Đạo Phật Là Gì? (Tiến Sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén)

01/05/20223:44 CH(Xem: 2000)
Đạo Phật Là Gì? (Tiến Sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén)
ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?
Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính

alexander berzin and dalai lama (2)
alexander berzin and dalai lama

Phật phápphương tiện giúp ta phát triển tiềm năng trọn vẹn của con người, qua sự chứng ngộ chân tánh của thực tại.

Đạo Phật do Ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm mà ai cũng biết là Đức Phật, đã sáng lập hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ, lan truyền đến khắp châu Á và hiện là tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới. Đức Phật đã sử dụng phần lớn cuộc đời để thuyết giảng các phương tiện để chúng sinh giác ngộ được điều mà Ngài đã chứng ngộ, để họ cũng trở thành những vị Phật giác ngộ. Ngài thấy rằng tuy mọi người có cùng khả năng để thành Phật, nhưng con người lại có những sở thích, quan tâmtài năng vô cùng khác biệt. Vì tôn trọng điều này nên Ngài đã thuyết nhiều pháp khác nhau để khắc phục giới hạn của con ngườichứng ngộ trọn vẹn tiềm năng của họ.

Các khía cạnh khác nhau được nhấn mạnh trong mỗi một nền văn hóa tiếp nhận đạo Phật, và dù đạo Phật mang nhiều hình thức, nhưng tất cả các nền văn hóa đều chia sẻ các giáo pháp căn bản.

Video: Geshe Lhakdor — “Có Phải Đạo Phật Là Độc Nhất?”
Xin bấm vào ký hiệu tròn như cái hoa (Settings) ở bên mặt, phía dưới màn hình, rồi bấm chữ “Subtitles/CC” và chọn ngôn ngữ “Vietnamese” để xem phụ đề tiếng Việt.

Giáo Pháp Căn BảnTứ Diệu Đế

Giáo pháp cơ bản nhất của đạo Phật là Tứ Diệu Đế, đó là bốn sự kiện mà các bậc chứng ngộ cao thâm xem là chân lý.

Diệu Đế Thứ Nhất: Khổ Đế

Dù có nhiều niềm vui trong cuộc sống, nhưng tất cả chúng sinh, từ côn trùng nhỏ bé nhất cho đến một người vô gia cư, hay một tỷ phú, đều gặp nhiều khó khăn. Giữa sinh và tử, chúng ta phải trải qua lão và bệnh, và những người thân yêu của mình phải qua đời. Chúng ta gặp biết bao nhiêu điều bực bộithất vọng, không có được những điều mình mong muốn, hay gặp những điều mình không mong cầu.

Diệu Đế Thứ Nhì: Tập Đế

Vấn đề của chúng ta xuất phát từ những nhân duyên phức tạp, nhưng Đức Phật nói rằng nguyên nhân tối hậuvô minh về thực tại, đó là cách mà tâm thức phóng chiếu cách tồn tại bất khả dĩ của bản thân, tha nhânvạn pháp.

Diệu Đế Thứ Ba: Diệt Đế

Đức Phật thấy rằng tất cả những khó khăn có thể được tiêu diệt, để chúng ta không bao giờ phải trải nghiệm chúng nữa, bằng cách diệt trừ nguyên nhân của chúng, đó là tâm vô minh.

Diệu Đế Thứ Tư: Đạo Đế

Vấn đề sẽ chấm dứt khi ta loại trừ được vô minh, bằng cách thấu hiểu thực tại một cách đúng đắn. Việc này được thực hiện bằng cách nhận thức rằng tất cả mọi người đều tương quan và phụ thuộc lẫn nhau. Dựa trên nền tảng này, chúng ta sẽ phát tâm từ bi cho tất cả các hữu tình một cách bình đẳng. Một khi đã loại trừ tâm vô minh về cách tự thân và tha nhân hiện hữu, ta sẽ có khả năng hành động một cách lợi lạc cho bản thântha nhân.

Phạm Vi Của Phật Pháp

Đức Dalai Lama phân chia Phật pháp thành ba lãnh vực:

  • Khoa học tâm thức của Phật giáo – cách nhận thức, tư tưởngcảm xúc vận hành, từ quan điểm của kinh nghiệm chủ quan.
  • Triết lý Phật giáo – đạo đức, lý luận và sự thấu hiểu về thực tại theo đạo Phật.
  • Phật giáoniềm tin về tiền kiếp và kiếp sống trong tương lai, nghiệp, nghi lễcầu nguyện.

Khoa học Phật giáo bổ sung cho khoa học thần kinh hiện đại bằng cách cung ứng một bản đồ rộng lớn gồm các chức năng nhận thức của tâm thức, bao gồm nhận thức bằng giác quan, sức tập trung, chú ý, chánh niệm, trí nhớ, và những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta có thể nâng cao khả năng hữu ích của tâm thức bằng cách tạo lập những đường dây thần kinh tích cực.

Tư tưởng Phật giáo dựa trên nghiên cứu nhiều hơn đức tin, nên những phát hiện khoa học rất hữu ích cho tư tưởng đạo Phật.
      — Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn.

Về mặt thể chất, khoa học Phật giáo giáo còn gồm có các hệ thống y tế tinh vi, bao gồm những phương pháp trị nhiều bệnh tật. Ở bên ngoài, khoa học Phật giáo trình bày sự phân tích chi tiết về vật chấtnăng lượng, với nhiều điểm tương đồng với vật lý lượng tử. Khoa học Phật giáo cũng thảo luận về nguồn gốc, đời sống và sự kết thúc của vũ trụ, khẳng định là có một chuỗi các vũ trụ có mặt trước vũ trụ hiện tại mà không có sự khởi đầu.

Triết học Phật giáo đối phó với những vấn đề như tính tương thuộc, thuyết tương đốinhân quả. Nó trình bày một hệ thống luận lý chi tiết, dựa trên lý thuyết tập hợp và biện luận, giúp ta thấu hiểu những vọng tưởng sai lầm trong tâm thức.

Đạo đức Phật giáo dựa trên sự phân biệt giữa những điều gì có lợi và có hại cho tự thân và tha nhân.

Không cần biết chúng ta là tín đồ hay người theo thuyết bất khả tri, dù ta tin vào Thiên Chúa hay nghiệp thì tất cả mọi người đều có thể sống theo luân thường đạo lý.
      — Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn.

Điều này đòi hỏi việc trân trọng và phát triển các giá trị cơ bản của con người như lòng hảo tâm, trung thực, quảng đại bố thí và nhẫn nại, đồng thời hết sức cố gắng không làm hại người khác.

Phật giáo đề cập đến các chủ đề như nghiệp, kiếp quá khứvị lai, cơ chế tái sinh, giải thoát khỏi tái sinhthành tựu giác ngộ. Nó gồm có những pháp tu như tụng niệm, thiền và cầu nguyện. Không có quyển sách thánh duy nhất nào trong Phật giáo, giống như "Kinh thánh Phật giáo", vì mỗi truyền thống đều có kinh sách riêng của họ, dựa trên giáo pháp chính gốc. Nhiều kinh sách từ truyền thống Tây Tạng có thể được tìm thấy trong phần Chánh Văn của chúng tôi.

Người ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào, mặc dù nhiều người muốn cầu nguyện trong chùa, hay ở trước bàn thờ tại nhà. Mục tiêu của cầu nguyện không phải là để được ban cho những điều ước nguyện, mà là để đánh thức sức mạnh nội tâm, trí tuệlòng bi mẫn của mình.

[Xem: Cách Phát Tâm Bi].

Không có quy luật về chế độ ăn uống, nhưng phần đông các đạo sư khuyến khích đệ tử ăn chay càng nhiều càng tốt, và Đức Phật cũng huấn dụ các tín đồ không uống rượu hay dùng ma túy. Việc tu tập trong đạo Phật nhắm vào việc phát triển chánh niệm và kỷ luật tự giác, là những yếu tố chúng ta thường đánh mất khi say rượu hay lâng lâng khi dùng ma túy.

Phật giáotruyền thống tu viện cho chư Tăng Ni, những người giữ hàng trăm giới nguyện, kể cả đời sống hoàn toàn tiết dục. Chư Tăng Ni cạo đầu, đắp y và sống trong cộng đồng tăng già, nơi mà chư vị cống hiến cuộc đời vào việc tu học, thiền định, cầu nguyệnhành lễ cho cộng đồng cư sĩ. Ngày nay, nhiều cư sĩ cũng tu học Phật pháp và hành thiền tại các trung tâm Phật giáo.

Đạo Phật Mở Rộng Cho Tất Cả Mọi Người

Là một con người giống như chúng ta, Đức Phật đã nhìn thấy thực tại về cách chúng ta thực sự tồn tại, đã khắc phục tất cả khiếm khuyết và chứng ngộ tiềm năng trọn vẹn của mình. Trong Phật giáo, chúng ta gọi đó là "giác ngộ." [Xem: Giác Ngộ Là Gì?]. Đức Phật không thể đơn thuần vẫy tay rồi mọi khó khăn của chúng ta biến mất. Thay vì vậy, Ngài chỉ cho ta một con đường để noi theo, tự thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống và phát triển các phẩm chất tốt đẹp trong tâm thức như lòng từ, lòng bi, quảng đại bố thí, trí tuệ và nhiều hơn nữa.

Giáo huấn về cách phát triển những phẩm chất này mở rộng cho tất cả mọi người, bất kể nguồn gốc văn hóa hay tôn giáo. Đạo Phật không có đức tin vào Thượng Đế hay chư Thiên, mà chỉ đơn thuần kêu gọi chúng ta khảo sát các giáo pháp như thể mình đang mua một bảo vật. Nhờ vậy, ta sẽ trân trọng những điểm tinh túy của những lời Phật dạy như đạo đức, lòng bi và trí tuệ, là những yếu tố khiến ta không tạo ra những hành động có hại và năng nỗ thực hiện những điều tích cực một cách tự nhiên, tạo ra lợi lạc cho tự thân và tha nhân. Điều này chỉ có thể mang lại điều mà mỗi một người trong.

Video: Jetsunma Tenzin Palmo — “Tại Sao Phải Học Phật?”
Xin bấm vào ký hiệu tròn như cái hoa (Settings) ở bên mặt, phía dưới màn hình, rồi bấm chữ “Subtitles/CC” và chọn ngôn ngữ "Vietnamese" để xem phụ đề tiếng Việt.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2013(Xem: 7968)
09/11/2010(Xem: 76219)
09/11/2010(Xem: 61915)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.