Giải thoát qua cái thấy

03/09/20192:45 CH(Xem: 11213)
Giải thoát qua cái thấy

GIẢI THOÁT QUA CÁI THẤY
Nguyễn Thế Đăng

hoa khai kiến Phật-anh-cua-vinh-huuCó phải khi thấy tánh Không thì không thấy gì hết? Có phải thấy “pháp tánh” thì không còn thấy các pháp? Có phải khi đạt đến tammuội, sắc tướng tam-muội, thanh tướng tam-muội, hương tướng tam-muội,… nam nữ tướng tam-muội, thiên long tướng tam-muội, súc sanh tướng tam-muội, địa ngục tướng tam-muội… thì người ta không còn thấy con người, thế giới, các cõi? Nếu không thấy như vậy thì người tu đạo Bồ-tát làm sao để giúp đỡ chúng sanh trong thế giới loài người và trong các cõi? Còn nếu có thấy thì vị ấy thấy như thế nào?

Theo định nghĩa của kinh Pháp hội Văn-thù-sư-lợi Phổ môn thì thấy tánh Không là thấy sự không có tự tánh của chúng sanh và mọi sự vật, chứ không phải không thấy chúng sanh và mọi sự vật. Tánh Khôngduyên sanh nên vô tự tánh. Kinh nói “như huyễn, như mộng”, nghĩa là có thấy, nhưng vì bản chất của chúng là vô tự tánh, nên thấy mà hư huyễn, như mộng.

Hơn nữa, theo kinh, tánh Không không phải là không có gì hết; tánh Khôngbình đẳng, Niết-bàn, thật tế, Chân như, pháp giới, Phật tánh…
Pháp tham trong Phật pháp
Bình đẳng tức Niết-bàn
Người trí phải nên biết. (Tham tướng tam-muội)
Tức giận tức thật tế
Bởi từ Chân như khởi
Biết rõ như pháp giới
Thì gọi sân tam-muội. (Sân tướng tam-muội)
Si tánh với Phật tánh
Bình đẳng không sai khác. (Si tướng tam-muội)

Một người, khi đã chứng ngộ một phần tánh Không, tức là chứng ngộ một phần Pháp thân, thì sẽ thấy những sự vật đồng thời cũng thấy bản tánh Không của những sự vật. Người ấy thấy các tướng đồng thời thấy chúng “chẳng phải tướng” (như kinh Kim cương nói), chúng là “vô tướng”, nghĩa là chúng là tánh Không. Người ấy vẫn thấy tướng nam, tướng nữ, tướng chư thiên, tướng rồng, tướng a-tu-la… để đối xử thích hợp, nhưng vẫn thấy nền tảng bình đẳng của chúng là tánh Không. Lấy thí dụ là tấm gương và các bóng trong gương. Người ta thấy các bóng trong gương khác biệt nhau, không lẫn lộn, nhưng các bóng ấy đều ở trong gương, đều có bản chất bình đẳng là gương.

Nếu dùng chữ “mà” (nhi) thường thấy trong kinh điển Đại thừa thì: khác biệt mà không khác biệt, không khác biệt mà khác biệt. Phân biệtvô phân biệt, vô phân biệtphân biệt. Niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm. Sắc mà là Không, Không mà là sắc. Chân lý tương đối mà là chân lý tuyệt đối, chân lý tuyệt đối mà là chân lý tương đối.

Tam-muội hay tánh Không không phá hủy tất cả các tướng. Nói cách khác, không phải phá hủy các tướng thì đạt được tánh Không. Đúng hơn, phải phá hủy vô minh nơi tâm mình, chính vô minh ấy khiến chúng ta nhìn thấy sự phân biệt, chia cắt, tách lìa nơi các tướng. Một Bồ-tát ở trong tam-muội hay tánh Không thì thấy các sắc, nhưng giờ đây các sắc ấy trở thành thanh tịnh.

“Đức Phật dạy: Này Văn-thù-sư-lợi! Có tam-muội tên Vô biên ly cấu. Nếu Bồ-tát đắc tam-muội ấy thì hiển hiện được tất cả các sắc thanh tịnh”.

Tam-muội hay tánh Không là ánh sáng trùm khắp. “Có tam-muội tên là Khả úy diện. Bồ-tát đắc tam-muội ấy thì có ánh sáng lớn mạnh, che mờ mặt trời mặt trăng. Có tam-muội tên là Vô ngại quang. Bồ-tát đắc tammuội ấy thì chiếu sáng được tất cả các cõi nước Phật…”. Tam-muội hay tánh Không không phá hủy các tướng, mà là ánh sáng chiếu sáng các tướng. “Có tam muội tên là Hỷ lạc. Bồ-tát đắc tam-muội ấy có thể làm cho các chúng sanh đầy đủ hỷ lạc”.

Có thể kết luận, tam-muội hay tánh Không là nền tảng của mọi xuất hiện hình tướng, làm cho các hình tướng trở lại thanh tịnh và xuất sanh những phẩm tính tốt cho chúng sanh. Như thế, tam-muội là đưa tất cả mọi sự trở về bản tánh Không của chúng. Khi đưa thế giới, chúng sanh trở lại nền tảng, chúng không biến mất mà trở lại bản chất thực của chúng là vô tự tánh. Vô tự tánh nghĩa là tự do, giải thoát. Khi thế giớichúng sanh được ở trong tam-muội, ở trong tánh Không, chúng vẫn có những tướng sai khác nhau, nhưng như huyễn như mộng. Như huyễn như mộng là sự tự do, giải thoát của mọi hình tướng.

Nền tảng tánh Không ấy không do ai làm ra, không do nguyên nhânđiều kiện nào làm ra, nên nó là cái có sẵn, nó là bản tánh của tất cả các hiện tượng. Ở đâu có sự vật, có hiện tượng, ở đó có nó. Thực tại tối hậu ấy, chỉ lấy trong kinh này, là Pháp tánh, Niết-bàn, Chân như, thật tế, Phật tánh… đều là những cái có sẵn và đang có. Như Phật tánh, kinh Đại Bát Niết-bàn nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Chúng ta đều có và đang có cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật) như kinh Pháp hoakinh Hoa nghiêm nói.

Vậy thì vấn đềchúng ta đang có đủ từ gốc tới ngọn, từ bản tánh của tâm (Phật tánh) đến các giác quan, thế thì tại sao cũng cùng trong một cái nhìn, chúng sanh chúng ta chỉ thấy sanh tử khổ đau mà các Bồ-tát thì thấy Niết-bàn tịnh lạc? Tại sao cũng cùng một thực tại trước mắt, chúng ta chỉ thấy những sự vật tách biệt nhau, xung đột nhau, trái nghịch nhau trong khi các Bồ-tát lại thấy đó là Niết-bàn thường, lạc, chân, tịnh?

Tại sao đứng trước cùng một thực tại, với những khả năng giác quan đầy đủ như nhau, chúng ta lại thấy ra một thế giới phân mảnh thành muôn vàn hình tướng khác biệt và chống trái lẫn nhau? Đó là vì thói quen (nghiệp) phân biệt trong tất cả tám thức đã tạo ra sanh tử:
Nếu ai biết rõ được
Các pháp là vô sanh
Chẳng nên khởi phân biệt…
(Đồng nữ tướng tam-muội)
Các tướng đều chẳng có
Do nhiễm phân biệt sanh
Như muốn nắm hư không
Đặt yên ở một chỗ
Dầu trải muôn ngàn kiếp
Không hề tích tụ được.
(Si tướng tam-muội)
Tánh tham như hư không
Cũng không có kiến lập
Phàm phu vọng phân biệt
Do đó sanh tham nhiễm
Pháp tánh vốn vô nhiễm
Thanh tịnh như hư không
Tìm cầu khắp mười phương
Hư không chẳng nắm được…
(Tham tướng tam-muội)

Trước thực tại “thanh tịnh như hư không” chỉ vì vọng phân biệt mà có ra các tướng của sanh tử. Cho nên, cùng một thực tại, cùng có tám thức, chỉ cần nhìn mà không phân biệt thì đó là cái thấy thực tại thanh tịnh từ xưa nay chưa từng có sanh tử.

Cũng sống trong thức phân biệt, nhưng thấy nghe hay biết mà không phân biệt thì đây là tánh thấy tánh nghe như kinh Lăng nghiêm nói. Các giác quan vẫn hoạt động nhưng không phân biệt thì đây là nền tảng, cội nguồn vô sanh của các giác quan.

Trong kinh Phật tự thuyết, phẩm Bồ-đề, kinh Tiểu bộ, kể câu chuyện ngài Bahiya đắc quả A-la-hán sau khi nghe Đức Phật chỉ dạy về nền tảng, ông chủ của các giác quan, như sau: “Trong cái thấy chỉ là thấy; trong cái nghe chỉ là nghe; trong cái thọ tưởng chỉ là thọ tưởng; trong cái thức tri chỉ là thức tri. Do vậy, này Bahiya, ông không ở đâu cả. Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là khổ đau hết sạch”.

Nguyễn Thế Đang | Văn Hóa Phật Giáo Số 326 ngày 1--28019 |Thư Viện Hoa Sen nhập lưu 3-9-2019


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.