Quán Tâm Từ

15/10/20216:56 SA(Xem: 17649)
Quán Tâm Từ

tu-bi-trong-dao-phatTrong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán. Làm chùa, đúc chuông, hay làm việc xã hội... tất cả những công đức đó chỉ bằng một phần mười sáu của công đức thực tập lòng Từ." Cũng như nhìn lên trời chúng ta thấy trăng và sao, và nếu ánh sáng của tất cả các ngôi sao họp lại không bằng ánh sáng của mặt trăng, thì tất cả các công đức khác góp lại cũng không bằng ánh sáng của Từ Quán.

THIỀN QUÁN TÂM TỪ
Gieo chủng tử từ bi
Tỳ khưu Visuddhàcàra



Thiền Quán tâm từ đặc biệt thích hợp cho người nóng tính, thí dụ như người dễ nổi giận, nuôi dưỡng ác cảm, khó quên, khó tha thứ, ôm ấp hận thù, oán hận. Những kẻ nóng tính, dễ cáu, sau khi thực hành quán đều đặn thì tính khí xấu này không còn nữa. Đối với kẻ đằm tính thì phép quán này đem đến nhiều lợi lạc, vì tất cả chúng ta ai cũng thường xuyên bực mình, khó chịu, pháp quán này giúp chúng ta bình thản, dễ chịu hơn. Ngoài ra, cũng còn nhiều điều lợi khác sẽ thảo luận sau. Tuy bây giờ nói về lợi lạc, nhưng cuối cùng sự thực hành tâm từ sẽ phát triển loại tình thương mà khi thương chỉ vì thương xót, chỉ nhằm giảm bớt đau khổ của tha nhân và đẩy mạnh thiện tâm, lòng dũng cảm, niềm an lạc hạnh phúc. Những điều lợi chúng ta nói ra ở đây, lúc đó sẽ trở nên thứ phụ không quan trọng nữa, nhưng ban đầu chúng được xem như nguyên động lực đưa ta đến thực hành.

Một trong những mục tiêu thiền quánđạt được sự tập trung tình thương hoặc trụ tâm vào một điểm. Khi tâm trụ vào một điểm, nó ngừng lại và trở nên lặng lẽ, an tịnh. Lúc đó, khuynh hướng lang thang của tâm dừng lại, ít nhất cũng trong lúc tâm trụ lại hoặc chăm chú vào mục tiêu quán tưởng của nó. Tâm rất lặng lẽ và dịu đi tính lăng xăng khi ta đạt tới loại tĩnh lặng này, một sự tĩnh lặng không tư duy, sự tĩnh lặng của tâm an trụ trên một điểm duy nhấtmục tiêu của nó. Tâm trở nên tĩnh lặng như ánh nến cháy đều đặn không chao đảo khi gió không còn nữa.

Trạng thái tĩnh lặng đó, dĩ nhiên hành giả phải trải qua mới hiểu được.

Lúc đó, trên nguyên tắc, là làm tâm trụ vào một điểm, dán chặt vào mục tiêu quán tưởng. Trong trường hợp quán tình thương bi mẫn, thì mục tiêuý niệm tình thương, mong ước tất cả chúng sanh được an lành. Có nhiều phương cách sử dụng để lan toả tình thương đại bi và an trụ tâm vào một niệm. Ở đây, chúng ta sẽ thảo luận một trong những phương cách có thể áp dụng thành công.

Trước tiên, phương cách này được diễn tả trong bốn câu:

"Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát ly nguy hại,
Nguyện tất cả thoát ly phiền não,
Nguyện tất cả thoát ly khổ ách,
Nguyện tất cả an lạc hạnh phúc"

Bốn câu nguyện này dễ nhớ. Hành giả phải đọc đi đọc lại bốn câu này trong tâm thức (nghĩa là chỉ cần nhủ thầm trong tâm, không cần đọc lớn) với tính cách thuộc lòng. Tâm có thể so sánh như một máy tính và ý niệm là lập trình với tư tưởng mong ước tha nhân được an lành cho đến khi, nói cách khác, nó tràn ngập tư tưởng này, tràn ngập tình thương. Khi nhủ thầm trong trí, tâm sẽ khởi sự tập trung vào ý niệm tình thương, mong ước an lành cho tha nhân. Những tư tưởng không cần thiết cuối cùng không còn chổ để chen vào, lúc đó tâm sẽ an trụ tại một niệm và hành giả trải qua sự tĩnh lặng đặc biệtchúng ta đã đề cập.

Trước khi đi xa hơn, chúng ta cần giải thích ý nghĩa của bốn câu nguyện thuộc lòng. Một khi hiểu được ý nghĩa của chúng, đương nhiên ta sẽ biết chúng muốn ám chỉ điều gì khi ta nhủ thầm trong tâm hoặc hướng tư tưởng tình thương ra ngoài.

1. Nguyện tất cả chúng sanh thoát ly nguy hại

Có hai loại nguy hại - trong và ngoài.

Nguy hại bên trong ám chỉ sự ô nhiễm tâm (kilesas) như: tham lam, oán ghét, ảo tưởng, lo âu, bồn chồn...gây cho ta nhiều phiền não. Nguy hại bên ngoài như tai nạn xe cộ, thiên tai (hoả hoạn, bão lụt, chuồi đất, động đất,...) và hiểm nguy do kẻ khác hãm hại. Không ai mong những nguy hại này cả trong lẫn ngoài, dù rằng sự nguy hại bên trong xem ra còn tệ hại hơn bên ngoài. Khi lời nói thốt ra, ta trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Nếu ta khắc phục được những ô nhiễm bên trong tâm thức, ta có thể đối mặt với những chướng ngại bên ngoài một cách bình thản.

2. Nguyện tất cả chúng sanh thoát ly phiền não

Ý nghĩa quá rõ ràng. Nó ám chỉ tất cả những đau khổ tinh thần, kể cả cái vi tế nhất. Nó bao gồm: lo âu, bồn chồn, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, tuyệt vọng hoặc bất kỳ một trạng thái bất ổn nào của tâm dẫn đến khủng hoảng, đau buồn hoặc khắc khoải, dằn vặt. Không ai muốn phiền não, chúng ta đều muốn sống an vui bình thản.

3. Nguyện tất cả chúng sanh thoát ly khổ ách

Ý nghĩa câu này cũng dễ hiểu, nó bao gồm những đau đớn của thân xác, từ những khó chịu sơ sài của cơ thể, đau nhức và những chứng bệnh như cảm cúm, nhức đầu cho tới những bệnh tật nghiêm trọng như ung thư và bệnh tim mạch - không ai muốn thân xác mình đau đớn.

4. Nguyện tất cả chúng sanh sống an lành hạnh phúc

Tất cả chúng ta cần cố gắng hoàn thành công việc và trách nhiệm của mình. Học sinh phải học hành trong khi người lớn phải kiếm sống. Chúng ta phải hoà thuận với mọi người trong môi trường tiếp xúc, như là đồng nghiệp, bạn bè, thân nhân, thành viên trong gia đình và những người mình yêu thương - cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn nếu ta không quan hệ tốt với tha nhân, vì thế cần có sự giao hảo với mọi người, tối thiểu hoá các mối bất đồng hoặc không để xung đột xảy ra, tăng cường hảo ý và niềm thông cảm lẫn nhau. Kế đó, ta cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ, bổn phận của mình. Chúng ta cần phải làm việc có hiệu quả, ngược lại ta sẽ gặp nhiều rắc rối.

Thêm vào đó, ta phải để ý đến thân và tâm hàng ngày. Về thân, ta cần ăn, mặc, thuốc men khi cần thiết, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên v.v... Cũng có những công việc lặt vặt hàng ngày phải làm trong sự hân hoan thanh thản. Về tâm, cũng cần để ý thanh lọc bằng cách thực hành thiền quán, tập tự chủ, trau dồi thái độ thích hợpsuy nghĩ sáng suốt.

Vậy khi ta nói "Nguyện tất cả chúng sanh sống an lành, hạnh phúc", có nghĩa là câu nguyện bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người ta có thể hiểu rõ bốn câu nguyện bắt đầu từ "Nguyện tất cả chúng sanh thoát ly nguy hại" bao hàm toàn bộ những điều mà mọi người mong ước. Hiểu được toàn ý của bốn câu nguyện thì sự trải rộng tâm từ bi của ta sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.


Bài đọc thêm:
Năm Điều Quán Tưởng Hằng Ngày (Ni sư Ayya Khema - Diệu Liên Lý Thu Linh dịch)

Angulimala - Một Câu Chuyện Về Sức Mạnh Của Lòng Từ (Thích Nguyên Tạng)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.