Geshe Kelsang Gyatso Thích Pháp Chánh dịch BỒ TÁTHỌC XỨ The Bodhisattva Vow Phương phápthực hành thiết yếu cho hành giảĐại thừa The Essential Practices of Mahayana Buddhism Tường Quang Tùng Thư 17 Phật lịch 2059 – TL 2015
Lời Ngỏ Trên con đường tu tậpBồ tát đạo, điều quan trọng đầu tiên là phát tâmbồ đề, sau đó, theo sự hướng dẫn của các bậc Đạo sư để tu tậpBồ tát hạnh. Một trong những công hạnh thiết yếu là tu tập mười đại nguyệnPhổ Hiền (theo Tây Tạng, chỉ có bảy). Trong mười đại nguyện, đối với những hành giảphàm phu tạo nhiều nghiệp chướng, sự sám hối là một phương tiệnvô cùng quan trọng giúp cho họ tiêu trừ những nghiệp ác đã tạo trong quá khứ, hầu có thể tăng trưởng những công đứctu tập một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Bồ TátHọc Xứ (The Bodhisattva Vow) của ngài Geshe Kelsang Gatsyo được soạn thuật với mục đíchchỉ dẫnhành giảBồ tát những giai bậc tu hành: phát tâm, thọ giới, sám hối và tu tập sáu pháp ba la mật. Đây là một tiến trình mạch lạc dễ hiểu đáng được tán thán. Phần giới pháp được trình bày ở đây dựa trên giới Bồ tát của Tây Tạng (mười tám giới trọng, bốn mươi sáu giới khinh), nội dung tương tự với giới phápBồ TátDu Già (bốn giới trọng, bốn mươi ba giới khinh) trong tạng kinh chữ Hán. Quyển sách này tuy nói về các pháp tu của Bồ tát, nhưng mục đích chính là chỉ dạy về pháp sám hối theo Đại ThừaTam Đại Tụ Kinh, còn gọi là Tam Thập Ngũ Phật Kinh. Trong Bậc Thang Giác Ngộ (Lamrim Chungba), ngài Tsong Khapa cũng đã nhiều lần khuyên nhắc hành giả phải nên tu tậpTam Thập Ngũ PhậtSám Pháp (Pháp Sám Hối Ba Mươi Lăm Vị Phật), và đã nhiệt liệt tán tháncông năngdiệt tội của pháp sám hối này.
Trong Hồng Danh Bảo Sám, Ba Mươi Lăm Vị Phật là những danh hiệu từ đức Thích Ca Mâu Ni Phật trở xuống (tuy có một vài khác biệt về danh hiệu Phật), mà hàng phật tửViệt Namchúng ta thường lễ lạy vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch mỗi tháng. Thế nhưng, pháp sám hối ở đây, theo nghi quỹTây Tạng, lấy sự quán tưởng làm chính còn việc lễ lạy làm phụ. Nếu chúng ta chưa quen thuộc với pháp quán tưởng, vẫn có thể dùng tâm kiền thành lễ lạy, phát nguyện, hồi hướng, thì công năngdiệt tội cũng vô cùngthù thắng. Hy vọng quyển sách nhỏ này sẽ là một công cụ thực tiển trợ giúp quý phật tử trong việc tu tập các công hạnhĐại thừa một cách hiệu quả, để nhanh chóng thành tựuquả vịVô thượng Bồ đề, hầu có thể lợi ích tất cả hữu tình. Cho đến tận hư không, Nơi nào có chúng sinh, Nguyện sẽ đến nơi đó, Diệt khổ đau cho họ. Dịch giả kính bút
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.