Chớ xem thường trẻ nhỏ

12/03/20194:03 SA(Xem: 8346)
Chớ xem thường trẻ nhỏ
CHỚ XEM THƯỜNG TRẺ NHỎ 
Quảng Tánh

chu tieu va vi su gia
"Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ,
nhưng chớ xem thường" -
Ảnh minh họa
Theo nhận thức của số đông, bậc đạo sư phải là vị niên cao lạp trưởng, thâm niên tu hành. Trong khi Thế Tôn chứng đạohành đạo khi tuổi đời chỉ dưới bốn mươi đã gây ra dị nghị, phân vân cho không ít người. 
 
Vua Ba-tư-nặc trị vì nước Câu-tát-la cũng không ngoại lệ, ông băn khoăn vì Thế Tôn còn quá trẻ, xuất gia chưa lâu mà đã thành Chánh quả, tuyên bố chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, trong khi các bậc Sa-môn Trưởng lão đương thời lại không tuyên bố chứng đắc
 

Thế Tôn đã thấu triệt đạo lý nhân duyên quả, thấy rõ ở đời “Có bốn thứ tuy trẻ nhỏ, nhưng không thể xem thường”. Một vương tử trẻ có thể là bậc minh quân, một con rồng (có kinh ghi rắn) nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm, một đốm lửa nhỏ nhưng sẽ gây hỏa hoạn lớn, một Tỳ-kheo trẻ nhưng có thể chứng đạo.

“Một thời, Đức Phật ở tại nước Câu-tát-la, du hành trong nhân gian đến vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nghe Thế Tôn ở Câu-tát-la du hành trong nhân gian, đến vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ; nghe rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, con nghe Thế Tôn tự ký thuyết đã chứng Vô thượng Bồ-đềmọi người đã loan truyền, là không phải hư vọng và nói quá chăng? Là đã nói như thuyết, nói như pháp, nói tùy thuận pháp chăng? Chẳng phải là bị người khác làm tổn thương đồng pháp chăng? Trong khi hỏi đáp, không bị rơi vào chỗ yếu kém chăng?

Phật bảo Đại vương:

- Những điều họ nói như vậy là lời nói chân thật, chẳng phải là hư vọng, nói như thuyết, nói như pháp, nói tùy thuận pháp. Chẳng phải là bị người khác làm tổn thương đồng pháp. Trong khi hỏi đáp, không bị rơi vào chỗ yếu kém. Vì sao? Này Đại vương, hiện tại thực sự Ta đã đắc Vô thượng Bồ-đề.

Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Tuy Thế Tôn đã nói như vậy, nhưng con vẫn còn chưa tin. Vì sao? Vì trong đây còn  có  nhiều  vị  Sa-môn,  Bà-la-môn tôn túc, trọng vọng, như Phú-lan-na Ca-diếp, Mặc-già-lợi Cù-xá-lê Tử, San-xà-da Tỳ-la-chi Tử, A-kỳ-đa Chỉ-xá-khâm-bà-la, Ca-la-câu-đà Ca-chiên-diên, Ni-kiền-đà Nhã-đề Tử. Những vị đó không tự nói được Vô thượng Bồ-đề. Sao Thế Tôn còn trẻ, tuổi còn nhỏ, xuất gia chưa bao lâu, mà lại tự nói chứng Vô thượng Bồ-đề?

Phật bảo Đại vương:

- Có bốn thứ tuy trẻ nhỏ, nhưng không thể xem thường. Những gì là bốn? Vương tử Sát-lợi, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Rồng con, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Đốm lửa tuy nhỏ, nhưng chớ xem thường. Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1226 [trích])

Theo tuệ giác của Thế Tôn, quan trọng là cái hạt giống, tố chất phước nghiệp tiềm ẩn bên trong của mỗi người. Trẻ nhỏ thì giống nhau nhưng bản chất, nội lực lại khác biệt nhau. Các thần đồng, thiên tài đều bộc lộ khả năng siêu phàm của họ khi còn rất trẻ. Không phải tự nhiên, ngẫu nhiên mà mới sinh ra người ta có khả năng hơn người. Chính là do tích tập trí tuệ và công đức trong nhiều kiếp trước, các hạt giống thiện lành được mang theo đến kiếp này đủ nhân duyên trổ quả sớm.

Nhất là trong đường đạo, “kính lão đắc thọ” là đương nhiên nhưng nhiều khi các bậc cao niên Trưởng lão mà chỉ mới tu hành trong đời trước hoặc đời này. Còn những Tỳ-kheo trẻ mà do nguyện lực tái sinh hay đã nhiều kiếp trướccao tăng thì dĩ nhiên sự tiến bộ tâm linh của họ trong đời này có thể vượt xa các bậc Trưởng lão. Thế nên “không thể xem thường trẻ nhỏ” là một tuệ giác cần có trong ứng xử cũng như đào tạo nhân tài kế thừa. Xem thường trẻ nhỏ của người lớn là một sự thiển cận, kìm hãm tài năng là một sai lầm. Người lớn chúng ta có thể hơn về kinh nghiệm, tuổi tác, địa vị nhưng về công đức trí tuệ thì chớ xem thường trẻ nhỏ.
Quảng Tánh
Thư Viện Hoa Sen


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2018(Xem: 11279)
28/01/2011(Xem: 252248)
19/04/2014(Xem: 24160)
16/09/2015(Xem: 17414)
25/05/2014(Xem: 13706)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.