Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta

27/07/20163:58 SA(Xem: 16080)
Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta

KHÔNG THỂ ĐỐT PHÁ ĐƯỢC NGÔI CHÙA TRONG TA
Lưu Đình Long

 

Học viện Phật giáo Larung GarNhững ngày qua, khi hay tin Học viện Phật giáo Larung Gar, một trong những trung tâm đào tạo Phật học lớn nhất ở Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ, Phật tử đã phản ứng, bày tỏ sự xót xa, tiếc và thương cho chốn tâm linh, với hàng ngàn tu sĩ đang lưu trú, học Phật và thực tập định-tuệ trong sáng, bình dị...

Sự phản ứnglên tiếng vì hành động tổn hại Phật giáo - đó là việc đấu tranh cần thiết - tất nhiên trong tinh thần bất bạo động

Việt Nam, thời kỳ pháp nạn 1963, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử cũng đứng lên đấu tranh một cách bất bạo động, đỉnh cao là ngọn lửa "vị pháp thiêu thân" của Bồ-tát Thích Quảng Đức, cuối cùng Phật giáo đã đứng vững, tiếp tục đồng hành với dân tộc, tiếp nối lịch sử hàng ngàn năm của mình.


Năm 2001, vào ngày 9-3, lực lượng Taliban cũng đã sử dụng một khối thuốc nổ lớn phá vỡ đầu bức tượng Phật cao nhất thế giới ở Bamiyan, Afghanistan.

Thời điểm đó, Taliban đã thề rằng, sẽ phá kỳ hết hai tượng Phật cổ ở Bamiyan (xây cách đây gần 2.000 năm), thực hiện chính sách hủy bỏ tất cả các bức tượng bị coi là phản đạo Hồi. 

Trong ảnh chụp ngày 7-12-1997 là một người A-phú-hãn đang dạo bước gầnBất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, các nhà lãnh đạo lực lượng Hồi giáo cực đoan vẫn khẳng định rằng họ sẽ không thay đổi quyết định này. Thái độ kiên quyết thể hiện rõ trong việc Bộ trưởng Ngoại giao của Taliban, Ahmad Muttawaki từ chối thẳng thừng mọi đề nghị dừng phá tượng. Đã có nhiều viện bảo tàng nước ngoài xin mua lại các pho tượng, hoặc thậm chí xây một bức tường lớn bao xung quanh để các tín đồ Hồi giáo khỏi nhìn thấy. 

Cuối cùng hai bức tượng cao 53 m và 36 m đã bị Taliban phá sau đó vài ngày, để lại nỗi đau, sự tiếc thương cho Phật tử khắp nơi, trong đó có cả những nhà hoạt động hòa bình, những nhà văn hóa, khảo cổ...

đau xót trước biểu tượng Phật giáo - với kim thân tượng Phật bị phá bởi lòng thù hận - nhưng người Phật tử không hề có bất kỳ kêu gọi hoặc hành động trả đũa hoặc trả thù nào. 

Hẳn, ai cũng nằm lòng câu "lấy đức báo oán", hận thù không thể diệt hận thù...?


Đức Phật dạy về tình thương và sự hiểu biết chân chánh chính là ở chỗ, làm sao cho mỗi người trở thành "sứ giả của Như Lai" - làm sống dậy thể tánh an vui, giải thoát, thấy Phật không ở chỗ hình tướng.

Mọi thứ trên cuộc đời này đều có nhân-duyên-quả. Do vậy, mọi biểu hiện đều có nhân-duyên riêng, ai gây tạo điều bất thiện thì chắc chắn sẽ phải nhận quả xấu tương ưng và ngược lại. Vấn đề của người học Phật là thấy rõ điều đó để đối diện với những biểu hiện tốt/xấu một cách bình tĩnh, có tình thương và sự hiểu biết.

Chống lại việc đốt phá một ngôi chùa, phản đối việc làm hư hoại tượng Phật hay phá hoại đời sống tu tập của một đoàn thể Tăng-già thanh tịnh là việc mà mỗi người Phật tử, thậm chí của bất kỳ ai có lương tâm đều phải làm, trong khả năng, ứng với vị trí của mình, hết lòng

Song, trên hết vẫn là xây dựng ngôi chùa tâm linh bên trong lòng mình và lòng người. Ngôi chùa vật chất rất cần để cho thế gian có cơ hội thấy, nghe lời Phật; nhưng nếu chỉ xây chùa to, làm Phật lớn bên ngoài mà sự thực tập tâm linh thiếu hụt, không trau dồi niệm-định-tuệ thì khi ngôi chùa bên ngoài bị hư hoại (theo quy luật vô thường) chắc chắn sẽ không còn nơi nào để hành giả nương tựa.

Ngược lại, một khi đã xây vững chắc ngôi chùa bên trong mình rồi, do nhân duyên nào đó, chùa bị hư, hủy - mai mốt cũng sẽ lại được dựng lên trang nghiêm hơn. Và đặc biệt, ngôi chùa trong tâm đã có, chắc chắn không có ngọn lửa nào có thể đốt được; lửa sân si, thù hận hay bất công... bên ngoài một khi khởi lên để hủy chùa bên ngoài chỉ có thể làm cho ngôi chùa bên trong càng thêm vững chắc mà thôi.

Mong rằng, mỗi người con Phật đều nhớ, nghĩ tới lời Phật, sâu sắc ứng dụng vào đời sống của mình để không nổi bão khi gặp sự cố, nghe thấy điều bất thiện, từ đó kiến tạo năng lượng bình an - chia sẻ đến những nơi đang trải qua pháp nạn, những người vì nhân-duyên nào đó phải gặp nạn tai, khổ đau, bất ổn...

Lưu Đình Long (Giác Ngộ)

 

Xem thêm:
Những Pho Tượng Phật Ở Afghanistan

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.