Chúng Ta Phải Thực Hành Giáo Pháp Như Thế Nào?

22/05/201412:00 SA(Xem: 17166)
Chúng Ta Phải Thực Hành Giáo Pháp Như Thế Nào?

CHÚNG TA PHẢI THỰC HÀNH GIÁO PHÁP NHƯ THẾ NÀO? 
Ven. K. Sri Dhammananda
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Panna Dipa Tuệ Đăng

buddha_sakya_muniPhật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...

Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.

Ngày nay chúng ta có các Phật tử theo truyền thống Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cang thừa, theo truyền thống Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Tây Tạng, Nhật BảnẤn Độ. Cũng có một số người chấp nhận theo "Phật giáo Tây phương". Một số niềm tin và cách thực hành của họ được pha trộn gồm các niềm tin và sự thực hành của tôn giáo khác, rất xa lạ với tinh thần của Giáo pháp nguyên thủy. Tuy vậy, những niềm tinphương pháp thực hành này vẫn được chấp thuận do sự khoan dung.

Hậu quả đưa đến là có nhiều Phật tử quan tâm đến tôn giáo này cảm thấy rối mù vì họ không biết đâu là phương pháp đúng đắn để thực hành theo. Một số cho rằng chỉ có những gì mình đang thuyết giảng là đúng và còn tất cả mọi người khác đều sai. Có thể thấy rằng Phật tử ngày nay đang đứng ở ngã ba đường và rất cần được sự hướng dẫn để có thể " đi theo con đường của Đức Phật”. Thay đổi là một hiện tượng tự nhiên. Sự khoan dung trong Phật giáo đã tạo cơ hội cho việc thực hành theo truyền thống khác nhau và chúng ta phải chấp nhận thực tế đó.

Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễchúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thứcnghi lễ mà khuyến khích dân chúng thực hành theo một số truyền thống của Ấn Độ lâu đời đang thịnh hành tại đất nước này vào thời đó. Ngài chỉ quan tâm đến việc giảng dạy Giáo Phápchân lý của cuộc sống hay lẽ thực của cuộc đời. Sau khi Ngài nhập diệt, các môn đệ của Ngài ở các nước khác nhau và tại những thời điểm khác nhau đã đưa các truyền thốngvăn hóa địa phương của đất nước họ vào Phật giáo khi tôn giáo này đã trở nên phổ biến và phát triển tại các quốc gia đó. Đương nhiên, chúng ta không nên sử dụng tất cả các phương pháp thực hành truyền thống hay là Pháp (Dhamma) được Đức Phật giảng dạy lúc ban đầu. Thông qua nỗ lực không ngừng hoằng dương Chánh Pháp, chúng ta sẽ giúp loại bỏ hoặc chí ít là giảm bớt các nghi lễ sai lạc đang được thực hành hiện nay dưới danh nghĩa của Phật giáo. Để làm điều này, chúng ta phải nghiên cứu những lời dạy uyên nguyên của Đức Phật và tự chúng ta phải quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai hay sai.

Ý nghĩa của Pháp

Pháp là một từ rất quan trọng được Đức Phật sử dụng trong những bài giảng mang tính tôn giáo của mình. Theo quan điểm của Phật giáo, "tôn giáo" có một ý nghĩa rất khác so với những khái niệm được định nghĩa bởi các nhóm tôn giáo khác. Pháp là con đường hay phương pháp giảng dạy của Đức Phật cho chúng ta, để chúng ta thực hành theo, nhằm giữ gìn nhân phẩmtrí tuệ của chúng ta, để qua đó có thể sống một cuộc sống cao thượng và chính đáng. Chúng ta được tự do giải thích Pháp theo sự hiểu biết của chính chúng ta; không có nghi lễ nào bắt buộc chúng ta phải thực hành theo mới có thể tự gọi mình là Phật tử. Tôn giáo, mặt khác, hàm ý sự dựa dẫm vào một nguồn lực bên ngoài để phát triển tinh thần, dựa vào sự cứu rỗi qua lời cầu nguyện, đòi hỏi phải thực hiện những nghi thức nghiêm ngặt theo quy định v.v...

Phật Giáo dạy chúng ta có các cõi bất hạnh (đường dữ) là kết quả của cách sống của chúng sanh từ những kiếp quá khứ của họ. Kẻ nào vi phạm giáo Pháp hay định luật vũ trụ sẽ bị tái sanh trong một của bốn cõi bất hạnh, cụ thể là: địa ngục, súc sanh, A-tu-la, và ngạ quỷ. Những cõi giới này không nằm trong một vùng địa dư đặc biệt nào đó trong vũ trụ nhưng tồn tại bất cứ ở đâu trong vũ trụ nơi chúng sanh có thể cư ngụ. Những người hộ trì Pháp không bao giờ bị tái sanh vào những cõi giới bất hạnh trên.

Khi chúng ta sống theo đúng những nguyên tắc của Pháp, chúng ta thực sự đang sống như là "những Phật Tử tốt, thực hành Phật pháp". Vì vậy, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải biết là hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân chúng ta và sống đúng theo Pháp dạy bởi Đức Phật. Là Phật tử, chúng ta phải đặt trọn vẹn lòng tin của chúng ta vào Đức Phật, Pháp và Tăng (Tam Bảo) và chúng ta cũng phải có một sự hiểu biết về ý nghĩa của Tam Bảo. Chỉ như vậy, chúng ta mới có được phước lành, sự bảo hộ và sự hướng dẫn. Không có những kiến thức và sự hiểu biết như vậy, ai đó làm bất cứ việc gì dưới danh nghĩa Phật Giáo cũng không đem lại kết quả mong muốn cho mình.

Chúng ta phải tái sanh mãi hoài theo nghiệp do chúng ta tạo ra. Có lẽ các bạn muốn biết nghiệp là gì? Theo cách nói đơn giản nhất , nghiệp có thể được giải thích là – hãy làm điều thiện và những điều tốt đẹp sẽ đến với các bạn ngay bây giờ và sau này; hãy làm những điều bất thiện và những điều xấu ác sẽ đến với các bạn ngay bây giờ và sau này, trong vòng sanh tử luân hồi.

Để sống chúng ta phải tranh đấu không ngừng, và đây là điều kiện của thế gian. Bởi vì chúng ta tin vào cái "ngã" hay cái "tôi" ảo tưởng, chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng trong chúng ta những phẩm chất tiêu cực như nóng giận, ghen ghét, tham lamsân hận. Chúng ta tin rằng sự sống còn của chúng ta chỉ được bảo đảm nếu chúng ta tiêu diệt bất cứ ai mà chúng ta cảm thấy họ là một nguồn nguy hiểm đối với chúng ta – và chúng ta tin đó là sự "sống còn thích đáng nhất". Chúng ta lo lắng và khóc lóc không cần thiết về những điều mà chúng ta ham muốn nhưng không đạt được.

Chúng ta cũng có xu hướng sống để tận hưởng cuộc sống bằng cách nói dối, lừa đảo hoặc gạt gẫm đồng loại của chúng taquấy rối sự an ổn của những người khác. Vì vậy chúng ta làm nhiều điều ác hơn là điều thiện. Niềm tin của chúng ta vào một cái ngã thường hằng đưa chúng ta đến việc tìm kiếm sự tự bảo vệ mình, và sự tự bảo vệ này thường trả giá bằng chính sinh mạng của những chúng sanh khác. Đó là lý do tại sao chúng ta rất dễ làm những việc bất thiện. Điều này sẽ đưa đến sự hiện hữu của chúng ta trong những kiếp tương lai dưới các hình thức khác nhau, xấu hoặc tốt là do những việc làm thiện hoặc bất thiện tương ứngchúng ta đã làm quyết định. Pháp được giảng dạy bởi Đức Phật hướng dẫn chúng ta tránh những hành động bất thiện để có thể duy trì sự tồn tại đầy may mắn của chúng ta dưới dạng con ngườichúng ta đang có được. Điều này có nghĩa là sự tái sinh của chúng ta sẽ có thể xảy ra trong bất kỳ một cõi giới hạnh phúc nào như cõi người hoặc cõi trời. Bằng sự hiểu biết quy luật của Vũ trụ hay hiện tượng tự nhiên hoặc Pháp, chúng ta phải rèn luyện nhân phẩm và tự sống hòa hợp với các chúng sanh khác. Sống theo cách này, chúng ta sẽ trở thành những người có văn hóa và biết quan tâm đến các chúng sanh khác. Chúng ta cũng có thể yên tâm rằng sau khi chết, chúng ta sẽ có thể tránh không bị tái sinh vào bất kỳ một cõi giới bất hạnh nào.

Trong Phật giáo mục đích cuối cùng của chúng ta không chỉ đơn thuần là để được sinh ra ở một nơi mà chúng ta có thể tận hưởng những niềm vui thế tục. Chừng nào chúng ta còn tiếp tục làm những việc tốt đẹp, chúng ta sẽ được sinh ra trong những cõi giới hạnh phúc, tuy nhiên ngay cả những cõi giới này cũng không làm cho chúng ta thỏa mãn. Chúng chỉ được coi là tạm thời, vì khi kho tàng thiện nghiệpchúng ta tích lũy được bấy lâu trở nên cạn, chúng chúng ta sẽ chết và tái sinh theo bất cứ những gì còn sót lại của nghiệp còn lại. Vì vậy Phật tử tốt không chỉ đơn thuần thỏa mãn với cuộc sống trần tục, họ phấn đấu để tịnh hóa tâm thức và phát triển trí tuệ (panna). Chỉ bằng cách này chúng ta cuối cùng mới có thể đạt đến Níp-bàn - nơi có không còn tái sanh, không còn nghiệp và không còn sự bất toại nguyện.

Bằng cách tu dưỡng đời sống tinh thầnchúng ta sẽ có thể thấy sự chấm dứt mọi khổ đau về mặt thể xác và tinh thần của chúng ta. Đây phải là mục đích cuối cùng hoặc mục tiêu cuối cùng của cuộc sống của chúng ta. Hôm nay, chúng ta đang phấn đấu để thoát khổ. Vì chúng ta đang làm điều này không đúng cách, chẳng mấy ai có thể hiểu được rằng đó rồi chỉ là một sự chiến bại. Nếu chúng ta thực sự muốn thoát khỏi khổ vĩnh viễn, chúng ta sẽ phải tìm ra một phương pháp đúng đắnĐức Phật xác định rõ ràng trong Pháp.

Nền tảng của đạo Phật

(Giới, Định, Tuệ)

phat_tinh_tamPháp dạy bởi Đức Phật chỉ cho ta con đường chân thiện. Con đường hoặc phương pháp này được phân thành ba giai đoạn. Chúng là Sila (Giới), Định (Samadhi) và Tuệ (Panna). Chúng là ba nguyên tắc cơ bản hoặc ba trụ cột của Phật giáo, có thể được phát triển qua nhiều kiếp sống với sự tinh tấn, và đưa chúng ta đến sự an bình tối thượng.

Chúng ta hãy nói về Giới (Sila) hoặc sự phát triển đạo đức thông qua việc rèn luyện kỷ luật. Chúng ta phải học cách sống như những con người vô hại và nhu hòa. Nói một cách đơn giản, chúng ta phải biết làm thế nào để sống mà không làm ảnh hưởng đến hòa bình và thiện chí của người khác. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, đây thực sự sẽ là một thành tích tuyệt vời. Kỷ luật, hạnh kiểm tốt, giới luật tốt và đạo đức tốt đều đồng nghĩa với từ “Sila” (Giới) này. Đây là nền tảng mà trên đó chúng ta khởi sự đời sống theo tôn giáo của chúng ta. Nếu một căn nhà được xây dựng mà không đặt một nền móng thích hợp, nó sẽ không vững bền.

Con người hiện đại học cách để sống theo Sila (giới) một cách khó khăn. Nó có nghĩa là tôn trọng quyền được tồn tại của người khác. Nếu chúng ta tin rằng thế giới được tạo ra chỉ vì lợi ích của riêng chúng ta, chúng ta lấy từ cuộc sống này bất cứ điều gì chúng ta muốn một cách bừa bãi, không cần quan tâm đến những gì sẽ xảy ra cho chúng sinh khác và môi trường như cây cối, sông ngòi, bầu khí quyển v.v… Cuối cùng, kết quả là sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng của thiên nhiên do chúng ta tự tạo ra bởi lối sống hiện đại của chúng ta, chúng ta sẽ tự tiêu diệt chính mình. Một Phật tử tốt phải có sự tôn trọngquan tâm sâu sắc đến hạnh phúc của mỗi chúng sinh. Đây là Sila (giới). Nhưng chỉ một mình Sila thôi thì không đủ vì chúng ta cũng cần phát triển Định (Samadhi) và Tuệ (Panna) mà tôi sẽ giải thích rõ trong các đoạn tiếp theo.

1. Tâm

Sau khi trau dồi hạnh kiểm, chúng ta phải tập trung vào việc huấn luyện tâm. Chỉ có con ngườimột sinh vật trong vũ trụđủ khả năng rèn luyện tâm đến mức tối đa để đạt được giác ngộ hay trí tuệ tột bực. Thật vô cùng khó cho một sinh vật khác không phải là con người để có thể phát triển tâm đến mức độ đó. Đó là lý do tại sao ai đó muốn trở thành một vị Phật phải thuộc giống người. Ngay cả chư thiên muốn trở thành Phật phải truớc tiên được làm người đã. Lý do là vì chư thiên chỉ thụ động hưởng các nghiệp tốt mà mình tạo ra trong quá khứ - Chỉ có con người mới có thể tích cực tạo ra thiện nghiệp mới cũng như có thể nỗ lực qua thiền tập để hoàn toàn tịnh hóa tâm thức.

con người, trong tâm của chúng ta có một khả năng tiềm ẩn rất lớn, nhưng tiềm năng đó bị che khuất bởi sân hận, ảo tưởng, vô minh, tham ái, ích kỷ và nhiều phiền não khác của chúng ta. Chúng ta phải hiểu rõ rằng với việc để cho từng giây trôi qua, chúng ta đang lãng phílạm dụng nguồn năng lượng tâm của mình để theo đuổi các mục đích không cần thiết. Chúng ta không biết làm thế nào để khai thác nguồn năng lực tâm to lớn đó vào mục đích hữu ích và tốt đẹp. Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy cách để khai thác cái nguồn năng lượng tâm to lớn đó và sử dụng nó cho sự giải thoát khỏi khổ đau của chúng ta. Trong lần tái sanh cuối cùng, thái tử Sakyamuni đã hy sinh cả cuộc đời và vương quốc của mình; Ngài tu khổ hạnh cho đến khi cuối cùng giải thoát được tâm và đạt được giác ngộ tối thượng. Ngài bảo đảm với chúng ta rằng với việc phát triển và thanh tịnh tâm hóa tâm, chúng ta có thể theo gót chân Ngài và sẽ chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng.

Bạn có biết lượng năng lượng tâm chúng ta sử dụng qua năm cửa giác quan và trí tưởng tượng là bao nhiêu không? Quá nhiều năng lượng tâm đã lãng phí qua những sự tưởng tượng vô ích, cám dỗthất vọng. Đức Phật giới thiệu cho chúng ta một phương pháp đã được chứng nghiệm để khai thác nguồn năng lượng tâm rộng lớn và phương pháp đó được gọi là "Thiền ". Thiền có nghĩa là khai thác nguồn năng lượng tâm qua việc định tâm và từ đó chúng ta tiến đến việc huấn luyện và thuần phục tâm. Không thể trau dồi tâm trí chỉ đơn giản bằng sự chí thành cầu nguyệnsùng bái một vị thần linh nào đó, hay qua việc thực hiện một số các nghi thức và các nghi lễ khác nhau. Chúng ta không bao giờ có thể hy vọng đạt được minh, trí tuệ, sự thanh tịnh hay giác ngộ qua việc thực hành các nghi thứccầu nguyện. Đức Phật nói trong kinh Tứ Niệm Xứ (Sati-Patthana) là chỉ có thiền là con đường duy nhất hay là phương pháp duy nhất chúng ta sử dụng để có thể đạt được thanh tịnhgiác ngộ.

Ở đây chúng ta thường nhầm lẫn giữa Phật giáo và Thiền. Phật Giáo là việc thực hành tất cả lời của Đức Phật được thể hiện qua các nền văn hóa phổ biến khác nhau, trong khi thiền là một phương pháp cụ thể được phát triển để thanh lọc tâm. Một khi một người đã giữ kỷ luật qua việc thực hành Giới và đã kiểm soát được thân, tâm trí sẽ sẵn sàng cho việc phát triển - qua thiền tập. Đó là con đường duy nhất cho cuộc giải thoát chung cuộc của chúng ta khỏi cuộc hiện hữu này. Ở đây Đức phật nói về thực hành thiền định cho việc huấn luyện tâm tríthiền quán (thanh lọc tâm) để đạt đến giải thoát cuối cùng. Vì tâm của chúng ta bị ô nhiễm, phương pháp này giúp chúng ta tự loại trừ các lo lắng, khổ đau và rối loạn tâm thần.

Bạn có thể đi đây đó để sùng bái các vị thần và các nữ thần khác nhau với hy vọng được thoát khỏi những lo lắngrối ren của các bạn. Nhưng trừ khi và cho đến khi nào bạn huấn luyện được tâm của chính mình để có một sự hiểu biết đúng về bản chất của sự hiện hữu, cũng như hiểu rõ bạn là ai, bạn có thể sẽ không bao giờ thực sự thoát khỏi các khổ đau và lo lắng đó.

Thiền là con đường qua đó chúng tathể đạt được bốn quả vị thánh là Tu- đà- hườn ( Sotapanna),Tư-đà-hàm (Sakadagami), A-na-hàm (Anagami ) và A-la-hán (Arahat) để chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được Pháp do đức Phật dạy và hiểu rõ những gì chúng ta thực tế đang làm dưới danh nghĩa của Phật giáo, chúng ta mới có thể phân biệt được đâu là các hành động không đưa chúng ta đến hạnh phúc thật sự và đâu là những hành động mà chúng ta gọi là “thiện xảo” tích cực giúp chúng ta thoát khỏi khổ và vô minh.

2. Tư cách con người

Một điều quan trọng khác là việc phải hiểu rõ tính cách của chúng ta. Chúng ta phải biết rằng những tính cáchchúng ta đã huân tập từ những kiếp trước sẽ ảnh hưởng đến việc hun đúc những thói quen của chúng ta trong đời sống hiện tại.

Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta đều có những cá tính và thái độ khác nhau. Ngay cả đến những đứa con có cùng cha mẹ nhưng tâm tính, tính cách, khuynh hướng và tính tình của chúng cũng khác nhau. Đây được xem là những biểu hiện của thói quen tinh thần của từng người được phát triển qua nhiều kiếp sống khác nhau. Trong khi đứa trẻ thứ nhất có tư tưởng tạo tội, thì đứa thứ hai lại rất hiếu thảo và sùng đạo, đứa thứ ba lại rất thông minh, đứa thứ tư thì ngu đần, đứa thứ năm rất ngay thẳng thực thà, đứa thứ sáu thì hết sức xảo quyệt, vân vân... Đây là những biểu hiện của thói quen về mặt tinh thần của chính chúng.

Trong tàng thức của chúng tachúng ta cũng lưu giữ những thói quen tinh thần như vậy từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Thức là một khả năng rất năng động của tâm. Tất cả năm giác quan (thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm) đưa các đối tượng từ bên ngoài tác động lên tâm và tạo thành các đối tượng của tâm. Ba khả năng khác của tâm liên quan đến cảm xúc, ký ức, thói quen tốt hay xấu về mặt tinh thần cũng thuộc về thức. Khi chúng ta chết, thức của chúng ta lìa bỏ thân, hòa nhập bốn yếu tố và năng lượng của vũ trụ để tạo thành một cuộc sống khác. Bốn yếu tố đó là tứ đại gồm chất đặc (đất), chất lỏng (nước), nhiệt (lửa) và sự chuyển động (gió).

Đây là chính là cách chúng sanh xuất hiện và tái xuất hiện mãi hoài. Để bảo đảm chúng ta có được những thái độ tinh thần đáng có trong tương lai, chúng ta phải nỗ lực đúng đắn để phát triển các thái độ tinh thần tốt đẹpchúng ta đang có trong hiện tại, ngay trong kiếp sống này. Một khi tiến trình thanh lọc tâm được khởi sự và được trưởng dưỡng một cách cẩn trọngchúng ta có thể đem nó sang những kiếp sống kế tiếp để tiếp tục phát triển thêm . Vì vậy việc huấn luyện tâm để đạt được được sự thanh tịnh trong tâm là giai đoạn thứ hai cần thiết để đưa đến Phật tử đến với một cuộc sống mang ý nghĩa tôn giáo thuần túy. Đây được gọi là Samadhi (Thiền định).

3. Tính cách khác nhau

Phật Giáo giúp cho chúng ta hiểu được được tính cách riêng của chính chúng ta. Do đó, nếu chúng ta hiểu được tâm của chúng tathừa nhận các nhược điểm của chính chúng ta thì chúng ta có thể dễ dàng huấn luyện tâm mình. Đó là con đường duy nhất để đạt được an vui và hạnh phúc. Đức Phật dạy chúng ta cách để phân tích tâm mình nhằm hiểu được các phiền não nằm ở đâu trong tâm của chúng ta và bởi vì đâu mà những rối ren lại phát sinh làm ô nhiễm tâm trí.

Đức Phật là một vị thầy hết sức thực tế nên Ngài vẫn chưa ngừng tại đây. Ngài tiến sang giai đoạn kế tiếp và chỉ cho chúng ta cách để thay đổi thái độ tinh thần mình. Nếu tâm của chúng ta huân tập những tập khí để chúng ta là người hay nóng giận, ích kỷ, tham lam, ganh ghétđộc ác, Đức Phật dạy cho ta các phương pháp khác nhau để huấn luyện những cái tâm như vậy. Ngài nói “tâm” là kẻ dẫn đầu của các trạng thái tinh thần. Cho dẫu chúng ta làm điều gì, điều đó bắt đầu từ nơi tâm của chúng ta mà ra. Việc này nhắc chúng ta một nguyên tắc nổi tiếng được ghi trong lời tựa của Hiến Chương UNESCO về nhân quyền như sau: “ Vì chiến tranh khởi đầu trong tâm của con người, do đó cũng chính tâm của con người sẽ bảo vệ hòa bình kiến tạo được “. Cho nên khi chúng ta ngưng các tư tưởng tội lỗi sinh khởi trong tâm, chúng ta sẽ có khả năng chỉ làm những điều tốt đẹp mà thôi. Đó là cách thực hành Phật pháp.

Nhưng nhiều người có khuynh hướng chung là lờ đi tất cả những khía cạnh quan trọng của những lời dạy của Đức Phật và thay vào tập trung đến mặt nghi thức hơn, bằng cách ấy họ đang tìm một con đường dễ dàng để thoát khổ. Trong Phật giáochúng ta không thể đạt được sự cứu rỗi chỉ đơn giản bằng cách làm vừa lòng hay tán dương các vị thần mà không huấn luyện tâm trí.

Giai đoạn thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng là Tuệ ( Panna) có nghĩa là Trí tuệ Tối thượng. Trí tuệ ở đây không đơn giản là kiến thức về mặt học thuật hay khoa học. Chúng ta có thể thâu góp kiến thức rộng rãi từ sách vở qua việc học hỏi nhưng kiến thức đó tự thân nó không mang lại trí tuệ. Trí tuệ không thể xuất hiện trong tâm chừng nào sự ích kỷ, sân hậnảo giác còn chiếm ưu thế trong tâm. Chỉ khi nào những chướng ngại tinh thần trên được hoàn toàn loại trừ ra khỏi tâm và được thay thế bằng một sự phát triển tâm thì trí tuệ thực sự mới phát sanh. Trí tuệ như ánh sáng rạng ngời. Khi ánh sáng sáng xuất hiện, bóng tối biến mất; cái này thay thế cái kia. Đôi khi, sức mạnh của bất thiện pháp âm ỉ trong tâm chúng ta chợt bùng lên theo sức mạnh của sự cám dỗ hoặc do bị chọc tức tại một thời điểm nào đó. Khi sân hận bốc lên, chúng ta phô bày bộ mặt xấu xa của chúng ta. Sức mạnh ma vương trong tâm vì vậy có thể trồi lên để làm thay đổi và làm vẩn đục thái độ tinh thần của chúng ta. Ngay cả đến một người đeo đuổi một đời sống tôn giáo trong một thời gian dài vẫn có thể rơi vào trạng thái tinh thần kinh khủng đó, nếu tâm của người ấy chưa được huấn luyện một cách đúng đắn và những trạng thái bất tịnh chưa hoàn toàn được nhổ tận gốc rễ.

Đây là những gì mà Đức Phật dạy và đây cũng là những gì mà chúng ta phải thực hiện để sống một đời sống theo Phật giáo. Trước tiên chúng ta phải trau dồi nền tảng đạo đức của chúng ta, sau đó cố gắng để hiểu bản chất tự nhiên của tâm và rồi huấn luyện nó để chúng ta có thể khám phá ra phương thuốc giúp làm sạch những cấu uế trong tâm. Sau khi diệt trừ những phiền não trong tâm chúng ta, chúng ta sẽ có thể vun bồi một sự hiểu biết đúng đắn. Cuối cùng chúng ta đạt được Trí tuệthoát khỏi khổ về mặt vật chất lẫn tinh thần - mục đích tối hậu mà mọi Phật tử chân chính đều mong muốn đạt được.

Tôn giáo có thể chia thành hai nhóm

Chúng ta có thể phân loại những tôn giáo hiện có thành hai nhóm: Những tôn giáo hoàn toàn dựa vào đức tin, và những tôn giáo dựa vào sự thanh tịnh hóa tâm hơn là dựa vào niềm tin. Những người coi trọng đức tin hơn là sự thanh tịnh của tâm tin tưởng rằng họ có thể đạt được sự cứu rỗi tối hậu chỉ qua niềm tin mãnh liệt của họ. Với những người này, thanh tịnh hóa tâm không phải là một khía cạnh quan trọng. Đó là lý do tại sao họ nói rằng không ai có thể đạt được cứu rỗi chỉ bằng sự giữ gìn đạo đứcgiới hạnh mà không đồng thời phát triển một niềm tin mạnh mẽ vào một vị thần (Thượng đế). Phật Giáotrái lại, dạy rằng đức tin không phải là một khía cạnh quan trọng nhất, nhưng thanh tịnh hóa tâm mới là quan trọng nhất. Khi tâm thanh tịnh đi đôi với trí tuệ, chúng ta không bao giờ nắm giữ một ý tưởng sai lầm làm chân lý. Chỉ đơn thuần niềm tin không thôi không thể thanh tịnh hóa được tâm trí nhằm loại bỏ các hoài nghi nhằm giúp chúng ta hiểu được chân lý.

Người ta có thể duy trì một niềm tin sai lầm mà chẳng cần phân tích hoặc lý luận vì họ sợ rằng nếu họ làm như vậy họ có thể bị mất niềm tin, và như vậy họ cũng sẽ mất luôn cơ hội để đạt được cứu rỗi. Lời khuyên của Đức Phật, trái lại, là trước khi chấp nhận bất cứ niềm tin nào như là chân lý, chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu, thực hànhcuối cùng chính chúng ta phải nhìn thấy kết quả. Khi chúng ta đi đến kết luận sau khi đã thực hiện một cuộc điều tra, phân tích kỹ lưỡng, chúng ta sẽ có được sự tự tin vào chân lý, vì chúng ta đã xác minh nó một cách thỏa đáng cho chính mình. Qua việc tự bản thân mình nhận ra chân lý, chúng ta tự nhiên đạt được niềm tin. Đây là không chỉ là đức tin hay niềm tin thuần tuý mà là sự chứng nghiệm.

Lời khuyên của Đức Phật là đừng tin mà cũng đừng bác bỏ ngay bất cứ điều gì. Vì chúng ta có trí óc của con người giúp cho chúng ta điềm tĩnh suy nghĩ, vì vậy chúng ta phải tạo cơ hội cho tâm trí suy nghĩ một cách độc lập và hiểu sự việc theo đúng triển vọng của chúng. Chúng ta đừng nên nghĩ là chúng ta không thể hiểu được. Một số người quá lười biếng không chịu hiểu sự vật đúng như bản chất của chúng, và vì vậy tìm con đường dễ dàng bằng cách tự nhượng bộ với những gì mà người khác nói vì họ không có sự tự tin nơi chính mình. Một Phật tử chân chính, trái lại, tự trọng, hiểu biết tường tận cái mà mình phải chịu trách nhiệm cho chính mình, cho hành động và sự cứu rỗi của chính mình. “Không ai có thể cứu chúng ta ngoài chính chúng ta”, Đức Phật chỉ cho ta con đường đúng đắn.

 

Ba phương pháp đơn giản khác (Bố thí, trì giới và hành thiền)

Cho đến nay, chúng ta đã tìm hiểu từ những đoạn trước rằng để tiến đến một cuộc sống thực hành theo Giáo pháp thực tiễn của Đức Phật, chúng ta cơ bản phải phát triển đạo đức, kỷ luật hay là Giới (Sila), Định (Samadhi) và Tuệ (Panna).

Có ba phương pháp đơn giản hơn để thực hành Phật pháp. Chúng là: Bố thí, trì Giới và hành thiền. Bố thí (Dana) có nghĩa là đóng góp hay hy sinh cái gì đó vì lợi ích của kẻ khác. Bố thí phải được thực hành mà không có bất kỳ động lực thầm kín hoặc sự vị kỷ. Vậy mục đích của việc bố thí là gì? Thái độ chân chính của người Phật tử khi bố thí là không phải cho đi để hy vọng sẽ được đền ơn đáp nghĩa, mà là để giảm bớt lòng vị kỷ. Chúng ta phạm nhiều lỗi lầm nghiêm trọngquấy rầy người khác vì lòng ích kỷ của chính chúng ta. Vì vậy khi chúng ta đóng góp một cái gì đó cho lợi ích của người khác, chúng ta thực sự làm giảm những ham muốn ích kỷ của chúng ta và thay vào đó chúng ta phát triển tình thương, lòng tốt và sự hiểu biết. Đó là cách thức để khởi đầu lối sống theo Phật giáo cho sự phát triển tinh thần của chúng ta.

1. Giới

Giai đoạn thứ hai là Giới (Sila). Như chúng ta đã biết Giới có nghĩa là phát triển hạnh kiểm, đạo đức như chúng ta đã nói trước đây. Có năm giới quan trọng mà người cư sĩ phải giữ. Đó là tránh không giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối và dùng các chất gây nghiện. Khi chúng ta tuân giữ những nguyên tắc cao thượng đó, chúng ta không chỉ vun bồi cách sống theo tôn giáo mà còn giúp ích hơn cho người khác qua việc để cho họ được sống an vui. Bằng cách sống một cuộc sống thanh tịnh theo Bát chánh đạo, tự thân chúng ta trở nên cao thượng và cuộc sống sẽ trở nên có nhiều ý nghĩa. Những ai có trình độ phát triển tinh thần cao, thấy việc sở hữu của cải vật chấtquyền lực thế gianvô nghĩa, họ từ bỏ cuộc sống thế tục và giữ thêm nhiều giới hơn nữa, những người này sẽ có được thanh thảnhạnh phúc nhiều hơn.

Nhiều người tuân theo những điều răn hay những luật lệ trong tôn giáo với một niềm tin kiên định rằng nếu họ vi phạm bất cứ điều răn nào như vậy, đấng thiêng liêng sẽ trừng phạt họ. Sợ đấng thiêng liêng hay sợ bị trừng phạt vì vậy sẽ giống như một cái hàng rào (ngăn không cho họ không làm những điều bất thiện) và đó cũng là lý do chính khiến họ phải tuân theo các luật lệ của tôn giáo họ. Do vậy họ làm "việc tốt" không phải vì bản chất của họ tốt, xuất phát từ một cái tâm thanh tịnh, mà do họ muốn đè nén những suy nghĩ bất thiện vì sợ bị trừng phạt.

Không hiểu rõ nguyên nhân của chúng, những ý nghĩ bất thiện chỉ bị đè nén mà không hoàn toàn bị diệt tận, chúng vẫn ngủ ngầm trong tâm của chúng ta. Vì vậy những ý nghĩ này tự nó sẽ sinh khởi bất kỳ lúc nào nếu tâm của chúng ta không được phòng hộ. Nếu một người nào đó nói là họ không thích giết hại chỉ vì sợ đấng thiêng liêng trừng phạt, điều này cho thấy rằng người đó chưa hề tu tâm dưỡng tánh để làm giảm sự độc ác, sân hậnvì vậy chưa phát triển lòng từ bi đối với chúng sanh khác.

Các phẩm chất nhân đạo như vậy sẽ không có mặt nếu trong con người đó vẫn còn hiện hữu niềm sợ hãi không ngừng về sự trừng phạt từ một vị thần. Người ấy sợ vì sự an ninh của chính mình với một động lực vị kỷ. Khi người Phật tử giữ giới "không giết hại", họ không bận tâm đến một sự trừng phạt nào nhưng họ nghĩ đến cái nguy hại của sự độc ác và khổ đau mà họ tạo ra cho chúng sanh khác. Bằng cách quan tâm đến sự nguy hại của hành động giết hại, người Phật tử, vì lẽ ấy, kiềm chế không giết hại. Như vậy họ còn tạo cho tâm cơ hội để trau dồi những đức tính tốt như tử tế, từ bi, đồng cảm và hiểu biết. Họ cũng giữ tất cả các nguyên tắc của Phật giáo với một tinh thần tương tự như vậy.

Về hành động giết hại Đức Phật dạy: "Nếu ông không thể hiểu tại sao giết hại chúng sanh khác là bất thiện, ông hãy xem xét như thế này: Khi một người nào đó đến và cố gắng giết ông, hãy nghĩ xem ông sẽ cảm thấy thế nào ngay trong lúc đó. Ông sẽ cố gắng thế nào để tránh bị sát hại và tránh chịu những nỗi đau về thể xác nào mà ông phải chịu đựng?” Lời dạy của Đức Phật thật là quá đủ để cho bạn hiểu tại sao giết hại là bất thiện. Nếu bạn không hiểu tại sao trộm cắpbất thiện, hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi có người đến lấy đi của cải của bạn? Khái niệm đó được tóm tắt trong kinh Pháp Cú như sau:

Ai cũng run sợ trước gậy gộc

Ai cũng sợ chết

Cân nhắc việc này

Ta không nên đánh dập

Hoặc gây ra sự giết chóc.

Đây là một phương pháp tu tập thực tiễn cho cuộc sống hàng ngày và không nên xem nó như là một học thuyết hay là một điều răn từ một người có thẩm quyền hay một chúng sanh tối thượng, kẻ vừa là người trừng phạt vừa là người ban thưởng. Bằng cách sử dụng kiến thức của loài người, chúng ta nên hiểu những quả xấu là kết quả của những hành động tội lỗi. Một số người có thể nói rằng họ bị cấm không được làm một số điều nào đó chỉ vì tôn giáo của họ nói như vậy. Nhưng đó không phải là cách (đúng đắn) để cho một người trưởng thành tuân theo cái gì phải làm và cái gì không nên làm. Khi chúng ta giữ giới, chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta đang giữ chúng vì lợi ích riêng tư của chúng ta. Khi bạn ngưng giết hại và làm phiền người khác, họ có thể kỳ vọng rằng mình sẽ được sống yên ổn bởi vì bạn không tạo niềm sợ hãi trong tâm của họ. Một sự đóng góp tuyệt vời đến nhường nào cho những người chung quanh bạn! Khi bạn không trộm cắp, không nói dốilừa đảo người khác, họ có thể có sự an toàn, hạnh phúc và bình yên hơn. Nếu mọi người trong đất nước này có gắng giữ mình theo các nguyên tắc cao quí về hạnh kiểm và đạo đức này, (cuộc sống) sẽ hạnh phúc biết bao!

2. Tại sao cần có tôn giáo?

Con người tự bản chất đôi khi không đáng tin cậy và vì vậy họ vi phạm các nguyên tắc. Đó là lý do tại sao tôn giáo cần phải có để dạy dỗ con người. Trong quá khứ chúng ta sợ hãi những hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, dã thú, ma và quỷ. Sau này chúng ta nhận ra rằng nhiều niềm tin của chúng ta vào ma, quỷ là không có cơ sở và chỉ là do tưởng tượng. Ngày nay chúng ta không để ý đến chúng nữa.

Cái mà chúng ta cần phải sợ thật ra chính là những con người nhẫn tâm, họ đang sai lầm khi phá hoại hòa bình và hạnh phúc của chúng ta. Thật là khó khăn để cải tạo những con người như vậy để làm cho họ thành những người đáng tin cậy. Về một phương diện nào đó, động vật được coi là đáng ngưỡng mộ hơn con người. Mặc dù động vật không theo một tôn giáo nào, chúng sống theo thiên nhiên. Chúng chỉ được hướng dẫn bởi bản năng để sống còn và không bao giờ tấn công những con vật khác ngoại trừ trường hợp tự bảo vệ hay vì miếng ăn. Chúng không có sự lừa dối.

Chính tâm của con người cần phải có một tôn giáo để suy ngẫm và để hiểu biết. Con người cần các chuẩn mực đạo đức để giúp làm giảm sự ích kỷdối trá. Con người có thể nhào nặn tâm của mình vì mục đích riêng cũng như vì lợi ích cá nhân của mình. Để làm cho thẳng cái tính quanh co của tâm con người, tôn giáo rất cần thiết. Albert Einstein đã từng nói: "Năng lực nguyên tử đã làm rung động và thay đổi tất cả thế giới; nhưng ngay cả năng lực nguyên tử mạnh như vậy cũng không làm thay đổi được bản chất của con người". Tâm của con người vẫn quanh co, không đáng tin cậy, và nguy hiểm như thưở con người mới hiện diện trên trái đất này. Nhưng tôn giáo có thể thay đổi cái tâm này cho một mục đích tốt đẹp hơn nếu con người thực sự tôn trọng các nguyên tắc tôn giáo.

Ở đây chúng ta phải định nghĩa tôn giáo có nghĩa là gì. Với người Phật Tử, "tôn giáo" có nghĩa là một cái gì đó rất khác với ý nghĩa của danh từ này được chấp nhận theo cách thông thường trên thế giới. Phật Giáo là một tôn giáo xây dựng con người trong tương lai thành những người có lòng tịnh tín với Giáo pháp của Đức Phật, họ tu tập để đạt đến sự tự cứu rỗi bằng cách làm những việc lành thiện và thanh lọc tâm. Giáo pháp của Đức Phật không đặt bất cứ một sự tin tưởng nào vào sự cầu nguyện, van xin cũng như các nghi lễ. Đó là lý do tại sao Đức Phật nhiều lần khuyên chúng ta hãy nghiên cứu bản chất của tâm. Nhờ vậy chúng ta có thể hiểu được các nhược điểm của chúng ta nằm ở đâu và chỉ khi đó chúng ta mới có thể tìm thấy một giải pháp thích hợp để loại trừ các yếu điểm của chúng ta nhằm tự cứu lấy mình. Phật Giáo dạy chúng ta sự tin cậy vào chính mình.

3. Hành thiền

Giai đoạn cuối cùng hay giai đoạn thứ ba là Bhavana hay hành thiền để phát triển tâm. Không có thiền chúng ta không thể đạt được mục tiêu hay mục đích của đời ta. Mục đích của đời ta là nhìn thấy sự chấm dứt khổ của chúng ta. Vậy thì, thiền là gì? Khi chúng ta phát triển tâm bằng cách loại trừ những cấu uế trong tâm, chúng ta sẽ đạt được sự thanh tịnh. Chúng ta tinh tấn dũng mãnh để có thể đạt đến đỉnh cao của chân thiện mỹ. Con đường duy nhất để đạt được mục tiêu tối hậu này của chúng tathực hành thiền do Đức Phật dạy.

Mặc dù chúng ta đã đạt được một số tiến bộ trong xã hội hiện đại và có có được thay đổi từ chỗ phấn đấu chỉ để sống còn đến việc hưởng thụ được các lạc thútiện nghi trong một mức độ nào đó; tuy nhiên về mặt tâm thì chúng ta chưa thực sự có sự phát triển tương ứng. Con người đã sử dụng kiến thức rộng lớn hơn về thế giới vật chất của mình chỉ để tạo thêm những sự cám dỗkích thích, và họ xem những "khám phá" đó là sự phát triển. Con người đã tổ chức các hoạt động khác nhau để phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình và quảng cáo chúng để tạo ra sự cám dỗ.

Trong quá khứ, người ta không dựa vào sự thương mại hóa một cách dung tục để tác động vào tâm nhằm tạo sự ham muốn. Ngày nay, qua trung gian của truyền hình, rạp chiếu phim, múa khiêu dâm, tạp chí khiêu dâm và nhiều loại hình vui chơi giải trí khác như vậy, sự kích thích, hứng thú được tạo ra. Dục vọng của con người tăng lên đến mức các hành vi vô đạo đức trở nên lan tràn. Những thứ này chẳng có cách gì làm cho tâm an tịnh và không đưa đến sự yên bình. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải kết án mọi phương tiện làm vui các cửa giác quan. Chúng ta không thể chối bỏ rằng nghệ thuật và văn hóa cũng làm vui các cửa giác quan. Chúng làm vui các giác quan, về một phương diện nào đó, để nâng tinh thần của chúng ta, để chúng ta suy ngẫm và giúp chúng ta nghỉ ngơi giải khuây.

Mục đích của các hoạt động văn hóa dân gian như nhảy múa, ca hát, kịch và nhiều loại hình nghệ thuật khác là để làm cho con người ý thức hơn về sự hiện hữu của mình. Chúng làm thư giãn và lắng dịu tâm mà không khơi dậy những dục vọng thấp hèn. Chúng ta chấp nhận rằng con người phải có những cảm xúc. Chúng phải được giải khuây bằng cách được cung cấp các loại hình giải trí thích hợplành mạnh, không khơi dậy bản chất hoang dại tiềm ẩn trong tâm của con người.

Trong thực tếnếu không có gì khiến cho tâm bận rộn, tâm trí có thể trở nên rất hung bạo và tàn nhẫn. Câu châm ngôn “Một đầu óc rảnh rang là xưởng làm việc của ma quỷ” thực sự rất đúng. Vì vậy, các hoạt động văn hóa đứng đắn nên được đưa vào đời sống để làm dịu tâm và giúp cho chúng ta có một sự hiểu biết về bản chất của sự tồn tại của chúng ta. Thật đáng tiếc khi nhận thấy xã hội tiêu thụ hiện đại đã làm ô nhiễm hoạt động văn hóalạm dụng cái đẹp của các tập tục văn hóa cổ xưa của chúng ta như thế nào!

Hậu quả của các hình thức giải trí hiện đại

Có bao nhiêu thủ đoạn vô luân trong cái gọi là giải trí hiện đại? Khi bạn đi vào một nơi trình diễn những loại hình giải trí như vậy, bạn có thể tự nhận thấy những người tổ chức các loại hình giải trí đó đã tìm cách tác động đến tâm của bạn như thế nào. Mục đích chính của họ, dĩ nhiên, là để kiếm được tiền một cách dễ dàng.

Họ chẳng màng bận tâm đến những hậu quả tai hại mà những màn trình diễn ấy đem lại cho nhân phẩm, tôn giáovăn hóa. Đó là lý do tại sao một số người nói rằng thật khó để thực hành Phật pháp giữa xã hội hiện đại của chúng ta vì lẽ Phật Giáo không đồng tình và cũng không khuyến khích bất kỳ loại giải trí nào.

Như đã vạch ra trước đó, điều này hoàn toàn không đúng. Phật Giáo khuyến khích văn hóa và nghệ thuật, nhưng nó không khuyến khích bất cứ hoạt động nào làm mất phẩm giá của con người. Trong quá khứ xa xôi, khi chúng ta sống như những người tiền sử, chúng ta có rất ít vấn đề. Những vấn đề đó chỉ liên quan đến việc kiếm thực phẩm, nơi ẩn trú và sự sống còn của cộng đồng. Ngay cả đến quần áo chủ yếu chỉ là để che thân, không phải là tô điểm cho cơ thể. Ngày nay chúng ta có khuynh hướng xem những người nguyên thủy như là những kẻ không may mắn hoặc không văn minh khi chúng ta so sánh tiêu chuẩn sống của họ với chúng ta. Nhưng trong xã hội hiện đại, có bao nhiêu triệu triệu vấn đề? Hầu hết tất cả những vấn đề này đúng ra là do chính chúng ta tạo nên. Vì chúng do chính chúng ta tạo nên nên chúng ta không có được sự yên ổn, không ngủ được, ăn không ngonchúng ta gặp khó khăn trong việc quản lý cuộc sống của chúng ta trong bối cảnh rối loạn toàn cầu xảy ra ở mọi nơi. Đó là bản chất của xã hội hiện đại, nhưng trong thời cổ xưa, con người có một cuộc sống thanh bình. Họ được nghỉ ngơi và có đủ thời gian để ăn uống. Không có sự cạnh tranh khốc liệt.

Người ta có thể lập luận rằng nếu nói người nguyên thủyhạnh phúc trong khi chúng ta thì không hạnh phúc thì đơn giản quá. Nhưng vấn đềchúng ta đang nêu ra là cái văn minh hiện đại không nhất thiết phải phức tạp, tạo ra những vấn đề không cần thiết chút nào nếu chúng ta có thể học để làm giảm thiểu những ham muốn của chúng ta và sống như tổ tiên của chúng ta với một số ít nhu cầu căn bản. Nhiều vĩ nhân như (Thánh) Gandhi và Albert Schweitzer đã chứng minh rằng ngay cả trong thời hiện đại, những người hạnh phúc nhất là những người có ít nhu cầu nhất.

Theo Đức Phật, sự giàu có nhất của một người là sự mãn nguyện. Mặc dù người nguyên thủy phải đi ra ngoài săn thú để có thực phẩm, người ấy, tuy vậy, rất mãn nguyện và thoả mãn với cách sống của mình, mặc dù có thể là sơ khai. Ngày nay chúng ta xây những tòa nhà cao lớn để sống một cách tiện nghi nhưng bên trong không có an ninh. Có bao nhiêu cổng và cửa sắt tất cả đều được bảo vệ an toàn và được cài đặt hệ thống báo động chống trộm điện tử? Tại sao chúng ta phải cần có những món đồ điện tử thêm này? Có phải đây là sự phát triển hiện đại không?

Những người ở trong những tòa nhà cao sừng sững đó sống trong sự sợ hãi triền miên vì không có an ninh. Trong quá khứ, con người, tuy vậy, lại có thể ngủ yên dưới một gốc cây, trong các hang động hoặc bất cứ ở đâu mà không phải chịu sự sợ hãilo lắng như vậy. Chắc chắn họ cũng có các vấn đề- mọi sự tồn sinh của con người đều có những vấn đề của nó, nhưng con người hiện đại đã làm tăng và làm phức tạp hóa các vấn đề ấy lên gấp cả ngàn lần, tất cả đều không cần thiết và do chính con người tự tạo ra.

Đức Phật dạy theo kinh nghiệm của chính Ngài

Đức Phật đã giới thiệu một con đường chân chính của cuộc đời cho chúng ta để đi theo, sau khi Ngài đã tự thân chứng nghiệm những điểm yếu, điểm mạnh về mặt tâm linh của con người. Trong giai đoạn đầu của cuộc đời, lúc còn là một thanh niên trai trẻ, Ngài đã trải nghiệm những thú vui trần tục giống như bao người khác. Ngài là một hoàng tử, một người chồng, một người cha và là con của vị vua trị vì vương quốc. Ngài có một người vợ đẹp và con ngoan. Ngài thương vợ con nhưng Ngài có lòng từ bi hơn đối với nhân loại đang khổ đau. Lòng từ bi của Ngài không chỉ giới hạn trong gia đình mình mà còn mở rộng đến từng mỗi chúng sanh. Ngài đủ can đảm tự giải thoát mình khỏi những luyến ái đối với gia đình để tìm ra giải pháp cho sự khổ đau của con người.

Ngài đã từ bỏ cuộc sống thế tụcđạt được sự giác ngộ. Sau khi đạt được trí tuệ tối thượng, Ngài trở về nhà và giảng dạy cho tất cả mọi người những gì mà Ngài đã chứng nghiệm được. Ngài nói với họ rằng nếu họ cũng muốn được chia sẻ niềm tin, sự giải thoát và sự cứu rỗi ấy cùng Ngài, Ngài sẽ dạy cho các họ phương pháp. Ngài cũng khuyên mọi người không nên tin tưởng vào những gì Ngài đã dạy chỉ vì Ngài là một con người vĩ đại. Ngài nói thêm rằng, nếu chỉ lễ báicầu nguyện Ngài không thôi thì không thể đạt được sự cứu rỗi.

Làm thế nào để thực hành theo lời dạy của Đức Phật

Đức Phật khuyên con người thực hành theo lời dạy của Ngài và thực hành chúng một cách tinh tấn để đạt được sự giác ngộ. Trên thực tế, chúng ta không thể tự gọi chúng ta là những đệ tử của Đức Phật nếu chúng ta thực hành theo những lời chỉ dạy của Ngài một cách mù quáng bằng cách xem Ngài như một vị thầy đầy quyền uy. Cái mà Đức Phật kỳ vọng nơi chúng ta là sống đúng với Pháp. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể thực sự nói với mọi người rằng chúng ta thực hành theo lời dạy của Đức Phật. Đức Phật có lần nói: "Có thể có nhiều đệ tử sống với Ta, đi theo Ta bằng cách nắm tay Ta hoặc níu lấy chéo y của Ta và nghĩ rằng làm như thế là gần gũi Ta. Trái lại, có thể có nhiều đệ tử khác sống rất xa Ta hoặc chưa bao giờ thấy Ta, nhưng tâm của họ thanh tịnh. Mặc dù họ ở cách xa Ta, nhưng những người này thực sự vẫn rất gần với Ta. Những người gần Ta nhưng đầu óc bị ô nhiễm, thực ra chẳng gần Ta chút nào cả". Đây là thái độ của Đức Phật.

Có một nhà sư luôn luôn say mê chiêm ngưỡng vẻ thanh tịnh của Đức Phật. Một hôm, Đức Phật hỏi nhà sư này rằng ông nhìn cái gì vậy?Nhà sư trả lời là ông cảm thấy hạnh phúc vô vàn mỗi khi ngắm nhìn làn da và nét mặt của Ngài. Đức Phật liền hỏi: "Ông hy vọng đạt được gì khi ngắm nhìn cái xác thân uế trược này? Như Lai không ở trong cái xác thân vật chất đó. Chỉ những ai hiểu được Pháp do Ta giảng dạy mới thấy nhìn thấy Như Lai. Như Lai chỉ có thể được nhìn thấy qua Pháp!"

Nhiều người ngồi trước hình ảnh của Đức Phậtcầu nguyện, nghĩ rằng dù sao Đức Phật cũng "sống" trong bức tượng. Nhưng hình ảnh Đức Phật mà các bạn thường nhìn thấy chỉ là biểu hiện bên ngoài của nghệ thuật nhằm thể hiện phẩm chất tuyệt vời của một con người thánh thiện. Những người mộ đạo đã làm một biểu tượng hữu hình để thờ phượng nhằm bày tỏ lòng tịnh tín cuả mình với vị Thầy vĩ đại của mình. Việc này dẫn đến sự phát triển của một thứ nghệ thuật, loại nghệ thuật đẻ non ra khái niệm về Đức Phật và những lời dạy của Ngài về định luật Vũ trụ, nhằm tạo ra một hình ảnh Đức Phật ngồi trầm tư với dáng vóc hình hài cụ thể từ một cảnh giới trừu tượng. Nhìn vào hình ảnh Đức Phật như vậy, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng rằng Đức Phật chắc trông cũng giống như vậy.

Đức Phậthiện thân của trí tuệ, sự toàn hảo, sự thánh thiện, lòng từ bi và sự thanh tịnhHình ảnh của Đức Phật chủ yếu chỉ là một biểu tượng, một thứ gì đó lấp đầy một nơi với sự thanh tịnh, giống như sự hiện diện của một người thánh thiện soi sáng một ngôi nhà về mặt tâm linh. Không nghi ngờ gì sự có mặt của hình ảnh thanh tịnh của Đức Phật làm cho tâm của chúng ta thanh tịnh. Nhưng Đức Phật mà bạn "nhìn" thấy qua sự hiểu biết về Pháp mới thật đúng là hình ảnh thực sự của Đức Phật.

Khi bạn nghĩ đến Đức Phật giảng dạy như thế nào, giảng dạy những gì, nơi Ngài tỏa ra sự khoan dung, nhẹ nhàng, phẩm cách, lòng từ bi và sự ân cần như thế nào đối với mọi chúng sanh; và bạn cũng nghĩ đến bản chất của sự giác ngộ hay trí tuệ tối thượng của Ngài, chỉ lúc đó, rồi bạn mới có thể thấy Đức Phậthiện thân của tất cả các đức tính tuyệt vờitrí tuệ như vậy. Vì vậy không có kiến thức và sự thực hành Pháp, bạn không thể thực sự “thấy” Đức Phật.

Phát triển dần lối sống theo Phật giáo
(Truyền thống, văn hóa, đạo đức, trí tuệtâm linh)

Có năm phương pháp để thực hành Phật Pháp. Những phương pháp đã được giới thiệuthực hành bởi người dân tại nhiều đất nước khác nhau trên thế giới tùy vào cách sống, nhu cầu và giáo dục của riêng họ. Chúng có thể được phân loại thành năm nhóm như đã nói trên.

1. Truyền thống

Khía cạnh truyền thống trong tôn giáo được tổ tiên của chúng ta giới thiệu theo niềm tin của họ. Do vì sự thiếu hiểu biết, nhiều trong số niềm tin này dựa trên sợ hãi, tưởng tượng và hoài nghi; và quả thực, những niềm tin này được thực hành nhằm mục đích tự bảo vệ họ cũng như cầu để có được của cải sung túc. Tuy nhiên, chúng ta không nên gạt bỏ tất cả những truyền thống và phong tục vì một lý do đơn giản là chúng được xây dựng dựa trên sự mê tín dị đoan. Một số truyền thống và phong tục thực sự có ý nghĩa. Chúng phát triển để giúp các thành viên trong cộng đồng xua tan sợ hãibất an, đồng thời thực hiện các hoạt động một cách có tổ chức để duy trì chủ nghĩa nhân văn.

Từ thời xa xưa, một số các tập tục này đã được kết hợp với việc thực hành tôn giáo. Những ai không quen với những lời dạy thực sự của Đức Phật có thể có một ấn tượng sai lầm là những tập tục theo truyền thống chính là cách sống theo Phật giáo. Truyền thống và tập quán thì dị biệt giữa các quốc gia, giữa những nhóm dân tộc thiểu số khác nhau từ thời điểm này sang thời điểm khác. Vì vậychúng ta không nên nghĩ rằng truyền thống riêng của chúng ta thì siêu việt hơn của người khác.

Chúng ta phải hiểu rằng Phật giáo không phải là một khái niệm bất biến hay một khái niệm tôn giáo được làm sẵn với các giáo điều, được truyền xuống bởi các người có thẩm quyền trong tôn giáo. Phật giáo là một cách sống được phát triển theo hoàn cảnh chung tại từng giai đoạn khác nhau. Nhưng Pháp hay Chân lý dạy bởi Đức Phật chẳng bao giờ thay đổi. Chúng ta cũng phải học để phân biệt giữa Chân lý Tuyệt đối dạy bởi Đức PhậtChân lý Tương đối thay đổi theo hoàn cảnh.

Thái độ của Đức Phật đối với truyền thống và tập quán là chúng ta không bao giờ nên chấp nhận hay loại bỏ chúng ngay mà không suy xét một cách thận trọng. Lời khuyên của Ngài là không nên theo các truyền thống và tập quán nếu thấy chúng vô ích, có hại cho chúng sanh cho dù chúng là những truyền thống, tập quán cổ truyền. Mặt khác, nếu chúng thực sự có ý nghĩa ý nghĩalợi lạc cho tất cả, bằng mọi cách chúng ta nên theo chúng. Một số trong những truyền thống đó rất cần thiết để truyền cảm hứng và lòng tịnh tín cho những ai thực hiện những nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là trong một cộng đồng. Không có một số nghi lễ theo truyền thống nào đó, tôn giáo tự nó sẽ bị cô lập và lòng tịnh tín cá nhân sẽ bị yếu đi. Một số người thậm chí còn duy trì các hoạt động tôn giáo theo truyền thốngbảo tồn chúng như là "di sản" của họ để tìm cảm hứng cho tôn giáo của họ.

2. Văn hóa

Văn hóatôn giáo đan xen chặt chẽ với nhau trong mọi xã hội. Văn hóa là một phần thiết yếu của đời sống con người. Nhân phẩm, kỹ năng, trí thông minh và vẻ đẹp thẩm mỹ có thể nhìn thấy qua các các hoạt động văn hóa. Văn hóa là sự biểu hiện đẹp và tinh tế của các truyền thống. Nó được sửa đổi cho phù hợp hoặc với mục đích gây ảnh hưởng hoặc thúc đẩy nghệ thuật như một phương tiện để giải trí. Các hoạt động văn hóa truyền cảm hứng cho tâm trí của con người. Các hoạt động văn hóa làm dịu, thỏa mãn niềm đam mê của con người hoặc làm cho niềm đam mê trở nên cao thượng hơn. Vinh quang của Á Châu tùy thuộc rất nhiều vào nền văn hóa của nó và trong phương diện đó, văn hóa Phật giáo đóng một vai trò nổi bật. Văn hóa cũng có thể giúp bảo vệ và phát triển tôn giáo.

Khi chúng ta giới thiệu tôn giáo qua các hoạt động văn hóa của chúng ta, những hoạt động tôn giáo càng ngày sẽ hấp dẫn hơn và chúng ta có thể tác động đến người khác để họ theo tôn giáo của chúng ta vì họ thấy nó sống động. Chúng ta có thể nói rằng những hoạt động văn hóa mang tính tôn giáo về mặt bản chất chính là bàn đạp để giúp chúng ta hiểu đời sống đạo giáo. Những người lúc đầu có đầu óc phi tôn giáo, cuối cùng quen với việc tham dựđánh giá cao các hoạt động tôn giáo. Bằng cách tham dự các hoạt động như vậy, người ta sẽ dần dần có cơ hội để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết đúng đắn của họ về tôn giáo. Nếu không, họ sẽ có khuynh hướng tránh xa hẳn mọi tôn giáo. Nếu dân chúng được giáo dục tốt, đã được nâng cao trình độ hiểu biết và và có tư cách cao thượng thì việc họ tham gia các hoạt động truyền thống hay văn hóa mang tính tôn giáo không còn là một việc quan trọng

Tôn giáo có thể đóng góp rất nhiều cho việc làm giàu nền văn hóa. Sự thật khi nói rằng tại các nước châu Á nói chung, việc thực hành tôn giáo có sự liên kết rõ ràng với các hoạt động văn hóa. Những điệu múa, các bài hát, nghệ thuật và các vở kịch phần lớn đều lấy cảm hứng của những đề tài tôn giáo. Không văn hóa, các hoạt động tôn giáo có thể trở nên rất khô khan và kém thú vị. Đồng thời, khi chúng ta thực hành Phật giáo mà không làm phiền các truyền thống hoặc những tín đồ của các tôn giáo khác, hình thức chung sống trong sự khoan dung và hòa bình cùng với cách cư xử đáng kínhthái độ lịch sự của chúng ta cũng có thể được coi như một khía cạnh văn hóa.

3. Lòng tịnh tín

Khía cạnh tịnh tín rất quan trọng trong một tôn giáo. Bất cứ điều gì chúng ta tin vào hay thực hành mà không có lòng tịnh tín, niềm tin đó chỉ được coi như là một loại lý thuyết suông. Vì lòng tịnh tín liên quan đến sự xúc cảm của con người nên chúng ta phải có kiến thức đúng đắn về tôn giáo là việc cần thiết phải có. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào niềm tin không thôi thì có thể trở thành mê tín. Các hoạt động xuất phát từ lòng tịnh tín trong một tôn giáo làm dịu tâm trí và tạo nguồn cảm hứng cho con người một cách tự nhiên. Khi tâm được truyền cảm hứng như vậy, sợ hãi, căng thẳng, sân hận và những rối loạn tinh thần khác sẽ dịu xuống, hoặc thậm chí bị diệt trừ. Và lòng tịnh tín như vậy có thể được cũng cố thêm để nâng cao hơn nữa niềm tin của chúng ta; giúp chúng ta sống đời sống đạo với niềm tin. Các hoạt động xuất phát từ lòng tịnh tín được xếp vào nhóm Giới (Sila) mà chúng ta đã đề cấp đến trước đây. Việc giữ Giới nghiêm túc mở đường cho việc thanh tịnh hóa tâm, và trí tuệ là giai đoạn cao hơn trong việc phát triển tâm linh. Chỉ niềm tin và lòng tịnh tín không thôi mà không có sự hiểu biết có thể đưa một người đến sự cuồng tín trong tôn giáo.

Tôn kính Đức Phật, dâng hoa, v.v… tụng kinh, thuật lại những câu chuyện đạo, nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật liên quan đến tôn giáo, hát những bài đạo ca, và thực hành những việc tương tự sẽ truyền cảm hứng và làm dịu tâm. Những người có lòng tịnh tín có thể phát triển niềm tin của mình qua việc thực hành như vậy. Lòng tịnh tín sâu sắc sẽ làm mạnh thêm đức tính nhẫn nại hầu giúp cho chúng ta có khả năng chịu đựng được bất cứ hình thức đau khổ nào. Lòng tịnh tín giúp cho tâm thêm dũng mãnh để đương đầu với những khó khăn.

4. Trí tuệ

Trí tuệ lại là một phương pháp khác để hiểu và thực hành tôn giáo. Đã trải qua các phương pháp thực hành về truyền thống, văn hóa và lòng tịnh tín, nhiều người "tốt nghiệp" về mặt trí tuệ. Điều này có nghĩa là qua sự tập trung nghiên cứuthực hành siêng năng, họ có thể đạt nhiều kiến thức hơn và hiểu biết hơn để làm sáng tỏ những hoài nghi của họ về tầm quan trọng của niềm tin cũng như việc thực hành theo tôn giáo, về ý nghĩa chính xácmục đích của đời sống, bản chất của những điều kiện và sự bất toại nguyện của thế gian, cũng như những hiện tượngbản chất vô thường của vũ trụ.

Qua nghiên cứu, quan sát và sự định tâm, họ có thể đạt được một cái thấy biết rõ ràng về thực tại, một sự hiểu biết về hiện tượng phổ quát và lòng tin nơi tôn giáo. Lòng tin mà họ đạt được qua hiểu biết sẽ không bao giờ bị lay chuyển. Nhưng có nhiều người chẳng màng bận tâm đến việc thực hành nhằm đạt được một sự hiểu biết rõ ràng về những lời dạy của Đức Phật. Trước nhất chúng ta phải học đã. Sau khi học xong, chúng ta phải thực hành những gì chúng ta đã học, và cuối cùng, chỉ sau khi thực hành chúng ta mới chứng nghiệm được những kết quả lợi lạc. Bất cứ ai cũng có thể thực hành phương pháp đó mà không cần phải tùy thuộc vào các lý thuyết, triết lý và niềm tin truyền thống. Chúng ta cũng không được lệ thuộc vào sự sùng bái cá nhân - nói một cách khác là dựa vào người khác để được cứu rỗi. Một số người chấp nhận thực hành đã đạt được sự hiểu biết tốt đẹp về Pháp.

Quả thực, nếu họ không thực hành theo những nguyên tắc đạo lý để trau dồi đạo đức của họ, họ cũng chỉ như là cái muỗng, múc canh hoài nhưng không biết mùi vị của canh. Kiến thức trong sách không thôi không đóng góp gì cho việc cải thiện đời sống của họ. Tâm không thanh tịnh, chỉ kiến thức không thôi thì cuối cùng có thể trở thành hoài nghi.

5. Tâm linh

Phương pháp cuối cùng liên quan đến khía cạnh tâm linh và đó là để đạt được sự thanh tịnh, trí tuệ, và hạnh phúc vĩnh viễn. Tóm lại, bất cứ kiến thức đạo lý nào chúng ta đạt được, bất cứ cái gì chúng ta thực hành dưới danh nghĩa của một tôn giáo nào, chúng ta không bao giờ có thể đạt được đến mức toàn hảo hay giải thoát mà không có sự thanh tịnh tâm. Đúng là không có sự loại trừ các ô nhiễm trong tâm thì cho dẫu chúng ta làm nhiều việc tốt, việc làm đó tự thân nó vẫn chưa đủ.

Chúng ta cũng phải cố gắng là người có đạo đức tốt, nếu không, vị kỷ, tham lam, ganh ghét, sân hậních kỷ làm xáo trộn tâm trí của chúng ta. Vì tâm trí không được huấn luyện là một công cụ rất tinh tế và luôn luôn ở trong trạng thái dễ bị tấn công, bất kỳ một sự cám dỗ hoặc sự khó chịu nào cũng dễ dàng tác động đến tâm, xui nó thực hiện các việc ác. Việc phát triển tâm linh chỉ có thể đạt được qua việc huấn luyện tâm một cách đúng đắn. Đó là lý do tại sao hành thiền là phương pháp duy nhất đã được chứng minh dùng để thanh lọc tâm.

Mục đích chính việc thực hành Phật pháp là:

- để đạt được sự an bìnhhạnh phúc ngay trong cuộc sống này.

- để có một cuộc sống mãn nguyện và có phước báu trong kiếp saumãi mãi.

- để đạt được mục đích cuối cùng của cuộc sống: Hạnh phúc vĩnh cửu hay hạnh phúc tối thượng.

Một số phương pháp đã được nêu ra nơi đây để nói cho bạn biết làm thế nào để thực hành Phật pháp. Vì vậy, nếu bạn thực sự tmuốn thấy kết quả tốt đẹp và muốn biết Đức Phật dạy những gì, hãy cố gắng nghiên cứuthực hành theo những lời dạy căn bản dạy của Đức Phật mà không cần lệ thuộc vào các lý thuyết hay tông phái khác nhau của Phật giáo.

Theo: How to practise the Buddha's teachings

Chuyền ngữ sang tiếng Việt: Panna Dipa Tuệ Đăng

(Thiền Viện Phước Sơn)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2018(Xem: 11279)
28/01/2011(Xem: 252249)
19/04/2014(Xem: 24164)
16/09/2015(Xem: 17415)
25/05/2014(Xem: 13708)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.