Phật Giáo Một Sự Nghiệp Tinh Thần Của Người Việt Nam

29/01/202010:13 SA(Xem: 8054)
Phật Giáo Một Sự Nghiệp Tinh Thần Của Người Việt Nam

PHẬT GIÁO

MỘT SỰ NGHIỆP TINH THẦN  CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

(Phỏng dịch bài pháp của  Đại Đức Narada Maha Thera thuyết tại Kỳ Viên Tự)

PL: 2505 DL: 1961

 

Narada Maha Thera... Đức Phật không mong được lễ bái cúng dường, trái lại Ngài tha thiết ước ao các tín đồ đem giáo lý của Ngài ra thực hành. Đã có lần Ngài nói rằng người đệ tử tốt nhứt của Ngài không phải là người tôn sùng bản thân Ngài, mà là người hành đúng theo lời chỉ dạy của Ngài.

Ta có thể thực hành giáo lý của Đức Phật mà khỏi phải khép mình trong hình thức nghi lễ bề ngoài. Trong Tam Tạng không thấy chỗ nào dạy phải cầu khẩn, van vái để xin một điều gì. Đức Phật thường khuyên ta nên tinh tấn chuyên trì thiền định, vì nhờ thiền định mà ta có thể chinh phục được bản thân để khép mình vào nếp sốngkỷ cương, tự kiểm soát lấy thâm tâm để dọn mình cho trong sạch. Cũng nhờ thiền định mà ta được giác ngộ hoàn toàn. Thiền định không phải là đặt mình vào một trạng thái mơ màng yên lặng, hoặc một tâm trạng rỗng không, mà lại là một cố gắng linh động tích cực. Thiền định là một phương dược tẩm bổ cho tâm lẫn trí, là phần tinh tuý của Phật Giáo. Thiền định cùng với ý chí phục vụ là hai đặc tính cụ thể của Phật Giáo.



Nhiều người, vì không thấu được tầm quan trọng của pháp Thiền định, quá vội vã cho rằng Phật Giáo là một tôn giáo tiêu cựcthụ động. Những lời phê bình vô căn cứ ấy trái hẳn với sự thật.

Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên trên thế gian có những hành động cực kỳ tích cực và các đệ tử Ngài cũng đã noi gương Ngài. Không có nhứt hào dính túi, chư vị A la hán xưa kia cũng như các vị đệ tử trung thành hiện nay của Đức Phật đã nhẫn nại đi đây đi đó, cùng khắp phương trời xa lạ để hoằng dương Chánh Pháp và không hề mong được đền ơn đáp nghĩa. “Hãy cố gắng, cố gắng lên, tích cực hoạt động”, đó là lời di chúc tối hậu của Đức Phật. Ngài khuyên ta ba điều : “Không làm ác”, có nghĩa là làm thế nào cho ta khỏi phải là một gánh tội khổ cho ta và cho kẻ khác; “Hãy làm lành”, là làm thế nào cho ta trở thành một nguồn phước báu cho ta và cho kẻ khác; và sau cùng “Hãy giữ tâm luôn luôn trong sạch”, là một lời khuyên vô cùng khẩn yếu. Một giáo lý như thế, có thể nào gọi là thụ động, tiêu cực chăng?

pdf_download_2

Phật Giáo Một Sự Nghiệp Tinh Thần Của Người Việt Nam


Xem thêm:

Thư mục của ngài Narada Maha Thera




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27469)
27/06/2018(Xem: 12180)
25/06/2018(Xem: 11733)
04/12/2012(Xem: 55567)
17/06/2016(Xem: 8855)
14/10/2010(Xem: 77815)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.