BỒ TÁT ĐẠO hay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức của nhà sưTây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
Trong tất cả chúng sinh, Nguyện làm người kém nhất. Cầu xin cho tất cả, Chúng sinh đều hơn tôi.
Nguyện canh chừng trong tôi, Xúc cảm nào bấn loạn? Quyết tâm tôi diệt bỏ, Tinh khiếtđáy lòng tôi.
Chúng sinh nào hung dữ, Gieo đau thươngmênh mông, Tôi xin yêu thương họ, Như kho tàng vô giá.
Những ai ngược đãi tôi, Nhục mạ, vu khống tôi, Nhẫn nhục tôi chịu đựng, Vinh quang này hiến dâng.
Những ai dù vô cớ, Làm tổn thương cho tôi, Tôi xin biết ơn họ, Như vị thầy tối thượng.
Nơi muôn ngàn thế giới, Chúng sinh đều là mẹ. Khổ đau nào con gánh, Hạnh phúc này con dâng.
Giữa cuộc đờiảo giác, Con đường tu không hoen. Vững tâm tôi cất bước, Một cõi nào trống không?
Trên đây là những vần "chuyển ngữ" (hay "mượn ý") từ "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sưTây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123), mô tảcon đường của người Bồ-tát. Con đường đó biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau:
Tiết 1: Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đấy là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.
Tiết 2: Nguyện làm người kém cỏi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình. Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.
Tiết 3: Nguyện kiểm soáttâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ýtiêu cựchiển hiện mang lại các hành động tai hại.
Tiết 4: Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mình phát huy được lòng tha thứ.
Tiết 5: Nguyện nhẫn nhụcchịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống của người khác, hầu tập cho mình xóa bỏhận thù.
Tiết 6: Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất, vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.
Tiết 7: Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho họ.
Tiết 8: Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt đượcgiác ngộ để phục vụchúng sinh hữu hiệu hơn.
(Có thể xem thêm bài bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về "Tám Tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sưTây Tạng trên đây, trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.