Đức Phật khuyên chúng ta thuần phục con khỉ trong tâm, như thế nào?

23/01/20162:51 CH(Xem: 11715)
Đức Phật khuyên chúng ta thuần phục con khỉ trong tâm, như thế nào?

blankĐỨC PHẬT KHUYÊN CHÚNG TA
THUẦN PHỤC CON KHỈ TRONG TÂM, NHƯ THẾ NÀO?
BJ Gallagher - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: www.huffingtonpost.com - Bài Đăng Ngày: 3/11/2011
(Buddha: How to Tame Your Monkey Mind - BJ Gallagher)
con khi trong tam 2

Đức Phật Khuyên Chúng Ta Thuần Phục Con Khỉ Trong Tâm, Như Thế Nào

LỜI NGƯỜI DỊCH:

Xuân Bính Thân 2016 nói về những con khỉ say rượu trong tâm chúng ta.

Đức Phật là tâm-lý-gia thông minh nhất mà tôi từng được học qua sách vở. Hơn 2500 năm trước, Đức Phật đã dạy mọi người về tâm của họ, để con người có thể hiểu biết nhiều hơn về chính bản thân mình, và giúp cho họ phát hiện ra phương cách thoát ra khỏi sự đau khổ. Đức Phật không phải là một vị thần linh, hoặc là một đấng cứu thế - mà ngài đơn giản chỉ là một vị thầy giáo rất khôn ngoan với những hiểu biết sâu sắc, đặc biệt là về bản chất của con người. Đức Phật có rất nhiều sự hiểu biết nhờ vào phương cách thiền định, và ngài cũng nhờ học hỏi từ kinh nghiệm riêng của chính ngài, cũng như qua cách ngài quan sát hành vi của những người khác.

Đức Phật diễn tả tâm con-người chứa đầy những con khỉ say rượu, chúng nhảy nhót lung tung, la hét vang ầm lên, nói nhiều, và chẳng bao giờ chịu ngừng nghỉ. Đức Phật nói rằng chúng ta đều có tâm giống như là những con khỉ, và hàng chục con khỉ nầy cùng la hét một lúc, kêu gọi sự chú ý của chúng ta. Con khỉ sợ hãi là con khỉ đặc biệt, la hét ầm ỹ nhất, và báo động không ngừng nghỉ, để nói cho chúng ta biết mọi điều chúng ta cần phải đề-phòng, cũng như mọi điều không tốt có thể xảy ra.

Đức Phật dạy bảo các đệ tử của ngài phương cách thiền định để làm tỉnh táo những con khỉ say rượu trong tâm của họ. Chúng ta nên biết rằng, dù cho chúng ta xua đuổi, hoặc là đánh nhau với những con khỉ nầy, thì đây chỉ là việc làm vô ích, bởi vì những con khỉ nầy vẫn còn hiện diện trong tâm của chúng ta. Thay vào đó, Đức Phật nói rằng, mỗi ngày chúng ta nên dành thời gian để thiền định trong yên lặng - việc làm nầy sẽ giúp tâm chúng ta thoải mái, bởi vì, khi chúng ta tập trung vào hơi thở, hoặc là vào một câu thần chú dễ nhớ - sau nhiều năm, chúng ta có thể thuần phục được những con khỉ trong tâm. Khi chúng ta thực tập thiền định đều đặn, những con khỉ trong tâm chúng ta sẽ trở nên hiền lành hơn, rồi chúng sẽ chịu khuất phục dưới phương cách huấn luyện thương-yêu nầy.

Thiền địnhphương cách tuyệt vời để làm vơi bớt đi những nỗi sợ hãi, tình trạng căng thẳng, sự lo âu, và những cảm xúc tiêu cực khác. Nay, tôi hiểu biết rõ ràng phương-cách thiền của Đức Phậtđúng đắn

Nay, tôi cũng hiểu biết rõ ràng là khi tôi nói chuyện nhẹ nhàng với những con khỉ, đôi khi cũng làm cho chúng bình tĩnh trở lại. Tôi muốn đưa ra một thí dụ: con Khỉ Sợ Hãi là con khỉ ồn ào nhất, đối với những người giống như tôi, có sở hữu một cơ sở thương mại. Sau nhiều năm, con Khỉ Sợ Hãi xuất hiện ít hơn bình thường, tuy nhiên khi nó xuất hiện trở lại, thì điều nầy thật là kinh khủng. Vì vậy, tôi phải dành thêm thời gian để nói chuyện với con Khỉ Sợ Hãi nầy.

"Chuyện tệ hại nhất có thể xảy ra, là chuyện gì?" Tôi hỏi.

"Ông sẽ bị phá sản," con Khỉ Sợ Hãi trả lời.

"Thế rồi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị phá sản?" Tôi hỏi.

"Ông sẽ không còn làm chủ ngôi nhà ông đang có," con khỉ trả lời.

"Sau khi tôi mất nhà, thế rồi, có ai chết không?"

"Hừm, không, tôi nghĩ là không."

"Mất nhà rồi, tôi vẫn có thể tìm ra chỗ khác để ở, có đúng không?"

"Vâng, tôi cũng đoán là như thế."

"Thế thì, dù cho chúng ta mất nhà, dù cho điều tệ hại nhất xảy ra, chúng ta vẫn sống được, có phải không?"

"Vâng, chúng ta vẫn sống được, dù cho điều tệ hại nhất xảy ra" con khỉ kết luận.

Và sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, con Khỉ Sợ Hãi vẫn còn đó, tuy nhiên, nó đã bình tĩnh trở lại. Rồi, tôi có thể tiếp tục cuộc sống bình thường của tôi, qua các hoạt động thương mại của tôi.

Học hỏi phương cách để thuần phục con khỉ trong tâm của chúng ta, là một trong những điều tốt nhất chúng ta có thể làm, để chuyển hóa nỗi sợ hãi. Chúng ta hãy chú ý xem hành động của những con khỉ trong tâm - hãy lắng nghe chúng, hiểu chúng, đặc biệt là con Khỉ Sợ Hãi. Chúng ta hãy dành thời gian thường-xuyên thực-hành phương-cách thiền-định đơn giản. Chúng ta hãy học hỏi phương cách để thay đổi ý nghĩ trong đầu chúng ta. Chúng ta hãy thực hành cuộc trò chuyện với tâm chúng ta, qua lòng thương yêu, qua lòng tử tế, qua sự tích cực, rồi chúng ta sẽ thấy điều nầy sẽ chuyển hóa nỗi sợ hãi trong tâm của chính mình.

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/bj-gallagher/buddha-how-to-tame-your-m_b_945793.html

Buddha: How to Tame Your Monkey Mind 

 

The Buddha was the smartest psychologist I've ever read. More than 2,500 years ago he was teaching people about the human mind so that they might understand themselves better and discover that there was a way out of suffering. Buddha wasn't a god or a messiah -- he was simply a very wise teacher with keen insights into human nature. He learned much by meditating and learning from his own experiences, as well as by observing the behavior of others.

Buddha described the human mind as being filled with drunken monkeys, jumping around, screeching, chattering, carrying on endlessly. We all have monkey minds, Buddha said, with dozens of monkeys all clamoring for attention. Fear is an especially loud monkey, sounding the alarm incessantly, pointing out all the things we should be wary of and everything that could go wrong.

Buddha showed his students how to meditate in order to tame the drunken monkeys in their minds. It's useless to fight with the monkeys or to try to banish them from your mind because, as we all know, that which you resist persists. Instead, Buddha said, if you will spend some time each day in quiet meditation - simply calm your mind by focusing on your breathing or a simple mantra - you can, over time, tame the monkeys. They will grow more peaceful if you lovingly bring them into submission with a consistent practice of meditation.

I've found that the Buddha was right. Meditation is a wonderful way to quiet the voices of fear, anxiety, worry and other negative emotions.

I've also found that engaging the monkeys in gentle conversation can sometimes calm them down. I'll give you an example: Fear seems to be an especially noisy monkey for people like me who own their own business. As the years go by, Fear Monkey shows up less often, but when he does, he's always very intense. So I take a little time out to talk to him.

"What's the worst that can happen?" I ask him.

"You'll go broke," Fear Monkey replies.

"OK, what will happen if I go broke?" I ask.

"You'll lose your home," the monkey answers.

"OK, will anybody die if I lose my home?"

"Hmmm, no, I guess not."

"Oh, well, it's just a house. I suppose there are other places to live, right?"

"Uh, yes, I guess so."

"OK then, can we live with it if we lose the house?"

"Yes, we can live with it," he concludes.

And that usually does it. By the end of the conversation, Fear Monkey is still there, but he's calmed down. And I can get back to work, running my business and living my life.

Learning to manage your monkey mind is one of the best things you can do to transform fear. Pay attention to how your monkeys act - listen to them and get to know them, especially the Fear Monkey. Take time to practice simple meditation on a regular basis. Learn how to change the conversations in your head. Practice kind, loving, positive self-talk and see how it can transform your fears.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/09/2014(Xem: 14470)
25/05/2014(Xem: 18473)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.