Lấy nghiệp thiện bù lại nghiệp ác đã tạo được không?

16/05/20187:57 CH(Xem: 9160)
Lấy nghiệp thiện bù lại nghiệp ác đã tạo được không?
LẤY NGHIỆP THIỆN BÙ LẠI NGHIỆP ÁC ĐÃ TẠO ĐƯỢC KHÔNG?
Quang Minh

Có câu " thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", phàm làm điều thiện thì nhận lại điều thiện, làm điều ác thì nhận lại điều ác. Cho dù trong xã hội ta thấy còn nhiều điều chưa công bằng, có nhiều người ác vẫn nhởn nhơ trước pháp luật trong khi tạo tác bao nhiêu ác nghiệp. Đó là chưa tới lúc báo ứng, vì nghiệp thiện phước báu của họ trong quá khứ đang còn, nghiệp khi mà đã tới rồi thì không thể nào thoát được.

Cũng có nhiều người tuy sống thiện lương, hiền hậu, sống tốt mà cuộc đời " thiếu may mắn" đó là vì nghiệp xấu của quá khứ chiêu cảm tới đời sống hiện tại, còn hiện tại tuy sống tốt nhưng tương lai nhất định sẽ nhận lại những gì tốt đẹp

Vậy nên " Lưới trời tuy thưa mà khó lọt , nhân quả báo ứng không chừa một ai".

Nghiệp ác do thân khẩu ý tạo nghiệp mà ra, nếu đã lỡ tạo rồi nên "sám hối" tội nghiệp. "Sám" là biết việc ác đã tạo, "hối" là từ bỏ không làm điều ác đó nữa. "Sám hối" là sám hối trong tâm mình chứ không phải lên chùa mới gọi là sám hối. Có nhiều người nói phải lo lên chùa sám hối mới được, thật ra sám hối ở đâu cũng được cũng tốt, miễn sao mình thành tâm là được. Sám hối ở chùa có điều tốt là lời sám hối, lời phát nguyện của mình trước điện thờ Phật giúp mình càng thêm tinh tấn quyết tâm trừ bỏ các điều bất thiện. Đó là tác dụng của "tâm đối chứng". "Tâm đối chứng" là tâm khi nghĩ khi biết có Phật, bồ tát đang dõi theo quan sát hành vi hành động của mình thì mình càng nổ lực làm tốt lên. 

Sám hối chỉ là bước đầu tiên của việc "ngưng thêm nghiệp ác". Còn bước tiếp theo chúng ta phải "làm thiện, nói thiện, nghĩ thiện", đó là chúng ta " tạo nghiệp thiện". 
Và nghiệp thiện bù lại hay giảm được nghiệp ác hay không tùy thuộc vào việc làm thiện thế nào, tâm người đó ra sao. 
Tâm hồi hướng dùng các nghiệp thiện để bù lại nghiệp ác thì nghiệp ác sẽ giảm. 
Người làm ác ví như bỏ nắm muối vào cốc nước, khi uống sẽ thấy mặn, còn làm thiện để bù lại việc ác như ta bỏ thêm đường vào ly nước muối, sẽ giảm độ mặn của muối. 
Như vậy, sự " sám hối" nghiệp đã tạo, " làm việc thiện" với tâm nhiệt thành trong sáng thanh tịnh, hồi hướng các việc làm thiện đó với tâm mong trừ nghiệp ác đã tạo thì sẽ làm nghiệp ác sẽ giảm trừ. 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18408)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24557)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.