Học Tập Ba Pháp Tu Của Kinh Viên Giác

04/10/201212:00 SA(Xem: 54764)
Học Tập Ba Pháp Tu Của Kinh Viên Giác

HỌC TẬP BA PHÁP TU CỦA KINH VIÊN GIÁC
Nguyễn Thế Đăng

Kinh nói tất cả chúng ta đang ở trong pháp tánh, hay tánh Không, Chân Như, tánh Giác… dù chúng ta có biết hay không, có tu hay không, có thường nhớ nghĩ đến nó hay không. Pháp tánh ấy không ngăn ngại chúng ta, trái lại nó luôn luôn hiện tiền, toàn khắp. Chỉ có vô minh vọng tưởng phân biệt của chúng ta là chia chẻ “pháp giới Một Tướng” thành một thế giới chia cách, mâu thuẫn, xung đột của riêng mỗi chúng ta, mà chúng ta gọi là thế giới sanh tử.

Để thế giới sanh tử do chính mình tạo dựng hoàn nguyên lại thế giới Một Tướng, chúng ta có những pháp thực hành để chuyển hóa tâm thức của mình. Ví dụ Chỉ hay Định là sự lắng sâu, chìm sâu, đi sâu vào pháp tánh hay bản tánh của tâm, cái này vốn sẵn hiện diện thường xuyên bao bọc chúng ta. Dần dần chúng ta đạt đến một cái biết trong đó không có sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng, không có sự chia cắt của con ngườithế giới. Điều này ý thức không thể làm được vì ý thức bao giờ cũng là ý thức về cái gì (Edmund Husserl), do đó ý thức là sự chia cắt căn bản giữa một chủ thể và một đối tượng. Nói cách khác, ý thức chỉ tồn tạihoạt động trong sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng, giữa tâm và cảnh. Ý thứctác nhân tạo ra một thế giới phân mảnh. Đó là chưa kể đến theo vật lý học hiện đại, người quan sát ảnh hưởng đến vật thể được quan sát, thì khoa học cũng không thể nào xóa bỏ được vực thẳm ngăn cách giữa người quan sát và vật thể được quan sát. Ngược lại, Định đưa đến một cái biết không phân chia giữa chủ thể và đối tượng, giữa phần tử này và phần tử khác, một cái biết toàn thể, đó là sự bắt đầu của trí huệ.

Trong pháp giới Một Tướng, không có vấn đề đốn hay tiệm, nhanh hay chậm, tức thời hoặc tiến theo thứ lớp. Vấn đề đốn hoặc tiệm, tức thời hoặc tiến theo thứ lớp là do vô minh nghiệp thức của chúng ta nhiều hay ít, sự phá tan vô minh che chướng ấy nhanh hay chậm. Nhưng vô minh thì có thể phá tan được vì vô minhduyên sanh hợp tạo, ngoại sanh, hiện hữu tạm thời (vô thường), không có thật tánh (vô tự tánh, Không), không có bản thể riêng (vô ngã) và là nguyên nhân khởi thủy của khổ đau (khổ).

Kinh Viên Giác nói về vô minh:

“Sao gọi là vô minh? Thiện nam tử, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay có đủ thứ điên đảo, như người mê lầm lộn bốn phương, vọng nhận bốn đại làm tướng của tự thân mình, những hình ảnh âm thanh… duyên theo sáu trần làm tướng tâm mình. Ví như người bệnh mắt kia, thấy trong hư khônghoa đốm hoặc thấy có mặt trăng thứ hai. Thiện nam tử! Hư không thật ra không có hoa đốm, đó chỉ là vọng chấp của người bệnh mắt. Do vọng chấp ấy nên không những chỉ mê muội không biết tự tánh của hư không (tánh Không) mà còn lại mê lầm là hoa kia có thật sanh ra. Do cái hư vọng này mà có sanh tử luân chuyển, nên gọi là vô minh.

Thiện nam tử! Cái vô minh này không có thật thể, như người trong mộng, khi đang mộng thì chẳng phải không có, đến lúc tỉnh dậy thì mới biết là chẳng có gì cả. Như các hoa đốm diệt mất giữa không trung, không thể nói rằng hoa kia có chỗ diệt mất. Vì sao thế? Vì đã không từng có chỗ sanh ra vậy”. (Chương Văn Thù).

Sự thực hành Đại thừa khởi phát và dựa trên niềm tin trực tiếp vào pháp tánh. Tin vào chính pháp tánh là tin vào pháp tánh ấy có mặt ở bất cứ thời gian nào (châu biến), rằng chúng ta có ở đâu, có làm gì thì chúng ta cũng chưa từng cách hở rời lìa pháp tánh ấy một mảy may. Pháp tánh ấy không vì chúng ta khởi sanh thiền định thiền quán mà nó có sanh, không vì chúng ta thôi thiền định thiền quán mà nó có diệt (không sanh không diệt). Pháp tánh ấy không vì sự thấy nhiều thấy ít, chứng nhiều chứng ít của chúng ta mà có tăng có giảm. Pháp tánh ấy không vì sự tịnh hóa điên đảo vọng tưởng nhiều hay ít, sự phá trừ phiền não chướng và sở tri chướng của chúng ta được nhiều hay ít mà có sạch có dơ.

Chính trên nền tảng pháp tánh này mà mọi pháp môn thực hành được thiết lập.

Sau đây chúng ta nghiên cứu ba pháp môn căn bản được nói trong chương Oai Đức Tự Tại, Kinh Viên Giác. Mục tiêu của ba pháp môn ấy là trực tiếp thấy và chứng ngộ pháp tánh, hay thật tướng tất cả các pháp, đồng thời giải tan những che chướng vô minh đang chướng ngại chúng ta với thực tại tối hậu ấy. Ba Pháp môn này phối hợp với nhau, tùy theo căn cơ khuynh hướng của mỗi chúng ta, mà thành 25 pháp tu.

1. Chỉ hay Định

“Thiện nam tử! Nếu các Bồ-tát ngộ được tánh Viên Giác thanh tịnh, thì dùng lấy cái tâm giác thanh tịnh này mà giữ cái hạnh tĩnh lặng. Do lắng các niệm nên biết cái thức là phiền nhiễu loạn động, trí huệ tĩnh lặng hiện ra, thân tâmkhách trần từ đây vĩnh viễn diệt mất. Lúc bấy giờ bên trong tĩnh tịch trong nhẹ và bình an khai phát. Do tĩnh tịch này nên tâm của chư Như Lai khắp mười phương thế giới hiển hiện trong ấy như bóng hiện trong gương.

Phương tiện này gọi là Xa-ma-tha (Samatha)”.

Chúng ta trích thêm đoạn “Riêng tu một pháp Xa-ma-tha” trong chương Biện Âm:

“Nếu các Bồ-tát chỉ dùng cực tĩnh, do sức tĩnh lặng mà vĩnh viễn đoạn trừ phiền não được thành tựu rốt ráo, chẳng rời khỏi chỗ ngồi mà chứng ngộ Niết-bàn. Bồ-tát tu như vậy gọi là chỉ tu một pháp Xa-ma-tha”.

pháp tánhtịch diệt, nên để tương ưng với sự tịch diệt của pháp tánh, hành giả phải giữ tâm tĩnh lặng. Vì pháp tánhvô sanh, nên để thấu rõ pháp tánh, tâm hành giả phải không sanh các ý tưởng, làm tĩnh lặng các niệm tưởng. Đây là pháp môn Chỉ, hay Thiền Định.

Theo Đại Ấn của phái Kagyu Tây Tạng, những bằng chứng đi vào Chỉ hay Định là sự sáng tỏ, vô niệm, và an lạc. Miễn là người ta không lạc vào, không dừng lại một trong ba điều này xem chúng như là mục tiêu đã đạt được, mà tiếp tục xuyên qua những tấm màn che, thì cuối cùng người ta đạt đến pháp tánh hay tánh Không. Pháp tánh hay tánh Không thì thường sáng tỏ, thường vô niệm, thường an lạc.

Chỉ hay Định là lắng yên các niệm, vượt khỏi các phiền nhiễu loạn động, những ý niệm của thân tâm chỉ là những bụi bặm từ bên ngoài đến (khách trần phiền não), để an trụ thật sâu bên trong chiều sâu của tâm mình. Tâm càng an trụ, càng tịch tĩnh thì người ta càng chứng nghiệm được tâm của tất cả chư Như Lai (hay Pháp thân của chư Như Lai) hiện ra trong ấy như bóng hiện trong gương, như mặt trăng hiện ra trong nước đứng lặng. Tận cùng sự tịch tĩnh của tâm mình là tâm của chư Như Lai, một cái tâm toàn thể, không phân chiatrùm khắpkinh điển gọi là Pháp giới Một Tướng. Bằng pháp Chỉ, người ta có thể chứng nghiệm tâm mình và tâm của chư Như Lai là một.

Chỉ hay Định là tập trung để đi sâu vào chính pháp tánh hay tánh Không “vốn tự định tự tịnh” này, và không bị những ý tưởng thô hay tế làm xao lãng. Quá trình đi vào Chỉ hay Định là một quá trình vượt lên khỏi những đám mây tư tưởng, từ thô đến tế, cho đến khi ra ngoài không gian, nơi không còn một cái gì làm ô nhiễm được. Điều này Kinh Lăng Già gọi là “vượt khỏi tâm ,ý, ý thức”. Nhưng trong quá trình vượt lên ấy, người ta luôn luôn biết rằng dù có mây hay không mây, mây nhiều hay mây ít, thì đó vẫn chính là không gian. Mây chỉ là những che lấp, những che chướng tạm thời và vô thường, còn không gian thì mãi mãi vẫn vậy.

Lấy một ví dụ về Định từ Kinh Kim Cương. Chỉ hay Định là an trụ sâu vào pháp tánh hay tánh Không mà không xao lãng. Pháp tánh hay tánh Không thì không có chỗ trụ, nên trụ vào pháp tánh hay tánh Không nghĩa là trụ vào cái không chỗ trụ: “hãy trụ tâm vào cái không có chỗ trụ” (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Như vậy người ta đi dần vào pháp tánh hay tánh Không vốn không có chỗ trụ.

2. Quán

“Thiện nam tử! Nếu các Bồ-tát ngộ được tánh Viên Giác thanh tịnh, dùng cái tâm giác thanh tịnh này quan sát thức, căn, trần đều là huyễn hóa, bèn khởi cái trí biết cái huyễn để trừ cái huyễn. Ứng hiện các việc làm như huyễn để khai thị cho chúng sanh như huyễn. Do thấy là huyễn mà bên trong đại bi trong nhẹ và bình an khai phát.

Tất cả các Bồ-tát từ việc khởi hạnh quán huyễn này mà dần dần tăng tiến. Người quán huyễn kia ban đầu chẳng đồng với cảnh huyễn, cũng chẳng đồng với sự quán huyễn, sau rồi cả ba, người quán, cảnh được quán và hành động quán đều đồng là huyễn. Các tướng huyễn được vĩnh viễn xa lìa. Sự thực hành kỳ diệu của các Bồ-tát như đất làm cho mầm mộng tăng trưởng.

Phương tiện này gọi là Tam-ma-bát-đề (Samapatti)”.

Chương Biện Âm nói:

“Nếu các Bồ-tát chỉ quán như huyễn, dùng Phật lực biến hóa ra đủ thứ tác dụng của thế giới, làm đầy đủ các diệu hạnh thanh tịnh của Bồ-tát, mà trong Tổng trì chẳng mất niệm tịch diệt và các huệ tĩnh lặng, Bồ-tát như vậy gọi là chỉ tu một pháp Tam-ma-bát-đề”.

Khi nhìn lại những biến cố vui buồn lớn lao trong quá khứ, chúng ta thấy chúng không còn có thể nắm bắt (bất khả đắc); chúng như một giấc mộng đã qua, như một trải nghiệm huyễn ảo. Nhưng đức Phật chỉ dạy cho chúng ta ngay hiện tại đây, những trải nghiệm cũng chỉ là như mộng như huyễn. Thực hành như huyễn như vậy (ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức), không phải để chán đời, để rơi vào trạng thái hư vô chủ nghĩa. Thực hành quán sát vô thường, như huyễn như vậy là để xa lìa vô thường, như huyễnđạt đến, an trụ vĩnh viễn trong tánh Viên Giác “vốn chẳng phải huyễn, vốn bất diệt. Ví như lau gương, bụi hết thì tánh sáng tự hiện bày. Phải biết thân tâm đều là huyễn, như bụi dơ, khi tướng dơ đã vĩnh viễn diệt mất thì mười phương đều thanh tịnh” (Chương Phổ Nhãn).

Tóm lại, quán huyễn là để giải tan các tướng huyễn đang che lấp tánh Viên Giác vốn có của chúng ta. Các tướng huyễn càng được nhận ra thì càng tiêu tan và tánh Viên Giác phi huyễn và bất diệt càng hiện bày.

Ở đây chúng ta trích một đoạn trong chương Phổ Nhãn để biết về một phương pháp quán huyễn:

“Thiện nam tử! Các Bồ-tát và chúng sanh đời mạt thế muốn cầu tâm Viên Giác thanh tịnh của Như Lai phải nên chánh niệm, xa lìa mọi tướng huyễn. Trước hết nương vào hạnh Tĩnh của Như Lai, kiên trì giới cấm, sắp xếp hoàn cảnh chung quanh cho yên ổn, ngồi yên nơi tĩnh thất, thường khởi niệm như vầy: Cái thân ta đây do bốn đại đất nước lửa gió hòa hợp mà có. Tóc, lông, móng, răng, da thịt, gân xương, tủy não…. các vật dơ bẩn, đều thuộc địa đại; nước miếng, nước mắt, mồ hôi, máu, tinh khí, đại tiểu tiện… là thuộc về thủy đại; sức nóng trong thân là thuộc về hỏa đại; hơi thở, các chuyển động trong thân thuộc về phong đại. Nếu bốn đại lìa nhau, bấy giờ cái thân hư vọng này hiện hữu ở chỗ nào? Bèn biết thân này rốt ráo không có thật thể, do hòa họp mà có tướng, quả là đồng như huyễn hóa.

Do bốn đại giả hợp mà có ra một cách hư vọng sáu giác quan (mắt tai mũi lưỡi thân ý). Sáu giác quanbốn đại, trong và ngoài hợp thành, vọng có bóng dáng do duyên sanh, tích tụ ở trong tợ như có tướng của cái duyên theo, giả gọi đó là tâm. Thiện nam tử! Cái tâm hư vọng này nếu khôngsáu trần thì không thể có (vì chẳng có cái gì để duyên theo phân biệt cả). Cái tâm bên trong duyên theo bóng dáng của trần (ở bên trong) đều tan diệt hết, rốt cuộc là cái tâm bám níu theo duyên không còn tìm thấy ở đâu cả.

Thiện nam tử! Nơi chúng sanh kia vì thân huyễn diệt nên tâm huyễn cũng diệt. Vì tâm huyễn diệt nên trần huyễn cũng diệt. Vì trần huyễn diệt nên sự việc các huyễn tiêu diệt cũng tịch diệt. Vì sự việc các huyễn tiêu diệt cũng tịch diệt nên cái chẳng phải huyễn vốn bất diệt (hiện ra). Ví như lau gương, bụi hết thì tánh sáng của gương tự hiện bày. Thiện nam tử! Phải biết thân tâm đều là bụi dơ nhưng hư huyễn, khi tướng dơ đã vĩnh viễn diệt mất thì mười phương đều thanh tịnh (vì đều là tánh Giác quang minh thanh tịnh). Ví như bảo châu ma-ni thanh tịnh, tùy mỗi phương mà chiếu hiện ra năm màu. Những người vô minh không biết, nhìn ngọc ma-ni kia, cho là ngọc ma-ni có thật năm màu (đây là phương diện Chiếu của tánh Giác)”.

Khi nhờ quán mà thấy được thân tâm mình là giả hợp như huyễn thì tánh Viên Giác “chẳng phải huyễn, bất diệt” hiện ra. Cũng chính do thân tâm như huyễn đó mà mình đã tạo dựng một sanh tử như huyễn cho chính mình. Sự thực hành này “như lau gương”, quán huyễn được đến đâu, bụi huyễn sạch đến đâu thì gương sáng hiện ra đến đó, như “mầm mộng dần dần lớn lên” thành cây, và rồi cây này lớn lên trùm hết ba cõi, để tánh Giác bày hiện trùm hết ba cõi.

Khi thấy sự điên đảo đáng thương ấy ở nơi chính mình, rồi nhìn ra những người khác cũng đang điên đảo đáng thương như vậy, hành giả tự nhiên phát ra đại bi khinh an, đại bigiải thoát. Quán như huyễn mà khởi từ những căn bản sai lầm thì lọt vào hư vô chủ nghĩa. Còn quán như huyễn trên những căn bản đúng thì kỳ diệu thay, người ta hợp nhất được những đối cực, những cái tưởng chừng như đối nghịch loại bỏ lẫn nhau, là tánh Khôngđại bi, như huyễn và cứu giúp, trên con đường Bồ-tát đạo.

Chúng ta cũng tìm sự thực hành quán huyễn ở kinh khác, chẳng hạn Kinh Kim Cương. Nếu ở Kinh Kim Cương, định là trụ vào cái không chỗ trụ, thì quán là “ Thấy tất cả tướng chẳng phải là tướng, tức là thấy Như Lai”. Hoặc là quán là thấy “Tâm quá khứ chẳng thể đắc, tâm hiện tại chẳng thể đắc, tâm vị lai chẳng thể đắc”. Bài kệ chấm dứt Kinh là dạy về Quán:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, ảnh

Như sương, như điện chớp

Phải nên quán như vậy.

3. Chỉ Quán song tu

“Thiện nam tử! Nếu các Bồ-tát ngộ được tánh Viên Giác thanh tịnh thì y vào tâm giác thanh tịnh này, chẳng nắm giữ sự huyễn hóa (pháp Quán) và các tướng tĩnh (pháp Chỉ). Rõ biết thân tâm đều là ngăn ngại, còn tánh Giác sáng tỏ không phân biệt thì không bị ngăn ngại, vĩnh viễn siêu vượt khỏi mọi cảnh giới chướng ngại và không chướng ngại. Nó vẫn thọ dụng tướng thân tâmthế giới ở nơi trần thế (mà không bị ngăn che ràng buộc), như tiếng boong của chuông, tuy ở nơi chuông mà vẫn thoát ra ngoài.

Bấy giờ phiền não cùng Niết-bàn đều chẳng lưu ngại nhau, bên trong phát ra tịch diệt khinh an. Đó là cảnh giới tùy thuận Diệu Giác tịch diệt: thân tâm, mình người, hoàn toàn chẳng có; chúng sanh, thọ mạng đều là ý tưởng hão huyền.

Phương tiện này gọi là Thiền-na (dhyana)”.

Chương Biện Âm nói:

“Nếu các Bồ-tát chỉ diệt các huyễn (không quán huyễn), không giữ lấy tác dụng (không tĩnh chỉ), chỉ đoạn trừ phiền não. Phiền não đoạn hết bèn chứng thật tướng. Bồ-tát này gọi là riêng tu Thiền-na”.

Thiền-na hay Thiền dịch từ chữ Dhyana. Chữ Thiền của Thiền tông cũng chính là chữ Dhyana này. Thiền có nghĩa là “tùy thuận”, tương ưng.

Trong pháp môn này, hành giả không theo “tướng tĩnh” (Chỉ), là một đặc tính (tướng) của tánh Giác. Cũng không theo quán huyễn, huyễn là một tướng khác của tánh Giác (Quán). Mà hành giả tùy thuận hay tương ưng trực tiếp với bản tánh của tánh Giác. Tự thân tánh Giác là vừa tịch diệt vừa chiếu soi, nghĩa là vừa Chỉ vừa Quán, vừa Định vừa Huệ. Tương ưng với “tánh Giác sáng tỏ không phân biệt, không bị ngăn ngại, vĩnh viễn siêu vượt khỏi mọi hình tướng ngại hay không ngại”. Nói cách khác, tương ưng với tánh Giác, trong đó vốn không có phiền não, sanh tử, động hay tịnh, tăng hay giảm…

Để có thể thiết lập được sự tương ưng với tánh Giác vốn giải thoát này, tâm phải bớt phiền não do loạn động hay là do chấp các tướng là có thật. Khi có được sự tương ưng thật sự rồi (nhất niệm tương ưng), người ta thường trực tương ưng (niệm niệm tương ưng), thường trực an trụ càng lúc càng sâu cho đến lúc hành giả với tánh Giác là một. Càng tương ưng, càng an trụ vào cái chân thật (thật tướng của tất cả các pháp) thì những cái giả huyễn, những phiền não khách trần đều rơi rụng.

Nếu như pháp Chỉ nhắm vào sự tĩnh lặng của tánh Giác (Tịch), pháp Quán nhắm vào sự chiếu soi của tánh Giác (Chiếu), thì Thiền nhắm trực tiếp vào tánh Giác (trực niệm Chân Như), mà tánh Giác thì vừa Tịch vừa Chiếu.

Lục tổ Huệ Năng chỉ dạy rằng Chỉ (Định) và Quán (Huệ) là một trong Thiền (chương Định Huệ), là một trong tánh Giác:

“Thiện tri thức! Pháp môn đây lấy Định Huệ làm gốc. Đại chúng chớ mê mà nói định huệ là riêng biệt và khác nhau. Định và Huệ là một thể, chẳng phải hai. Định là thể của Huệ, Huệ là dụng của Định. Ngay khi là huệ thì định tại huệ. Ngay khi là định thì huệ tại định. Nếu rõ nghĩa này, tức là Định Huệ bình đẳng mà tu. Các người học đạo, chớ nói trước có định rồi sau phát huệ, trước có huệ rồi sau phát định, mỗi thứ riêng biệt…

“Thiện tri thức! Chân Như tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe chạm biết mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chân tánh vẫn thường tự tại. Thế nên Kinh nói: ‘Vẫn thường khéo phân biệt tướng các pháp, mà trụ trong đệ nhất nghĩa (tánh Giác) nên chẳng động”’.

Tìm sự tương ưng của Thiền ở một Kinh khác, như Kinh Kim Cương, chúng ta thấy:

“Tất cả các pháp đều là Phật pháp”, “Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp”… Thiền là trực tiếp thấy và thâm nhập sự thật của giác ngộ là “tướng tức là tánh”, “tánh tướng bất nhị”, “tất cả sóng là nước”, “tất cả bóng là gương”…

Tóm lại, Chỉ là lìa các tướng và tưởng để đi sâu vào tánh Không. Quán là thấy các tướng và tưởng là như huyễn để tánh Không hiển lộ. Chỉ Quán song tu là ngay nơi tướng và tưởng mà thấy tánh Không của tất cả các tướng và tưởng.

Ba pháp ấy, hoặc một hoặc hai hoặc ba, chuyển đổi lẫn nhau theo thứ tự trước sau thành 25 pháp tu của Kinh Viên Giác. Mỗi người chúng ta cần tùy theo khuynh hướng của mình mà thực hành, tốt nhất là có sự chỉ dạy của những vị thầy có kinh nghiệm.

Cần thiết là phải thực hành thường xuyên liên tục, để càng lúc càng đi sâu vào tánh Giác bổn lai diện mục của mình (Chỉ), càng lúc càng thoát khỏi những hình tướng như huyễn do thức tạo (Quán), càng lúc càng tùy thuận tương ưng tánh Giác (Thiền) để tánh giác càng ngày càng hiển lộ, hiện tiền.

Càng thực hành thường xuyên chúng ta càng tiến gần đến cái đời sống “chẳng phải huyễn, bất tử”, cái đời sống đích thật dành cho mỗi số phận chúng ta. Và chúng ta sẽ tìm ra ý nghĩa của đời sống đích thật, ý nghĩa ấy Kinh Đại Bát Niết Bàn gọi là Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh.

Văn Hóa Phật Giáo số 161
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.