I. Định Danh

22/11/201012:00 SA(Xem: 8747)
I. Định Danh

Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang
LUẬN THÀNH DUY THỨC
Bản dịch Việt: TUỆ SỸ
Ban Tu Thư Phật Học 2547 - 2003

CHƯƠNG II 

A-LẠI-DA THỨC

Tuy đã nói một cách tổng quát về ba sự biến thái của thức, nhưng chưa thảo luận chi tiết về các đặc tướng của chúng. Vậy, đặc tướng của sự biến thái thứ nhất là thế nào?

Tụng nói:

初阿賴耶識 異熟一切種 2
不可知執受 處了常與觸
作意受想思 相應唯捨受 3
是無覆無記 觸等亦如是
恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4[1] 

Thứ nhất là A-lại-da, 
cũng gọi là dị thục, nhất thiết chủng.
Không thể biết sự chấp thọ,
Xứ sở và biểu hiện nhận thức của nó.
Luôn luôn, nó tương ưng với xúc,
tác ý, thọ tưởng và tư.
Nó chỉ tương ưng với xả thọ.
Nó là vô phú vô ký.
Xúc v.v. cũng vậy.
thường hằng lưu chuyển như dòng thác.
Đến địa vi A-la-hán nó mới bị loại bỏ.

I. ĐỊNH DANH

1. A-lại-da

Luận nói, thức năng biến thứ nhất, trong giáo nghĩa của Tiểu thừa và Đai thừa, đều được gọi là A-lại-da. Vì nó hàm ngụ các nghĩa năng tàng, sở tàng[2] và chấp tàng. Vì nó hỗ tương làm điều kiện (duyên) cho các pháp tạp nhiễm.[3] Vì hữu tình chấp nó như là tự ngã nội tại.

Bài tụng này nêu rõ các đặc tướng mà thức năng biến thứ nhất có. Vì đặc tướng riêng biệt của nó là sự nhiếp trì trên hai phương diện nhân và quả.

Phần vị của các đặc tướng riêng biệt của thức này tuy nhiều,[4] nhưng thức như là kho tàng được chú trong hơn hết, do đó dành riêng cho nó tên này.

2. Dị thục

Thức này được gọi là dị thục, vì nó đưa đến kết quả đã chín (dị thục) của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, các định hướng và các sinh loại.[5] Nếu loại bỏ nó, không thể hiểu rõ kết quả dị thục đặc biệt[6] vốn thường hằng tiếp nối liên tục của mạng căn, chúng đồng phần, các thứ.[7] Bài tụng này hiển thị đắc tướng trên phương diện quả của thức năng biến thứ nhất.

Đặc tướng trên phương diện quả của thức này tuy có nhiều trạng thái,[8] nhiều chủng loại,[9] nhưng ý nghĩa dị thục vừa rộng, vừa đặc hữu, do đó đặc biệt chỉ được định.

3. Nhất thiết chủng

Thức này chấp trì hạt giống của các pháp không để cho thất tán, do đó, được gọi là nhất thiết chủng.[10] Ngoài thức này ra, khkong thể có cái gì chấp trì một cách phổ biến hạt giống của các pháp.

Bài tụng này hiển thị đặc tướng trên phương diện nhân của thức năng biến thứ hai.

Đặc tướng về phương diện nhân của thức này tuy có nhiều chủng loại,[11] nhưng do sự duy trì chủng tử và do đăc hữu, do đó được đặc biệt chỉ định.

Thể tướng của thức năng biến thứ nhất tuy nhiều, nhưng tổng quát duy chỉ có ba đặc tướng này mà thôi.[12]

 

[1] tatrālayākhyāṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam//2/ asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ ca tat/ sadā sparśamanaskāravitsaṃjñācetanānvitam//3/ upekṣā vedanā tatrānivṛtāvyākṛtaṃ ca tat/ tathā sparśādayas tac ca vartate srotasaughavat//4/

[2] Về ý nghĩa năng tàng và sở tàng, Sthiramati: atha vālīyante upanibadhyante’ smin sarvadharmmāḥ kāryabhāvena/ tad vālīyate upanibadhyate kāraṇabhāvena sarvadharme ity ālayaḥ, “hoặc trong trạng thái như là kết quả, các pháp được cất giấu, được an trí trong đó. Hoặc trong trong thái như là nguyên nhân, nó được cất giấu, được an trí trong tất cả các pháp.”

[3] Sthiramati: tatra sarvasāṃkleśikadharmabījasthānatvād ālayaḥ/ ālayaḥ sthānam iti paryāyau/ ở dây, vì nó là trú xứ của hạt giống của tất cả pháp tạp nhiêm, nên được gọi là A-lại-da. A-lại-da đồng nghĩa với trú xứ. Nguyên nghĩa, ālaya chỉ cho cai nhà, chỗ trú ẩn, do đó Hán cũng có khi dịch là quật trạch (hang ổ). Về tạp nhiểm, Khuy Cơ: tiếng Phạn là tăng-cát-lệ-thước (sāṃkleśika).

[4] Thuật ký (tr. 301b10): “Tự tướng (svalakṣaṇa) của thức này tuy có ba trạng thái (tam vị), nhưng ý nghĩa “tàng” đựoc hàm ngụ trong trạng thái thứ nhất.” Ba trạng thái hay ba giai đoạn phát triên của thức này: 1. Trạng thái hiện hành với sự chấp tàng ngã ái, nơi Bồ tát từ thất điịa trở xuống. 2. Trạng thái như là kết quả của nghiệp thiện và ác, từ vô thủy cho đến Bồ tát đắc kim cang tâm; đặc trưng với tên gọi dị thục. 3. Trạng thái chấp trì dòng tương tục; đặc trưng với tên gọi a-đà-na (chấp trì thức).

[5] Sthiramati: sarvadhātugatiyonijātiṣu kuślākuślakarmavipākatvād vipākaḥ, “Vì là trạng thái đã chín muồi của nghiệp thiện và bất thiên trong các giới , các thú (định hướng), các sinh loại và các chủng loại, nó được gọi là dị thục.”

[6] Thuật ký: Thắng dị thục chỉ chân dị thục, ýưc bản thân của dị thục chư không phải dị sinh tức cái được sinh bởi dị thục.

[7] Hán: đẳng. Thuật ký: đẳng hàm ngụ cùng sinh tử uẩn của Hoá địa bộ; căn bản thức của Đại chúng bộ; Hữu phần thức của Thượng bộ phan biệt luận giả; v.v.

[8] Hán: đa vị. Thuật ký: hoăc chỉ ba vị, hoặc năm vị. Ba vị, xem cht. 5 trên. Năm vị: 1. dị sinh vị (giai đoạn phàm ohu); 2.nhị thừa hữu học vị; 3. nhị thừa vô học vị; 4. thập địa bồ tát vị; 5. Như lai vị.

[9] Hán: đa chủng. Thuật ký: chỉ 5 loại quả, dị thục, đẳng lưu, sĩ dụng, tăng thượng, và ly hệ quả.

[10] Sthiramati: sarvadharmabījāśrayatvāt sarvabījakaṃ, “Nhất thiết chủng, vì là sở y của hạt giống của tất cả các pháp.”.”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/11/2010(Xem: 45334)
23/11/2010(Xem: 76204)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.