Cuộc thảo tuận với Robert Thurman

18/10/20164:12 SA(Xem: 8667)
Cuộc thảo tuận với Robert Thurman
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN II : 
PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA THỨ 14 TENZIN GYATSO


CUỘC THẢO LUẬN VỚI ROBERT THURMAN

L.G.T: Robert A.F.Thurman là một Tăng sĩ Phật giáo, thọ giới tỷ-khưu  năm 1964. Hiện nay là Giáo sư phân khoa Nghiên cứu Phật giáo Đông phươngPhật giáo Tây Tạng thuộc Đại học Columbia, Hoa Kỳ. Ông là một học giảuy tín và chuyên dịch thuật kinh luận từ tiếng Tây Tạng và Sanskrit,  là tác giả của các tập khảo luận:

- Essential Tibetan Buddhism – 1996.

- Innet Revolution: The Politics of Enlightenment – 1998.

Ông cũng là người đồng sáng lập và là Chủ tịch của Văn phòng Tây Tạng tại Nữu Ước, ông hoạt động bên cạnh đức Đạt-lại Lạt-ma để hoằng truyền Phật giáo khắp nước Mỹ và hướng dẫn cho người Tây phương biết rõ hơn về Phật giáo Tây Tạng.

Cuộc thảo luận nầy diễn ra tại trú xứ của Đức Đạt-lại Lạt-ma ở Dharamsala, Ấn Độ, vào tháng 8. 1997.

Robert Thurman:

Có điều gì đó về xã hội Hoa Kỳ làm cho rất nhiều người tìm đến và tu tập theo đạo Phật?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi không biết nữa. Tại sao ông lại quan tâm đến thế? (cười) Không! Thật đấy! Tôi thấy người Mỹ rất quan tâm đến đạo Phật vì họ có tâm hồn cởi mở. Họ thụ bẩm một nền giáo dục dạy họ phải tự mình tìm hiểu tại sao sự vật biểu hiện theo phương cách của nó. Những người đó có tấm lòng cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến đạo Phậtđức Phật đã từng khuyến khích mọi người hãy tự khảo nghiệm lấy sự kiện, chứ đức Phật không ép buộc họ phải tin.

Cũng vậy, nền giáo dục ở nước bạn có khuynh hướng phát triển bộ não trong khi thờ ơ với nội tâm, thế nên bạn có ao ước về một giáo lý nhằm phát huy và làm lớn mạnh thiện tâm Cơ-đốc giáo  cũng có một giáo lý hay, đẹp về con người, nhưng bạn không biết hoàn chỉnh về giáo lý ấy. Thế nên bạn chuyển sự quan tâm vào Phật giáo (cười). Đôi khi giáo lý đạo Phật dường như ít tính chất tôn giáo và có vẻ kỹ thuật hơn, như ngành tâm lý học, nên giáo lý nầy giới bình dân rất dễ áp dụng.

Thurman: Có người cho rằng Ngài đã theo một tôn giáo phát xuất từ nền văn hóa của chính Ngài. Việc chấp nhận một tôn giáo hay một pháp tu tập tâm linh của nước ngoài vào trong sinh hoạt văn hóa của riêng mình, có phải đó thực sự là một ý kiến đúng đắn chăng?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi luôn luôn nói rằng con người không nên vội vàng thay đổi tôn giáo. Có một giá trị đích thực khi thâm nhập vào nguồn cội tâm linh mà các bạn cần phảitừ tôn giáo gốc của mình. Ngay cả giới bình dân cũng có cội nguồn tâm linh phong phú của riêng họ, điều ấy đến với tôi hầu như là một tôn giáo. Tất cả các tôn giáo đều cố gắng làm lợi lạc cho con người, với một thông điệp cơ bản giống nhau về nhu cầu, về lòng từ bi, về chân lý, sự trung thực, và về lòng bao dung. Thế nên chỉ thay đổi dạng thức một tôn giáo mới sáp nhập thường sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều cho mình. Mặt khác, trong một xã hội dân chủ, đa nguyên, có quyền tự do theo một tôn giáo mà bạn thích. Điều này rất hay. Điều này khiến những người hiếu kỳ như ông chạy quanh tìm kiếm một cách thoải mái (cười).

Thurman: Ngài nói rằng trong tương lai, khi Tây Tạng được tự do, Ngài sẽ không giữ chức lãnh đạo chính phủ Tây Tạng nữa. Có phải vì Ngài muốn giới thiệu nguyên tắc dân chủ khi tách rời giáo hội và nhà nước ở quốc gia của Ngài?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi rất tin thể chế dân chủ rất cần thiết và rất quan trọng, và nếu tôi còn giữ vai trò lãnh đạo chính phủ, sẽ là một trở ngại cho việc thực thi dân chủ. Cũng vậy, nếu khi tôi còn lãnh đạo, tôi phải tham gia một trong các đảng phái. Nếu một vị Đạt-lại Lạt-ma gia nhập đảng phái, thì điều ấy rất khó cho việc điều hành guồng máy.

Từ trước đến nay, sự chia xẻ của tôi với cuộc đấu tranh tự do của nhân dân Tây Tạng đã là một phần của phép thực hành tâm linh của tôi, vì vấn đề làm sống dậy giáo lý Phật pháp và sự tự do của Tây Tạngliên quan với nhau rất nhiều. Trong cuộc đấu tranh đặc biệt nầy, không có vấn đề tham gia của các Tăng, Ni, gồm cả tôi trong đó. Nhưng khi tiến hành một đảng chính trị dân chủ, tôi không thích Tăng và Ni tham dự vào đó – để bảo đảm sự thực thi dân chủ chính đáng – một vị Đạt-lại Lạt-ma cũng không nên là một thành viên trong Đảng, mà nên duy trì chức năng trước đây.

Cuối cùng, riêng tôi thực sự chẳng muốn đảm nhận một nhiệm vụ gì trong đảng, cũng chẳng muốn đảm nhiệm một chức vụ nào trong nhà nước cả.

Thurman: Nhưng nếu Ngài tham gia như vua Thụy Điển hay nữ hoàng Anh – như một hiến pháp của Đạt-lại Lạt-ma thì sao? Là một nhà lãnh đạo tôn giáo, đảm nhiệm một vai trò hợp nhất, Ngài có quan tâm đến điều nầy không, nếu mọi người thỉnh cầu?

Đạt-lại Lạt-ma: (cười thân mật) Tôi không nghĩ như thế. Tôi không muốn trở thành tù nhân trong cung điện, sống theo một lối nghiêm ngặt quá chặt chẽ như thế! Dĩ nhiên, nếu thực sự có một hậu quả nghiêm trọng nếu tôi không chấp nhận vai trò đó, thì chắc tôi làm bất kỳ một điều gì đó cần thiết. Nhưng nói chung, tôi thực sự thích tự do hơn. Có lẽ, chỉ là có lẽ, tôi thích trở thành một đạo sư tâm linh, một Lama thích hoạt động!

Thurman: Ngài vừa phát biểu rằng Ngài có một »tấm lòng tốt hơn như hiện nay« là nhờ vào cuộc sống lưu đày. Cuộc đời lưu đày đã giúp Ngài điều gì?

Đạt-lại Lạt-ma: Khi chúng ta gặp bi kịch thực sự trong đời sống, chúng ta có thể phản ứng theo hai cách – hoặc là đánh mất hy vọng và rơi vào thói quen tự hủy hoại, hoặc là dùng sự thử thách ấy để tìm ra một nội lực tâm linh. Nhờ vào giáo lý của đức Phật, tôi thường chọn cách thứ nhì. Tôi đã tìm thấy giá trị lớn lao của đạo Phật vì tôi không thể cho rằng cuộc sống lưu đày ở đây là hợp lý. Chúng tôi đã có một nỗ lực rất lớn để duy trì mọi trình độ trong nền giáo dục Phật giáo, điều ấy thực sự đã giúp cho chúng tôi một dạng của sự phục hưng.

Thurman: Trong cuộc tranh đấu hiện thời của Srilanca chủ yếu là giữa Phật giáothành phần ly khai Ấn Độ giáo Hổ Tamil – một cuộc đấu tranh lôi kéo theo hàng ngàn người từ khi bắt đầu cách đây 14 năm – có rất nhiều phương pháp được tìm kiếm để bào chữa cho sự tham gia của Phật giáo, bao gồm cả giới tăng lữ trong cuộc bạo động nầy. Chủ yếu, lý lẽ về chủ trương hòa bình mà Ngài đang theo đuổi không hợp với thực trạng tình hình thế giới, và điều ấy đã khiến cho phía đối nghịch phá hủy tượng Phật, chùa chiền và giết hại Phật tử khi họ không cần kháng cự lại, đơn giản đó là điều không thể tha thứ được.

Sự mất chủ quyền quốc gia của ngài được xem như một ví dụ về sự vô ích của đường lối bất bạo động và lòng khoan dung. Đến khi nào mới có được sự phản ứng thiết thực?

Đạt-lại Lạt-ma: Điều nầy rất khó trả lời, riêng trong trường hợp của mình, chúng tôi không xem việc mất mát tự viện hay một công trình Phật giáo là sự chấm dứt toàn bộ phương cách sống của chúng tôi. Nếu một tu viện bị phá hủy, điều ấy đôi khi xảy ra, nhưng chúng tôi không cần phải phản ứng bằng sự bạo động tuyệt vọng cho dù dưới nhiều hoàn cảnh đặc biệt. Phương thức bạo động – bất kỳ phương thức nào – đều có thể bị phê phán, tuy nhiên một khi các bạn đã tiến hành một cuộc bạo động, thì cuộc bạo động đối kháng sẽ phản ứng lại. Cũng thế, nếu các bạn chấp nhận phương thức bạo động vì đối phương đã phá hủy tu viện của bạn, chẳng hạn, thì các bạn không những chỉ mất tu viện của mình thôi, mà còn mất luôn truyền thống tu tập đặc biệt của Phật giáo về sự chấp trước, và lòng từ bi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đến nổi chỉ còn một vị Lạt-ma thông tuệ hoặc một hành giả chân chính đang sống, người mà cái chết của họ sẽ khiến cho toàn dân Tây Tạng đánh mất hy vọng gìn giữ được đời sống Phật giáo, thì có thể chấp nhận rằng để bảo vệ người đó, có thể đánh đổi một hoặc mười đối thủ phải bị giải trừnếu không có một phương thức nào khác. Tôi chỉ sẽ bào chữa tính bạo động trong trường hợp cùng cực này mà thôi, mục đích là để cứu vớt sự tồn tại của chính huệ mạng Phật pháp.

Đối với người Tây Tạng, sức mạnh thực sự từ cuộc tranh đấu là sự chân thực – không ầm ĩ, không tiền bạc, không tinh khôn.  Chúng tôi đặt toàn bộ niềm tin của mình trên chân lýchính nghĩa.

Từ khi chúng tôi trở thành quốc gia Phật giáo, chúng tôi đã sống hòa bình . Chúng tôi không xâm lấn lãnh thổ. Chúng tôi không thích ai xâm lăng đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ tuyên bố chiến tranh với ai. Chúng tôi chỉ có một vấn đề: để yên cho chúng tôi sống an bình, để cho chúng tôi hưởng được tự do bản nhiên. Tôi chỉ rời bỏ Tây Tạng vì e ngại nhân dân nước tôi sẽ phát động cuộc bạo động tuyệt vọng nếu Trung Hoa cầm tù tôi.

Thurman: Làm sao có thể hóa giải bạo động mà không bằng sự ghét bỏ, hoặc sân hận?

Đạt-lại Lạt-ma: Chất hóa giải sân hận trong tâm, cội nguồn của bạo động, là lòng khoan dung. Khoan dung là một đức tính quan trọng của Bồ tát (những bậc đại sĩ đã giác ngộ) – đức tính ấy khiến các bạn tránh được sự phản ứng giận dữ từ sự hãm hại các bạn bởi những người khác. Các bạn có thể gọi phương pháp thực tập nầy là »giải trừ đối kháng nội tâm«, trong đó, sự phát triển lòng khoan dung cao độ sẽ khiến cho bạn thoát khỏi sự thúc giục phải phản công lại người khác. Cùng một lý do đó, chúng ta cũng gọi lòng khoan dung là »áo giáp tốt nhất«, vì nó bảo hộ cho bạn khỏi bị chinh phục bởi sân hận của chính mình.

Có lẽ dường như thiếu thực tế khi nghĩ rằng chúng ta có thể tránh khỏi ngay cả sân hận, nhưng những người Phật tử đã có những phương pháp mang tính hệ thống để dần dần phát triển năng lực khoan dung đủ để tạo nên sự tự do như vậy. Nếu không có lòng khoan dung lẫn nhau giữa hai bên khởi dậy như một nền tảng chung thì những tình trạng khủng hoảng như ở Tây Tạng và Srilanca, Bosnia và Rwanda sẽ không bao giờ có được hiệu quả tiến bộ cả.

đến sự thỏa hiệp. Do vậy, tôi nói đến sự “tự trị« chân chính, chớ không phải là nói đến độc lập.

...

Vì sự quan tâm chính của tôi là nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng, không chỉ là độc lập chính trị, tôi không thể tìm kiếm sự »tự trị« cho vùng Trung nguyên Tây Tạng và loại trừ 4 triệu dân Tây Tạng ở hai tỉnh phía Đông gồm Amdo và Kham (một phần thuộc nước Tây Tạng độc lập, tỉnh Amdo bây giờ thuộc Trung Hoa, được gọi là Qinghai, tỉnh Kham được chia thành các tỉnh của Trung Hoa, gọi là Gansu, Sichuan và Yunnan.

Tôi đã trình bày rõ ràng quan điểm của mình trong thời gian khá dài. Chúng tôi bây giờ đang tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý trong thể chế của chúng tôi từ các cộng đồng người Tây Tạng lưu vong và trong nước, để xem xét lại những tư tưởng chủ yếu mà chúng tôi đang theo đuổi là gì. Tôi là người có niềm tin chắc chắn vào tầm quan trọng của thể chế dân chủ, đó không chỉ là mục tiêu tối hậu, mà cũng là một phần thiết yếu của toàn bộ tiến trình.

Thurman: Ngài nói về cách đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào sự truy tìm hợp lý về chân lý. »Đức Phật chỉ dạy cho các đệ tử hãy chiêm nghiệm một cách sâu sắc lời dạy của Ngài trước khi ứng dụng. Ngài luôn luôn chủ trương dùng suy luận để vượt qua niềm tin mù quáng«. Đến cuối thế kỷ XX, niềm tin ấy không phải thực sự là chân lý, mà chỉ là chân lý ngẫu nhiên[76], làm sao chúng tôi hình dung ra được điều gì có nghĩa là chân lýĐức Phật đề cập đến trong thuật ngữ đương thời?

Đạt-lại Lạt-ma: Đức Phật nói về thực tại. Thực tại chỉ là một, trong thể tính sâu mầâu nhất của nó, nhưng Đức Phật cũng xác định rằng tất cả những tuyên bố về thực tại chỉ là ngẫu nhiên. Thực tại vượt thoát bất kỳ mọi biểu tượng[77] có thể nắm bắt được dù chỉ bằng một ý niệm – đó là những gì Đức Phật diễn đạt qua »tính không«[78]. Do vậy, Phật giáo mạnh mẽ bác bỏ niềm tin mù quáng và sự cuồng tín.

Dĩ nhiên, có nhiều chân lý khác nhau trên nhiều bình diện khác nhau. Các pháp đều thực sự tương quan với các pháp khác: »dài« và »ngắn« có tương quan với nhau; »cao« và »thấp« cũng vậy. Nhưng có chân lý tuyệt đối hay không? Có điều gì thực sự đầy đủ, độc lập trong tự thân các pháp. Tôi không cho là như vậy.

Trong đạo Phật, chúng taý niệm »chân lý không thể nghĩ bàn«, đó là giáo pháp thiết thựchợp lý cho mọi dạng người và trong mọi hoàn cảnh. Chính đức Phật đã dạy nhiều giáo lý khác nhau cho nhiều hạng người khác nhau qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đối với một số người, niềm tin của họ đặt vào một Đấng sáng tạo. Đối với một số người khác, lại tin không có Đấng sáng thế. Chỉ có »chân lý tối hậu« trong đạo Phật là sự phủ nhận tuyệt đối về bất cứ một chân lý nào như là »chân lý tối hậu«.

Thurman: Phải chăng do vì rất nguy hiểm khi một tôn giáo tự cho mình là tôn giáo độc nhất có chân lý?

Đạt-lại Lạt-ma: Đúng vậy, tôi luôn luôn kêu gọi nên theo tinh thần đa nguyêný niệm về nhiều tôn giáo, nhiều chân lý cùng tồn tại. Nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng trở thành hư vô đoạn diệt.

Thurman: Ngài cảm nhận như thế nào về tình hình thế giới khi chúng ta tiến dần vào thế kỷ XXI?

Đạt-lại Lạt-ma: Cơ bản là tôi rất lạc quan. Và tôi thấy có 4 lý do cho niềm lạc quan nầy. Trước hết, vào lúc khởi đầu thế kỷ, con người không còn bao giờ đặt vấn đề ảnh hưởng của chiến tranh nữa, không bao giờ nghĩ sẽ có một nền hòa bình thực sự nữa. Vì bây giờ người ta đã chán chiến tranh và thấy chiến tranh thật vô dụng trong việc hóa giải mọi vấn đề.

Thứ hai, cách đây không lâu, con người tin vào ý thức hệ, hệ thống và sự tổ chức để cứu vãn toàn xã hội. Ngày nay, họ đã từ bỏ hy vọng như vậy và quay trở về nương tựa vào chính mình, vào tự do cá nhân, vào sáng kiến và sáng tạo của cá nhân.

Thứ ba, có một thời con người xem rằng tôn giáo đã lỗi thời và khoa học vật chất sẽ giải quyết mọi vấn đề của con người. Bây giờ, họ đã vỡ mộng với chủ nghĩa duy vật và cơ giới, họ đã nhận thức được rằng khoa học tâm linh cũng không thể thiếu được cho sự thịnh vượng của nhân loại.

Cuối cùng, trong thời gian trước của thế kỷ nầy, người ta đã sử dụng quá tải tài nguyên thiên nhiên và xả chất phế thải như thể mọi thứ không hề cạn kiệt. Trong khi ngày nay, ngay đứa trẻ nhỏ nhất cũng có sự quan hệ chân thực với phẩm chất của không khí, nước, rừng cây và với sinh vật.

Bốn phương diện nầy, là một nhận thức mới cho thế giới, một cảm nhận mới về thực tại. Căn cứ vào đó, tôi tin tưởng rằng thế kỷ sắp đến sẽ tốt hơn thế kỷ nầy.

Thurman: Ngài có cho rằng Tây Tạng là một thành viên của thế kỷ mới ấy?

Đạt-lại Lạt-ma: Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Chúng ta đang làm việc hết sức mình như chúng tôi có thể làm. Chúng tôi đang chuẩn bị nghiêm túc cho chính mình, chúng tôi dự tính toàn diện để tham gia vào tình hình thế giới trong thế kỷ tới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2018(Xem: 11343)
28/01/2011(Xem: 252377)
19/04/2014(Xem: 24256)
16/09/2015(Xem: 17537)
25/05/2014(Xem: 13777)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.