Gươm báu trao tay (song ngữ)

16/05/20156:02 CH(Xem: 23706)
Gươm báu trao tay (song ngữ)

GƯƠM BÁU TRAO TAY
Đỗ Hồng Ngọc
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh

Bản dịch Anh ngữ Gươm Báu Trao Tay
(viết về Kinh Kim Cang)

 

blank
Hình bìa ấn bản nhà xuất bản
Phương Đông 2008

Ghi chú: Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay, những cảm nhận và thực hành của mình về Kinh Kim Cang , như một sẻ chia của người Thầy thuốc nhiều năm “lên non hái lá” về chữa bệnh thân- tâm cho chính mình và cho bạn bè đồng bệnh tương lân. Hầu hết các bài viết này đều đã được đăng trên Tạp chí Văn hóa Phật giáo và sau đó thấy xuất hiện trên một số trang mạng Phật học. Vài năm trước đây, Ban Phật học chùa Xá Lợi cũng đã mời tôi trình bày một buổi cho các Phật tử tại chùa với đề tài “Vận dụng tư tưởng Kim Cang vào cuộc sống” rất được bà con hoan hỷ. Lại cũng có người mong được có bản dịch sang tiếng Anh quyển Gươm Báu Trao Tay cho bạn bè, em cháu đang sống ở nước ngoài được đọc. Có lần tôi thử đề nghị người bạn, anh TNL, đệ tử thầy Bhante Henepola Gunaratana đang sống ở Mỹ dịch sang Anh ngữ nhưng anh nói đọc thì hay mà dịch thì khó quá! Mãi gần đây, duyên lành, tôi được một độc giả đang sống ở Paris là Diệu Hạnh Giao Trinh, tình nguyện dịch cuốn Gươm Báu Trao Tay sang tiếng Anh. Còn gì vui hơn! Diệu Hạnh Giao Trinh là dịch giả chuyên nghiệp, lại là một Phật tử thuần thành, thường dịch thuật cho các buổi thuyết giảng về Phật pháp của các vị Thầy người Việt và các vị Rinpoche Tây Tạng khi đến Pháp. Diệu Hạnh Giao Trinh cũng là người cùng Nguyễn Minh Tiến đã dịch sang tiếng Việt các cuốn Sống Một Đời Vui (The Joy Of Living) và Trí tuệ hoan hỷ (Joyful Wisdom) của Yongey Mingyur Rinpoche từ bản Anh ngữ đang có mặt ở các nhà sách.
Tôi vẫn chưa có dịp gặp Diệu Hạnh Giao Trinh, trong quá trình dịch Gươm Báu Trao Tay chỉ trao đổi qua email, nhưng cô làm việc rất nghiêm túc và cẩn mật. Đến nay bản dịch vừa hoàn tất và cô đã gởi toàn bộ về tôi. Tôi chưa xin phép cô nhưng muốn chia sẻ ngay nơi đây vài Chương trong bản dịch này để giới thiệu trước đến bạn bè thân quen và cả các em cháu “không rành tiếng Việt” theo yêu cầu của họ bấy nay.
Diệu Hạnh Giao Trinh cũng nói rất mong… được lắng nghe các góp ý từ bạn đọc về bản dịch này.

Trân trọng,
BS Đỗ Hồng Ngọc.
(Saigon 12.4.2015)

GƯƠM BÁU TRAO TAY
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh

Lời ngỏ

Người xưa tìm thuốc lên non hái lá. Thử nếm. Thử chữa bệnh cho mình. Rồi mới dám mà sẻ chia cho bạn bè hàng xóm, giữa chốn thân quen. Phải phơi nắng, phơi sương, phải chẻ, phải sao, phải sắc. Ba chén sáu phân. Tùy bệnh tình mà gia giảm. Có khi phải dùng nước mưa, có khi nước giếng, có khi nước lá sen… Phải dùng siêu đất nung nửa đen nửa đỏ, phải canh ngọn lửa than hồng nửa phừng phực nửa riu riu… Đâu có mà dễ dàng! Thuốc chữa đựơc bệnh cũng là thuốc độc. Chỉ cần một chút sơ sẩy, hững hờ!

Tôi là một người thầy thuốc, một bác sĩ, mà cũng là một bệnh nhân, lắm nỗi lao đao, đi tìm thuốc chữa cho chính mình. Mới thấy tốt nhất là đừng nên có bệnh! Đừng phải cần đến thuốc men. Nhưng
“Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta…” (Trịnh Công Sơn)

Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng. tối mịt tối mò. Hay là đã tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho Lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm?
Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần…

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh/ 
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh!
(Kim Cương đọc đến ngàn lần/ Mà trong mờ ảo như gần như xa- T.V) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chơn kinh ( chung tri vô tự thị chân kinh-Nguyễn Du)! Kinh không chữ ư? Đọc giữa dòng ư? Lục tổ đã chẳng bảo “Ta không biết chữ, chỉ biết nghĩa!” đó sao? Nhưng cũng chính ngài ân cần dặn dò không đựơc bỏ sót dù một câu một chữ! Khó vậy thay!

Chợt nhớ chỉ một tiếng “OM” hôm nào vang lên trong đầu chàng sa môn tuyệt vọng sắp đắm mình vào dòng nước biếc mênh mông bỗng thấy ra khuôn mặt đầy khổ đau già cỗi đáng thương của mình mà bừng ngộ trở thành ông lão chèo đò ngày ngày đưa khách sang sông. (Câu chuyện của dòng sông, Hermann Hesse). Một câu, một chữ chẳng đã có thể chuyển hóa nỗi khỗ đau thành niềm hạnh phúc, nỗi tuyệt vọng thành niềm an vui đó sao?

Câu hỏi ngàn đời của Tu Bồ ĐềVân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?…” chẳng phải cũng là câu hỏi của chính ta hôm nay- giữa bủa vây trùng điệp của âu lo và căng thẳng trong một thế giới nhỏ như lòng bàn tay mà nghìn trùng xa cách?
“Gươm báu trao tay” có thể là một thanh kiếm sắc- chém thép như chém bùn- có khả năng chặt đứt bao nỗi muộn phiền, nhưng cũng có thể chỉ là một thanh kiếm gỗ của chàng Vô Kỵ (nhân vật Kim Dung) – nhờ nội công “thâm hậu” tự bên trong mà khắc chế đựơc đại địch. Không phải vô cớ mà Edward Conze, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh từ hơn nửa thế kỷ trước đã từng khẳng định hãy ứng dụng vào đời sống hằng ngày đi rồi mới thấy tác dụng kỳ diệu của Kim Cang!
Vượt qua cái chữ, thấy đựơc kinh vô tự, ấy là đã thôi không dừng trên văn tự nữa mà đã bước vào quán chiếu để từ đó mà thấy đựơc thực tướng Bát nhã!

Nó vậy đó. Nó “Như như bất động”. Nó Chân Như.

Kẻ làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Có thể chữa được cho người mà không chữa được cho mình. Nên phải cầu học, tìm học khôn khuây.
Đâu dám mà lạm bàn những điều “thậm thâm vi diệu”.
Chỉ là một cách nhìn, cách nghĩ. Một cách học, cách hành. Một cách dùng thuốc.
Và mong được sẻ chia.
Trạm trạm nhất phiến tâm/ Minh nguyệt cổ tỉnh thủy.
Vằng vặc một tấm lòng/ Giếng xưa trăng rọi bóng.
(Nguyễn Du)

Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, tháng 5/2008 .

HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh

FOREWORD

 In the past, the ancients climbed mountains to gather medical herbs. They would test them on themselves first and try to treat their own illness. Only then, did they dare to share them to their neighbouring friends and acquaintances. The herbs first must be dried under the sun or in the morning dew, then cut, sliced before being put to boiled [in an earthen pot] to make a certain measure of decoction, three cups 6 ounces, according to the disease to be cured. For that, sometimes the rain water or water collected on lotus leaves would be called for. The earthen pot would be baked until its colour turned half black half red and the herbs would be boiled using charcoal that yielded half blazing half gentle flame. It’s no picnic! Healing remedies can become poison. A second of inattention, of carelessness and…

I’m a physician, a medical doctor but also a patient, an ill person, who had painfully looked for remedies to heal my own diseases, and realised that it is best not to take ill and not to have recourse to remedies… But:
Unwanted and unexpected, the four seasons come and go,
rotating flowers and leaves and moving my life around over and over..
Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta (Trịnh Công Sơn)


Once I asked a monk whether the best sentence in the Diamond Sutra is “to dwell nowhere to generate a mind”, he gently answered “no, in the Diamond Sutra every sentence is the best”! Every sentence is the best? But why one is puzzled, bewildered by such a dissonant, haphazard reading? What if the Sutra came from so far in the past that its meaning was altered and distorted? Or must we condense it into one “stanza of 4 lines” in order to appreciate its depth and sagaciousness? How come that the sentence “dwell nowhere to generate a mind” was sufficient to make the 6th Zen Patriarch attain the great enlightenment? How come that by only being “empty mind” in front of whatever phenomena, the king Tran Nhan Tong became the Zen patriarch and founder of the Truc Lam school? And how come that 200 years ago, Nguyen Du had to light candles to read the Diamond Sutra thousands of times:
I read the Diamond Sutra more than one thousand times
Its content was still abstruse and not clear in many places…
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh (Nguyễn Du)
and finally, he realized that “wordless sutras are the genuine teachings” (Chung tri vô tự thị chân kinh). Wordless sutras? Must we read between lines to find the meaning? The 6th Zen patriarch said “I don’t know words but I know their meanings”, didn’t he? But this same patriarch also heartily reminded us that no word, no sentence in a sutra should be disregarded. How demanding!

Suddenly, I remember the single sound “OM” that resounded in the mind of the monk who was so desperate that he was about to jump in the wide blue water to end his life. But he had a glimpse, on the water, of a tormented and pitiful old face, and was awaken. He became an old ferry-man on this river afterward (Siddharta, by Hermann Hess). Doesn’t that prove that one sentence, one word has the power to turn suffering into happiness, or desperation into contentment?

Subhuti’s question thousands of years ago “where they can dwell, how can they subdue their mind” is still relevant today as we are tightly besieged by stress and anxiety in a world as small as the palm of our hands, but in which people seem to live a thousand miles from each other.

The precious sword that was handing down might be very sharp and could slash through iron as through mud, and able to sever all our predicaments. But it might also be a wooden one, like that of Vo Ky (a character of Kim Dung’s martial novels), with which he repelled a flock of enemies through his very powerful inner energy.

It was not without reason that E. Conze who had translated the Diamond Sutra into English more than half a century ago, affirmed that if applied to our everyday life, the Diamond Sutra can have wonderful effects.
To go beyond the words and find out what’s a wordless sutra means that one had relinquished words and letters to enter the reign of contemplation and been awaken to the true nature of the prajna!

It’s this way, it’s unmoving true reality, it’s Suchness. A physician is able to heal physical pains but not the mental suffering. He can fix diseases but not tragic situations in which are plunged his patients. He can cure others’ illness but not his own. So he must study and cultivate to find comfort. I don’t dare to dabble in things so “deep and wonderful”, but it’s my way of seeing, my way of studying and practicing, that I wish to share with:

a heart that shines as the bright moon
reflected on the water of the old well
(Trạm trạm nhất phiến tâm, minh nguyệt cổ tỉnh thủy) (Nguyễn Du)

Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, May 2008


Mục Lục
Phần tiếng Việt: trích từ sách Gươm Báu Trao Tay Phần tiếng Anh: http://www.dohongngoc.com/web/
1. & 2. Onwards on the Path
3. It looks like that but is not the way it is
4. That is the way it is but it does not appear so.
5. The third eye
6. A mind of no place to dwell on…
7. Facing phenomena with empty mind
8. Neither one nor different
9. The other eye…
10. “So in this way…”

NOTE

 

Handing down the Precious Sword

(Gươm Báu Trao Tay)

 

In 2003, I got my book “Thinking from the heart” (Nghĩ từ trái tim) published. Unexpectedly, it was warmly welcomed by many of my friends at home and abroad. Some of them even expressed the wish to see it translated into English so that their children – the second generation who don’t speak Vietnamese – could read and understand the Heart Sutra  (Prajñāpāramitāhṛdaya). In 2008, I published “Gươm báu trao tay” (Handing down the Precious Sword) where I’ve put down my reflections and insights after a long time studying, mulling over and practicing the Diamond Sutra. I was like that physician of olden times who climbed the mountain to collect medicinal herbs for many years, first to cure himself and then to share them with friends who suffer the same illness… The almost totality of these writings were published in the Van Hoa Phat Giao (Buddhist Culture) and later on, in a couple of Buddhist websites too. A few years ago, The Xa Loi Temple’s Dharma study group invited me to address the topic of “How to apply the Diamond Sutra to our life” and it was also quite appreciated. Once again, my friends suggested that “Gươm báu trao tay” should be translated into English to offer their friends and family living abroad the opportunity to read it.

Only recently, favourable conditions conducive to this translation turned up. One of my readers living in Paris, Giao Trinh Diệu Hạnh was willing to give it a try. I was so glad! Giao Trinh Diệu Hạnh is a professional translator and a devoted Buddhist. She often translated for the Vietnamese Venerables and Tibetan Rinpoches when they give teachings or Dharma talks in France. She also, in collaboration with Nguyen Minh Tien, translated two of Mingyur Rinpoche’s books into Vietnamese: The Joy of Living and Joyful Wisdom. I’ve never met Giao Trinh Diệu Hạnh, we only communicated by emails during the translation of my book, but she proved to be very serious and meticulous in her work.

 

Do Hong Ngoc, MD

(2015)

At first, I wondered if it makes sense to translate Gươm Báu Trao Tay (Handing down the Precious Sword), a book dedicated to the Diamond Sutra, which was many times translated already. However, when I read it carefully, I still felt that it is worth translating.

For whom? Why should we translate another version of this sutra?

The Diamond Sutra is well known for its abstruse language. Without explanation, it’s almost impossible to comprehend what the sutra is about. Above all for the recipients that this translation aims at, which is the Vietnamese younger generation who lives outside of their country. Most of them left Vietnam very young or even were born in their receiving countries. Generally they don’t speak Vietnamese.

Doctor Do Hong Ngoc’s book guides us very gently and warmheartedly, with a lot of humour, through the difficulty of reading the Diamond Sutra. I have trusted his insight that have never flawed, his general culture extremely vast and his love, his warmth toward the Vietnamese culture. I love his Buddha. It’s this image of the Buddha that I would like the young people to make acquaintance with.

But it was not an easy endeavour. The very quality in Dr Do Hong Ngoc style that endears him to all his fans turned out to be the main difficulty in the translation of his book.

At my graduation ceremony of a School for Interpreters and Translators in Brussels, the award winners were repeatedly reminded that “to translate is to betray.” (Tradutorre-traditore). Who am I to take the responsibility for such a translation? Am I skilful enough to faithfully render his sense of humour, his immense knowledge of Vietnamese culture, his gentleness, his poetry?

Then there was the difficulty of the subject, of the language, of the specific Buddhist terminology, that represented as many obstacles to overcome.

Did I overcome them?

All I can say is that I translated this book with all my heart…

 

Giao Trinh Dieu Hanh

(Paris, 2015)



Đọc thêm các bản dịch English và Sanskrit:
The Diamond Sutra In Sanskrit And English (Edward Conze)
The Diamond Sutra (translated by A.F.Price and Wong Mou-Lam)
The Diamond Sutra (translated by the Buddhist Text Translation Society of the Sino-American Buddhist Association)

Bản dịch Việt Kinh Kim Cang:
Kinh Kim Cang (Thích Duy Lực)
Kinh Kim Cang (Thích Trí Tịnh)
Kinh Kim Cang (Thích Nhất Hạnh)











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58765)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :