Thư Viện Hoa Sen

Tà Niệm Và Chánh Niệm

10/04/201412:00 SA(Xem: 25595)
Tà Niệm Và Chánh Niệm

TÀ NIỆM (Micchāsati) CHÁNH NIỆM (Sammāsati) 
Thiền sư Mahāsi Sayādaw
Chuyển ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

mahasiTà niệm (Micchāsati): Tà niệm là sự nhớ tưởng đến những chuyện thế gian và các bất thiện pháp trong quá khứ. Một số thì nhớ đến những chuyện bất thiện họ đã làm khi còn trẻ, những bạn bè và đồng nghiệp của họ, nthững nơi họ đã đi tham quan, những ngày hạnh phúc họ đã trải qua, v.v…

Có lẽ họ giống như con bò nhai lại cục sữa đông vào ban đêm. Nhớ những chuyện như vậy là tà tư duyTuy nhiên sẽ không là tà tư duy nếu một người nhận ra những lỗi lầm của mình trong quá khứ, hối lỗiquyết định không lặp lại nó trong tương lai. Sự hối lỗi như vậy không phải là tà niệm. Một số vị sư hay nghĩ đến cha mẹ, thân quyến, quê hương và bạn bè của họ lúc còn ấu thơ. Họ nhớ lại những ngày tháng còn là người tại gia cư sĩ của họ, những điều họ cần phải làm và v.v… Tất cả những sự hồi nhớ về quá khứ này là tà niệm.

Người tại gia không cần loại bỏ những suy nghĩ về con cái …của họ, vì những sự nhớ tưởng như vậy là điều tự nhiên. Nhưng trong lúc hành thiền, hành giả phải quan sát những suy nghĩ ấy và loại bỏ chúng. Trong một khóa thiền có khi hành đang ngồi quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của bụng hay quán tưởng những chuyển động khác của thân (như “ngồi”, “chạm” v.v..) thì nhớ đến những gì mình đã làm trước đây, nhớ đến những lời nóiviệc làm của mình khi còn trẻ, nhớ đến bạn bè… Đây là tà niệm cần được quan sátloại bỏ. Một số những người lớn tuổi hay nghĩ đến con cháu của mình. Có khi đang quan sát những ý nghĩ khởi lên trong tâm, họ thấy hình ảnh của những đứa cháu ở gần bên mình và tưởng tượng rằng mình nghe thấy tiếng chúng gọi. Tất cả những hình ảnh này cần được quan sátloại bỏ. Có số không thể chế ngự được những ý nghĩ bất thiện này đành phải trở về nhà. Nỗ lực tinh thần của người hành thiền luôn luôn bị cản trở bởi những tà niệm như vậy. Trong phân tích cùng tột tà niệm không phải là một yếu tố tâm (tâm sở) rõ ràng và riêng biệt. Nói đúng hơn nó là một nhóm các tâm sở bất thiện dưới hình thức của những ký ức về những điều trần tụcbất thiện trong quá khứ.


Chánh niệm (Sammāsati)

Đối lại với tà niệm là chánh niệm hay sự hồi nhớ lại những thiện pháp đã làm như bố thí, trì giớitu thiền. Người ta thường nhớ đến những việc mình đã làm những điều thiện như vậy, như vậy vào những lúc như vậy, như vậy trong những ngày qua như thế nào; những điều thiện nổi bật như dâng y Kathina, giữ bát quan trai giới… Sự hồi nhớ về những thiện pháp này là chánh niệm. Nó là niệm tâm sở đi kèm với những tâm thiện. Niệm này có mặt trong tất cả mọi sự sanh khởi của tâm thiện như bố thí, trì giới, cung kính trước tượng Phật, phục vụ các bậc cao niên, trưởng thượng, giữ giới, hành thiền …

Không có tâm thiện nào sanh mà không có chánh niệmTuy nhiên niệm có thể không rõ ràng trong những tâm thiện bình thường và rất rõ trong khi hành thiền định (bhāvanā) và đặc biệtthiền minh sátVì vậy, trong Kinh tạng, chánh niệm được nhắc tới nhiều lần, nhất là ở bài Kinh Tứ Niệm Xứ. Chính chánh niệm làm việc chú ý đến các hành vi hay oai nghi của thân, các cảm thọ về lạc và khổ, các trạng thái tâm và các đối tượng của tâm hay Pháp.

Người thực hành thiền minh sát là đang trau dồi chánh niệm ở mức minh sát. Họ quan sát các hiện tượng tâm- vật lý sanh khởi từ sáu căn, thường thường họ tập trung sự chú ý của họ vào sự phồng xẹp của bụng, vào sự ngồi, co, duỗi (chân tay), đi… Đây là sự trau dồi chánh niệm trên thân. Đôi khi người hành thiền quan sát các cảm thọ “đau”, “vui”, “buồn”… Đây là sự trau dồi chánh niệm trên các cảm thọThỉnh thoảng sự chú ý được tập trung trên “suy nghĩ”, “ý định”… Đây là sự trau dồi chánh niệm trên tâm. Rồi có khi người hành thiền quan sát sự thấy sự “thấy”, “nghe”, “ước muốn”, “cơn giận”, “uể oải”, “phóng tâm”… Đây là sự phát triển chánh niệm trên các pháp. Mỗi sát na quan sát có nghĩa là trau dồi chánh niệm minh sát và rất là thích thú. Khi chánh niệm minh sát này phát triển và trở nên hoàn thiện, chánh niệm trên Thánh đạo sẽ phát sanh giúp hành giả biết được Niết –bàn. Vì thế quý vị nên thực hành cho đến khi đạt đến giai đoạn chánh niệm cuối cùng này.

Theo: Giảng giải Kinh Đoạn giảm

Chuyển ngữTỳ kheo Pháp Thông

(Thiền Viện Phước Sơn)



Tạo bài viết
21/10/2013(Xem: 18287)
20/03/2023(Xem: 3885)
03/05/2023(Xem: 3202)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: