Kinh Bàhiya và Ngôi Làng Bỏ Hoang

03/06/20184:18 SA(Xem: 11218)
Kinh Bàhiya và Ngôi Làng Bỏ Hoang

KINH BÀHIYA VÀ NGÔI LÀNG BỎ HOANG
Tuệ Huy - Tô Đăng Khoa

 

hoa-senCon Đường đi đến Giải Thoát chính là sự tự tu tập, phát triển, và rèn luyện cho bằng được nhận thức thật rõ ràng rốt ráo về sự thật hiển nhiên này: “không-ta, không-của-ta”.

Ngày nào sự thật “không-ta, không-của-ta” này được phơi bày, bộc lộ, chói sáng, không dấu giếm, như ngôi sao mai buối sớm trên bầu trời đêm gần sáng, thì ngày đó bạn có thể “thỏng tay vào chợ” của 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà tâm vẫn bất động.

Đây cũng chính là ý nghĩa của câu “hành thâm bát nhã ba-la-mật đa, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.”  Trong Bát Nhã Tâm Kinh

Đã từ rất lâu xa, tích tụ thói quen của vô lượng kiếp, chúng ta luôn dựng ra một “cái-ta-ảo-tưởng” để xử lý các tín hiệu đến từ các giác quan. Ví dụ như, ta thường nói: “Ta thấy”, “Ta nghe”, "Ta ngửi thấy mùi”, “Ta nếm”, "Ta xúc chạm”, “Ta suy nghĩ”.

Hể có một tín hiệu nào đến đập vào để “gỏ cửa” bất kỳ các giác quan nào “của Ta”, thì "cái Ta" sẽ có phản hồi.

Câu hỏi đặt ra là: Có thực sự có cái Ta nào trong đó không và làm sao nhận rõ “tính-không của cái Ta ảo tưởng” này?

Đức Phật thường so sánh sáu giác quan như một ngôi làng bỏ hoang. Luật phổ quát của vô thường trục xuất tất cả cư dân trong làng. Các đối tượng nhận thức ví như khách vãng lai: đến và đi, chỉ ở lại trong một thời gian vừa đủ để có thể trả lời những “tiếng gõ cửa”!

"Cốc! Cốc! Có ai trong đó không?"

"À! Có Ta đây!"

Nhưng mà:

Ai là người thực sự đang có mặt nơi đó, vào lúc đó? Có “cái Ta” nào thật chăng?

Hãy tự mình nhìn cho thật rõ sự thật này:

KHÔNG CÓ AI CẢ! ĐÓ CHỈ LÀ TIẾNG VỌNG CỦA VIỆC GÕ CỬA.

Xin hãy lắng nghe & chiêm nghiệm lời Phật dạy trong Kinh Bàhiya:

“Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.”

Câu hỏi cực kỳ quan trọng đối với pháp hành trì là:

“Chỉ là” trong Kinh Bàhiya mang ý nghĩa gì?

“Chỉ là” không mang ý nghĩa “khoanh vùng và loại bỏ” tức là “chỉ là” cái này và  “không phải” cái kia

“Chỉ là” không mang ý nghĩa “hiện tại lạc trú” trong “cái đang là” của thấy, nghe, xúc chạm, và nhận thức (kiến văn giác tri)

“Chỉ là” không đơn thuần mang ý nghĩa tập trung vào cái hiện tại.

“CHỈ LÀ” MANG Ý NGHĨA MỘT SỰ CẨN TRỌNG QUAN SÁTTHẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ (Với trí tuệ) CỦA PHÁP ĐANG LÀ.

Vì dụ về “Chỉ là” như là một sự thẩm định giá trị với trí tuệ:

  1. Cái đó “chỉ là” một đống ghẻ rách (cần phài từ bỏ với trí tuệ)
  2. Thấy, Nghe, Xúc Chạm, Nhận Thức “Chỉ là” tiếng vọng của Xúc: chỉ là tiếng vọng của việc gỏ cửa
  3. Sắc Thọ Tưởng Hành Thức “chỉ là” Cái Ta ảo tưởng
  4. 6 căn + 6 trần + 6 thức “Chỉ là” toàn bộ thế giới huyễn.

Và một sự thẩm định giá trị rốt ráo sau cùng là:

Tất cả Pháp (không có ngoại lệ) “Chỉ là” đến để rồi đi.

Sau khi  cẩn trọng thẩm định tất cả Pháp với trí tuệ như vậy thì chuyện gì xảy ra sau đó? Ngang đây xin trích nguyên văn Lời Phật:

“Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.”

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mùa Phật Đản 2018.

Tuệ Huy Tô Đăng Khoa

Thư Viện Hoa Sen



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/09/2014(Xem: 14807)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :