Không có kẻ chiến bại

27/04/20204:51 SA(Xem: 7386)
Không có kẻ chiến bại

KHÔNG CÓ KẺ CHIẾN BẠI
Ṭhānissaro Bhikkhu
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

 

Thanissaro-BhikkhuTỳ Khưu Thanissaro (Geoffrey DeGraff) là một tu sĩ người Mỹ theo truyền thống tu trong rừng của Thái Lan.  Sau khi tốt nghiệp Đại học Oberlin năm 1971 với chuyên ngành về Lịch sử Tri Thức Âu Châu, ông theo học thiền với Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko ở Thái Lan và xuất gia năm 1976.  Năm 1991, ông giúp xây dựng Lâm Tự Viện ở San Diego, California, nơi ông hiện là trụ trì.  Ông là một dịch giả, người viết năng nổ.  Nhiều tác phẩm của ông có thể được tìm thấy trên mạng có tên: www.accesstoinsight.org

***

 

Khi ta tha thứ cho người đã làm hại ta, không có nghĩa là nghiệp ác của người đó được xóa bỏ.  Đó là lý do tại sao có nhiều người nghĩ là sự tha thứ không có chỗ trong thế giới nghiệp của Phật giáo, và không tương ứng với giáo lýĐức Phật đã dạy.  Nhưng không phải thế.  Sự tha thứthể không hóa giải được nghiệp ác cũ nhưng nó có thể ngăn chặn nghiệp ác mới không xảy ra.  Điều đó đặc biệt đúng với nghiệp ác mà trong tiếng Pali gọi là vera.  Vera thường được dịch là ‘thù địch”, “ác cảm”, hay “không thân thiện”, nhưng nó là một trạng thái đặc biệt của tất cả các đặc tính này: sự ác cảm, hận thù là muốn đáp trả lại người đã sai trái với ta.  Thái độ này mới chính là cái không có chỗ trong sự thực hành của Phật giáo.  Sự kham nhẫn, chịu đựng  có thể làm lòng hận thù giảm đi, nhưng tha thứ mới là cái có thể gạt bỏ nó qua một bên.

 

Kinh Pháp Cú, một tập hợp rất nổi tiếng của các bài kệ Phật giáo xưa, nói về vera (hiềm hận) trong hai trường hợp.  Thứ nhất là khi ai đó đã làm tổn thương bạn, và bạn muốn làm tổn thương lại họ.  Thứ hai là khi bạn thua trong một cuộc đối đầu - trong thời Đức Phật còn tại thế, điều này chủ yếu nhắm tới các trận chiến quân sự, nhưng giờ thì nó có thể nói rộng đến bất cứ sự tranh đua nào mà sự thất bại mang đến tai họa, dầu thực hay chỉ là cảm nhận - và bạn muốn trả thù.

 

Trong cả hai trường hợp, tha thứ là cái chấm dứt được vera.  Bạn quyết không làm cho "ra lẽ" dầu xã hội có cho bạn quyền làm thế, vì bạn nhận thức rằng, từ quan điểm của nghiệp, điểm số duy nhất, thực sự trong các cuộc tranh hơn thua như thế chỉ ghi thêm điểm vào nghiệp xấu ác của cả đôi bên.  Vì thế, khi tha thứ cho bên đối nghịch, cơ bản là bạn tự hứa với bản thân là sẽ bỏ qua bất cứ cơ hội nào để ghi thêm điểm xấu ác lên.

 

Bạn không biết cuộc đấu tranh tạo nghiệp xấu này đã lặp đi lặp lại trong biết bao kiếp sống, nhưng bạn biết rằng cách duy nhất để chấm dứt nghiệp đó là dừng vera lại, và nếu bạn không bắt đầu làm việc đó thì chuyện dứt nghiệp xấu không bao giờ xảy ra.

 

 

3.  “Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi "
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

 

4. "Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi, "
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

 

5.  “Với hận diệt hận thù,

Đời này không có được.

Không hận diệt hận thù,

định luật ngàn thu”.

 

Kinh Pháp Cú 3-5[1]

 

 

Sự tha thứ là một cách thực hành mà bạn phải tự mình làm, tự trong nội tâm, nhưng đối phương có thể bị ảnh hưởng bởi tấm gương của bạn, để cũng dừng làm lan thêm vết bùn nhơ.  Bằng cách đó, cả hai bên đều được ích lợi.

 

Tuy nhiên, nếu đối phương không cùng bạn dừng ngay cuộc đối đầu, thì cũng đến một lúc nào đó họ sẽ hết còn muốn tranh chấp, do vậy cuộc chiến giằng co qua lại giữa đôi bên sẽ chấm dứt.

 

Đức Phật đã chỉ cho ta ba cách để đối mặt với bất cứ cảm xúc dây dưa nào khiến ta phải ở về phía thất thủ, trở thành vô phương cứu chữa.

 

     +  Thứ nhất hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đang trong quá trình tiến đến cái chết, và ta không muốn những ý nghĩ hiềm thù lẫn vào trong cái chết tốt lành.  Câu nói rằng: "Nó hại tôi.  Tôi sẽ không yên cho đến khi trả được thù", là điều mà ta không muốn chú tâm vào khi thần chết đến gầnNếu không, bạn sẽ thấy mình tái sinh với lòng hận thù, là một cách sống không vui vẻ gì.  Bạn còn có nhiều thứ tốt đẹp hơn để làm với thời gian mình có.

 

     +  Cách thứ hai là phát triển các ý nghĩ thiện lành vô hạn, “không hận thù, không ác ý”.  Những suy nghĩ này nâng tâm bạn lên hàng thánh, một cấp bậc cao của chư thiên, và từ quan điểm cao cả đó, ý nghĩ phải cố gắng tìm mọi cách để "giải quyết" các mối hiềm khích cũ dường như - mà thực sự là - nhỏ mọn và tàn nhẫn quá.

 

       +  Cách thứ ba là dựa vào năm giới: không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng chất gây say.  Không bao giờ. Không một chút nào.  Như Đức Phật ghi nhận, khi ta giữ các giới luật này trong tất cả mọi giao dịch với người khác, dù cho họ là ai hay họ đã làm gì, bạn luôn được an toàn, tránh khỏi hiềm hận, hiểm nguy - ít nhất là về phía bạn - đối với mọi chúng sinh.  Và vì sự an toàn là phổ quát, chính bạn cũng sẽ được hưởng sự ích lợi đó.

 

Trong trường hợp bạn bị thất bại trong một cuộc so bì, Đức Phật dạy rằng bạn có thể tìm được bình anchấm dứt hiềm hận chỉ bằng cách bỏ qua sự hơn - thua.  Để làm được điều đó, bạn bắt đầu quán sát xem mình thường tìm hạnh phúc ở đâu.  Nếu bạn tìm hạnh phúc qua sở hữu quyền lực hay vật chất, thì luôn có sự thắng - thua.  Thí dụ, nếu bạn có quyền lực, thì người khác sẽ mất quyền lực.  Nếu người khác thắng, thì bạn thua.  Và như Đức Phật đã dạy:

 

       201. “Chiến thắng sinh thù oán,

         Thất bại chịu khổ đau,

         Sống tịch tịnh an lạc,

         Bỏ sau mọi thắng, bại”.

 

              Pháp Cú 201

 

Trái lại, nếu bạn tìm hạnh phúc qua sự thực hành công đức - bố thí, trì giới và hành thiền - thì không có sự hơn thua.  Mọi người đều thắng.  Khi bạn bố thí, dĩ nhiên là người khác sẽ được hưởng những gì bạn đã chia sẻ với họ; còn bạn sẽ cảm nhận được sự giàu có bao la bên trong và bên ngoài là sự kính trọng, thương yêu của người.  Khi bạn sống đạo đức, không làm hại bất cứ ai, bạn sẽ tránh được sự hối tiếc về các hành động của mình, trong khi người khác thì được bảo vệ, được an toàn.  Khi hành thiền, bạn sẽ không bị tham, sân và si kiềm chế, do đó bạn sẽ giảm khổ đau khi chúng có mặt, và người khác sẽ không trở thành nạn nhân khi chúng xuất hiện.  Sau đó bạn quán tưởng thêm:

 

            103. “Dầu tại bãi chiến trường

            Thắng ngàn ngàn quân địch,

            Tự thắng mình tốt hơn,

            Thật chiến thắng tối thượng”.

 

            104.  “Tự thắng, tốt đẹp hơn,

            Hơn chiến thắng người khác.

            Người khéo điều phục mình,

            Thường sống tự chế ngự”.

 

            105.  “Dầu Thiên thần, Thát bà,

           Dầu Ma vương, Phạm thiên

            Không ai chiến thắng nổi,

            Người tự thắng như vậy”.

                          Pháp Cú 103-105

 

Các chiến thắng ở đời có thể bị thay đổi bởi –sự “gài trước”, gian lận- nhưng trong ánh sáng của nghiệp và tái sinh, không bao giờ có thể sắp đặt, sự chiến thắng tâm tham, sân và si của bản thân luôn lâu dài.  Đó là chiến thắng duy nhất không tạo ra hiềm thù, nên đó là chiến thắng duy nhất thực sự an toànbảo đảm.

Nhưng đó không phải là vinh quang mà bạn có thể hy vọng đạt được, nếu bạn vẫn còn chấp chứa trong tâm những tư tưởng hiềm thù.  Thế nên, trong một thế giới mà chúng ta luôn bị đe dọa bằng cách này hay cách khác, và là nơi chúng ta luôn có thể tìm cách để trả những mối hận thù cũ - nếu ta muốn-, thì cách duy nhất để tìm được sự chiến thắng thực sự an toàn trong cuộc sống là bắt đầu với các ý nghĩ tha thứ, cởi mở: rằng bạn không muốn là mối đe dọa cho ai cả, bất kể là họ đã hại bạn như thế nào.  Đó là lý do tại sao sự tha thứ không chỉ tương ưng với sự thực hành những lời Phật dạy.  Mà đó là bước cần thiết đầu tiên.

 

             Diệu Liên Lý Thu Linh 2020

        (Chuyển ngữ theo ALL WINNERS, NO LOSERS, Nguồn: www.dharmatalks.org  Các Bài Pháp 2018)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.