Phật ở đâu

14/03/20159:44 SA(Xem: 14243)
Phật ở đâu

PHẬT Ở ĐÂU?

blankCả nhà tôi đi chùa Hương, bé Ớt nhà tôi 11 tuổi, một trẻ con thành thị điển hình chỉ biết gắn chặt với màn hình vi tính và những điệu nhảy hip-hop hiển nhiên ậm ạch khi vừa phải leo núi vừa chen chúc…

Bé hỏi luôn:Mẹ ơi mình phải leo núi thế này để làm gì?”. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: Để đi lễ Phật con ạ”.

Bé lại hỏi: “Phật ở đâu hả mẹ?”. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi chọn câu trả lời cho có vẻ gần gũi một chút: “Phật trong tim mình con ạ. Khi con phải lựa chọn giữa hai việc tốt và xấu, mà con dám chọn việc tốt để làm, cho dù khó khăn, thì khi ấy con đã có Phật ở trong mình.” Bé Ớt vẫn không buông tha: “Phật ở trong tim mình rồi thì việc gì mình phải leo lên đây cho khổ hả mẹ?

Câu hỏi của bé làm tôi suy nghĩ nhiều về hành động đi lễ chùa của mình. Tôi sẽ cầu gì khi chắp tay cúi mình trước tượng Phật?

Con cầu xin cho cả nhà con được khoẻ mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, các cháu ngoan, học giỏi, con viết được những tiểu thuyết hay...” – toàn những điều có lợi cho bản thân mình.

Tôi nhìn ra những người đang chen chúc cúi đầu lầm rầm khấn vái xung quanh và tự hỏi: họ xin được hoá giải tội lỗi, thăng quan tiến chức, có nhiều tiền của, nhà lầu xe hơi, đi nước ngoài nước trong hay cầu cho kẻ thù khuynh gia bại sản???

Tôi lại hỏi mình: mình giảng giải cho con như thế về Phật, nhưng liệu mình có làm được như thế? Tại sao mình đi chùa Hương lễ Phật tới 2 lần? Với thời gian ấy, với chi phí ấy để đi lễ chùa, giá như mình bỏ ra để tặng, để chăm sóc cho một cháu bé mồ côi, cho một người già không nơi nương tựa, thì có hữu ích hơn không, tâm mình sẽ thanh thản, lòng mình thoả mãn hơn không?


Trong khuôn viên biệt thự, anh trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều đồ lưu niệm đẹp đẽgiá trị, người nào đến ở, nếu thích có thể lấy đi để giữ làm của riêng, nhưng không được lấy đi bán. Cũng có người đến lấy đi, nhưng lại có người khác mang đến tặng anh những thứ khác, và ngôi biệt thự góc nào ta cũng có thể ngắm say sưa, vì những món đồ, những điều đẹp đẽ ngự trị...

le nuoi
Biệt thự của Lê Nuôi ở Hội An

Một lần, tôi vào miền Trung, cầy cục tìm vào tận nhà anh Lê Nuôi, người từng một thời là chồng của nghệ sĩ Lê Vân. Anh có một biệt thự tuyệt đẹp ven sông, và ngôi biệt thự này không bao giờ đóng cửa, bất cứ người nào dù quen biết anh hay người lạ, đều có thể vào nhà anh tá túc, ở chơi, thức ăn có trong tủ lạnh, tự nấu, tự ăn, ở rồi đi tự do như nhà mình. Có lẽ vì cái tình hiếm có đó của anh, mà ngôi biệt thự dù không có bảo vệ, dù mở cửa thông thoáng đêm ngày, nhưng không bao giờ mất trộm.

Trò chuyện với Lê Nuôi, tôi thấy anh vô cùng bức xúc về chuyện có những nhà thờ, những chùa chiền giờ đây mọc lên trên khắp đất nước chúng ta, xây cao to đẹp đẽ với số tiền lên tới hàng chục tỷ mỗi ngôi chùa, nhưng tối đến thì lại khoá kỹ kín cổng cao tường, kẻ thất cơ lỡ vận không nhà không cửa chẳng vào được cửa Phật để tá túc, phải nằm ghé mái hiên lạnh lẽo bên ngoài! Vô lý lắm thay! Cửa chùa rộng mà lòng người lại hẹp!

Vậy thì Phật có ở chùa hay không?


     Bài đọc thêm:
     Đức Phật Ở Đâu (Tác giả: Dr. K. Sri Dhammananda Nayaka  Dịch giả: Nhị Tường)
     Đức Phật Ở Đâu (Tác giả: Dr. K. Sri Dhammananda Nayaka  Dịch giả: Pháp Thông)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/09/2014(Xem: 14695)
25/05/2014(Xem: 18748)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.