- Công lý

21/12/20183:23 CH(Xem: 10030)
- Công lý
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


III

SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TẬP THỂ TRONG XÃ HỘI
(câu 133 đến 181)

 

Suy tư về công lý

 

140

 

            Sống trong một xã hội, tất nhiên phải tuân thủ một số quy luật của xã hội đó. Những ai phạm vào lỗi lầm hay hành động sai trái thì sẽ bị trừng phạt, ngược lại nếu biết hành xử đúng đắn thì sẽ được mọi người yêu quý. Luật pháp và những người thay mặt luật pháp là các yếu tố đảm bảo cho sự vận hành suông sẻ đó của xã hội. Thế nhưng, nếu những người giữ trọng trách áp dụng luật pháp hầu bảo vệ công lýtài sản của người dân lại là những người không liêm khiết, thì sự vận hành đó của xã hội cũng sẽ đầy rẫy bất công mà thôi. Tình trạng đó chẳng phải là thường xảy ra trong một số quốc gia hay sao, khi mà những người giàu cóquyền thế không hề bị truy tố, và dù có đưa họ ra tòa đi nữa thì họ cũng vẫn thắng kiện một cách dễ dàng, trong khi những người nghèo khổ phạm pháp thì phải gánh chịu những bản án nặng nề? Quả thật đáng buồn.

 

141

 

            Mới hôm qua, có một người nói với tôi rằng tại Hoa Kỳ các vị quan tòa chia ra làm hai phe: một phe cho phép phá thai, một phe triệt để cấm đoán, không một chút nhân nhượng nào. Thế nhưng trên thực tế thì phức tạp hơn, có nhiều trường hợp phá thai vì các lý do nghiêm trọng, chẳng hạn như người mẹ có thể chết vì sinh đẻ, trong trường hợp này thì phải chọn lựa giữa sự sống của người mẹ và thai nhi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phá thai không chính đáng, chẳng hạn trường hợp nếu sinh con thì gia đình sẽ không đi nghỉ hè được, hoặc không đủ tiền mua sắm tủ bàn mới. Sự khác biệt giữa hai trường hợp phá thai trên đây thật rõ rệt. Thế nhưng theo quan điểm của các vị quan tòa trên đất Mỹ thì dường như không có một sự khác biệt nào giữa các trường hợp phá thai. Vì thế vấn đề này cần phải được xét đoán cẩn thận hơn hầu xác định xem trường hợp nào được phép hay không được phép phá thai.  

 

Quan điểm cứng nhắc của các quan tòa nói riêng và luật pháp Hoa-kỳ nói chung cho thấy ảnh hưởng nặng nề của các tín ngưỡng độc thần mang nặng giáo điều và phán lệnh. Một mặt thì cấm phá thai, một mặt thì tuyên án tử hình và sáng chế ra nhiều cách giết người rất cầu kỳ, chế tạo bom có thể giết hàng ngàn người tại các nước khác, trong số nạn nhân có cả những phụ nữ mang thai. Sự nghịch lý đó không những chỉ thấy trong lãnh vực luật pháplương tâm mà còn bàng bạc trong các sinh hoạt xã hội, chẳng hạn như xem sự giàu có là một ơn sủng, nghèo đói là một sự trừng phạt, do đó một mặt thì làm lễ tạ ơn, một mặt thì xây tường ngăn chận những kẻ đói nghèo. Trong tâm thức của mỗi cá thể cũng vậy, sự nghịch lý đó cũng hết sức lộ liễu: một mặt thì vạch ra những viễn tượng tuyệt đẹp đầy phúc hạnh nơi một cõi vĩnh hằng trên không trung, một mặt thì lại sợ chết vô cùng, ít nhất thì cũng không thích vào cõi đó ngay. Sống với một sự nghịch lý từ bên trong tâm thức cho đến bên ngoài xã hội thì chỉ là cách mang lại hoang mang và khổ đau cho mình, đồng thời tạo ra thêm các sự xáo trộn cho xã hội mà thôi - gccncntV.     

 

142

 

            Gần đây, tại Argentina có một vị quan tòa hỏi tôi nghĩ gì về án tử hình như là một phương tiện củng cố nền tư pháp. Đối với tôi án tử hình không thể chấp nhận được vì nhiều lý do. Tôi chỉ biết chân thành cầu mong án lệnh này sẽ được bãi bỏ trên toàn thế giới. Tuyên án tử hình là một hành động vô cùng nghiêm trọng, đó là cách tước đoạt quyền được hối lỗi của người bị kết án. Dù phạm pháp thế nhưng họ vẫn là một chúng sinh như bất cứ một chúng sinh nào khác, có nghĩa là họ cũng có thể trở nên tốt hơn, tất cả tùy thuộc vào các cảnh xảy ra với họ. Đối với các bạn và cả chính tôi cũng vậy, một số cảnh huống xảy ra biết đâu cũng có thể biến chúng ta trở thành tồi tệ hơn cả như thế nữa. Vậy hãy tạo ra một dịp may cho người bị kết án. Không nên xem người ấy vĩnh viễn là một con người độc ác cần phải thanh toán với bất cứ giá nào.

 

143

 

            Khi cơ thể mang bệnh thì chúng ta chạy chữa cho nó, nào có hủy diệt nó đâu. Vậy thì tại sao chúng ta không chạy chữa cho các thành phần ốm đau trong xã hội mà lại chỉ tìm cách loại bỏ các thành phần đó?

 

144

 

            Tôi từng nêu lên với một quan tòa thắc mắc sau đây: "Nếu có hai người vi phạm cùng một tội ác như nhau, cả hai đều bị kết ánchung thân. Một người thì độc thân, một người thì có một đàn con thơ dại phải gánh vác một mình vì mẹ chúng đã chết, vậy nếu người này bị giam thì lấy ai để lo cho đàn con nhỏ. Vậy ngài nghĩ thế nào?" Vị quan tòa trả lời rằng theo luật pháp thì cả hai phải lãnh cùng một bản án như nhau. Xã hội phải nhận lãnh trách nhiệm chăm lo cho các đứa trẻ .

 

            Tôi không khỏi nghĩ rằng trên phương diện lầm lỗi thì tất nhiên cả hai phải lãnh án như nhau, thế nhưng đối với hoàn cảnh của mỗi người thì bản án đó cho thấy một sự khác biệt hết sức rõ rệt. Trừng phạt người cha nhưng đồng thời cũng trừng phạt cả đàn con một cách thật độc ác, trong khi chúng chẳng có làm điều gì nên tội. Vị quan tòa trả lời rằng luật pháp không dự trù một giải pháp nào cho các trường hợp như thế.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18672)
16/01/2016(Xem: 15409)
06/10/2016(Xem: 15433)
17/12/2016(Xem: 24992)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.