Thư Viện Hoa Sen

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (8)

02/09/20158:31 SA(Xem: 16321)
Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (8)

blank

 

9- Ngày thứ 9 (Bài thứ 8).

- Chiều ngày 24/6 ÂL

minh-duc-trieu-tam-anh
Hòa thượng Giới Đức đang giảng pháp

Chuyện thường xẩy ra tại các chùa, tự viện là có người giỏi về xã giao, có khẩu tài ăn nói; có người rất ít nói, chỉ biết phục vụ; có người chỉ thích toạ thiền, thích sống lặng lẽ trong liêu cốc; có người âm thầm đọc kinh sách, nghiên cứu...

Mới nghe qua tưởng là đẹp, có phải vậy không? Nhưng nếu người có khẩu tài ăn nói mà chỉ thích những công việc bên ngoài, liên hệ nhiều với cư sĩ tại gia – thì lại là có tốt đâu!  Người chỉ biết phục vụ, thì tay chân thường không ngớt việc; do lăng xăng công việc quen rồi thì họ lại không thích ngồi thiền. Người có nghiên cứu, học hỏi thì tốt quá, nhưng kiến thức thường đi đôi với bản ngã! Người hành thiền thì không thích phục vụ, chỉ thích ngồi thôi thì hoá ra lại hỏng. Đã có vài ba người đến đây xin tu học, nói là thích học thiền, thích tu thiền thôi! Số người này thường làm biếng, không chịu cất nhắc chân tay, dù là quét sân, nhặt rác.Chuyện thường xẩy ra tại các chùa, tự viện là có người giỏi về xã giao, có khẩu tài ăn nói; có người rất ít nói, chỉ biết phục vụ; có người chỉ thích toạ thiền, thích sống lặng lẽ trong liêu cốc; có người âm thầm đọc kinh sách, nghiên cứu...

Điểm xuyết khái quát như vậy để biết rằng, trong đại chúng tu học hôm nay còn nhiều “bất cập” phải nhìn cho ra để điều chỉnh. Tất cả cái hay, cái đẹp, cái tốt trên kia cần phải điều chỉnh cho hài hoà thì quý báu, tốt đẹp biết bao nhiêu.

Thầy nhớ trong Nikāya, ở đâu đó, không đúng nguyên văn lắm, đức Phật có dạy: “Người chuyên về kinh thì nên ca ngợi, tán thán người chuyên về luật; người chuyên về luật thì nên ca ngợi, tán thán người chuyên về kinh”. Cũng vậy, nếu 5 hạng người nêu trên, biết quý trọng, thương mến, thông cảm cá tính, chuyên môn, sở thích, thói quen của nhau; ai cũng bao dung, rộng lượng, bỏ quên bản ngã trong sinh hoạt chung thì mới thật là tuyệt vời! Ngoài ra, đơn giản thôi: Người quen phục vụ thì nên hành thiền và khen ngợi những người hành thiền. Người quen hành thiền thì nên tập phục vụ và khen ngợi những người phục vụ. Người hay lo việc xã giao bên ngoài thì tập lo công việc bên trong và khen ngợi những người chăm chuyên công việc nội viện. Người lao tác nặng đá cát xây dựng, cây thụ vườn rừng thì khen ngợi những người làm bếp, người tưới tắm, tỉa tót cây cảnh, phong lan, người phụ trách trang Web, các sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật. Và ngược lại.  

Nói thì nói vậy, tưởng là dễ, không dễ đâu. Đấy là hành trình suốt cả cuộc đời tu tập của tất cả chúng ta đấy!

Nói điều chỉnh cho hài hoà, thầy muốn nhắc lại 5 quyền, 5 lực. Đây là cái gốc của mọi sự điều chỉnh. 5 cái Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ này phải quân bình, hài hoà. Đây cũng là cái gốc của tâm và trí, là căn bản để thành tựu trên bước đường tu học, là năng lực thù thắng để đắc thiền và mở cửa Tứ thánh đạo quả.

Sự thật là, nếu người có Tín nhiều thì Tuệ sẽ giảm sút, và ngược lại. Người có Tấn nhiều thì Định sẽ thối lui, và ngược lại. Làm thế nào, điểu chỉnh tâm trí như thế nào để Tín và Tuệ đồng đều; điều chỉnh như thế nào để Tấn và Định đồng đều. Nếu Tín và Tuệ là cặp ngựa Một thì Tấn và Định là cặp ngựa Hai. Người nắm cương để điều chỉnh 2 cặp ngựa này chạy song song chính là Niệm. Đây là ví dụ tương đối, tương đối thôi, để mình tự biết mình yếu cái gì, mạnh cái gì để bổ túc, điều chỉnh dần dần.

Thế đó, Niệm quan trọng lắm vậy.

- Tối ngày 24/6 ÂL

ngoi thien hkst 04
Chư sư và chư ni đang ngồi thiền trong khoá an cư kiết hạ
2015 tại Huyền Không Sơn Thượng
(ảnh: Huyền Không Sơn Thương)

Cuộc nói chuyện tối nay thầy muốn nhắc đến “khúc gỗ trôi sông”đức Phật chỉ dạy cho đại chúng tỳ-khưu, nói chung là cho mọi người đang tu học.

Hôm ấy, sau mùa an cư, đức Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-khưu đang du hành từ Kosambī về Bāraṇāsī vào mùa nước sông đang còn chảy xiết. Dòng sông lúc bấy giờ đang còn hung hăng như một con rồng dữ cuốn trôi trên mình nó nào bùn đất, nào rác rều, nào cây tươi, cây mục, nào gỗ to, gỗ nhỏ về biển cả. Con sông ầm ào cuồn cuộn chảy, gặp những chướng ngại như cầu cống, triền núi, bờ đá, chân các cổ thành, vũng xoáy qua vực; rồi còn cư dân địa phương mạo hiểm trên những chiếc thuyền con, bè chuối lao ra giữa dòng vớt củi nữa, đã làm phát sanh trong tâm trí đức Thế Tôn rất nhiều ví dụ, rất nhiều ẩn dụ về pháp. Nên lúc dừng chân tại một triền đất cao, thoáng đãng, đức Đạo Sư của chúng ta đã cảm hứng, nghĩ đến một đề tài để thuyết pháp. Và đoạn đối thoại ấy là như sau:

“- Này các thầy tỳ-khưu! Hãy nhìn khúc gỗ đang trôi trên sông kia kìa? Nó đang thuận dòng vun vút lao đi nhưng không biết nó có về được biển cả không đấy?

Một số đông tỳ-khưu đáp:

- Khó có thể về đến biển được, bạch đức Tôn Sư!

- Tại sao?

Rồi từng người đáp:

- Thưa, khúc gỗ ấy có thể bị tấp bờ bên này, bị tấp bờ bên kia...

- Bị người ta vớt...

- Có một số bị mắc cạn trên cồn đất nổi...

- Có thứ chỉ còn trơ lõi rắn thì bị chìm...

- Có thứ thị bị mục ruỗng...

- Có thứ bị vũng nước xoáy quăng đập cho rách nát, tả tơi...

Lắng nghe chư tỳ-khưu đưa ra được những luận cứ xác thực, đức Phật mỉm nụ trăng vàng, đầm ấm và dịu dàng nói:

- Này các thầy tỳ-khưu! Là tỳ-khưu trong giáo pháp của Như Lai, thực hành con đường phạm hạnh thì cũng phải như khúc gỗ kia là không được tấp vào bờ này, không được tấp vào bờ kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên cồn đất nổi, không bị người đời nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị lọt vào vùng nước xoáy, không bị mục nát bên trong thì sẽ xu hướng về Niết-bàn, thông thuận về Niết-bàn.

Khi các vị tỳ-khưu thắc mắc: Bờ này, bờ kia là gì? Tại sao chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên cồn đất nổi? Người và phi nhơn nhặt lấy là sao? Không bị lọt vào vùng nước xoáy, bị chìm hoặc mục ruỗng bên trong là thế nào nữa?

Đức Phật lại tiếp tục thời pháp:

- Này các thầy tỳ-khưu! Bị tấp vào bờ này chính là bị dính, bị đắm, bị nô lệ bởi mắt, tai, mũi, lưỡi và  thân.

Bị tấp vào bờ kia là bị dính, bị đắm, bị nô lệ bởi sắc, thanh, hương, vị và xúc.

Bị người đời nhặt lấy là do vị tỳ-khưu ấy sống quá liên hệ, quá gần gũi với giới cư sĩ tại gia, với người đời; họ thường làm những việc của thế gian, lạc khổ, thương ghét, buồn vui gì cũng như là người của thế gian; bị dính mắc, trói buộc suốt đời vào những việc không phải là của mình, của một vị tỳ-khưu xuất gia phạm hạnh.

Bị phi nhơn nhặt lấy là vị tỳ-khưu dầu xuất gia phạm hạnh nhưng không xu hướng đến chánh trí, giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn mà chỉ thích mơ ước, tầm cầu các cảnh giới thích khoái của chư thiên.

Bị mắc cạn trên cồn đất nổi là những vị tỳ-khưu kiêu ngạo, hống hách, ngã mạn, cậy quyền, ỷ thế mình học giỏi, đa văn hoặc niên cao, lạp lớn mà không coi ai ra gì!

Bị mục ruỗng bên trong là ám chỉ những vị tỳ-khưu có nội tâm xấu xa, ô uế, hủ bại, không có giới, hành ác hạnh, đầy dẫy nhưng ham muốn bất chánh, tà mạng, hèn hạ...”

Khi lời đức Tôn Sư vừa chấm dứt thì có một chú chăn bò bạo gan từ ngoài bước vào, quỳ năm vóc sát đất rồi cất lên tiếng rống của chú sư tử con:

- Bạch đức Thế Tôn! Con đã chăm chú lắng nghe rất kỹ thời pháp! Đã đặt trọn vẹn tâm, trí vào thời pháp. Con thấm thía, xúc động với thời pháp vi diệu ấy. Cho nên, con sẽ không bị tấp vào bờ này, sẽ không bị tấp vào bờ kia, sẽ không bị chìm giữa dòng, sẽ không bị mắc cạn trên cồn đất nổi, sẽ không bị người đời nhặt lấy, sẽ không bị phi nhân nhặt lấy, sẽ không bị lọt vào vùng nước xoáy, sẽ không bị mục nát bên trong... Vậy thì hãy cho con xuất gia, con sẽ thực hành phạm hạnh, con sẽ xu hướng về Niết-bàn, thông thuận về Niết-bàn, bạch đức Thế Tôn!

Quán nhìn căn cơ của chú chăn bò, có vẻ thấy là khả thủ, đức Phật cho chú thọ đại giới. Và đúng như chú ấy đã tuyên bố là sẽ xu hướng đến Niết-bàn nên chú đã đắc quả A-la-hán không lâu sau đó!

Đấy là câu chuyện xưa, nhưng chúng ta cũng rút ra được một bài học sống động hiện nay, giá trị giáo pháp vẫn như còn nóng hổi. Và ngay khi đang tu học, chúng ta cũng đang bị tấp bờ bên này, bị tấp bờ bên kia... y chang như thế...

Hãy suy gẫm đi! Coi chừng tất cả chúng ta đều thua chú chăn bò! Có hổ thẹn không chứ! Các con hổ thẹn mà thầy cũng hổ thẹn đấy!

10- Ngày thứ 10, thứ 11, thứ 12

(Ngày 25/6/ ÂL là ngày chủ nhật, lệ thường đi trì bình. Ngày 26/6 và ngày 27/6 ÂL có việc đột xuất do công việc xây dựng).

MỤC LỤC

 

Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 20219)
16/01/2016(Xem: 16845)
06/10/2016(Xem: 16850)
17/12/2016(Xem: 27641)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.