Ngồi trong một tư thế
thoải mái, với cột sống thẳng đứng và buông thõng hai vai. Nhắm mắt lại (nếu điều đó làm bạn
cảm thấy thoải mái), và
cho phép hơi thở của bạn
vận hành một cách
tự nhiên. Trong khả năng có thể, hãy tập trung chú ý vào
hơi thở của bạn, chú ý khi bạn đang
thở vào và khi bạn đang
thở ra.
Nhận biết không khí
đi vào trong mũi, và sau đó đi ra ngoài như thế nào. Ví dụ như khi
đi vào thì nghe mát, còn khi
thở ra thì nghe ấm ở vành môi trên chẳng hạn. Bạn cũng có thể
quán sát khi
thở vào thấy lồng ngực hay bụng của bạn như thế nào. Có thể đó là sự
mở rộng nhẹ nhàng của ngực hay sự căng cứng của bụng khi
hít vào, và sự xẹp lại hay mềm mại của bụng khi
thở ra. Bạn cũng có thể cảm nhận
cảm giác ở những
nơi khác của cơ thể khi
hơi thở đi qua. Việc
duy trì sự chú ý vào
hơi thở có thể làm cho nhịp tim của bạn đập chậm lại và
thường có tác dụng làm dịu
tâm trí và cơ thể.
3. Xem xét chuyện gì đang xảy ra
Phần lớn những gì làm
chúng ta căng thẳng hay
lo âu là do
chúng ta suy nghĩ chứ
thực tế chưa chắc đã như vậy.
Khi con bạn bị
căng thẳng, các bậc
cha mẹ hãy khuyên chúng đừng
suy diễn mà nên
tìm hiểu đâu là
sự thật của câu chuyện? Nếu con bạn nói rằng không ai thích nó hay nó sợ sẽ thất bại trong bài
kiểm tra sắp tới, thì hãy khuyên con không nên có những
suy nghĩ tiêu cực như thế nữa, thay vào đó, chỉ cần chăm sóc tốt
bản thân và làm tốt những công việc
trước mắt là được. Những
suy nghĩ thường
vô cùng quyến rũ, khiến
chúng ta nghĩ rằng chúng
hoàn toàn đúng và cực kỳ quan trọng. Nhất là đối với thanh
thiếu niên, những người tự cho mình đã
trưởng thành, đã đủ khôn lớn để phán xét, lại càng tin vào những gì chúng đang
suy nghĩ.
Cha mẹ có bổn phận làm sao để cho con cái
nhận ra rằng những
suy nghĩ đó không phải là
sự thật.
4. Lưu ý điều tốt
Khi
chúng ta bị stress, não bộ bị đẩy vào
trạng thái sợ hãi, do đó
chúng ta bắt đầu chú ý hơn đến các mối
đe dọa, và điều này làm cho
tình trạng trở nên
tồi tệ hơn!
Khi con bạn bị stress, bạn hãy khuyến khích con hướng
tâm chú ý đến những điều tốt, rằng mọi thứ đang ổn hay rất tốt. Hãy bảo con bạn nghĩ ra mười điều
tốt đẹp về
bản thân và cuộc sống như
đẹp đẽ, hữu ích,
tốt bụng hoặc
dễ chịu, v.v…
5. Âm nhạc chánh niệm
Ben Sedley,
tác giả của Stuff That Sucks, khuyên thanh
thiếu niên luyện tập
chánh niệm bằng cách nghe nhạc. Tốt nhất là nên cảm nhận âm điệu của
bài hát thay vì tập trung vào lời
bài hát (có
thể không phù hợp lắm để giảm
căng thẳng). Hãy chú ý đến
bản thân âm nhạc, như bạn nghe thấy được nhạc cụ nào,
bài hát nhanh hay chậm, sôi động hay du dương?
Đồng thời ý thức tình trạng của mình như thế nào khi nghe nhạc, cả về
tinh thần lẫn
thể chất, như
bài hát tạo ra
cảm xúc gì trong bạn, bạn
cảm thấy chúng ở đâu trong cơ thể, bạn có thể cảm nhận được nhịp điệu của
âm nhạc trong cơ thể bạn không? Nghe nhạc một cách
tỉnh táo là một liều thuốc giảm
căng thẳng tuyệt vời, và đó cũng là một cách
tuyệt vời để
thực tập sự có mặt
hoàn toàn của mình trong thời điểm
hiện tại, bây giờ và ở đây.
6. Hãy ôm ấp bản thân
Các nơ-ron
thần kinh của bạn không biết gì về bạn - chúng chỉ là những nơ-ron câm, khi được
quan tâm chúng sẽ kích hoạt và
suy nghĩ, “một người nào đó yêu tôi!” Và sau đó các hoóc-môn
hạnh phúc bắt đầu xoáy trong não và máu. Tôi nhớ có lần đã nghe ai đó nói rằng điều này được gọi là “sự
sử dụng chất
kích thích hợp pháp”. Hãy
quan tâm và ôm lấy mình - nó sẽ giúp bạn
cảm thấy tốt hơn!
7. Cảm xúc không kéo dài mãi mãi
Khi rơi vào những
cảm xúc tiêu cực như stress, người ta luôn nghĩ rằng
cảm xúc đó là thật và sẽ kéo dài
mãi mãi, như thể rằng họ sẽ tức giận hay
căng thẳng suốt cả
cuộc đời vậy.
Tuy nhiên, với sự
chánh niệm,
chúng ta hiểu rằng không có
cảm xúc nào
tồn tại mãi mãi, dù đó là
cảm xúc đau khổ hay
hạnh phúc. Bằng cái nhìn
chánh niệm, ta sẽ thấy rằng
cảm xúc chỉ là một sự
kết hợp của nhiều
yếu tố như
cảm giác,
suy nghĩ, ký ức... và
yếu tố nào cũng
vô thường và thay đổi
thường xuyên. Nếu như “không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” thì
cảm xúc của
con người còn hơn thế nữa, tức là “không ai có thể trải nghiệm hai
cảm xúc giống hệt nhau từ phút giây trước đến phút giây sau”.
Trong A Still Quiet Place for Teens, Amy Saltzman đã khuyến khích thanh
thiếu niên theo dõi biểu đồ
cảm xúc của họ. Ví dụ, sóng tức giận có thể tăng nhanh và mạnh, và sau đó mờ dần, trong khi
nỗi buồn giống như một làn sóng hình sin nhẹ nhàng.
Bằng cách
theo dõi cảm xúc của họ và
tham gia vào các đường nét của những trải nghiệm đó (chúng kéo dài bao lâu, có
liên tục hay không, v.v…), thanh
thiếu niên đã hiểu được cách mà
cảm xúc diễn ra trong cơ thể của họ.
Trái với cái
biết trước đây của họ, giờ họ hiểu ra rằng các
cảm xúc thật sự là
vô thường.
8. Giải độc công nghệ
Các thiết bị công nghệ góp phần vào sự
căng thẳng của
chúng ta theo nhiều cách, như làm cho
chúng ta mất đi sự trải nghiệm trực tiếp với cuộc sống, các thư điện tử (email) và
thông báo làm
trầm trọng thêm những
lo lắng, trong khi các
phương tiện truyền thông xã hội góp phần tạo ra hội chứng
tâm lý FOMO (FOMO là ghi tắt của chữ Fear Of Missing Out, hiểu nôm na là
tâm lý sợ bị
bỏ rơi, bỏ lỡ,
lạc hậu khi
so sánh với
xã hội) và rất nhiều sự
so sánh vô ích khác.
Trong một
xã hội mà khoa học công nghệ có một
vai trò quan
trọng như hiện nay thì khó mà nói “không”
hoàn toàn với các thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, trong khi
sử dụng chúng, ta nên
thực hành chánh niệm bằng cách chú ý đến
cảm giác của mình như thế nào khi làm việc trên các thiết bị đó.
Ngoài ra, nên nghỉ giải lao
thường xuyên (
tối thiểu 20 phút
một lần), và
thỉnh thoảng tập sống mà không cần có các thiết bị điện tử: không điện thoại, không TV, không máy tính, không iPod. Ngắt kết nối khỏi công nghệ sẽ kết nối bạn với
kinh nghiệm thực tế!
9. Đọc thơ thiền và các tài liệu về chánh niệm
Thơ thiền là nguồn
tuệ giác trong lành và các
tài liệu về
chánh niệm sẽ hướng dẫn
chúng ta trở về với chính mình cũng như sống một cách có định hướng. Tốt nhất là hãy làm việc theo nhóm. Những người có cùng tâm trạng stress cùng nhau đọc những bài thơ hay
tài liệu mà họ yêu thích hay thấy hữu ích, rồi
thảo luận về
cảm xúc và
kinh nghiệm. Ví dụ như bạn đã bao giờ có những
cảm xúc như vậy chưa, đã bao giờ có những trải nghiệm khó khăn mà
cuối cùng bạn đã học được điều gì đó từ những khó khăn đó, bạn làm gì để tránh
cảm xúc và điều gì xảy ra khi bạn tránh chúng, bạn có thể đón nhận ngay cả những
cảm xúc khó chịu đến với bạn hay không?
Trao đổi thực tế như vậy sẽ làm cho bạn
cảm thấy cởi mở hơn và gặt hái được nhiều
lợi ích hơn so với những
giải pháp ảo trong các thiết bị điện tử.