- Khổ đau

13/03/201910:33 SA(Xem: 8183)
- Khổ đau
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 

Suy tư về sự khổ đau

 

258

 

            Nhiều người từng trải qua các biến cố đau thương trong cuộc sống, chẳng hạn như chứng kiến tận mắt cha mẹ mình hoặc những người khác bị thảm sát, hãm hiếp hay tra tấn. Các cảnh tượng ấy vẫn tiếp tục ám ảnh họ qua những năm tháng dài sau đó, và thường thì họ không biết phải bộc lộ các chuyện ấy với ai. Giúp đỡ họ không phải là chuyện dễ. Tính cách trầm trọng của các vết thương đó cũng như thời gian hồi phục mau hay chậm, tùy thuộc rất nhiều vào bối cảnh xã hộivăn hóa. Tôn giáo cũng giữ một vai trò quan trọng. Tôi thường nghĩ đến những người Tây Tạng, nhờ tu tập Phật giáo mà họ không quá yếu đuối trước các cảnh tượng đau thương (người tu tập luôn ý thức được bản chất khổ đau của thế giới và cả sự sống của chính mình, đồng thời cũng hiểu được là nghiệp của chính mình đã đưa đẩy và xui khiến mình phải đối đầu với các cảnh huống đó. Các sự ý thức này không những khiến mình không rơi vào sự tuyệt vọng mà còn mang lại cho mình nhiều can đảm hơn trước các thách đố đó).

 

259

 

            Nếu nạn nhân có một tâm thức phóng khoáng giúp mình tha thứ dễ dàng, và đồng thời những kẻ hãm hiếp, tra tấn, giết chóc cũng nhận thấy những sự quá lố trong các hành động của mình để hối lỗi, thì khi đó sự gặp gỡ giữa hai bên (nạn nhân và những kẻ gây ra các hành động hung bạo) mới mong mang lại kết quả. Sự gặp gỡ đó sẽ giúp những người độc ác nhận thấy sự sai lầm của mình và thành thực hối lỗi, đồng thời cũng là dịp giúp các nạn nhân trút bỏ - ít nhất cũng được phần nào - nỗi oán hận của mình. Nếu cả hai bên cùng tìm được sự hàn gắn thì đấy chẳng phải là một điều nên làm hay sao?

260

 

            Không phải lúc nào nạn nhân cũng là những người phải chịu đựng các sự chấn động nặng nề trong nội tâm mình, mà cả những người gây ra khổ đau đôi khi cũng không tránh khỏi hậu quả sâu xa của các hành vi tồi tệ đó của chính mình. Tôi thường nghĩ đến trường hợp các cựu chiến binh trong trận chiến Việt Nam, trong số họ nhiều người luôn bị ám ảnh bởi sự hung bạo và tàn ác mà họ gây ra. Dù đã xảy ra từ lâu, thế nhưng các cảnh tượng tàn sát, bom nổ, thây người mất đầu vẫn còn hiện lên trong các cơn ác mộng làm cho tâm thần họ bị chấn động thật sâu xa (lời khuyên trên đây nhắc nhở chúng ta là chiến tranh dù là để nêu cao một lý tưởng, hay một mục đích nào thì cũng đều là một hình thức hung bạo. Nếu nhìn lại lịch sử nhân loại thì chúng ta sẽ thấy rằng không có một sự gây chiến nào có thể gọi là cần thiết, chính đánghợp lý cả. Độc giả có thể xem lại các lời khuyên 168-175 liên quan đến chủ đề chiến tranh)

261

 

            Những người trên đây sở dĩ không vượt qua được các chấn động sâu xa trong tâm thần mình là vì họ thiếu tình thương của những người chung quanh. Sự trìu mến, lòng vị thatừ bi của những người khác có thể làm cho các khổ đau đó của họ nhẹ bớt đi, thế nhưng trong các xã hội của chúng ta ngày nay, những người phát động được các phẩm tính đó lại quá hiếm hoi. Trong các xã hội đó nạn nhân thường cảm thấy cô đơnvì vậy.

 

            Dầu sao chúng ta cũng có thể giúp đỡ họ bằng cách hàn huyên với họ, qua từng nhóm hay từng người một, hầu tìm cách làm vơi bớt các nỗi đớn đau của họ. Hãy giúp họ hiểu rằng không phải chỉ có mình mà nhiều người khác cũng từng gặp phải tình cảnh ấy, và nhiều người cũng đã vượt thoát được các khó khăn của họ. Hãy tâm sự với họ về các khổ đau và cả các vết thương có thể đã từng xảy ra với mình, và thuật lại với họ cách mà mình đã vượt thoát được các khó khăn đó.    

262

 

            Tất nhiên là chúng ta không thể giúp họ bằng một mớ lý thuyết suông hay các công thức rập khuôn của ngành Tâm lý học, mà phải tâm sự với họ bằng những lời chân tình, phát xuất từ con tim mình. Phải thật kiên nhẫn, nếu cần thì cũng phải sẵn sàng hy sinh thời giờ của mình. Một vài lời trấn an quả không đủ để an ủi một người mà tâm thần đã bị chấn động thật sâu xa.

263

 

            Kinh nghiệm cho thấy những người trưởng thành trong một khung cảnh an bình và phát huy được các phẩm tính con người một cách vững chắc, sẽ chịu đựng dễ dàng hơn các nỗi đớn đau khi chúng xảy ra với mình. Ngược lại những người lớn lên trong một môi trường đầy xung đột và hung bạo thường có những phản ứng tiêu cực, và thời gian hồi phục cũng sẽ lâu dài hơn.

264

 

            Một cơ thể tráng kiện chống lại bệnh tật dễ dàng hơn và sự hồi phục cũng nhanh chóng hơn. Một tâm thức lành mạnh cũng vậy, sẽ giúp chịu đựng các tai họa và các tin buồn nhẹ nhàng hơn. Nếu tâm thức yếu đuối thì các biến cố đau thương sẽ gây ra cho mình các chấn động sâu đậm và dai dẳng hơn.

 

            Thế nhưng điều đó không có nghĩa là khi mới sinh ra đời thì chúng ta đã phải chịu đựng ngay sự trói buộc đó (sự yếu đuối tâm thần) và không thể làm gì khác hơn được. Nếu biết cách luyện tập thì chúng ta cũng sẽ tạo được cho mình một sức khỏe tâm thần thật tốt. Tuy nhiên cũng xin nhắc lại là giáo dục, gia đình, xã hội, tôn giáo, phương tiện truyền thông cũng như vô số các yếu tố khác cũng giữ một vai trò quan trọng (ngoài sự tu tập, các cơ duyênđiều kiện bên ngoài cũng tạo ra các tác động ảnh hưởng đến tâm thức mình, có nghĩa là có thể dự phần vào việc tạo ra cho mình một tâm thần lành mạnh hay yếu đuối).

265

 

            Nếu chẳng may có một thảm trạng xảy ra với mình thì nên hiểu rằng các nỗi lo lắng và đau buồn chỉ là những thứ khổ đau phụ thuộc, ghép thêm một cách vô ích vào các thứ khổ đau cụ thể mà mình đang phải gánh chịu. Hãy nói ra với những người chung quanh những khổ đau đó hầu tống khứ chúng, không nên cất giữ trong lòng vì ái ngại hay xấu hổ, hãy nên nghĩ rằng các thảm trạng đó đã trở thành quá khứ, chẳng ích lợi gì khi vác chúng theo với mình trong tương lai. Hãy hướng tâm thức các bạn vào các thể dạng tích cực hơn trong sự hiện hữu này của các bạn.

 

266

 

            Ngoài ra cũng nên tìm hiểu xem khổ đau hiện lên với mình như thế nào. Sở dĩ người ta gây ra khổ đau cho kẻ khác chẳng qua cũng vì họ bị chi phối bởi ba thứ độc tố tâm thần là sự u mê/vô minh, hận thùthèm khát, khiến họ không chủ động được tâm thức mình. Thật ra tất cả chúng ta đều cất chứa ba thứ độc tố ấy bên trong chính mình. Chỉ cần chúng bất thần khống chế mình mạnh hơn một chút thì cũng đủ khiến mình phạm vào các hành động cực đoan. Trái lại, một kẻ phạm pháp, vào một ngày nào đó, biết đâu cũng có thể chủ động được các xúc cảm tiêu cực trong tâm thức mình và trở thành một con người nhân từ. Không nên đưa ra một sự xét đoán vĩnh viễn nào đối với bất cứ ai cả.

 

267

 

            Dưới tác động của các xu hướng nội tâm và các cảnh huống bên ngoài, chúng ta có thể phạm vào các hành động không thể hình dung nổi trong những lúc bình thường. Dưới sự chi phối của các khái niệm rỗng tuếch, chẳng hạn như sự kỳ thị chủng tộc hay chủ nghĩa quốc gia, một số người - không nhất thiết là những người hung dữ - cũng có thể phạm vào các hành động hung bạo kinh hoàng hay vô cùng tàn ác. Hãy nghĩ đến điều đó mỗi khi có người gây ra sai trái cho mình. Chúng ta bắt buộc phải chấp nhận khổ đau của mình phát sinh từ sự liên kết của thật nhiều yếu tố (nguyên nhânđiều kiện), vì thế không thể nào qui hết trách nhiệm cho một người hay là một nguyên nhân duy nhất nào cả, mà phải nhìn vào khổ đau đó của mình qua một góc nhìn khác hơn (đa dạng và phức tạp hơn).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18407)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15209)
17/12/2016(Xem: 24554)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.