Tánh KhôngNhận Thức Đơn Thuần Hay Kinh Nghiệm Phi Ngã Của Scarlett O'hara Amaro

25/11/20226:08 SA(Xem: 1939)
Tánh Không Và Nhận Thức Đơn Thuần Hay Kinh Nghiệm Phi Ngã Của Scarlett O'hara Amaro

TÁNH KHÔNGNHẬN THỨC ĐƠN THUẦN
HAY KINH NGHIỆM PHI NGÃ CỦA SCARLETT O'HARA
Từ một bài giảng trong khóa tu mùa đông, Chithurst, tháng 2 năm 1991
Tỳ kheo Amaro
Vô Minh dịch

 

 

Khi Ngài đã già, Đức Phật Thích Ca có dạy:

Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ nhiều dây đai chằng chịt, cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống cũng giống như thế -  chính nhờ những đồ thay thế tạm bợ này. Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái. (Kinh Đại Bát Biết Bàn).

 

Đối với tất cả chúng ta, bao gồm cả Đức Phật, chúng ta phải đối mặt với sự hiện diện không thể tránh khỏi của sự không hài lòng và khó chịu về thể chất. Lúc nào cũng có mặt mối nguy hiểm của đau đớn và bệnh tật, bởi vì chúng ta được sinh ra. Bởi vì có sinh ra thể xác, ắt có sự tan hoại thể xác, hai thứ phải đi đôi với nhau, chúng cùng một lẽ. Như vậy, nơi nương tựa chân chính duy nhất của chúng taBất tử, nơi không bị bệnh tật, không bị ô nhiễm, không bị hạn chế bởi thời gian hay giới hạn, điều không có chỗ dựa. Bằng cách này, trở về Cội nguồn của chúng ta, sự Bất tử, là cách duy nhất của chúng ta để chữa khỏi bệnh tật, cách duy nhất để vượt qua nó.

Việc trở về Cội nguồn, hay nhận ra Sự Bất tử, là ý thức trở về để biết nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc sự sống của chính chúng ta. Bởi vì nó là kết cấu cuộc sống của chúng ta, là nền tảng của sự tồn tại của chúng ta, nó là thứ đã tạo ra một sức mạnh thu hút chúng ta trong suốt cuộc đời, sức hấp dẫn của Chân lý, của cái Thực, cái hoàn toàn thỏa mãn, hoàn toàn an toàn.

Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta hoạt động theo mức độ bản năng và do đó sức hút tinh thần trở nên tập trung vào / thăng hoa bởi thức ăn và hơi ấm, sự thoải mái và đồ chơi. Rồi về sau, sự hài lòng đó được tìm thấy với con người, với các hoạt động, mối quan hệ, máy móc, tham vọng, những việc làm cho sự tồn tại trên thế gian. Tuy nhiên, tất cả lực kéo đó về cơ bản là một động lực tinh thần.

bị lệch hướng bởi việc tìm kiếm của cải, sự an toàn vật chất, cho những mối quan hệ hạnh phúc vĩnh viễn. Nhưng người ta thấy lý do tại sao những điều này chưa phải là một bức tranh hoàn thiện: chúng không thực sự bền vững như chỗ dựa của chúng ta bởi vì chúng vô thường, và cũng bởi vì trái tim biết rằng nó chưa đi hết con đường, người ta đã rẽ sang một đường phụ. Nếu bạn đang cố gắng thực hiện một cuộc hành trình đến một nơi xa và bạn đi đường vòng, bạn sẽ bị cuốn vào những điều thú vị trên đường đi. Nhưng chỉ khi bạn đến đích bạn mới có cảm giác, "À, bây giờ chúng ta đã về nhà, bây giờ chúng ta đã an toàn, bây giờ mọi thứ đều ổn."

Ngay cả khi bạn bị lệch hướng, vẫn có một cảm giác đọng lại trong tim bạn, "Chà, còn một chút nữa để đi." Hoặc “Tất cả đều rất thú vị, nhưng ồ, có điều gì đó thiếu sót ở đây, có điều gì đó không đúng, không hoàn toàn đúng, không phải là điểm đến cuối cùng ở đây.”

Sự hấp dẫn đối với Chân lý là điều cơ bản. Đó là sự hấp dẫn đối với thực tại, cấu trúc cơ bản của tất cả mọi người. Đây là quy luật tự nhiên cơ bản; đó là quy luật sống điều khiển vũ trụ. Lực hấp dẫn kéo vạn vật đến Chân lý, kéo vạn vật vào trung tâm, đây là quy luật cơ bản của cuộc sống. Vì vậy, một khi chúng ta hòa hợp với lực kéo này và đã nhận ra bản chất tâm linh của nó, và đã có ý tưởng rằng cuộc sống về cơ bản hoàn toàn là một hoạt động tinh thần, một khi chúng ta đã hiểu rõ điều đó trong tâm trí của mình, thì nhiệm vụ sẽ dễ dàng hơn nhiều và việc nhận ra Mục tiêu trở thành tất yếu. Xu hướng bị lệch hướng giảm dần, việc biết được bản chất thực sự của Mục tiêu kêu gọi chúng ta, khuyến khích và truyền cảm hứng để chúng ta tiếp tục.

Khi chúng ta nói về Cái Bất tử, hay Cái tuyệt đối, hoặc Mục tiêu, hoặc Bờ bên kia, tâm trí phải rỗng lặng khi cố gắng nắm bắt nó. Ngay cả trong cách chúng ta nói về “NIBBĀNA” - “thanh tịnh”, “thanh lương” - chúng ta không sử dụng bất kỳ thuật ngữ kịch tính hay cảm xúc nào, tất cả đều trung thực, ôn hòa, không mang tính mô tả. Chúng ta nói về “tính không”: nhận thức về Chân lý tuyệt đối, về bản chất thực sự của chúng ta; sự nhận biết của tâm thanh tịnh không khái niệm, chúng ta gọi là Tính không - “sự rỗng lặng cuối cùng”.

Chúng ta sử dụng thuật ngữ đó không phải vì không có gì ở đó, mà bởi vì khi tâm trí khái niệm cố gắng nắm bắt thực tại cuối cùng, vì nó không thể được hình thành thành một khuôn mẫu, nó thấy rằng không có sự vật ở đó. Nó giống như nhặt một cuốn sách bằng chữ Trung Quốc; nếu bạn không thể đọc chữ Trung, bạn đang chọn một cuốn sách bằng chữ nước ngoài. Đây là một cuốn sách, có lẽ chứa đầy những lời dạy sâu sắc và tuyệt vời và những chân lý thuần túy, nhưng bạn không thể đọc được văn bản, vì vậyvô nghĩa. Điều này giống như tâm niệm cố gắng nắm bắt Chân lý tối thượng, bản chất của Thượng đế. Tâm trí suy nghĩ nói, "Chà, nó là gì?" "Bạn mô tả nó như thế nào?" "Nó ở đâu?" "Tôi có phải là nó không?" "Tôi không phải là nó sao?" Nó dò tìm một cái gì để nắm bắt. Tương tự như vậy, đầu óc suy nghĩ cũng rơi vào trạng thái không ổn định, như khi cố gắng đọc một cuốn sách bằng chữ  Trung Quốc hay chữ Thần kinh (Devanagari, chữ Bắc Phạn) hay bất cứ thứ gì, khi bạn chỉ biết chữ Anh.

Vì vậy đối với tâm trí khái niệm, thực nghiệm của Chân lý Tối hậu không có hình thái, nó có thể được mô tả là “tính không”. Nhưng đối với trí tuệ vô niệm, nhận thức về Sự thậtkinh nghiệm của sự thấy Sự thật tự nó. Tâm trong sáng, nhận thức được bản chất của chính nó. Khi tâm trí hoàn toàn không bị dính mắc, khi không có sự nhận biết về bản ngã, không có ý thức về bản ngã, tâm trí hoàn toàn thanh tịnh và tĩnh lặng, chỉ đơn giảnnhận thức về bản chất của chính nó. “Pháp” nhận thức về bản chất của chính nó. Có một nhận thức rằng mọi thứ đều là Pháp, nhưng nhận thức đó là phi ngôn ngữ, phi khái niệm, vì vậy tâm khái niệm gọi nó là trống không, rỗng lặng. Nhưng đối với chính nó, bản chất thực sự của nó là trong sáng, nó được hiểu, nó rõ ràng.

Đây là nguồn sống của chúng ta, là cơ sở của thực tại của chúng ta. Thế giới con ngườivạn vật, làm cái này và làm cái kia, đây là cái mà chúng ta gọi là thế giới biểu hiện, thế giớiđiều kiện hay giác quan. Đức Phật dạy về mối quan hệ giữa hai điều này, Không điều kiện và Có điều kiện, tối thượngtương đối, chân đếtục đế (SAMUTTI SACCA, PARAMATTHA SACCA), chân lý thông thường và chân lý tối hậu. Rất nhiều thực hành Phật giáo là học để hiểu mối quan hệ giữa hai khía cạnh này là gì.1

Khi chúng ta thấy rõ ràng, khi chúng ta nhận thức được cái Không điều kiện, những gì vận hành là hài hòa, đẹp đẽ; và điều đẹp đẽ, hài hòa đó sẽ giúp đưa tâm trí trở lại với cái Bất sinh. Tất cả các hành vi tôn giáo, giáo lý, tác phẩm nghệ thuật, chúng được thiết kế để trở thành những hình thức hài hòa và thuần khiết, thu hút tâm trí trở lại để nhận ra sự im lặng, tĩnh lặng, sự thuần khiết ẩn sau tất cả mọi thứ. Như trong việc tụng kinhchúng ta làm: mặc dù bản thân âm thanh khá hay, nhưng tầm quan trọng thực sự của nó là nó dẫn tâm trí đến sự yên lặng của Chân lý Tối hậu ẩn sau âm thanh, thấm nhuần và chan hòa âm thanh. Đây là lý do tại sao một số bản nhạc hoặc tác phẩm nghệ thuật đã làm tâm trí chúng ta như dừng lại, hoặc lấp đầy trái tim bằng hơi ấm và ánh sáng, một cảm giác hạnh phúc, may mắnvui tươi. Đó là một kinh nghiệm tôn giáo. Tất cả nghệ thuật đích thực là một trải nghiệm tôn giáo. Đó là những gì nó cống hiến cho đời.

Bạn cũng chứng kiến ​​điều tương tự với các mối quan hệ: nếu chúng ta cố gắng tìm kiếm hạnh phúc chỉ ở cấp độ cá nhân, cố gắng tìm kiếm một mối quan hệ hoàn toàn thỏa mãnhoàn hảo chỉ ở cấp độ bên ngoài, thì tất cả những gì chúng ta nhận được là sự vận hành của vị kỷ. Chúng ta có những dự đoán của mình về cách cư xử của người kia, hoặc họ phải như thế nào để khiến mình hạnh phúc.

Đây là điều mà người ta thấy, không chỉ trong các mối quan hệ lãng mạn, mà còn trong đời sống tu viện, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa một đệ tử và vị thầy của họ. Bạn thấy rằng nếu bạn có những ý tưởng rất cố định về vị thầy - họ phải như thế nào, họ nên nói gì, không nên nói gì, họ nên làm gì và không nên làm gì - thì nó được phân chia tách bạch, thành "tôi và họ." Sau đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng và nhiệt tình khi được kết nối với người này khi họ nói tất cả những điều bạn thích và khi họ vỗ nhẹ vào đầu bạn và khen ngợi bạn. Nhưng bạn cũng tràn ngập sự bực bộithất vọng khủng khiếp, cảm giác bị tổn thương và tức giận khi họ không làm những điều bạn thích, họ làm mất hình ảnh của bạn về họ hoặc họ không phù hợp với dự đoán của bạn về họ. Sự tận tâm và tình cảm mãnh liệt rất dễ đi vào bạo lực và hủy diệt.

Trong thần thoại Hy Lạp, Aphrodite và Ares là người yêu của nhau, mặc dù họ là nữ thần tình yêu và thần chiến tranh. Điều này biểu thị tình trạng của con người, trong niềm đam mê đó dễ dàng đi vào sự hấp dẫn hoặc chán ghét. Khi có sự mù quáng đam mê ở đó, nó sẽ dễ dàng đi theo một trong hai cách đó.

Người ta cho rằng 90% tất cả  các vụ giết người đều có khía cạnh tình dục nào đó đối với họ, đây là một thống kê khá đáng kinh ngạc. Nhưng bạn có thể thấy tại sao. Bạn có thể thấy tại sao, khi chúng ta có những kỳ vọng hoặc cảm xúc rất rõ ràng về nhau, khi nó vẫn còn bị vướng mắc ở mức độ cá nhân, vị kỷ, thì chúng ta sẽ phải kết thúc bằng một hình thức nào đó đầy buồn thảm, không hài lòng. Nó phải là như vậy, bởi vì sự hài lòng thực sự chỉ có thể đến khi nhìn thấy thứ vượt quá tính cách, vượt ra ngoài ý thức về “tôi” và “bạn”. Sự tôn sùng đối với một vị thầy, một guru, hay tình yêu, theo một nghĩa nào đó, tất cả đều là những trải nghiệm tôn giáo. Những thực hành sùng kínhchúng ta thực hiện tạo ra một cảm giác yêu thương, bởi vì trong cảm giác yêu thương đó, chúng ta đánh mất bản sắc, chúng ta đánh mất cảm giác về “tôi”. Trong tình yêu lãng mạn, chúng ta quên mất bản thân mình bởi vì chúng ta hoàn toàn đắm chìm vào người khác. Cái khác trở nên cực kỳ quan trọng và cảm giác về “tôi” biến mất. Cảm giác hạnh phúc khi được yêu gần như mang tính tôn giáo: khi bạn không có cảm giác về bản ngã, bạn có thể có được hạnh phúc.

Hạnh phúc do bản ngã vận hành đó có điều kiện bởi vì nó phụ thuộc vào sự hiện diện của người kia, tình cảm của họ, hoặc sự quan tâm thường xuyên của họ hoặc bất cứ điều gì. Nhưng vào khoảnh khắc tiếp xúc lãng mạn thuần túy, cảm giác về bản ngã biến mất, và cảm thấyhạnh phúc. Trong tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the Wind), khoảnh khắc nụ hôn đầu tiên của Scarlett O'Hara và Ashley Wilkes rất thú vị; nó mô tả tất cả những gì cô biết đều biến mất: thế giới biến mất, anh và cô biến mất; làm thế nào “… trong một khoảng thời gian vô tận…” có một niềm hạnh phúc hoàn toàn và “…Tai nàng vang lên một tiếng ì ầm kỳ lạ như khi ta áp một con ốc biển vào tai và qua cái âm thanh ấy, nàng láng máng nghe thấy tiếng tim mình đập nhanh thình thịch”.2 Đó là một mô tả rất phổ biến về những trải nghiệm thần bí! Vì vậy, người ta thấy rằng, trên bình diện của mối quan hệ cá nhân, khi hoàn toàn từ bỏ ý thức về “tôi”, thì ít nhất trong khỏanh khắc đó, nó sẽ đưa chúng ta đến nơi thống nhất, toàn vẹn, mãn nguyện, hoàn hảo.

Con đường tôn giáo là một cách tận dụng khả năng này để nhận ra hạnh phúc trọn vẹn, sự viên mãn của hiện hữu, và biến nó thành một thực tại luôn tồn tạiđộc lập mà không phụ thuộc vào sự hiện diện của vị thầy, sự hiện diện của người yêu, hoặc một loại lời chúc sức khỏe hay bất cứ thứ gì. Nó được thành lập hoàn toàn dựa trên chánh niệm, trí tuệ và sự trong sạch của trái tim; nó không phải là một trải nghiệm ngây ngất thông qua ma túy hoặc sự kết hợp lãng mạn, hoặc thông qua trải nghiệm của một bản nhạc hoặc tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chỉ khi trải nghiệm đó được hình thành dựa trên những phẩm chất tinh thần, và độc lập với thế giới giác quan thì chúng ta mới cảm nhận được sự vững chãi khó lay chuyển. Mặt khác, mặc dù trải nghiệm có mặt, và trong một khoảnh khắc nào đó vận hành hoàn chỉnh, nó chắc chắn sẽ có một bóng mờ nhạt của, “Điều này sẽ không kéo dài. Điều này thật tuyệt vời bây giờ, nhưng tôi phải về nhà sau buổi biểu diễn, tôi phải rời đi, phải chia tay, phải đi làm, phải trả tiền…”

Đó là lý do tại sao đường tu là một con đường khó khăn. Để thiết lập hạnh phúc không thể lay chuyển có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng để tất cả những hạnh phúc thứ yếu sang một bên. Chúng ta phải lớn lên từ bộ da cũ của mình, giống như một loài bò sát, hoặc một loài côn trùng phát triển từ bộ xương cũ của nó và bỏ lại nó. Trong cuộc sống, chúng ta phải duy trì ý thức sẵn sàng bỏ lại cái cũ. Không bám víu vào bộ da cũ, danh tính cũ của chúng ta, những thành tựuchấp trước cũ của chúng ta. Đối với một loài côn trùng hay một loài bò sát, khi chúng để lại lớp da đó, trong khoảnh khắc đó chúng rất mỏng manh, dễ bị tổn thương; làn da mới của chúng mềm mại, rất non yếu. Cần có thời gian để nó cứng lại và trở nên mạnh mẽ. Vì vậy, trong quá trình phát triển tâm linh của chính chúng ta, khi chúng ta bỏ lại thứ gì đó, khi chúng ta buông bỏ thứ gì đó, có một cảm giác nhẹ nhõm, "Ồ, rất vui vì tôi đã thoát khỏi thứ đó." Nhưng sau đó có cảm giác dễ bị tổn thương, đối mặt với cuộc sống thực sự là như vậy, với việc hạ thấp sự bảo vệ “bản ngã” của chúng ta. Chúng ta đang khiến bản thân trở nên cởi mở, nhạy cảm với toàn bộ bản chất rộng lớn của cuộc sống của chúng ta, vũ trụ hoặc bất cứ điều gì chúng ta có thể trải nghiệm. Vì vậy, chúng ta có thể cảm thấy sợ hãi hoặc do dự, "Tôi nghĩ tôi sẽ phải mặc lại lớp da cũ của tôi – cho dù nó không vừa và nó rơi xuống từng mảnh nhưng ít nhất tôi có thể cố gắng mặc lại nó, tôi sẽ được che lại một chút, bảo vệ một chút.”

Nhưng chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể làm điều này, bạn không thể mặc lại bộ quần áo mà bạn đã mặc khi bạn năm tuổi, không thể nào. Có thể có một hoặc hai thứ, chẳng hạn như một chiếc khăn hoặc một chiếc vòng tay nhỏ hoặc một thứ gì đó mà chúng ta đã có, nhưng chúng ta nhận ra rằng không thể tiếp tục kéo theo tất cả danh tính cũ của chúng ta, tình yêu và sự gắn bó của chúng ta và các vấn đề của chúng ta, thử thách và nỗi đau của chúng ta, sự trầm luân của chúng ta.

Chúng ta khó bỏ lại những thứ mình thích nhưng đôi khi bị chia tay những thứ khiến mình đau khổ còn khó hơn gấp bội. Một vị thầy thông thái đã từng nói, "Bạn có thể lấy đi bất cứ thứ gì của con người ngoại trừ sự đau khổ của họ, họ sẽ bám vào điều đó cho đến chết." Chúng ta nhận ra rằng trên thực tế, chúng ta phải để mọi thứ trôi qua, bất kể là hợp lý đến mức nào khi khao khát một điều gì đó, hoặc than vãn điều gì đó, cảm thấy đau đớn vì điều gì đó. Chúng ta phải bỏ lại tất cả. Chúng ta không thể quay lại với nó. Khi lớn lên, chúng ta học được rằng điều tốt nhất, con đường thực sự duy nhất để đi, là đối mặt với cảm giác dễ bị tổn thương, đối mặt với những điều chưa biết. Điều chưa biết là đáng sợ khi chúng ta không biết, khi tâm trí suy nghĩ không thể tự xoay quanh một trải nghiệm, khi nó không thể mô tả, hoặc gọi tên, hoặc phân tách chuyện gì đang xảy ra, khi đó chúng ta cảm thấy sợ hãi - bởi vì ý thức về bản ngã. Điều chưa biết là đáng sợ khi bạn có ý thức về bản ngã.

Khi chúng ta đối mặt với điều chưa biết mà từ bỏ bản ngã, thì điều chưa biết sẽ thay đổi từ đáng sợ thành linh thiêng, bí ẩn, đầy kinh ngạc. Tâm trí được đặt trong trạng thái ngạc nhiên, khai mở thay vì kinh hoàng. Đây là sự chuyển hóa tự do, giải phóng - đó là con đường của chúng ta.

 

Ghi chú của người dịch

 

1. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong lời ca của bài “Tình Xót Xa Vừa” cũng có nói về sự lấn cấn này:

Từng ngày chôn chân nhớ phố lang thang
Đời tình nuôi quên những sáng mênh mông
.

Nếu bạn sống cuộc đời để tình cảm dập vùi thì sẽ nuôi dưỡng sự quên lãng về những sáng mênh mông, những ngày hạnh phúc. Nếu bạn chìm đắm trong “tục đế” thì làm sao thấu lý “chân đế”. Cố nhạc sĩ dùng từ “đời tình” - chứ không phải tình đời – và “nuôi quên” rất tài tình.

 

Cố thi sĩ Bùi Giáng cũng có lần nói về sự “gùn ghè, lấn cấn, gay go, lai rai trận mạc” của hai chân lý này như sau: “Nói tới hư không là tấn công cây lá, là mê ăn cá mà làm bộ ăn chay, là ngủ suốt ngày mà cứ nói rằng mải mê làm việc, là tai ù tai điếc mà ra vẻ mải miết lắng nghe, là khoái ăn chè mà cứ ra điều đập bát, là mê ca hát mà cứ ra dáng chiêm niệm lim dim, là còn mải miết kiếm tìm mà cứ nói rằng ta đây đã giác ngộ, là khoái đi xe đi cộ mà cứ làm bộ thong thả thiền hành, là...“ (người dịch nhớ lại một buổi nói chuyện đùa vui với cố thi sĩ trong khuôn viên Đại học Vạn Hạnh cuối thập niên 1960 nên không chính xác, xin ghi lại để tưởng niệm ông).

 

2. Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the Wind) của Margaret Mitchell được xuất bản lần đầu năm 1936. Cùng với bộ phim cùng tên do Clark Gable và Vivien Leigh đóng vai chính, cuốn sách đã mang về cho tác giả giải Pulitzer năm 1937. Lấy bối cảnh ở Georgia trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ vào giữa Thế kỷ 19, cuốn sách diễn ra tại một đồn điền thuộc sở hữu của gia đình O'Hara - cô con gái lớn của họ là Scarlett, 16 tuổi. Sau khi Ashley Wilkes từ chối tình yêu của mình, cô gặp Rhett Butler trong một thời gian ngắn, một người đàn ông nổi tiếng quyến rũ phụ nữ trẻ, người đã tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của cô với Wilkes. Đau đớn vì bị từ chối, và sau khi biết rằng tình trạng chiến tranh đã được tuyên bố và những chàng trai trẻ sẽ phải nhập ngũ, cô chấp nhận lời cầu hôn từ Charles Hamilton. Họ kết hôn nhưng Scarlett sớm trở thành góa phụ với một đứa con nhỏ và luôn phải mặc đồ đen để tang. Tuy nhiên, cô ấy không có ý hướng như vậy, và khi câu chuyện tiếp tục, cô ấy luôn coi thường các quy tắc của xã hội, sử dụng sự quyến rũ của mình để đạt được điều mình muốn. Người phụ nữ mà Wilkes kết hôn, Melanie, trở thành người bảo vệ cô ấy và trong nhiều trường hợp đã cứu cô ấy khỏi bị thất sủng. Trong diễn biến của câu chuyện, sau một thời gian, Scarlett kết hôn với Rhett nhưng cuối cùng cuộc hôn nhân này cũng không hạnh phúc - một bi kịch, nhiều năm tổn thương và bị bỏ rơi, và Scarlett thuyết phục bản thân rằng cô vẫn yêu người yêu thời thơ ấu của mình đã tạo nên một kết cục buồn cho cuộc hôn nhân này. Quyển sách -

do bối cảnh lịch sử của nó - đã gây tranh cãi về vấn đề chủng tộc, mặc dù vẫn được phổ biến rộng rãi.

 

Xin trích một đoạn liên hệ của quyển tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” do Dương Tường dịch.

“...

Qua tiếp xúc, chàng cảm thấy nàng thay đổi trong vòng tay ghì chặt của mình. Cái thân hình mảnh dẻ chàng đang ôm như chứa cả mê cuồng lẫn yêu thuật và cặp mắt xanh đang ngước nhìn chàng rực lên một ngọn lửa nóng dịu. Đùng một cái, mùa

đông lạnh lẽo biến mất. Ashley thấy mùa xuân trở lại, cái mùa xuân thơm lừng gần như đã quên bẵng, mùa xuân của lá xanh xào xạc, rì rầm, một mùa xuân phóng túng thoải mái và lười nhác với những ngày vô tự lự khi mà những ham muốn của tuổi trẻ còn nồng cháy trong cơ thể chàng. Những năm cay đắng tiếp sau đó bỗng tiêu tan và chàng thấy đôi môi hướng về phía chàng run run đỏ mọng. Và chàng hôn nàng.

Tai nàng vang lên một tiếng ì ầm kỳ lạ như khi ta áp một con ốc biển vào tai và qua cái âm thanh ấy, nàng láng máng nghe thấy tiếng tim mình đập nhanh thình thịch. Thân thể nàng như

tan vào trong thân thể chàng và trong một khoảng thời gian ngoài thời gian, họ đứng quyện vào nhau trong khi chàng nghiến ngấu hôn môi nàng như không bao giờ thoả.

Khi chàng đột ngột buông nàng ra, nàng cảm thấy không đủ sức đứng một mình và nàng bíu lấy hàng rào cho khỏi ngã. Nàng ngước cặp mắt cháy rực yêu đương và đắc thắng lên nhìn chàng.

- Anh có yêu em! Anh có yêu em! Nói đi... hãy nói thế đi!

...”

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2016(Xem: 5759)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.