Ngũ căn ngũ lực

18/01/201710:11 SA(Xem: 10186)
Ngũ căn ngũ lực

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Ni sư AYYA KHEMA 
THẤY BIẾT: BÂY GIỜ & Ở ĐÂY 
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh: To Be Seen Here & Now 
Việt dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Ngũ Căn Ngũ Lực[1]

 

   Đức Phật đã thuyết về năm khả năng tâm linh (ngũ căn) mà ta có thể chuyển hóa thành năm quyền lực tâm linh (ngũ lực) nếu ta biết vun trồng, phát triển chúng.  Tất cả chúng ta đều có các khả năng này ở bên trong và phát triển chúng có nghĩa là biến chúng thành mạnh mẽ để chúng trở thành các yếu tố giác ngộ.  Khi nào chúng còn là các khả năng thuần khiết, chúng đều có tiềm năng đưa đến giác ngộ.

   Đức Phật đã so sánh chúng với nhóm ngựa, có một con dẫn đầu và hai cặp kéo xe.  Con đầu đàn có thể đi mau hay chậm tùy ý, nhưng hai cặp ngựa kia phải đi theo nhịp độ chung.  Chúng phải bước ngang bằng nhau, nếu có con đi nhanh, con đi chậm thì xe ngựa sẽ lộn nhào.

  Khả năng dẫn đầu là niệm.  Ở bất cứ giây phút nào, việc có chánh niệm nhiều hay ít tùy thuộcchúng taChánh niệmyếu tố tâm linh của từng giây phút này qua giây phút khác, mà ta có thể coi như người quan sát, bác bảo vệ.  Nếu ta lúc nào cũng có người quan sát theo bên mình, thì ta dễ dàng trụ trên con đường đạo hơn.

   Cặp ngựa cân bằng thứ nhất là tín và tuệ.  Đức Phật đã đưa ra một ẩn dụ để nói về hai đặc tính này: Ngài so sánh tín tâm như một gã khổng lồ mù được gặp một người tàn tật, nhỏ bé nhưng có đôi mắt cực sáng, được gọi là trí tuệ.  Gã khổng lồ mù, tên Tín Tâm, nói với gã lùn tàn tật, tên Trí Tuệ rằng: “Ta rất mạnh và đi rất nhanh, nhưng ta không thấy bước chân mình.  Bạn nhỏ bé, yếu ớt, nhưng có đôi mắt sáng.  Nếu bạn ngồi lên vai tôi, thì cả hai chúng ta có thể đi rất xa”.  Điều này có nghĩa là tín tâm mà không có trí tuệ, thì dầu nó là một khả năng mạnh mẽ, cũng không tìm được hướng đi đúng.  Ta thường nói: “Lòng tin có thể chuyển núi”, nhưng nếu mù lòa, làm sao nó biết núi nào cần chuyển dời.  Tuy nhiên, nếu đi với trí tuệ, thì năng lượng của chúng càng thêm dồi dàoLý do cho một sức mạnh như thế là do tâm và trí đều hòa hợp cùng nhau.  Tâm có trí tuệ và lòng có niềm tin.  Khi tâm và trí được thể nhập vào nhau, không tách biệt, thì uy lực phát triển sẽ lớn hơn nhiều lần, không chỉ như 1+1 = 2.  Mà giống như cấp số nhân của 2.

   Tín, lòng tin, một đặc tính của trái tim có giá trị lớn đến như thế vì nó liên kết với tình thương yêu.  Chúng ta chỉ có thể đặt lòng tin vào người hay vật mà ta yêu thương.  Tín cũng liên hệ với sự dốc lòng, không nghĩ đến bản thân và ít tự mãn.  Chúng là những đức tính tâm linh cần thiết và quan trọng.  Nếu chúng ta dốc lòng với một lý tưởng cao cả như Phật-Pháp-Tăng, thì chúng ta đã hiểu rằng có một điều gì đó lớn hơn bản thân mình.

   Sự thành tâm mà ta dành cho lý tưởng này được thể hiện qua tình thương yêu, ngưỡng mộ, kính trọnghàm ân, là những đức tính rất quan trọng và hữu ích cần được phát triển.

   Nhưng đức Phật đã dạy rằng lòng tin mù quáng thật vô íchTin mù quáng có nghĩa là tin vào những gì người khác nói mà không có sự tự tìm hiểu, tin vào điều gì đó vì gia đình mình tin vào đó, hay vì nó đã được viết thành sách, vì nó đã được trao truyền từ thầy đến trò, vì nó hợp ý ta, hứa hẹn sự hiển lộ huyền bí hay chỉ vì người nói là một vị thầy khả kính.  Tất cả những lý do vừa nêu không đủ để ta tin theo con đường tâm linh nào đó.  Chớ nên tin vì ai đó đã bảo với bạn như thế!  Nhưng nếu ta có trí tuệ để nghiệm thấy rằng không có niềm tin này thì cuộc đời không đáng sống, thì ta có thể dễ dàng quán xét xem niềm tin và sự tận tụy của ta có chính đáng không.

   Thí dụ chúng ta có thể quan sát đế thứ nhất và thứ hai của Tứ Diệu Đế nơi bản thân nhiều lần trong ngày.  Nếu làm được thế, ta sẽ biết ý nghĩa thực sự của chúng, chứ chỉ tin theo thì không ích lợi gì, vì nó sẽ không có gì thay đổi trong tâm và trí của ta.  Chúng ta cũng có thể xét nghiệm về sự vô thường và khổ (bất như ý) trong tất cả mọi chuyện thế gian một cách dễ dàng.  Nhờ đó ta ngày càng có nhiều trí tuệ hơn.

   Lòng thành kính không lay chuyển đối với Phật-Pháp-Tăng là một trong những kết quả mà một vị dự-lưu (stream-enterer/sotapanna) đạt được khi vị đó chứng được đạo quả đầu tiên, vì cho đến tận giây phút đó, kiết sử nghi vẫn còn có mặt.  Nếu ta thiết lập được lòng thành kính không lay chuyển nơi bản thân về sự xác thực, sự chân chính trong giáo lý của đức Phật, là ta đã bước một bước tiến quan trọng.  Các đặc tính của tâm trong ta sẽ được khai phóng một cách hữu ích nhất, nhưng trí tuệ, hiểu biết phải luôn đi cùng. 

   Khả năng tư duy của ta dựa trên sự hợp lý, lô-gíc nhưng nó có thể bị nhiễu loạn bởi tình cảm, bởi những phản ứng đối với các cảm xúcPhương châm giúp cho sự tăng trưởng là: “Thanh lọc các cảm xúc sẽ mang đến sự suy nghĩ sáng suốt”.  Nếu cảm xúc của ta thanh tịnh, thí dụ như trong trạng thái thành kính, hàm ân, kính ngưỡng và tín tâm, tư duy của ta sẽ có nhiều khả năng được trong sáng hơn.  Các trạng thái tình cảm bất tịnh thường liên kết với lòng đam mê của muốn hay không muốn, là những thứ cản trở khả năng tư duy của ta.  Chúng ta khó nghĩ suy chín chắn dưới ảnh hưởng của các cảm xúc mãnh liệt.

   Nền giáo dục của chúng ta không quan tâm đến điều này, mà cha mẹ cũng ít dạy cho con trẻ, trong khi đức Phật đã dạy về điều đó khá rõ ràng.  Mỗi người đều có hai bán cầu não trái và phải, mà ta coi trái là dương và phải là âm.  Bên trái hay bên dương thì làm chủ phía phải của thân, cũng như ngược lại.  Giống như hai cặp ngựa phải thăng bằng nhau, cả hai bên, trái phải hay âm dương, phải hòa hợp làm một.  Bên trái thường được gắn kết với tư duy lý luận, hợp lý, lô-gíc của ta.  Bên phải lại kết nối với tình cảm, sự quan tâm, tình thương yêu, bi mẫn, tất cả các đặc tính về tình cảm.  Mỗi chúng ta đều có cả hai mặt, khả năng tư duy và tình cảm.  Tuy nhiên, rất ít người phát triển cả hai đồng đều.  Do đó chuyến xe đời của họ thường bị lộn nhào.  Quá thiên về tình cảm cũng nguy hiểm như khi thiên hết về lý trí mà không xét đến tình cảm.  Điều đó cũng khiến ta đi lạc hướng.

   Ở trường chúng ta được dạy kỹ năng tranh luận.  Thầy cô ra một chủ đề nào đó để học sinh tranh luận với nhau.  Sau đó, lại đổi chiều, bên này lại phải bênh vực cho quan điểm trước đó của bên kia, và ngược lại.  Bất cứ học sinh, sinh viên nào, bất cứ ai cũng có thể làm được.  Vì đó chỉ là tư duy một chiều.  Ai cũng có thể nhanh chóng có ý kiến ngược lại.  Không có chân lý nào trong các ý kiến đó, vì chúng chỉ thuần là tư duy một chiều.  Tuy nhiên, nếu những suy nghĩ này được kết nối với tình cảm thì ta không thể tranh luận với bên đối nghịch được nữa.  Đó là câu chuyện xưa cũ về việc phải ăn xoài mới biết được vị của nó.  Ta được nghe nói nhiều về xoài.  Nó ngon ngọt, mềm thơm, nhưng ta không thể tưởng tưọng ra vị của nó trừ khi ta nếm được cảm giác của xoài trên đầu lưỡi của mình, và đó là kinh nghiệm của cá nhân.  Sau đó ta không cần phải tranh luận với ai rằng xoài ngọt hay không, vì ta đã trải nghiệm chân lý.  Đó là sự khác biệt giữa tư duy đơn thuầntư duy cộng với sự trải nghiệm.

   Người quá thiên về tư duy lý luận phải tập cân bằng lại với cảm xúc, bán cầu phải.  Quá thiên về tư duy đến độ gần như quên mất cảm xúc thì cần phải thực tập nhiều chánh niệm về thọ.  Ngược lại, bán cầu phải thiên về tình cảm.  Có nghĩa là ta dễ bị các cảm xúc của mình chi phối, đưa đến lệch lạc trong tư duyĐặc tính của việc tư duy lý luận, đào sâu vào quá trình phát triển của tư tưởng, và khả năng phân tích, không thể có khi tình cảm chiếm ưu thếDĩ nhiên, ở phụ nữ điều thiếu sót này là do lề thói của xã hội gia trưởng, nhưng chính yếu là do ta không phát triển đồng đều khả năng của cả hai bán cầu, vốn thuộc về tất cả chúng ta.

   Người thiên về lý luận thường cho là những suy nghĩ của mình thực sự sẽ mang lại các kết quả như mong muốn.  Những người như thế, nếu không được đốc thúc, nhắc nhở thường xuyên, sẽ không cố gắng quan tâm hơn đến tình cảm.  Trái lại, người lúc nào cũng thiên về và phản ứng theo tình cảm sẽ luôn như thế đến nỗi họ không thể làm gì khác, trừ khi đã trải qua quá trình tu tập thiền định họ mới biết có một sự lựa chọn khác.

   Nếu ta chỉ sống theo các mối liên hệphản ứng theo tình cảm, thì cuộc sống trở nên khá khó khăn.  Những người sống như thế thường cố gắng hủy diệt cảm xúc của họ để thoát ra khỏi bi kịch của họ.  Nhưng giải pháp không nằm ở đó, mà ở sự thanh lọc cảm xúc của mình.  Dĩ nhiên, người thiên về lý trí cũng phải thanh lọc các cảm xúc, nhưng trước khi làm được điều đó họ phải hiểu, ý thức về chúng.  Người thiên về tình cảm và luôn phản ứng theo chúng, cũng phải hiểu về chúng, không phải để hủy diệt mà để khuyến khích các phản ứng thiện.  Khi đã thanh lọc các cảm xúc, tư duy của ta sẽ không còn bị che mờ bởi bao sự không lường.  Nếu không thực hành như thế, ta chỉ sử dụng phân nửa khả năng của mình.  Đó là điều mà tín và tuệ có thể giúp ta thăng bằng các cảm xúctư duy.  Khi có thể vun trồng cả hai, ta sẽ phát triển các khả năng thành quyền lựcHòa hợp khả năng tình cảm với tư duycốt lõi của sự hòa hợp giữa tín tâmtrí tuệ.

   Tâm mạnh mẽ là một tài sản lớn của ta, nhưng chỉ khi nó đi kèm theo các cảm xúc thanh tịnh.  Tín là một cảm xúc thanh tịnh như thế.  Người thường bị tham uế nhiễm dễ phát khởi tín tâm hơn người hay sân hận.  Vì tín phát khởi các cảm giác dễ chịu, là hướng của tham.  Trong trường hợp này, tham là tài sản, dầu về căn bản, nó vẫn thuộc về tính tiêu cực.  Nhưng nếu ta sử dụng nó theo hướng tích cực, đưa nó qua quy trình thanh lọc, hướng ước muốn điều thiện, nó sẽ trở thành siêu thế.

   Đầu tiên tham trở thành tín, đưa đến các cảm giác dễ chịu.  Rồi ta có thể sử dụng tính tham này để muốn thiền tập thành công, được quả dự lưu (sotapatti), giải thoát.  Tất cả đều là tham muốn, nhưng chúng đi theo đúng hướng, dùng tham để trị tham.  Đó là phương cách hữu hiệu nhất vì tham chỉ thực sự bị loại trừ bởi vị bất lai (anagami).  Nếu chúng ta sử dụng tham theo cách này, ít nhất là ta theo đuổi cái sẽ mang đến cho ta nhiều lợi lạc nhất, hơn là dục lạc qua các căn.

   Con đường của đức Phật được gọi là trung đạo, là con đường ở chính giữa, thăng bằng.  Ta phải cân bằng mọi cực đoan, để chúng trở thành căn bản, lợi ích cho người biết hòa hợp, người sẽ đạt được kết quả mỹ mãn trong tu tập.  Đó là lý do tại sao đức Phật khuyên ta nên thiền quán về sự ô uế của thân.  Người ta thường nói họ không muốn nghĩ là thân họ ô uế, mà nó là một bộ máy vận hành tốt đẹp, đầy hữu ích.  Nhưng thực sự là chúng ta quá coi trọng thân; bám víu vào nó, yêu chiều nó, cố duy trì nó, làm cho nó trẻ, đẹp mãi. Chúng ta chấp vào thân, và coi nó là “ta”.  Thiền quán về thân bất tịnh không phải là để ta nhờm gớm thân, mà chỉ cốt tạo ra sự cân bằng trong việc cảm nhận về thân.  Có thể so sánh điều này với việc đi trên một sợi dây căng; nếu ta nghiêng về bên phải, ta sẽ té, mà nghiêng về bên trái, ta cũng nhào.  Cho nên việc luôn giữ thăng bằng là điều cần thiết, cần phải được mọi người tuân theo.

   Nếu tự biết mình thường phản ứng theo tình cảm, chúng ta cần bắt đầu phân tích, mổ xẻ nội tâm.  Đối với người thường sống trong phản ứng theo tình cảm thì rất khó, vì họ không thể thấy xa hơn thế.  Thiền tập sẽ giúp họ nhiều vì sự an tịnh mà thiền phần nào mang đến, sẽ đưa họ sâu vào trong thực tạiChúng ta cũng cần một số hiểu biết về bản thân, nếu không ta chẳng thể thay đổi được gì.  Suy xét nội tâm, quán sát các cảm xúctư duy sẽ cho ta đủ hiểu biết về bản thân để đặt nền móng cho một sự chuyển hóa đầy ý nghĩa.

   Cặp ngựa thứ hai là năng lượng (tấn) và định.  Năng lượng vật chất không phải là thứ ta cần, mà là năng lượng tâm linh, không liên can gì đến các khả năng của thân.  Ta cần quyết tâm không lay chuyển cho sự tu tập này, để chuyển hóa năng lượngĐức Phật đã so sánh chúng sanh với người đội tấm khăn đang cháy.  Thật vậy, nếu ta đang đội một cái khăn cháy, ta sẽ vội vàng, dứt khoát vứt nó đi. Sự quyết tâm như thế rất cần để ta tu tập một cách tinh tấnNăng lượng này cũng tùy thuộc vào định hướng rõ ràng.  Ta phải biết điều gì là quan trọng hơn cả để không chao đảo giữa các mối liên hệ trong xã hội, hoạt động xã hội, sự tu hành, giải trí và nhiều lựa chọn khác nữa.  Ai cũng có nhiều năng lượng hơn dành cho những thứ họ lựa chọn.  Ta phải rất cẩn thận để không tận dụng hết các năng lượng của mình vào việc tìm kiếm dục lạc qua các căn, chỉ vì ta ham thích chúng.  Ta phải chú tâm đến thực tại là các dục lạc giác quan rất chóng váng đến nỗi không bao giờ chúng cho ta cảm giác hoàn toàn thỏa mãn, trong khi ta đã tận dụng hết năng lượng của mình mà không đạt được bất cứ sự thỏa mãn thực thụ nào.  Như thế là một sự lãng phí năng lượng.

   Nếu ta có thể thấy rõ ràng bằng sự chú tâm, chánh niệm và quán xét nội tâm, rằng nếu ta đặt năng lượng của mình vào thiền tậpPháp hành, thì khổ của ta nhờ đó sẽ được giảm mạnh, rằng nếu ta thực sự có một cách sống có thể bao gồm tất cả mọi thứ, thì chắc chắn ta sẽ quay về hướng đó.  Những gì còn lại của cuộc sống hằng ngày sẽ qua đi như thường lệ.  Số đông sử dụng khoảng 98% năng lượng của họ chỉ để sống.  Không vì họ phải làm việc vất vả để mưu sinh, mà chỉ để đảm trách những công việc và bổn phận hằng ngày, để sống.  Nếu năng lượng được sử dụng trong thiền tập, chánh niệmquán sát, thì các khả năng của tâm sẽ được nhạy bén đến độ những việc vặt vảnh hay trách vụ cần thiết trong cuộc sống, sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, trôi chảyChúng ta cần bắt đầu sử dụng năng lượng của mình như thế.  Đó là điều quan trọng bậc nhất.

   Nếu năng lượng (tấn) không đi kèm với định, tâm sẽ trở nên bồn chồn, bấn loạn, là điều ta có thể thấy khi hành thiền.  Đôi khi ta không có định, nhưng có rất nhiều năng lượng.  Khi đó, thân và tâm sẽ trở nên loạn động; ta chỉ muốn nhảy dựng lên, chạy đi nơi khác.  Ngược lại, nếu định quá mạnh mà thiếu năng lượng, thì chướng ngại thứ ba sẽ xuất hiện, đó là hôn trầm, thụy miên.  Điều đó cũng có thể nhận thấy lúc hành thiền.  Những người dễ đạt định, đôi khi có thể thiếu năng lượng, và hậu quảtâm định khiến họ buồn ngủ.  Đó là lúc ta nên hành thiền tuệ hơn là thiền chỉ.

   Thiền chỉ là định thuần túy, có thể đưa đến hôn trầm, thụy miên nếu ta không có đủ năng lượng.  Nhưng thiền tuệ, quán về vô thường, sự sinh diệt của các cảm xúctư duy, có thể mang đến cho ta năng lượng cần thiết.  Vì năng lượng của ta chỉ có giới hạn, ta phải sử dụng nó một cách tốt nhất có thể.  Phần đông không nhận thức được rằng năng lượngtài sản lớn của mình, nên họ tiêu phí nó vào những việc hoàn toàn vô ích.  Khi ta nhận biết rằng năng lượng rất cần thiết cho con đường tâm linh, thì ta sẽ trở nên cẩn thận hơn.  Khi thân già đi, năng lượng thể chất giảm đi, nhưng điều đó không nhất thiết bao gồm năng lượng tinh thần.  Ngược lại khi thân còn trẻ, đầy sức sống, nhiều hoạt động thể lực có thể diễn ra, tâm có thể bị quên lãng.  Ở người lớn tuổi khi các hoạt động thể lực giảm đi, tâm có thể được chăm sóc kỹ hơn, do đó năng lượng tâm có thể tăng lên.

   Năng lượng (tấn) và định phải cân bằng, nhất là trong khi hành thiền.  Khi các khả năng này trở nên mạnh mẽ, chúng đưa hành giả vào sâu trong định.  Khi tuệ giác trở nên mạnh mẽ, có nghĩa là ta trải nghiệm được ba đặc tính: vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).  Khi tấn trở nên mạnh mẽ, nó cũng thể hiện như tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ và xả.  Chánh niệm trở nên mạnh mẽ khi tất cả bốn niệm xứ (thân, thọ, tâm và pháp) thường được nhớ nghĩ đến.  Để có thể làm chủ được các khả năng này là một lý tưởng nhưng muốn đạt được lý tưởng, ta cần luôn thực hành chúng.  Vì tất cả chúng ta đều có các khả năng nội tại này, không có lý do gì ta không thể thực hành chúng.  Ta sẽ thấy mình trở nên thăng bằng, an lạc hơn, ít vấn đề hơn và có thể giúp người nhiều hơn.  Việc phát triển năm khả năng này phải là mục đích tối thượng trong đời của ta.  Việc cân bằng chúng cần được xem như là sự kết nối giữa tâm và trí.



[1] Ngũ Căn như năm cánh tay.  Ngũ Lựcsức mạnh của chúng.  Năm lực có được là nhờ năm căn tăng trưởng sinh ra.  Các lực này được duy trì liên tục đưa đến giải thoát.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/09/2014(Xem: 14472)
25/05/2014(Xem: 18474)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.