tại Nam Phổ Đà Phật Học Viện ở Đài Trung. Từ tháng 01 năm 1983 đến tháng 07 năm 1984, Sư nhận trú trì chùa Lôi Âm ở Mỹ Nông. Năm 1989, Sư đến dự lễ khánh thành giảng đường Văn Thù ở Cao Hùng.

   Tháng 07 năm 1985, Sư giảng về chủ đề “Nghệ thuật tử vong” tại “Quốc Quân Anh Hùng Quán” ở Cao Hùng, đã gây được sự chú ý khắp cả nước. Đặc biệt, từ ngày 21 tháng 05 năm 1987 đến ngày 24 tháng 05 năm 1987, cuộc thuyết giảng đã có đến chín vạn (90.000) lượt người đến tham dự.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77572)
17/08/2010(Xem: 120603)
16/10/2012(Xem: 66423)
23/10/2011(Xem: 68815)
01/08/2011(Xem: 442498)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.