Chọn Một Lối Tu

07/11/201312:00 SA(Xem: 26730)
Chọn Một Lối Tu

CHỌN MỘT LỐI TU
Hoàng Thị Như Huy

chon-mot-loi-tuNgày bé thơ, tôi đã nhìn thấy trên bàn thờ ở gian giữa nhà mình khung ảnh chân dung một phụ nữ xinh đẹp. Trên đầu bà có vầng hào quang chiếu tia lóng lánh. Bà khoác tấm áo choàng trắng phủ dài trên toàn thân, tạo nên một vẻ đẹp thanh thoátthánh thiện. Mỗi khi có chuyện buồn vui, mẹ tôi thường cầm nén hương quỳ dưới khung ảnh ấy lẩm bẩm cầu nguyện. Tôi hỏi mẹ đó là ai? Mẹ bảo là Quan Thế Âm Bồ tát, vị Phật Bà từ bi luôn cứu khỏ cứu nạn cho mọi chúng sanh. Hóa ra nhà tôi thờ Phật.

Tôi không hề thấy mẹ đi chùa bao giờ cả. Trong lúc ấy, nhà Ti Ti hàng xóm thì hôm nào mẹ nó cũng vắng nhà. Tôi sang chơi, hỏi dần mới hay mẹ nó đi chùa cúng Phật. Ngày nào cũng đi từ 9 giờ sáng đến tầm khoảng 4 giờ chiều mới về. Ti Ti rủ tôi sang nhà nó chơi đủ trò từ u mọi, đánh ô làng, nhảy dây hoặc chơi bán hàng…thật thỏa thích. Nhưng cứ đến gần giờ bà mẹ nó về là lộ rõ nét lo âu, thấp thỏm rồi đột ngột tuyên bố ngừng chơi, xua tôi vè như đuổi tà ma.

Tình cờ một hôm, do mãi thu xếp bộ đồ chơi mẹ tôi mới mua cho, bê qua cùng chơi với nó nên về muộn. Mẹ nó đã về đến. Khi nghe tiếng xe xích lô phanh rít ở cổng, nó vất bỏ chạy như biến vào bếp rồi tôi nghe tiếng lục cục mãi trong ấy mà chẳng biết nó đang làm gì. Hóa ra mẹ nó giao việc vì mãi chơi nên nó đã quên béng. Thế là hôm ấy tôi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ nó đánh đòn. Bà mẹ cao lớn đẩy đà mặt đầy son phấn, vừa sa sả chửi những lời thật chướng tai, vừa vung đôi đũa bếp bằng sắt gõ lên đầu cô con gái ốm yếu gầy gò không chút xót thương. Nó cong vút người run rẩy đưa hai tay lên đầu đỡ trận đòn. Tôi vất bỏ bộ đồ chơi, khóc òa chạy biến về nhà vì quá kinh hãi. Mẹ đón tôi, vội vã ôm tôi vào lòng vì lầm tưởng Ti Ti gây sự giành hết đồ chơi của tôi: “Ti Ti giành hết đồi chơi của con rồi hả? Thôi mẹ mua cho con bộ khác. Bộ ấy nhường cho Ti Ti”Tôi lắc đầu rồi kể lại sự việc, mẹ chặc lưỡi than: “Bà ấy quanh năm đi chùa mà sao lại ứng xử hung bạo với con gái đến thế! Không yêu chồng con trong nhà thì sao có thể thương yêu kẻ xa lạ ngoài đường được” Chị Tư giúp việc với tính thẳng thừng, góp thêm lời nhận xét: “Tu gì mà tu, miệng nam mô mà bụng đầy bồ dao găm. Đánh con vũ phu như thế có ngày tôi kêu công an còng tay”.

Từ ấy, tôi bắt đầu rờn rợn khi tiếp xúc với mẹ Ti Ti. Vậy mà có những lúc các sư đến viếng nhà, bà ấy thoát hẳn cái lốt của mụ chằn tinh, miệng dạ dạ thưa thưa cái giọng ngọt ngào kéo dàu rồi sẵn sàng cúng hiến công đức từng xấp dầy cộm làm tay tôi nổi da gà.

Có hôm tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Nhà mình thờ Phật mà sao mẹ không đi chùa?”.

Mẹ mỉm cười xoa đầu tôi dịu dàng bảo: “Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật, con ạ. Mẹ chưa đi chùa được vì mẹ còn bao nhiêu chuyện phải chăm lo cho bà nội con đã liệt giường nhiều năm qua, cho cha con miêng ăn giấc ngủ đàng hoàng để đủ sức ngày ngày lao động kiếm ăn cho cả nhà và các con ăn no ngủ kỹ, chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn, mẹ mừng. bao giờ các con khôn lớn, mẹ đến chùa vẫn chưa muộn”.

Rồi mẹ dạy tôi làm những điều theo lời Phật dạy.

Phật dạy ta phài từ tâm, biết thương yêu kẻ bất hạnh hơn mình, biết kính trên nhường dưới…Mẹ tôi vốn xưa con nhà phố thị, mặc áo dài trắng nữ sinh đi học trường Đồng Khánh. Nhưng khi ấy cha tôi, con nhà nông nghèo khó, mẹ đã biết hy sinh tất cả cho chồng con. Gặp buổi chiến tranh loạn lạc, hai vợ chống bác cả tôi bị giặc càn giết chết, để lại đứa con thơ đỏ hỏn. Mẹ đã dang rộng vòng tay đón đứa cháu côi về nuôi dưỡng, nên người. Rồi bà con chòm xóm, họ hàng làng mạc khi có ai gặp cảnh cơ hàn, cơ nhỡ mẹ đều hết lòng giúp đỡ.

Có hôm hai mẹ con đi qua ngã tư đường, gặp lúc một bác cụt chân chống nạng cùng đi qua. Mẹ chỉ cho tôi cách dẫn dắt bác ấy đi trên lối vạch dành cho người bộ hành để băng qua đường an toàn.

Nhà tôi một tháng ăn chay mấy ngày. Mẹ lại dạy tôi nấu món chay. Mẹ luôn động viên cả nhà cùng ăn chay để phần nào hạn chế việc sát sanh. Lời mẹ như còn đâu đây bên tai tôi hôm nào hai mẹ con cùng ngồi nấu cổ chay: “Con gà con vịt nó cũng có linh hồn, nó cũng biết đau khi ta vặt lông cắt cổ..các con ạ”.

Điều mẹ dạy đã thấm vào tim tôi.

Cũng như mẹ, tôi chưa một lần đến chùa quy y làm con nhà Phật, nhưng tôi nhớ lời mẹ dạy không bao giờ làm thương tổn một ai. Có người chê tôi khờ dại, để người này người nọ lấn át mình trên đường đời danh vọng…Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình thật hạnh phúc. Tôi làm nghề dạy học. Học trò tôi có đứa đã biết ăn cắp tiền của bạn bè trong lớp học. Thay vì soát túi để đưa ra kỷ luật trước sân trường. Tôi đã tự nguyện rút tiền lương còm cõi của cô giáo nghèo ra trả hết cho kẻ mất, kẻ ăn cắp tự thấm thía lỗi lầm. hai mươi lăm năm sau, kẽ cắp xưa kia đã trở thành người hữu ích cho đất nước. Em đã quay về tìm tôi để quỳ gối xin cô giáo tha thứ lỗi lầm. Phải chăng điều đó là điều Phật dạy mà mẹ đã truyền qua máu huyết tôi, để hôm nay, khi dừng chân làm sứ giả ẩm thực chay trên một ngôi chùa trên đất Bắc, tôi đã vụng về không biết phải lạy Phật như thế nào. Tôi thật thà thú nhận với nhà sư:

“Bạch thầy, tuy con vẫn hướng dẫn cách nấu các món ăn chay nhà Phật cho quý Tăng Ni, các đạo tràng…nhưng thật tình con chưa một lần đến chùa quy y, chưa thuộc bài kinh kệ nào cả. Xin thầy dạy bảo, sửa sai cho con nếu con vụng về làm điều gì không phải phép”

Sư ông hiền lành đáp lại lời tôi: “A Di Đà Phật! cô đã là con nhà Phật rồi đấy, cô giáo ạ. Bởi đi truyền dạy nấu món chay cũng là góp phần làm theo lời giáo huấn của Đức Phật từ bi, cho sinh linh bớt đau khổ”.

Tôi thắp nén hương tiến đến quỳ dưới Phật đài lẫm bẫm khấn vái:

Nam mô A DI Đà Phật
Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát!
Xin cho con chọn lối tu này, vì con biết trong con đã có Phật!

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 114 | HOÀNG THỊ NHƯ HUY

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2018(Xem: 11279)
28/01/2011(Xem: 252250)
19/04/2014(Xem: 24164)
16/09/2015(Xem: 17415)
25/05/2014(Xem: 13708)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.