Chương 4b: Một Số Kết Quả Luận Lý (Tt).

15/11/201012:00 SA(Xem: 9551)
Chương 4b: Một Số Kết Quả Luận Lý (Tt).

TRIẾT HỌC THẾ THÂN
Lê Mạnh Thát
Nguyên tác Anh ngữ: The Philosophy of Vasubandhu,
Luận án tiến sỹ, Đại học đường Wisconsin, Madison, 1974. Việt dịch: Đạo Sinh

Chương 4 (TT)
Một Số Kết Quả Luận Lý 

Annambhatta, người cùng thời với ông, cũng đề nghị một định nghĩa theo hướng đó, nói rằng “Thực hữu-phổ biến là cái có cái lan truyền luôn luôn xác thực, như trong suy luận ‘cái bình có thể được đặt tên vì nó có thể được biết đến, giống như tấm vải’, bởi vì trong trường hợp này không có sự lan truyền phủ định của tính khả danh và tính khả tri, do mọi vật đều vừa có thể được đặt tên vừa có thể được biết đến.”[1] Đối với các định nghĩa này, Staal đề nghị thuyết minh như sau:[2]

(13) -($x) -A(s,x) hoặc ("x) A(s,x)

Nay ta biết rằng trong số các lý luận sai khác nhau Thế Thânliệt kê trường hợp một suy luận căn cứ trên quan hệ ngược lại, trường hợp chúng ta đã bàn đến trước đây. Quan hệ này cho phép đối thủ của Thế Thân chuyển luận đề đúng của ông “bất kỳ cái gì sinh khởi do một cố gắng đều không trường cửu” thành một luận đề sai “bất kỳ cái gì không trường cửu đều khởi do một cố gắng.” Việc ông nhận ra sự áp dụng sai quan hệ đó và, từ đó, nhận ra nguồn gốc của ngộ nhận này chứng tỏ một cách rõ ràng rằng chắc chắn ông phải biết đến luật đối hoán mà sau này Kumārila Bhatta đã diễn tả một cách đơn giản nhưng rất rõ ràng như sau: “Nếu duy trì quan hệ của cái lan truyền và cái được lan truyền giữa hai thực thể, thì tất nhiên cũng duy trì được quan hệ ngược lại giữa các phủ định của chúng.”[3] Với luật này, ta có thể chuyển công thức (2) thành một công thức tương đương:

(14) ("x) [A(h,x) ® A(s,x)] ↔ ("x) [-A(s,x) ® -A(h,x)]

nói rằng Per(A,B) nếu Per(-B,-A), và ngược lại. Thế nhưng, rõ ràng công thức (14) và vì thế công thức (2) không đứng vững nếu công thức (13) có giá trị, bởi vì chi bên phải của (14) trong trường hợp đó không thể định nghĩa được. Như vậy, nếu thuyết lan truyền của Thế Thân thực sự dựa vào luật đối hoán, thì phê phán của Gangeśa, được diễn giải trong phạm vi định nghĩa của Navyanaiyāyika về thực hữu-phổ biến như Ingalls và Goekoop đã làm, hoàn toàngiá trị. Thật vậy, khái niệm thực hữu-phổ biến chỉ có thể được tri nhận song song với luật đó. Tuy nhiên, nếu thuyết của Thế Thân không dựa trên luật đó thì chúng ta sẽ có một tình huống hoàn toàn khác hẳn. Vì thế, bắt buộc phải tìm xem thuyết của ông có thật sự căn cứ vào luật đó hay không.

Như Staal đã lưu ý, việc phân loại suy luận thành ba nhóm, trong đó suy luận thực hữu-phổ biến bắt nguồn từ thuyết được gọi là “ba đặc tính của h”, có thể thuyết minh theo các công thức sau nếu sử dụng giải thích của Pháp Xứng:

(i) “h chỉ xảy ra trong cái được suy luận”

(15) ("x) [h(x) ® A(x,p)]

trong đó p thay cho cái được suy luận.

(ii) “h chỉ xảy ra trong các trường hợp tương tợ”

(16) ("x) {h((x) ® [Si(x,p) ٨ s(x)]

(iii) “h không xảy ra trong các trường hợp không tương tợ.”[4]

(17) ("x) – [h(x) ® s(x)]

Ba đặc tính này được Thế Thân công bố lần đầu tiên trong Như Thực Luận của ông.[5] Có người cho rằng chính Pháp Xứng đã cho chúng một dạng được định lượng bằng cách đưa vào phụ từ eva, chỉ.[6] Tuy nhiên, một đề nghị như thế hình như thiếu cơ sở, nhất là đối với tình trạng manh mún của hiểu biết chúng ta về các tác phẩm luận lý của Thế Thân, những hiểu biết chủ yếu xuất phát từ các bản dịch Hán văn và Tạng văn. Như vậy, ngày nay chúng ta biết đến công bố trên trong Như Thực Luận là nhờ bản dịch Hán văn, một điều không có gì bảo đảm cho cách dùng chữ chính xác của bản Phạn, nhất là khi nó được dịch bởi Chân Đế, một dịch giả đôi khi đã không bám sát nguyên bản nhiều lắm, như ta đã thấy trong bản dịch Câu Xá Luận của ông. Vì thế, nếu không quá chú trọng đến vấn đề này ở đây thì ta có thể cho rằng thuyết về ba đặc tính của h ở dạng định lượng của nó đã được Thế Thân giảng giải, và rằng các công thức (15), (16) và (17) mô tả thuyết này bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Vì lẽ đó, cần phải lưu ý thêm rằng không phải “Trong các bản về sau chỗ của Anumeya đã thay bằng pakṣa và chỗ của asapakṣa bằng vipakṣa”, như Staal đã yêu cầu, bởi vì các chữ này, tức pakṣa và vipakṣa, đã xuất hiện trong các tác phẩm của Thế Thân rồi, và vì chúng ta biết rằng Pháp Xứng, theo chân Trần Na, thường sử dụng cách dùng từ của Trần Na thay vì của Thế Thân.[7] Việc ông sử dụng nhiều lần từ avyabhicāra để thay cho avinābhāva ở trong Nyāyabindu cũng như trong Pramāṇavārttika, là trường hợp điển hình nhất.[8]

Với ba đặc tính này của h, người ta tự hỏi có thể có sự loại suy của một suy luận tổng quát theo dạng được diễn đạt trong công thức (2) không. Theo Staal, câu trả lời cho câu hỏi này là chỉ có thể trong trường hợp luật đối hoán được giả thiết. Thế nhưng, như Berg đã chỉ ra một cách chính xác,[9] yêu cầu phải có luật này thực sự sinh khởi từ hệ thống chính thức của Staal hơn là từ ba đặc tính do Thế Thân đề ra. Trong hệ thống của Staal, các đặc tính (ii) và (iii) được chính thức hóa như sau:

(a) ("y) {A(h,y) ® {y = αx [(x ≠ p) ٨ A(s,x)]}

(b) [αx –A(s,x)] -A[h,αx –A(s,x)]

Nay, nếu ta loại suy (2) từ (b), thì luật đối hoán phải được giả thiết, vì (b) chỉ cho câu đối hoán của (2) theo luật:

 [αxF(x)] G[µxF(x)] ↔ ("x) [F(x) ® G(x)]

được đề ra trong hệ thống của Staal, và một loại suy như thế sẽ cho chúng ta chi bên phải của công thức (14) tương đương:

("x) [-A(s,x) ® -A(h,x)]

Tuy nhiên, nếu ta thuyết minh ba đặc tính này theo hệ của Berg hay của chúng ta, như đã thấy trước đây, thì không cần đến luật đối hoán như thế, vì ta có thể loại suy (2) từ (16) và (17) rất dễ dàng do (16) thì tương tợ với định nghĩa (7), và (17) tương tợ với (11). Như vậy, người ta sẽ có khuynh hướng đồng ý với đánh giá của Berg rằng “cố gắng của Staal nhằm thiết lập một hình ảnh đồng hình dị chủng về ‘ngôn ngữ tự nhiên được phân tích’ trong hệ thống chính thức của riêng ông thật không thích hợp về cả luận lý lẫn sư phạm.”[10]

Điều khá thú vịthuyết minh của Staal, mặc dù “không thích hợp về cả luận lý lẫn sư phạm”, đã ném một ánh sáng kỳ lạ lên lời phê phán của Gangeśa đối với năm định nghĩa về sự không-tách-ly và định nghĩa về nối kết bất khả phân. Hãy nhớ là Goekoop đã nhận ra sự tương đương với nhau về luận lý của sáu định nghĩa này cũng như sự tương đương giữa chúng với định nghĩa có giá trị về lan truyền, khi ông thuyết minh chúng dựa vào hàm số diễn toán lần thứ nhất, trong hệ thống của ông như sau:

(g1) (y) {Ay ® -(Ex) {(z) (Bz ® -SZX) ٨ Ryx]}

(g2) (y) {Ay ® -(Ex) [(w) (Ez) (Bz & Szw) ® (x≠w) & Ryx]}

(g3) (y) {Ay ® (x) [(z) (Bz -Szx) ® -Ryx]}

trong đó (g1) là biểu thức của các định nghĩa số 1 và 2, và tôi phải thêm rằng, kể cả định nghĩa về nối kết bất khả phân, mà chính Goekoop đã thừa nhận là một dạng khác của định nghĩa số 1; (g2) là biểu thức của các định nghĩa số 3 và 5; và (g3) là biểu thức của định nghĩa số 4. Kế đó ông so sánh chúng với định nghĩa có giá trị về lan truyền:

(g4) (x) [(Ey) (Ay & Ryx) ® (Ey) (By & Syx)]

nhận ra rằng chúng thực sự tương đương với (g4) và vì thế, “theo quan điểm thuần luận lý”, chúng chính xác. Tuy nhiên, ông tiếp tục nhận xét rằng “trong trường hợp của các thực hữu-phổ biến thì điều kiện:

(g5) (Ex) (y) (By ® -Syx)

không thành. Kết quả là (g4) vốn là biểu thức của định nghĩa lan truyền được chính ông lập thành và vì thế được xem nhưgiá trị đã không đáp ứng được (g5); vì thế tự thân định nghĩa này không đáp ứng khái niệm lan truyền.[11] Những sự không liên quán này có lẽ sẽ không lôi cuốn được chú ý của chúng ta nếu khôngsự kiện điều kiện (g5) là một biểu thức khác của công thức (13). Và điều kiện được (13) đặt ra thì có thể áp dụng cho các định nghĩa về lan truyền và cho suy luận chỉ khi luật đối hoán được diễn đạt bởi (14) được giả thiết, như thuyết minh của Staal đã chỉ rõ. Thế nhưng, Goekoop đã đề cập đến luật đó không chỉ một lần, mặc dù ông tiếp tục cho rằng cả năm định nghĩa và định nghĩa về nối kết bất khả phân đều đúng do chúng tương đương với định nghĩa lan truyền của ông, định nghĩa mà chúng ta giả thiết là phải có giá trị ít nhất theo quan điểm ông. Nếu không, người ta sẽ tự hỏi tại sao rốt cùng ông phải mất công thiết lập nó. Một tình huống khó hiểu như thế có lẽ xảy ra do ông nghĩ mình chỉ là người truyền đạt tư tưởng của Gangeśa.

Thật vậy, Gangeśa đã thiết lập phê phán của mình về các trường hợp thực hữu-phổ biến mà không hề đề cập đến luật đối hoán trong phạm vi khảo sát của ông về khái niệm lan truyền. Nếu chúng ta tạm thời loại trừ khả năng những phê phán của ông vẫn dựa trên khái niệm chủng loại, thì rồi chúng ta cũng buộc phải nhìn nhận rằng ông đã phải dựa vào luật đối hoán. Theo thuyết minh nói trên của Staal, khả năng này rất có thể xảy ra, bởi vì mặc dù Gangeśa không nhắc đến luật đó trong khảo sát của ông về khái niệm lan truyền, nhưng ông đã sống vào thời khoảng mà việc chuyển thể ba đặc tính của h do Thế Thân tìm ra thành ba kiểu suy luận đã hoàn chỉnh và được lập thành. Chính ông là người đã mở ra thời kỳ của Navya-nyāya và góp phần vào việc phổ biến và phát triển phân loại đó.

Ta có thể nói rằng phân loại mới này, dù bắt nguồn từ ba đặc tính của h, hầu như không có được nền tảng chung, một điều sẽ được nhận ra ngay, với luận lý đặt nền tảng trên thuyết ba tánh của h. Nó chia suy luận thành ba loại phù hợp với s là phổ biến, trống rỗng hoặc không phải cả hai. Trong trường hợp s là phổ biến, nó được gọi là “thực hữu-phổ biến.” Nếu nó trống rỗng, nó được gọi là “phủ định-phổ biến.” Nếu không phải hai trường hợp đó, nó được gọi là “thực hữu-phủ định.” Gangeśa, theo chân Uddyotakara, đã cho chúng ta phân loại này cùng với định nghĩa của nó.[12] Cần lưu ý rằng cả ba trường hợp này đều được định nghĩa dựa vào s mà không phải h, bởi vì đây là điểm khác biệt rất quan trọng, một điều đã bị hầu hết các tác giả sau Gangeśa bỏ qua, kể cả các tác giả thời nay.

Chẳng hạn, Viśvanātha, khi bình giải câu “Suy luận có ba loại” trong tác phẩm Siddhānatamuktāvalī của ông, đã nói rằng:

Suy luận có ba loại tùy theo nó là thực hữu-phổ biến, phủ định-phổ biến hay vừa thực hữu vừa phủ định. Trong số này, cái không có các trường hợp không tương tợ là thực hữu-phổ biến, như ‘Một cái bình thì có thể được đặt tên và được biết’, bởi vì trong đó không có các trường hợp không tương tợ bởi lẽ mọi vật đều có thể được đặt tên. Cái không có trường hợp tương tợ là phủ định-phổ biến, như “Đất thì khác với các vật khác vì nó có mùi’, bởi vì trong đó do không biết rõ sự khác biệt với mười ba thực thể như nước, v.v., cho nên đã thiếu mất một trường hợp tương tợ, hoặc những gì rõ ràng có cái được suy luận. Cái có cả trường hợp tương tợ và không tương tợ là thực hữu-phủ định, như ‘Nó có lửa vì nó có khói’, bởi vì nó có các trường hợp tương tợ, như nhà bếp, và các trường hợp không tương tợ, như cái hồ.[13]

Như vậy, qua giải thích ba kiểu suy luận theo cách trên, Viśvanātha đã đồng nhất thuyết về ba kiểu suy luận với thuyết ba đặc tính của h; và làm thế là không chính xác. Lý do là vì trong khi Gangeśa định nghĩa sự phân loại của ông dựa vào s thì Thế Thân và, như sẽ thấy, Trần Na lại căn cứ sự phân loại của họ vào h. Sự nhầm lẫn này đã lan rộng vào thời của Viśvanātha. Annambhatta, không mắc phải tình trạng tối nghĩa của Viśvanātha, đã minh nhiên đề cập đến ba loại của h và gọi chúng là thực hữu-phủ định, thực hữu-phổ biến và phủ định-phổ biến. Ông nói:

h có ba loại: thực hữu-phủ định, thực hữu-phổ biến và phủ định-phổ biến. Thực hữu-phủ định là cái có cả lan truyền xác định lẫn phủ định, như trong trường hợp có cái gì đó có khói và lửa là vật được suy luận, thì phát biểu “nơi nào có khói, nơi đó có lửa, như trong nhà bếp’ là một lan truyền xác định; và phát biểu ‘nơi nào không có lửa thì cũng không có khói, như trong hồ’ là một lan truyền phủ định. Thực hữu-phổ biến là cái khiến cho cái lan truyền luôn luôn xác định, như “Cái bình thì có thể được đặt tên và được biết, như tấm vải’, bởi vì trong trường hợp này không có lan truyền phủ định của tính khả tri và khả danh, bởi lẽ mọi vật đều có thể được biết và đặt tên. Phủ định-phổ biến là cái khiến cho cái lan truyền luôn luôn phủ định, như “Đất thì khác với các vật khác, không có mùi, và cái này thì không phải như vậy, cho nên cái kia không phải như vậy’, bởi vì trong trường hợp này không có thí dụ xác định cho phát biểu ‘bất cứ cái gì có mùi đều khác với các vật khác’, bởi lẽ pakṣatva đó luôn luôn là đất.[14]

Như vậy, Annambhatta đã pha trộn thuyết ba kiểu suy luận với thuyết ba đặc tính của h để gây ra nhầm lẫn là ‘h có ba loại: thực hữu-phủ định, thực hữu-phổ biến và phủ định-phổ biến.”

Nhầm lẫn này vẫn lan tràn cho đến ngày nay. Chẳng hạn như Matilal, dù ông đã phân biệt thành công quan niệm của Trần Na về “thực hữu-phổ biến” với quan niệm của Uddyotakara cũng như trình bày chính xác các định nghĩa của Gangeśa về ba kiểu suy luận, nhưng lại không thể làm rõ tại sao hai người này lại đưa ra một thuyết mới như thế và những hệ quả gì mà thuyết này đã mang lại đối với quan niệm của Trần Na.[15] Thay vì thế, ông lại tiếp tục bàn về quan điểm của Uddyotakara và Gangeśa, chỉ ra rằng những người này đã sử dụng ngôn ngữ và các thí dụ của Trần Na, và vì thế đã tạo một ấn tượng sai lạc là không có những khác nhau cơ bản nào cả giữa luận lý của Trần Na và họ. Ta còn có thể nói rằng Matilal đã không nhận ra ý nghĩa phát biểu của Gangeśa về trường hợp thực hữu-phổ biến mà, trong những trường hợp này, nó là “đặc tính luôn luôn hiện hữu”, điều mà chính Matilal đã nói đến. Trong trường hợp của Staal và vì thế cũng của Goekoop, nhầm lẫn này còn lớn hơn và không phải ít hứng thú. Staal mở đầu bằng việc chứng minh rằng với hệ thống chính thức của ông ta có thể loại suy công thức (2) từ (16) và (17) chỉ khi luật đối hoán được giả thiết. Rồi ông phê phán Stcherbatsky và những người khác đã không biết được rằng (16) và (17) là tương đương và “rằng sự tương đương này tạo thành mối quan hệ luận lý, tức sự đối hoán.”[16]

Và vì thế mối quan hệ luận lý này được quan niệm là nền tảng của luận lý Pháp Xứng, nếu không phải là của Trần NaThế Thân. Cuối cùng, ông tiếp tục bày tỏ rằng mối quan hệ đó cũng là cơ sở của luận lý Gangeśa đã thống ngự phần còn lại của luận lý học Ấn độ sau Trần NaPháp Xứng. Với một trình bày như thế, Staal đã không phân biệt được, giống như Matilal, các lập luận giữa Trần Na và Uddyotakara, tức nên xem h hay s là phổ biến, mặc dù ông có tình cờ nhắc đến tên của người sau. Như vậy, đối với Staal, kể từ khi Thế Thân tìm ra ba đặc tính của h cho đến thời của Viśvanātha, Annambhatta và những người khác, chẳng có một chút khác biệt nào giữa các quan điểm liên quan đến ba đặc tính đó, cho dù có lập luận của Uddyotakara và các định nghĩa mới của Gangeśa. Vì vậy, đó là một nhầm lẫn hoàn toàn.

Như đã nói trên, nhầm lẫn của các nhà nghiên cứu ngày nay bắt nguồn từ nhầm lẫn của các tác giả đi trước, trong số đó chúng ta đã nhắc đến Viśvanātha và Annambhatta như những người đại diện. Thật vậy, sau khi dẫn hai tác giả này và chính thức hóa các phát biểu của họ về ba kiểu suy luận, Staal nhận xét rằng “trong nhiều bản văn khác nhau này sự đối hoán được mặc nhiên thừa nhận đối với sự lan truyền và suy luận trong các điều kiện sau:

V(h,s) ↔ V(negation of s, negation of h)”

Vì thế, khi Visvanātha định nghĩa một cách mơ hồ thực hữu-phổ biến là “cái không có những trường hợp không tương tợ”, ông đã ngầm giúp Staal nối kết, và sau đó là đồng nhất định nghĩa đó với định nghĩa về đặt tính thứ hai được diễn ta qua công thức (16), và từ đó, đã xem sự tồn tại của luật đối hoán dưới dạng tiêu chuẩn của suy luận Ấn độ như đã được viết trong công thức (2). Nay ta đã chỉ rõ rằng thuyết ba đặc tính của h hoàn toàn khác với sự phân loại suy luận thành ba kiểu, bởi vì trong khi thuyết đầu căn cứ vào h thì thuyết sau lại đặt nền tảng ở s. Sự khác nhau này thật cơ bản bởi lẽ nó sẽ cho ta hai loại luận lý hoàn toàn khác nhau, một căn cứ trên thuyết lan truyền, và một căn cứ trên luật đối hoán. Và Berg phải là người nhận lãnh vinh dự đã nhận ra đầu tiên sự khác nhau cơ bản này.

Trong bài phê bình của mình về khảo luận “Đối Hoán Trong Luận Lý Ấn Độ” của Staal,[17] Berge đã chỉ ra rằng “sự nhận ra luật này (tức luật đối hoán) rõ ràng tùy thuộc vào việc chính thức hóa của riêng tác giả căn cứ vào những cái khả biến có hạn chế” và “theo một cách diễn dịch khác, trực tiếp hơn, . . ., thì vấn đề đối hoán trong trường hợp đặc thù này đã biến mất.” Sau đó ông tiếp tục nhận xét biện luận của Staal về luật đó. Trong nhận xét này, ông nối kết luật đó với phân loại suy luận thành ba kiểu của Navya-naiyāyika “tùy theo sādhya có phải là (a) phổ biến, (b) trống rỗng, hay (c) không phải cả hai.” Ông còn thêm nhận xét rõ ràng rằng “các nhà luận lý Navya-nyāya đã áp đặt sự hạn chế lên luật đối hoán khi cho rằng các trường hợp (a) và (b) phải bị loại trừ, bởi vì nếu không thì các phần đối hợp của hai phụ thức chính của luật này sẽ không thể là các điểm nhận thứcgiá trị.” Nhận xét này, dù rất hiển nhiên, nhưng thật thú vị ở chỗ nó cho chúng ta một cái nhìn khá kín đáo về những gì thực sự tạo thành nền tảng cho phân loại các suy luận của Navya-naiyāyika.

Thật vậy, nó mở đường cho việc nhận ra rằng Navya-naiyāyika, kể cả Gangeśa, thiết lập luận lý của họ phần lớn và chủ yếu dựa vào luật đối hoán. Và chính từ quan điểm của luật này mà họ nhìn và phán xét các hệ thống luận lý khác. Sau khi nói về điều này, cần phải nói thêm rằng điều đó không có nghĩa là chúng tôi gán cho Berg khẳng định rằng luận lý của Gangeśa chủ yếu dựa vào luật đối hoán. Khẳng định đó là của chúng tôi. Ý nghĩa của khẳng định này nằm ở sự kiện nó không chỉ cho chúng ta thấy những gì làm nền tảng cho phê phán của Gangeśa về các định nghĩa không-tách-ly và nối kết bất khả phân, mà nó còn ném một tia sáng lên vấn đề có phải Trần Na và luận lý của trường phái ông đã đặt nền tảng trên cùng luật đối hoán này không, như Staal đã chỉ ra. Thật vậy, điểm thứ hai là đặc điểm thú vị nhất của sai lầm và nhầm lẫn to lớn của Staal.

Việc các nhà luận lý hậu-Gangeśa xem luận lý của họ được thiết lập trên luật đối hoán thì quá hiển nhiên khi đọc các tác phẩm của họ. Thí dụ như trường hợp của Annambhatta đã nói ở trên. Ông định nghĩa loại suy luận thực hữu-phủ định như sau: “Thực hữu-phủ định là cái có sự lan truyền vừa xác định vừa phủ định, như trong trường hợp có cái gì đó có lửa và khói là vật được suy luận thì phát biểu ‘nơi nào có lửa, nơi đó có khói, như trong nhà bếp’ là lan truyền xác định, và phát biểu ‘nơi nào không có lửa, nơi đó không có khói, như trong hồ’ là lan truyền phủ định.” Định nghĩa này chắc chắn là một phát biểu thuộc luật đối hoán, như Staal nhìn nhận và thuyết minh thành công thức tương đương (14), sau khi đã dẫn quan điểm của Kumārila và bình giải của Keśavamiśra về nó.[18] Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về vị trí của luật này trong luận lý hậu-Gangeśa.

Ngay trong luận lý của Gangeśa, dù đã có sự phân biệt rõ ràng nhưng trường hợp thực hữu-phổ biến có liên quan đến h và trường hợp thực hữu-phổ biến liên quan đến s cũng dã được kết hợp trong nỗ lực đạt đến một “định nghĩa cuối cùng về lan truyền” của ông, trong đó không những các trường hợp của loại thực hữu-phủ định được kể đến mà còn cả các trường hợp của thực hữu-phổ biến. Kết quả là ta phải kết luận rằng luận lý của ông trước sau đều dựa vào luật đó. Thật vậy, cái gọi là “định nghĩa cuối cùng” của ông không gì khác hơn một loạt tám định nghĩa được kết liên với nhau để bảo đảm rằng mọi trường hợp, không kể thuộc loại gì, đều được bao gồm trong đó; mặc dù lúc đầu nó nhằm vượt qua cái giới hạn mà luật đối hoán, vốn được họ sử dụng một cách vô tình, đã áp đặt lên họ; đó là “mọi trường hợp trong đó s là phổ biến hay trống rỗng phải được loại trừ bởi lẽ luật đó không thể áp dụng cho chúng.[19] Vì thế, các nhà luận lý sau này như Viśvanātha và Annambhatta bắt đầu đơn giản hóa định nghĩa này và đồng thời duy trì ý định ban đầu của nó, tức định nghĩa lan truyền như thế nào đó để có thể bao hàm tất cả các trường hợp. Khi làm thể họ đã vứt bỏ mọi cái tinh tế mà Gangeśa đã dùng để tô điểm cho định nghĩa của ông như cách dùng các đại từ liên hệ và chỉ thị thế chỗ cho các từ thông thường như h và s, một đặc điểm mà một số nhà khả cứu hiện đại xem là “thú vị” và có “một tính chất trang trọng.”

Như vậy Annambhatta định nghĩa nó là “tình trạng của h có cùng nơi với s, vốn không phải là một đối hữu của một sự vắng mặt tuyệt đối, có cùng nơi với h.”[20] Viśvanātha đề ra một định nghĩa tương tợ, nói rằng: “lan truyền được cho là tình trạng của h có cùng nơi với s, vốn không thể là một đối hữu của một sự vắng mặt ở nơi có h.”[21] “Định nghĩa cuối cùng” của Gangeśa vì thế có thể thuyết minh như sau:[22]

(18) ($x) (h(x) & s(x) & ("x) {h(x) ® ("F) [-F(x) ® -("y) (s(y) ® F(y))]})

một thuyết minh mà nó có thể không tương đương với định nghĩa có giá trị về lan truyền, như Goekoop đã khẳng định. Staal đã chỉ ra “nhiều phê phán” mà biểu thức trên chỉ ra và những phê phán này không phải hoàn toàn vô căn cứ.[23] Đào sâu thêm về vấn đề này không phải là việc của chúng ta ở đây. Chừng đó cũng đủ để nói rằng với việc đưa ý tưởng quỹ tích vào định nghĩa này để làm điều kiện chính thì “định nghĩa cuối cùng” này đã chứng kiến một sự thoái bộ đáng tiếc đối với tiến trình chính thức hóa luận lý học.

Vì vậy, khi gạt qua diễn giải về phê phán của Gangeśa đối với năm định nghĩa không-tách-ly và định nghĩa nối kết bất khả phân dựa vào luận lý chủng loại đồng thời quan sát nó từ quan điểm của một nhà bình luận truyền thống hiểu rõ từ ngữ ‘thực hữu-phổ biến’ chính xác như những gì nó được dự định, chúng ta đã đạt đến một khám phá thú vị là phần lớn phê phán của Gangeśa đã không dựa vào khái niệm chủng loại, một khái niệm mà chúng ta đoán có lẽ vẫn còn rối rắm đối với ông, mà lại dựa vào quan điểm của ông về nền tảng luận lý của ông. Nền tảng này không gì khác hơn là luật đối hoán. Và trong khi nghiên cứu các hệ luận lý khác, ông đã lập tức phóng cái nhìn đó lên chúng. Vì thế, ông nghĩ rằng các định nghĩa của Thế ThânTrần Na về nối kết bất khả phân và sự không-tách-ly có thể được diễn dịch theo luật đó. Vì vậy, cái kết quả mà ta có thể nói trước là chúng không bao hàm các trường hợp mà luật đó áp đặt.

Tuy nhiên, ta đã chứng minh rằng luật đó không vận hành trong thuyết của Thế Thân về ba tánh, và trong đó nó cũng không hề được xem là luật. Nhiều lắm là nó được dùng như một đề dẫn mà dưới đó ông liệt kê tất cả các suy luận sai được bao gồm dưới cái tên “phản chuyển ngữ.” Cùng với Berg, ta đã chứng minh thêm rằng thuyết ba đặc tính của h do Thế Thân tìm ra và sau đó được Trần NaPháp Xứng khai triển không cần phải và không nên thuyết minh bằng luật đó, như Staal đòi hỏi và Gangeśa cũng như những người nối tiếp ông như Viśvanātha và Annambhatta đã hiểu. Như vậy, có thể nói rằng phê phán của Gangeśa về năm định nghĩa không-tách-ly và định nghĩa nối kết bất khả phân như đã nói đến thì không giá trị và đã phát sinh do ngộ nhận của ông về vai trò của chúng. Và mọi nhầm lẫn đã bắt nguồn từ ngộ nhận này, cuối cùng đã dẫn đến thuyết minh của Staal, khẳng định rằng luật đối hoán phải đang vận hành trong luận lý về ba đặc tính của h.

Chắc chắn ngộ nhận đó cũng có nguồn gốc của nó. Chúng ta đã chỉ ra rằng mặc dù Gangeśa phân biệt được trường hợp thực hữu-phổ biến đối với h và trường hợp thực hữu-phổ biến đối với s, cuối cùng ông đã kết thúc bằng cách hòa trộn chúng với nhau để phù hợp với quan điểm của ông trên nền tảng luận lý của ông và sự phân loại các suy luận thành ba kiểu của ông; và cả hai đều căn cứ vào luật đối hoán. Những nhầm lẫn như thế không hề gây ngạc nhiên khi được xét trong khuôn khổ thời đại của ông. Chẳng hạn, một người cùng thời với ông, có tên là Manikantha, vẫn giải thích từ “thực hữu-phổ biến” không phải liên quan đến s, như Gangeśa đã làm, mà lại liên quan đến h, làm như nó là một từ mới dành cho một trong ba đặt tính trong luận lý của Thế ThânTrần Na. Và nếu truy tầm thêm thì ta sẽ lập tức nhận ra rằng ngộ nhận và những nhầm lẫn nói trên không hề khởi đầu với Gangeśa và những người khác, mà ít nhất là với Pháp Thượng

Trong luận thư Nyāyabindutīkā của mình, Pháp Thượng đã hiểu các đặc tính (16) và (17) qua luật đối hoán, như Stcherbatsky đã đề cập và sau đó Staal đã thuyết minh về nó.[24] Sau khi giải thích ba đặc tính của h qua các thuật ngữ của Pháp Xứng, Pháp Thượng đặt ra vấn đề sau đây cùng với giải đáp của ông:

Nay, khi nói rằng sự xảy ra chỉ có trong các trường hợp tương tợ, thì có phải là không nhất thiết kết luận rằng sự không xảy ra chỉ có trong các trường hợp không tương tợ? Vậy tại sao hai mệnh đề được đề cập? Câu trả lời như sau. Hoặc xác định hoặc phủ định nên được sử dụng, mỗi cái đều cần thiết, và không cách nào khác. Vì thế, để nhấn mạnh nó, cả hai mệnh đề được đề cập. Tuy nhiên, nếu cả hai mệnh đề được dùng không với sự cần thiết, thì kết quả tiếp theo sẽ xảy ra là bất kỳ cái gì xảy ra trong trường hợp tương tợ và không xảy ra trong trường hợp không tương tợ đều là h. Và rồi sẽ có [những suy luận không giá trị như] ‘Nó thì đen, vì nó là con của người đó, như ở những đứa trẻ chúng ta thấy’, trong đó tình trạng ‘là con của người đó’ là h. Vì thế, cả xác định và phủ định nên được sử dụng chỉ với sự cần thiết để việc nối kết h chứng thực với s của nó nhất thiết phải xảy ra. Và vì chúng cần phải được sử dụng mà không có ngoại lệ, cho nên chỉ một trong hai được dùng đến chứ không phải hai, tức là, hoặc xác định hoặc phủ định cần phải được sử dụng. Như vậy, vì tính chất sư phạm, cả hai mệnh đề được đề cập.[25]

Rõ ràng, việc hỏi câu hỏi và trả lời nó theo cách đó “chỉ có thể được giải thích bằng giả thiết rằng tác giả đã biết luật đối hoán và sự cần thiết của nó trong nội dung này”, như Staal đã phát biểu. Chắc chắn, trong đoạn văn trên rõ ràng Pháp Thượng, dù cố ý hay vô tình, đã xem xét thuyết ba đặc tính của h qua luật đó. Vì vậy, hiển nhiên ông phải là người tạo ra mọi thứ nhầm lẫn và ngộ nhận mà những nhà luận lý nối tiếp ông phải hứng chịu, kể cả Gangeśa và Staal, ở các thời đại sau cho đến ngày nay. Thật vậy chính Staal đã nhận ra nguồn gốc của những suy luận ưa chuộng nhất như ‘Nó có sự tiếp xúc với một con khỉ vì nó là cây này’, một suy luận mà, như đã thấy, Raghunātha và Mathurātha thường xuyên nhắc lại trong các tác phẩm của họ khi bình giải các bài viết của Gangeśa, trong thí dụPháp Thượng đã cho ở trên, tức, ‘Nó thì đen vì nó là con của người đó.’

Như vậy, nhờ thuyết minh của Staal, mặc dù “tính chất không thích nghi về cả luận lý lẫn sư phạm” của nó, nay ta không chỉ có thể thấy được tại sao Gangeśa phê phán năm định nghĩa không-tách-ly—những định nghĩa phải thừa nhậnchính xác “từ một quan điểm thuần luận lý”—, mà còn biết được ông đã rút ra phê phán này từ đâu. Vì thế, không phải bàn thêm gì nữa, ngoại trừ sự gợi ý về vấn đề luận lý chủng loại trong các tác phẩm luận lý của Thế Thân, ta có thể gạt bỏ những nhận xét phê phán của Gangeśa giống như chỉ là một ngộ nhận, và trở lại các định nghĩa-không-tách ly và nối kết bất khả phân đã được thuyết minh trước đây.

Về căn bản, thuyết minh của chúng ta về năm định nghĩa không-tách-ly chính là thuyết minh của Berg, như được chứng minh rõ ràng qua sự so sánh các công thức (7) – (11) với các công thức (i) – (v), chỉ trừ một điều là ta thay ký hiệu chủng loại Î của ông bằng ký hiệu đồng nhất = của chúng ta vì những lý do đã nói trước đây. Chúng ta cũng chỉ ra rằng định nghĩa nói kết bất khả phân của Thế Thân là một dạng khác của định nghĩa thứ nhất và vì thế có thể biểu thị bằng cùng công thức (7), nếu không phải là (11). Tuy nhiên, chúng ta đã không nói đến việc xác minh cách dùng ký hiệu của chúng ta, và người ta có thể thắc mắc không biết rốt cùng nó có được xác minh hay không, nhất là khi hầu hết mọi người đều tin rằng Thế Thân có chủ trương thuyết gọi là “sự biến thiên phổ quát.”[26]

Vả lại, chúng ta đã không nói gì về định nghĩa có thể có về ký hiệu trong luận lý của Thế Thân. Bây giờ là cơ hội để tiếp cận các vấn đề này và để xem chúng ta sẽ có nhữg giải pháp gì đối với chúng. Trước hết, trong tình trạng manh mún hiện nay của các tác phẩm luận lý của Thế Thân, không có phát biểu nào được giữ lại có liên quan đến vấn đề đồng nhất, hoặc bất kỳ loại quan hệ luận lý nào khác về vấn đề đó. Thứ hai, ta còn không thể biết ông có từng bàn về các vấn đề thuộc loại đó hay không trong các tác phẩm của ông khi chúng vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Tuy nhiên, dựa vào thuyết mô tả của ông, ta phải cần thiết giả định rằng có lẽ ông đã biết đến các quan hệ luận lý này, kể cả quan hệ đồng nhất, bởi lẽ nếu khônggiả định như thế thì không thể nào quan niệm được lý thuyết đó.

Thay thế một từ n bằng một thuộc từ N để có một mô tả (ix)N(x) mà không biết đến sự tồn tại của một loại quan hệ nào đó giữa chúng là điều khó có thể tưởng tượng được. Thật vậy, trong những vận hành như thế thì quan hệ đồng nhất đã được giả định; nếu không, điều trước tiên là chúng không thể nào tự khởi động. Hơn nữa, một loại quan hệ nào đó phải có sẵn trong định nghĩa nối kết bất khả phân của Thế Thân. Vì vậy, mặc dù chúng ta không có phát biểu minh nhiên nào từ các tác phẩm của ông về vấn đề các quan hệ luận lý, nhưng chắc chắn là ông đã dùng đến chúng. Vào các thế kỷ tiếp đó, khi khám phá của ông được khai triển thêm trong tay của Trần NaPháp Xứng, ta biết rằng ba loại quan hệ đã được bàn đến, những quan hệ mà họ cho là cơ bản và chúng có thể dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt ba loại luận lý. Quan hệ thứ nhất trong số này là quan hệ phủ định mà ta có thể tìm thấy trong các suy luận như ‘Không có cái bình ở đây vì không có sự tri nhận về nó.’ Quan hệ thứ hai gọi là quan hệ đồng nhất thuộc loại ‘Đây là một cái cây vì nó là sisampa.’ Loại thứ ba gọi là quan hệ “nhân quả” như được tìm thấy trong suy luận ưa ý nhất ‘Nó có lửa vì nó có khói.’[27]

Tạm gác qua một bên quan hệ phủ định thì hai quan hệ còn lại được nhận ra rất rõ trong các tác phẩm của Thế Thân. Quan hệ đống nhất đã được nhắc đến trong sự nối kết với thuyết mô tả. Tuy nhiên, thí dụ Pháp Xứng đã cho thì thú vị ở điểm nó không chỉ diễn đạt quan hệ đó trong một trường hợp đặc trưng, mà điều đáng nói là nó đặt lại vấn đề chủng loại. Bởi vì nói rằng sisampa có một quan hệ đồng nhất với cái cây cũng là nói rằng cây là một tổ hợp A mà sisampa là một thành viên của nó trong số các thành viên khác. Như vậy, quan hệ này không hoàn toàn là đồng nhất mà đúng hơn nó là quan hệ thành phần. Vì lẽ đó, quan hệ đồng nhất được biểu hiện trong thuyết mô tả của Thế Thân không hoàn toàn là một với thuyết mà Pháp Xứng có ý ám chỉ. Tuy nhiên, điều này không dẫn đến kết luận rằng cái gọi là quan hệ đồng nhất thuộc loại sau không được Thế Thân biết tới. Chúng ta sẽ chỉ ra rằng chính sự tìm ra quan hệ đó đã thúc đẩy ông đi đến một thuyết minh mới về lý luận luận lý và một định nghĩa mới về lan truyền mà những nhà luận lý tiếp đó muốn gọi là “lan truyền nội tại.”

Loại quan hệ thứ ba đều có trong hầu hết các mảng còn lại của các tác phẩm luận lý của Thế Thân. Điểm đặc trưng của quan hệ này nằm ở sự kiện nó có tên là “quan hệ nhân quả” (causal relation), hay chính xác hơn, là “quan hệ hệ quả” (consequential relation). Thí dụ về nó như sau: ‘Nó có lửa vì nó có khói.’ Để có giá trị, kể từ thời của Thế Thân suy luận đó phải có phát biểu chứng tỏ sự “nối kết bất khả phân” giữa khói và lửa, và thường có dạng “bất cứ cái gì có khói thì có lửa.” Vì thế, ở đây chúng ta có một quan hệ ngoại động hơn là một quan hệ nhân quả, bởi vì qua quan hệ này, thí dụ sẽ có dạng:

(19) A = B

 B = C

 A = C

 (Hiển nhiên, nó cũng thuộc dạng: {[(p ® q) & p] ® q}, nhưng chúng ta không cần bàn đến ở đây). Vì vậy, cái gọi là quan hệ nhân quả thực sự là một quan hệ ngoại động. Và vì lẽ đó, xét về thể cách suy luận thì nó là một phương pháp khẳng định (modus ponens). Trong Vādavidhi, Thế Thân chủ yếu vẫn nói về quan hệ này và các modus ponens của nó. Và chúng ta không nên ngạc nhiên về điều này, bởi vì với quan hệ ngoại động ta luôn có thể loại suy phần còn lại. Chẳng hạn, cho R(A,B) và R(B,C), ta không chỉ có R(A,C) mà còn R(A,A), là biểu thức của một quan hệ tự phản trong trường hợp B=A, và R(A,B) và R(B,A) là biểu thức của một quan hệ đối xứng khi A=C.

Điều thú vị là một khi quan hệ như thế được thiết lập, tức một quan hệ mang tính chất tự phản, đối xứng và ngoại động, thì ta có thể dễ dàng định nghĩa khái niệm đồng nhất như sau:[28]

(20) x = y « ("w) {[r(x,w) « r(y,w)] & [r(w,x) « r(w,y)]}

và có thể giản lược thành

(21) x = y « ("w) [w(x) « w(y)]

Công thức này có thể được viết lại theo công thức (12)

 x = y « ("w) (x Î w « y Î w)

để diễn đạt định lý khoáng trương. Và đây là điểm thú vị, bởi vì hiển nhiên là khái niệm đồng nhất có thể được định nghĩa bằng khái niệm chủng loại, và khái niệm đồng đẳng (pure equality) bằng khái niệm quan hệ tương đương. Cần chú ý là quan hệ tương đương là quan hệ tự phản, đối xứng và ngoại động. Như vậy, trong văn mạch phạm vi này, người ta có thể xem quan hệ đồng nhất có nghĩa chính xác như những gì Pháp Xứng muốn nói, đó là quan hệ chủng loại. Và vì thế, ngay trong phạm vi của Vādavidhi, quan hệ đồng nhất cũng có thể định nghĩa bằng quan hệ chủng loại. Như vậy, nếu không quá nới rộng luật thay thế trong thuyết mô tả của Thế Thân, ta có thể nói rằng trong tác phẩm đó quan hệ đồng nhất có thể được diễn giải như là quan hệ chủng loại. Lúc đó điều tất yếu là các công thức (7) – (11) có thể viết lại thành các công thức (i) – (v) của Berg mà không có bất kỳ nhầm lẫn nào đối với vấn đề chủng loại trong luận lý của Thế Thân.

Sau khi định nghĩa khái niệm lan truyền trong các công thức (5) – (11), thật dễ dàng thấy rằng Thế Thân đã thiết lập các biểu đồ luận lý của ông như thế nào. Ngày xưa, mặc dù chúng ta có các biểu đồ rõ ràng về suy luận, nhưng chưa có cái nào trong số chúng được bàn đến một cách đặc trưng, ngoại trừ dạng mười chi mà Kỳ Na Giáo đã đề ra cho chính họ.[29] Vào thời của Caraka, ông đã nhận ra nhu cầu lý luận đúng luận lý trong y học cho mục đích chẩn bệnh; vì vậy, cuốn y thư nổi tiếng của ông, Samhita, đã dành một trong những phần của nó để bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau của lý luận luận lý trong y học.[30] Tiếp nối Caraka, Gautama Aksapāda, lần đầu tiên trong lịch sử Ấn đã bắt đầu hệ thống hóa phần lớn các kiến thức về nhận thức luận và luận lý của thời đại ông thành một hệ thống các cách ngôn, mà ông gọi là Nyāyasūtra hay Luận lý Thư, mặc dù giống như bất cứ cuốn sách nào cùng tên thuộc thời đó, nó không chỉ bàn đến luận lý như thế, mà còn cả một số các vấn đề khác ngoài chủ đề chính. Trong Nyāyasūtra, ông công nhiên qui định rằng bất kỳ dạng lý luận nào cũng phải có năm chi sau đây:[31]

1. Luận đề (tôn): Núi này đang có lửa

2. Lý do (nhân): Vì nó đang có khói

3. Thí dụ (dụ): Như trong nhà bếp

4. Áp dụng (dụng): Và cái này như thế

5. Kết luận (kết): Vì vậy cái kia cũng thế.

Các dạng lý luận này đã tồn tại đến thời Thế Thân mà không có bất cứ khảo cứu và cải tiến nào. Rõ ràng, khi nhìn nó, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là một loại lý luận loại suy nào đó, mặc dù đã không đạt được mức độ chính thức đáng mong muốn. Và do khuyết điểm hiển nhiên này, người ta có thể tự hỏi rốt cùng đó có phải là một biểu đồ suy luận hay không. Trong bất cứ trường hợp nào thì khi Thế Thân bắt đầu viết về luận lý, ông vẫn chấp nhận biểu đồ năm chi đó. Tuy nhiên, một cải tiến chưa từng có trước đó cuối cùng đã tách rời luận lý Ấn độ ra khỏi di sản thực tiễn của các chẩn đoán y học của Caraka và lý luận của Gautama, và đưa nó vào lộ trình dẫn đến một khoa học chân chính về luận lý. Và cải tiến này không gì khác hơn sự tìm hiểu những điều kiện cho phép ta suy luận A(s,x) đối với mỗi một x nếu có A(h,x), điều đã dẫn đến sự ra đời của thuyết ba đặc tính của h.

Trong Như Thực Luận cũng như trong một trần thuật của Huệ Chiểu, Thế Thân vẫn nói về đồ biểu năm chi.[32] Nhưng trong cùng tác phẩm này ông đã tìm thấy rằng nếu cho một suy luận có dạng

("x) [A(h,x) « A(s,x)]

để suy ra A(s,x), ta phải có A(h,x), và trong đó h phải đáp ứng ba điều kiện sau:[33]

(i) h xảy ra trong s.

(ii) h (chỉ) xảy ra trong các trường hợp tương tợ.

(iii) h không xảy ra trong các trường hợp không tương tợ.

Chúng ta đã chính thức hóa ba điều kiện này, những điều kiện đã từng được gọi là “ba tánh”, trong các công thức (15) – (17) ở trên. Một khi đã có ba điều kiện này, ta có thể thấy ngay rằng chúng được áp đặt lên Thế Thân để loại bỏ biểu đồ năm chi và thay nó bằng một cái mới, bởi vì bây giờ suy luận không còn dựa vào tỷ giảo nữa mà là một cơ sở mạnh mẽ hơn nhiều, đó là tính khả loại suy của nhiều thành phần khác nhau có liên quan trong đó. Như vậy, trong Vādavidhi, tác phẩm luận lý kế tiếp của ông, Thế Thân đã thực sự bác bỏ biểu đồ năm chi, một hành động có thể tạo ra một phê phán đáng kể từ những người chống đối ông suốt trong lịch sử, và đã thay nó bằng một biểu đồ ba chi, có dạng tổng quát như sau:

1. Luận đề: Núi có lửa

2. Lý do: Vì nó có khói

3. Tiền đề: Bất kỳ nơi nào có khói, nơi đó có lửa, như trong nhà bếp.[34]

Chi thứ ba được Thế Thân định nghĩa là một phát biểu của sự lan truyền, xác định “nối kết bất khả phân” giữa luận đề và lý do. Nói cách khác, nó thuộc dạng:

("x) [A(h,x) ® A(s,x)]

vì vậy, khi có lý do h như

("x) A(h,x)

ta luôn luôn có thể loại suy tiền đề s

($x) A(s,x)

Ngày nay, điều hoàn toàn mới lạ trong biểu đồ ba chi này và giúp phân biệt với biểu đồ năm chi của Gautama như một khám phá mới không phải là nó giản lược năm chi nặng nề thành biểu đồ khả dụng ba chi, mặc dù đó đúng là cái nó mang lại, mà là nó đã đưa vào tiền đề phát biểu chính xác quan hệ lan truyền giữa chi thứ nhất và thứ hai và lập thành chi thứ ba. Tại sao việc đưa vào này lại là một khám phá mới? Bởi vì nó được rút ra từ thuyết ba tánh của Thế Thân. Ta đã biết rằng với các điều kiện (i) – (iii) như được biểu thị bởi các công thức (15) – (17), ta luôn có thể loại suy (2) và công thức này, như đã thấy, cũng là một biểu thức của chi thứ ba. Vì vậy, không phải vô cớ hay chỉ vì tính chất rườm rà của biểu đồ năm chi mà Thế Thân loại bỏ nó và thay bằng biểu đồ ba chi. Và kết luận này còn được củng cố thêm bởi phương pháp chứng cứ ngày nay là, nếu cho các công thức (15) – (17), ta luôn có thể loại suy (2), như đã được chứng minh trước đây. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử luận lý Ấn độ, người ta được chỉ cho thấy tại sao một dạng suy luận nào đó thì thuộc loại như nó là mà không phải cách nào khác.[35] Đây quả thật là đỉnh cao những thành tựuthiên tài của Thế Thân.

Hơn nữa, dù chi thứ ba của biểu đồ mới được viết dưới dạng:

("x) A(h,x) ® A(s,x)

nhưng thật ra nó phải thuộc dạng

(22) ("x) {(A,x) & ($x) [A(h,x) ® A(s,x)]} ® A(s,x)

bởi vì nó không những phát biểu rằng ‘bất kỳ nơi nào có khói thì nơi đó có lửa’, mà còn ‘như ở trong nhà bếp’, một điều minh định rõ ràng phạm vi được mô tả bởi phát biểu trước không phải là một phạm vi trống rỗng. Tuy nhiên, nếu đúng thật như thế, như một số tác giả đã chủ trương, thì ta có thể dễ dàng thấy rằng ba điều kiện được diễn đạt bởi các công thức (15) – (17) không cần thiết gì cả. Thật vậy, điều này sẽ đưa biểu đồ ba chi trở lại lối suy luận cũ, tức lý luận bằng tỷ giảo, của Nyāyasūtra. Vì lẽ đó biện pháp luận lý sẽ là loại hẳn công thức được đưa vào:

(23) ("x) (A(h,x) ® A(s,x))

và chỉ giữ lại thành phần lan truyền cần thiết được biểu thị bởi công thức (2). Mong rằng đây là những gì Thế Thân đã làm trong Như Thực Luận II, có lẽ là tác phẩm luận lý sau cùng của ông. Trong Pramāṇasamuccaya, Trần Na thuật rằng có một luận thư tên là Như Thực Luận, chủ trương thí dụ được cho trong chi thứ ba của biểu đồ mới thì không cần thiết và vì thế có thể bỏ đi.[36] Mặc dù chỉ trích mạnh mẽ thuyết này nhưng ông đã không cho chúng ta biết tác giả là ai. Điều kỳ lạ hơn là ông cũng đã trích dẫn cuốn đó trong một vài trường hợp khác, trong đó ông tỏ ra tán thành các quan niệm của nó.[37] Tình huống này càng phức tạp hơn khi một số nhà bình giải về ông đã nhầm lẫn ghi lại tên tác phẩm này ở dạng số nhiều và như thế đã khiến cho những người khác tin rằng có lẽ có trên một luận thư mang tên Như Thực Luận.[38]

Thật vậy, một tin tưởng như thế đã được Tucci nghĩ đến. Cùng với sự kiện Như Thực Luận mà Trần Na dẫn có chủ trương một biểu đồ hai chi trong khi dịch bản Hán văn của tác phẩm cùng tên chỉ có biểu đồ cũ năm chi, ông có ý kiến rằng cuốn sau, từ đây trở đi sẽ được gọi là Như Thực Luận I, thì khác với cuốn trước, cuốn mà chúng ta đã gọi tên Như Thực Luận II. Giờ đây, sự kiện Như Thực Luận I là một trong các tác phẩm của Thế Thân, nếu không muốn nói là tác phẩm đầu tiên của ông về luận lý, là điều chắc chắn không nghi ngờ gì nữa, và vì thế chúng ta không cần bàn thêm gì nữa.[39] Về Như Thực Luận II, Frauwallner đã chỉ ra tính chất không đáng tin cậy của hình thức số nhiều và vì thế đã loại bỏ quan niệm cho rằng tên Như Thực Luận không phải là một danh từ riêng mà là từ chỉ chung cho một loạt các bài viết bàn về cái như thực (tarka).[40]

Nay chúng ta thêm chứng cứ sau để chứng minh rằng biểu đồ hai chi, mặc dù đã bị Trần Na và những người khác chỉ trích, thật sự đã được Thế Thân sử dụng trong các tác phẩm khác của ông. Chẳng hạn trong Câu Xá Luận, ta có suy luận thuộc dạng ‘Nếu người ta đã cần đến một nhân cho sự hủy diệt thì người ta sẽ cần đến một nhân cho mọi sự hủy diệt.’[41] Tương tợ, trong Thành Nghiệp Luận, Thế Thân đôi khi áp dụng suy luận đó cho những lập luận của ông như ‘Nếu một vật an trụ thì nó không có chuyển động’ hay ‘Nếu nó không chuyển động thì nó thường xuyên an trụ’, hay ‘Nếu nó không an trụ thì nó cũng không có chuyển động’, mà không hề đề cập đến chi thứ ba của biểu đồ ba chi.[42] Vì thế, khẳng định rằng, như Tucci đã làm, biểu đồ suy luận hai chi “chắc chắn không được Thế Thân chấp nhận” là sai hoàn toàn. Thật vậy, những suy luận thuộc dạng ‘Nếu nó không có chuyển động, nó thường xuyên đình trụ’ có thể được biểu thị chính xác qua công thức

(2) ("x) [A(h,x) ® A(s,x)]

mà không cần thêm vào công thức (23) một khi các điều kiện trong (15) – (17) được phát biểu, vì ta có thể loại suy (2) từ (15) – (17).

Kết luận đó thú vị trong nhiều cách. Thứ nhất, nó dẫn chúng ta đến nhận thức rằng với biểu đồ suy luận mới hai chi Thế Thân có thể giải quyết toàn bộ khó khăn Gangeśa đã đặt ra về các trường hợp thực hữu-phổ biến, bởi lẽ trong thuyết minh mới này, nếu cho:

(24) ("x) (h(x) ® g(x)

ta có thể loại suy

(25) ("x) h(x) ® ("x)g(x)

Dạng loại suy mới mạnh mẽ này về sau đã được Arcata Dharmakaradatta nhận ra.[43] Ông hiểu rằng thí dụ được cho trong chi thứ ba không dùng để chứng minh một luận đề là đúng hay sai, mà chỉ là một hướng dẫn cho người không hiểu biết, mặc dù nó thường bị phê phán và bỏ qua bởi hầu hết các nhà luận lý khác, dĩ nhiên kể cả Trần Na, Gangeśa. Và nhờ nhận ra điều này mà Arcata đã có thể chứng minh rằng người ta có thể rút ra một kết luận tự nhiên thuộc loại “Tất cả đều sát na diệt’ từ tiền đề ‘Bất kỳ cái gì thực hữu đều thuộc sát na diệt’, một điểm Gangeśa đã bỏ sót trong phê phán của ông về định nghĩa nối kết bất khả phân của Thế Thân.

Tuy nhiên, để thực hiện suy luận đó, người ta cần có sẵn khái niệm chủng loại như được định nghĩa trong (20) – (21). Điều này cũng thế trong trường hợp suy luận ‘Đây là một cái cây vì nó là simsapa’ Pháp Xứng đã cho ở trên. Bởi vì trong cả hai trường hợp đều ngầm chứa các lượng từ về chủng loại mà khi được viết đầy đủ chúng sẽ trở thành “vừa phổ biến vừa thực hữu.” Như vậy, dù phát biểu ‘Đây là một cái cây vì nó là simsapa’ có thể viết dưới dạng

(26) ("x) [f(x) ® g(x)]

nhưng điều nó thật sự chuyển tải lại thuộc dạng

(27) ($w) ("z) ("x) (x Î x « x Î w)

trong đó w biểu trưng chủng loại cây nói chung, và z biểu trưng chủng loại cây simsapa nói riêng. Và cái được (27) biểu thị thì không được biểu thị thỏa đáng bởi (26) do các lượng từ hỗn hợp của công thức trước. Vì vậy, ta có thể nói rằng Thế Thân đã đưa vào một luận lý chủng loại cùng với việc giới thiệu biểu đồ suy luận hai chi của ông. Hiện nay chúng ta không biết ông đã bàn đến và đánh giá luận lý này như thế nào, bởi vì không còn mảng nào liên quan đến nó còn giữ được. Thế nhưng, điều này không có nghĩa ông không biết đến lợi ích của một luận lý như thế trong một số trường hợp. Các thí dụ đã cho ở trên minh chứng đầy đủ điều này.

Cho đến nay, chúng ta đã mô tả luận lý của Thế Thân như chúng ta hiểu từ một số lượng hạn chế của các mảng mà chúng ta biết đến và còn giữ được từ những tác phẩm luận lý của ông. Chúng ta đã không nói gì về đặc điểm của luận lý này cũng như loại ký hiệu mà chúng ta đã sử dụng. Điều này vì chúng ta tin rằng khi nghiên cứu một luận lý như của Thế Thân, ta không nên có định kiến ngay cả đối với loại công cụ mà ta sử dụng để thực hiện việc làm này, bởi vì nó có thể dẫn chúng ta đến một kết luận sai lạc.

Nay, ở chặng cuối của việc làm này, một điều trở nên quá hiển nhiên là ta có thể phân biệt ít ra ba loại luận lý chính trong tác phẩm của ông. Thứ nhất là luận lý đồng nhất; thứ hai là luận lý định lượng. Hai luận lý này được kết hợp để cho ra các diễn đạt như các công thức (7) – (11) chẳng hạn. Chúng thuộc các loại đơn giản nhất, và điều này không nên ngạc nhiên. Như Quine đã nhận xét trong lời giới thiệu của ông cho lần tái bản cuốn Incomplete Symbols: Descriptions của Whitehead và Russell rằng “Một điều quan trọng của việc sử dụng tất cả các số hạng đơn ngoài số lượng các biến số là: luận lý định lượng và đồng nhất không còn cần được quan niệm theo cách nào khác ngoài dạng đơn giản nhất của nó, bao gồm các từ thuộc về thuộc từ, các biến số, các từ định lượng, các tác dụng thuộc nguyên lý, và ‘=’”, [44] vì thế tại sao luận lý Thế Thân lại khác biệt với thuyết mô tả của ông?

Trong cùng các công thức đó, ta có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của một hàm tử F. Và hàm tử này thật sự chỉ ra rằng sớm muộn gì nó cũng sẽ được tác động lên Thế Thân để ông đạt đến một luận lý chủng loại và đây là loại luận lý thứ ba chúng ta nói đến ở trên. Lý do? Bởi vì trong một số phát biểu như chúng ta đã thấy, luận lý đồng nhất và định lượng sẽ không thể chuyển tải đầy đủ ý nghĩa của chúng. Như vậy, một luận lý chủng loại phải được quan niệm, dù hiện nay chúng ta hoàn toàn không nắm rõ nội dung chính xác của nó do thiếu tư liệu trong các mảng luận lý của Thế Thân. Một khi, ba loại luận lý này được thiết lập, đương nhiên điều tất yếu là các ký hiệu chúng ta sử dụng nhìn chung đều thuộc về chúng mà không có bất kỳ phân biệt nào. Vì thế ta không cần phải minh định hệ thống ký hiệu gì ta đã dùng đến. Chúng được dùng, và nếu chúng phù hợp, cho việc khám phá luận lý học của Thế Thân và không cho mục đích nào khác.

Sau khi đã định nghĩa luận lý của ông và nội dung của nó, vậy ta có thể rút ra kết luận gì từ nó? Ta đã thấy rằng lan truyền là khái niệm cơ bản của luận lý Thế Thân và vì thế quyết định toàn bộ phát triển kế tiếp các khám phá luận lý của ông. Có hai nguồn phát khởi khái niệm này. Thứ nhất là việc nhận ra rằng để bất kỳ suy luận thuộc bất kỳ dạng nào có thể có giá trị, cần có những điều kiện nào đó mà nó phải đáp ứng. Như vậy, nếu cho một suy luận có dạng tổng quát

("x) (A(h,x) ® A(s,x))

Thế Thân chỉ ra rằng nó phải đáp ứng ba điều kiện được diễn đạt trong các công thức (15)–(17). Sự thừa nhận ba điều kiện này dẫn đến việc thiết lập quan hệ cần thiết giữa h và s, cái mà ông gọi là “nối kết bất khả phân” hay lan truyền.

Nguồn kia xuất phát chủ yếu từ chính thuyết mô tả. Lúc đầu chúng ta đã nói rằng thuyết này không những chủ trương nếu cho một n thì luôn luôn có một N như (ix)N(x), mà còn nếu cho một n sẽ luôn luôn có một F như F(x). Và từ đó ta có thể có một biểu đồ suy luận thuộc dạng

{("x) [f(x) É g(x)] & ("x) f(x)} É ("x)g(x)

như được biểu thị trong công thức (1). Vì thế, về phương diện này không được quá nhấn mạnh rằng chính thuyết mô tả đã thúc đẩy Thế Thân tìm hiểu các điều kiện của một suy luận mà không phải là cái gì khác. Vì thế, thuyết này đóng vai trò quyết định trong lãnh vực luận lý.

Một khi khái niệm lan truyền được định nghĩa, nhiều thuyết minh luận lý khác nhau thuộc loại mới này phải được cần đến, và nổi bật nhất trong số đó hẳn là sự giản lược biểu đồ lý luận tỷ giảo năm chi thành loại chính thức hoàn chỉnh ba chi, và rồi là loại hai chi. Chúng ta đã chỉ ra rằng việc giản lược biểu đồ cũ năm chi thành biểu đồ mới ba chi không phải tình cờ, mà do những nỗ lựclý do tinh tế. Không cần phải nói, nó không phải là đóng góp của Trần Na như được khẳng định từ trước đến nay. Thế nhưng, điểm thú vị lại nằm ở lần giản lược thứ hai của biểu đồ mới ba chi này thành một biểu đồ còn mới hơn, đó là hai chi.

Sự giản lược này thật hứng thú, bởi vì lần đầu tiên giá trị của một suy luận được thiết lập không phải dựa vào quan hệ về một thực thể ngoài luận lý mà dựa vào sức mạnh của chính nó. Và như thế, khái niệm giản lược chính thức đã đạt đến đỉnh cao của nó. Thật không may là hướng tư tưởng này đã không được những người kế thừa Thế Thân nắm bắt. Họ thường xuyên xem nó như đối tượng của sự phê phán và vì thế đã chối bỏ nó. Thất bại của họ trong việc đánh giá tầm quan trọng của nó có lẽ là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào tình trạng chết cứng của tư tưởng và khoa học truyền thống Ấn độ sau thời ông. Tuy nhiên, nếu giá trị của một suy luận được quyết định ở chính nó, thì các phát biểu thuộc dạng “sự thật của một phát biểu tùy thuộc vào sự tồn tại của chúng như là cái gì đó trong vũ trụ” sẽ là gì? Câu hỏi này, chúng ta sẽ xét đến ở chương sau.¤ 

dịch Việt: Đạo Sinh
 
 
 

[1] Annambhatta, Tarkasaṃgraha, ed. Foucher, p. 134.

[2] Staal, “Contraposition in Indian Logic, Logic, Methodology and Philosophy of Science”, Proceedings of the 1960 International Congress, Stanford: Stanford University Press, 1962: 638-639.

[3] Kumārila, The Mīmāṃsāślokavārtika of Kumārila Bhatta, ed. Rāma Sāstrī Tailanga, Benares: Chowkhambā Sanskrit Series, 1898: 384-385: Section Anumānaparicchedaḥ, verses 121-122.

[4] Dharmakīrti, Nyāyabindu, ed. Serbatskoi, Petrograd, 1918: 18-19.

[5] Như Thực Luận, Taisho 1633, p 30c20-21: 我 立 因。 種 相 是 根 本 法。同 類 所 攝 異 類 相 離。 

[6] Staal, “Contraposition in Indian Logic: 634; Kajiyama, Bukkyo tetsugaku ni okeru meidai kaishaku”, in Kanakura hakushi koki kinen Indogaku Bukkyogaku ronshu, ed. Tsukamoto Mekio Kyoto: Heirakuji shoden, 1966: 423-438.

[7] Vādavidhi, Fragment 1. 

[8] Một lần nữa, cần lưu ý rằng khi nói như vậy chúng tôi cho rằng Pháp Xứng hoàn toàn nương theo các thuật ngữquan điểm của Trần Na. Như vậy, dù đã lập lại từ avyabhicāra trong Nyāyabindu và Pramāṇavārttika, nhưng Hetubindu vẫn bàn đến bài tụng lấy từ Pramāṇavārttika:

pakṣadharmas tadamsena vyāpto hetus tridhaiva saḥ/

avinābhāvaniyamād dhetvābhāsās tato’pare//

trong đó từ avinābhāva tự chứng thực một cách hiển nhiên và được sử dụng trong toàn bản luận này. Xem Steinkellner, Dharmakīrti’s Hetubinduḥ, Teil I, Sitzungsberichte der Osterreichischen Akademie der Wissenschaften, Philosophisch-Historische Klasse, 252. Band, 1. Abhandlung, pp.30-39. Như vậy, ở p.39, chúng tôi đọc: “etallakṣaṇas tridhaiva so hetus triprakāra eva, svabhāvaḥ kāryam anupalabdhiś ceti yathānitye kasmiṃścit sādhye sattvam agnimati pradeśe dhūmo’bhāve copalabdhilakṣaṇaprāptasyānupalabdhir ity atraiva trividhe ’vinābhāvaniyamāt, pakṣadharmasya yathoktā vyāptir avinābhāvaḥ sa trividhād dhetor anyatra nāstīty atraiva niyata ucyate…”

[9] Berg, Review of Staal’s “Contraposition in Indian Logic”, in Journal of Symbolic Logic, XXXV (1970: 570ff.

[10] Berg, op. cit.: 575.

[11] Goekoop, op. cit.: 63-64.

[12] Gangeśa, Tattvacintāmani (Anumāna-khanda), ed. with the Dīdhiti commentary of Raghunātha and the sub-commentary of Gadādhara, Benares: Chowkhambā Sanskrit Series, 1926: 1326; Uddyotakara, Nyāyavārttika: 46.

[13] Viśvanātha, Nyāyasiddhāntamuktāvalī, ed. Narayancharan Shastri et. al., Varanasi, 1972: 464-466: anvayavyāptir uktaiva vyatirekād ihocyate/ traividhyam iti/ anumānm hi trividham kevalānvayikevala-vyatirekyanvayavyatirekibhedāt/ tatrāsadvipakṣaḥ kevalānvayī yathā ghaṭo ’bhidheyaḥ prameyatvād ity ādau, tatra hi sarvasyaivābhidheyatvād vipakṣāsattvam/ asatsapakṣaḥ kevalavyatirekī yathā pṛthivī itarebhyo bhidyate gandhavattvād ity ādau tatra hi jalāditrayodasabhedasya pūrvam aniscitatayā niścitasādhyavataḥ sapakṣasyābhāva iti/ satsapakṣavipakṣo ’nvayavyatirekī yathā vahnimān dhūmād ity ādau tatra sapakṣasya mahānasāder vipakṣasya jalahradādeś ca sattvam iti// 

[14] Annambhatta, Tarkasaṃgraha: 132-134: “liṅgam trividham anvayavyatireki kevalānvayi kevalavyatireki ca/ anvayena vyatirekena ca vyātimad anvayavyatireki yathā vahnau sādhye dhūmavattvam yatra dhūmas tatrāgniḥ yathā mahānasaity anvayavyāptiḥ/ yatra vahnir nāsti tatra dhūmo ’pi nāsti yathā mahāhradaiti vyatirekavyāptiḥ/ anvayamātravyāptikam kevalānvayi yathā ghaṭo ’bhidheyaḥ prameyatvāt patavat atra prameyatvābhidheyatvayor vyatirekamātravyāptikam kevalavyatireki yathā pṛthivī itarebhyo bhidyate gandhavattvāt yad itarebhyo na bhidyate na tad gandhavat yathā jalam na ceyam tathā pṛthivīmātrasya pakṣatvāt//.” Về từ pakṣatva, xem Manikantha, Nyāyaratna, ed. Subrahmanya Sastri and V. Krishnamacharya, Madras: Madras Government Oriental Series, 1953: 109-115.

[15] Matilal, “Gangeśa on the Concept of Universal Property (kevalānvayin)”, Logic Methodology and Philosophy of Science III, Proceedings of the Third International Congress for Logic, Methodology and Philosophy of Science, Amsterdam 1967, Amsterdam: North-Holland Pub. Co., 1968: 531-542.

[16] Staal, Contraposition in Indian Logic: 636.

[17] Berg, op. cit. 574-575.

[18] Keśavamiśra, Tarkabhāsā, ed. Srī Shobhita Miśra, Banaras: The Chowkhambā Sanskrit Series Office, 1953: 66-68. 

[19] Gangeśa, Tattvacintāmani: 100-160.

[20] Annambhatta, Tarkasaṃgraha: 124.

[21] Viśvanātha, Nyāyāsiddhāntamuktāvalī, ed. Narayancharan Shastri & Swetvaikuntha Shastri, Varaṇasi: The Chowkhambā Sanskrit Series Office, 1972: 232-246.

[22] Berg, Journal of Symbolic Logic XXXV (1970): 573; 

[23] Calari Sesācārya, Pramāṇacandrikā, ed. & transl. Susil Kumar Maitra, Calcutta: Calcutta University, 1936: 143-144.

[24] Stcherbatsky, Buddhist Logic II: 53.

[25] Dharmottara, Nyāyabinduṭikā, ed. Serbatskoi, Petrograd, 1918: 20: nanu ca sapakṣa eva sattvan ity ukte vipakṣae ’sattvam eveti gamyate eva/ tat kim artham punar ubhayor upādānam kṛtam/ tad ucyate/ anvayo vyatireko vā niyamavān eva prayoktavyo nānyatheti darayitum dvayor apy upādānam kṛtam/ aniyame hi dvayor api prayoge ’yam arthaḥ syāt/ sapakṣe yo ’sti vipakṣe ca nāsti sa hetur iti/ tathā ca sati sa syāmas tatputratvād dṛśyamānaputravad iti tatputratvam hetuḥ syāt/ tasmān niyamavator evānvayavyatirekayoḥ prayogaḥ kartavyo/ yena pratibandho gamyeta sādhanasya sādhyena/ niyamavatoś ca prayoge ’vasyakartavye dvayor eka eva prayoktavyo na dvāv iti niyamavān evānvayo vyatireko vā prayoktavya iti sikṣaṇārtham dvayor upādānam iti//.

[26] Mookerjee, Buddhist Philosophy of Universal Flux, Calcutta: Calcutta University, 1935; cf. Murti, Central Philosophy of Buddhism, London: Allen & Unwin, 1953; also Staal, Negation and the Law of Contradiction in Indian Thought: a Comparative Study, BSOAS XXV (1962): 52-71.

[27] Dharmakīti, The Pramāṇavārttikam of Dharmakīrti: 2.

[28] Hailperin, “Remarks on Identity and Description in First-Order Axiom Systems”, Journal of Symbolic Logic XIX (1954): 14-20. Xem theem Beth, The Foundations of Mathematics: 224-231.

[29] Vādidevaśri, Syāvādaratnākāra, Poona: Arhat Mata Prabhakara: 556; Bhadrabāhu, Daśavaikālikaniryukti, Agamodaya, gāthā 49-50.

[30] Caraka, Carakasaṃhitā I, ed. Vinayacandra Vāsiṣṭha & Jayadeva Sarmā, Ajamer: Ārya sāhitya mandala, 1954: 740 & 814.

[31] Nyāyasūtra 1.1.32-39.

[32] Như Thực Luận, Taisho 1633: 30c2-4: 論曰。 聲無 常因功力生。 無 中 間 生 故。譬 如 瓦 器 因 功 力 生。 生 已 破 滅。聲 亦 如 是。故 聲 無 常。

Huệ Chiểu, Nhân Minh Nghĩa Đoán, Taisho 1841: 144b29-c1: 如世親説五能立。亦不非於舊陳。 

Huệ Chiểu, ibid.: 155b13-24: 解小乘外道。立有五分。慈尊無箸陳那等。 但立。分。合結為成於喻。是喻。之差别。善立於喻。足顯合結。無繁喻外。别立二支。又云。瑜伽同類即當對法合支。對法既立喻訖。何故復説合支。結既許同世 親合支。如何即别。又瑜伽引喻之言。為同為異。若其是總同類即是喻。何關對法合支。若引喻即説為同類。與世親合支何别。作斯會教全不相當。應知。對法合 結。與世親不殊。

p157c11-14: 又據世親五支之中。明缺減過者。有二十五或二十一。謂闕一有五。闕二有。。闕。有十。全闕有一。取捨如前。准此。只有二十。句。二十五句一總不相當。或是寫錯。更勘餘本。 

[33] Như Thực Luận, Taisho 1633, p 30c20-21: 我 立 因。 種 相 是 根 本 法。同 類 所 攝 異 類 相 離。 

[34] Khuy Cơ, Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ, Taisho 1840: p. 94a1-2; Vacaspatimiśra, Nyāyavārttikatātparyaṭīkā 298: atra vasubandhunā pratijñādayas trayo ’vayavā durvihitā akṣapādalakṣaṇena ity uktam/.

[35] Baliṅgay, “The Significance of Drishanta in Indian Logic”, in Essays in Philosophy Presented to Dr. T. M. P. Mahadevan on His Fiftieth Birthday, ed. Chari, Madras: Ganesh & Co. 1962: 163-175. 

[36] Dignāga, Pramāṇasanuccaya IV: 66b4-5; Frauwallner, Vasubandhu’s Vādavidhiḥ, WZKSOA (1957): 145-146; Tucci, Buddhist Logic before Diṅnāga, JRAS (1929): 486-487.

[37] Dignāga, Pramāṇasanuccaya III: 44a7-b1; Frauwallner, Vasubandhu’s Vādavidhiḥ: 144-145; Tucci, op. cit.: 486.

[38] Dignāga, Pramāṇasanuccaya III: 44a7-b1; IV: 66b4-5.

[39] Wen Kuei, Jen ming ju cheng li lun shu, Dainippon Zokuzokyo 86, p. 355a9-13.

[40] Frauwallner, Vasubandhu’s Vādavidhiḥ, p. 144.

[41] Abhidharmakośa IV 3a-b, LVP pp.4-9.

[42] Karmasiddhiprakaraṇa, ed. Yamagucchi, Kyoto: Hozokan, 1951: 7.

[43] Arcata, Hetubinduṭīkā: 62-63.

[44] Van Heijenoort, From Frege to Godel, Cambridge, Mass: Havard University Press, 1967: 217.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/11/2010(Xem: 45105)
23/11/2010(Xem: 75973)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.