Gánh nặng đã đặt xuống

25/07/20191:02 SA(Xem: 8862)
Gánh nặng đã đặt xuống

GÁNH NẶNG ĐÃ ĐẶT XUỐNG
Quảng Tánh

 

qua song bo beKinh điển Phật giáoảnh dụ nổi tiếng là qua sông rồi thì hãy bỏ bè. Nếu đã qua sông mà còn cố gánh chiếc bè, không dám buông bỏ thì chẳng phải người trí. Còn chưa qua sông mà toan bỏ bè thì ắt hẳn trôi sông, không tránh được họa chìm nghỉm. Thành ra, chiếc bè chỉ là phương tiện để qua sông. Khi đã qua sông sinh tử, sang bờ kia (đáo bỉ ngạn) rồi thì buông bè; không xả thì bè trở nên chướng ngại.

Cũng vậy, nỗ lực công phu kệ kinh, tọa thiền nhằm tích công bồi đức để đoạn trừ phiền não chỉ là giai đoạn dụng công tu, lúc chưa dự phần Thánh quả. Khi chứng đắc giải thoát rồi (bậc A-la-hán), phiền não đã diệt sạch rồi thì “việc nên làm, đã làm”, “gánh nặng đã đặt xuống”. Bấy giờ thì bậc Thánh buông hết mọi thứ, thuận với tự nhiên “đói ăn mệt ngủ”, thong dong tự tại. Với tâm giải thoáttuệ giải thoát thường trực, các ngài tùy duyên giáo hóa, làm hết các thiện phápnhư không làm. Kể cả việc chính yếu đọc kinh, tọa thiền cũng buông, tự do tự tại, tùy duyên vô ngại.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, siêng tụng kinh, siêng giảng thuyết, tinh tấn tư duy, đắc quả A-la-hán. Sau khi chứng quả rồi, không còn siêng tụng kinh, giảng thuyết nữa. Khi ấy có vị Thiên thần đang ở trong rừng đó, nói kệ:

Tỳ-kheo! Ngài trước kia
Ngày đêm siêng tụng tập
Luôn vì các Tỳ-kheo
Cùng luận nghĩa quyết định.
Nay, ngài đối Pháp
Im lặng không mở lời
Không vì các Tỳ-kheo
Cùng luận nghĩa quyết định.

Lúc ấy, Tỳ-kheo kia nói kệ đáp:

Xưa, vì chưa lìa dục
Tâm thường ưa Pháp cú


Nay, vì đã lìa dục
Việc tụng thuyết đã xong.
Trước, biết đạo đã đủ
Thấy, nghe đạo làm gì?
Các thấy, nghe thế gian
Bằng chánh trí buông hết.

Sau khi Thiên thần nghe những gì Tỳ-kheo nói, hoan hỷ, tùy hỷ, liền biến mất”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1337)

Đạo quả giải thoát vô cùng cao xa, bặt hết dấu tích, đến nỗi Thiên thần cũng không lần ra. Với con mắt phàm tình, chúng ta vô cùng kính ngưỡng các bậc phạm hạnh chân tu, chăm chỉ học pháp, tinh tấn công phu, miệt mài thiền tập. Những người có tâm và hạnh như vậy là hạt giống chắc, đáng tôn kính trong hàng ngũ đệ tử của Thế Tôn. Tuy vậy, chư vị này chỉ đang ở giai đoạn “việc nên làm, đang làm”.

Đến khi bước sang địa hạt “việc nên làm, đã làm” thì khác hẳn, “gánh nặng đã đặt xuống” nghỉ ngơi hoàn toàn mà làm hết thảy Phật sự, không làm gì cả mà lợi ích chúng sinh vô số hằng sa. Giáo hóa chúng sinh một cách thong dong nhưng hiệu quả vô cùng mới đúng là hành đạo. Còn chúng ta hầu hết đều gắng sức hành đạo nên lắm khi bị đạo hành. Phụng đạo theo cách này cũng quý nhưng phải thường xuyên dè chừng, bị đạo hành rồi chướng ngại đường tu cũng chưa phải là điều hay.

Thế nên chúng ta cẩn trọng khi phán xét người tu hành, nhất là về phương diện tinh tấn, nỗ lực. Khi ta thấy một hành giả không tận lực dụng công nữa, sống tùy duyên, cũng có thể họ quá mệt mỏi và rơi vào giải đãi nhưng cũng có thể họ đã làm xong phận sự của mình. Chỉ cần tinh ý, sống gần và lâu với vị ấy một thời gian, nếu thấy các phẩm chất giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến lưu lộ ra thì đích thị đó là bậc Hiền Thánh, cần tuyệt đối kính ngưỡng và thân cận những bậc ấy đến suốt đời.

Quảng Tánh


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23843)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.