Thông Điệp Của Đức PhậtMột Thế Giới Tươi Đẹp Hơn

10/05/20204:08 CH(Xem: 7332)
Thông Điệp Của Đức Phật Vì Một Thế Giới Tươi Đẹp Hơn

THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT
MỘT THẾ GIỚI TƯƠI ĐẸP HƠN
(The Buddha’s message, for a better world)
(Tác giả: Arjun Ram Meghwal, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ)
Thích Vân Phong dịch

 

Arjun Ram Meghwal BTBNG Ấn Độ 1
Arjun Ram Meghwal Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ

Cuộc khủng hoảng hiện nay, là thời điểm  thích hợp để chúng ta suy ngẫm lại lời dạy quý báu của Đức Phật, đây có thể là ánh quang minh từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng soi đường dẫn bước cho một thế giới đang tìm kiếm hòa bình, hòa hợpbền vững.

Phật” (Buddhā, बुद्धा) biểu thị một người đã đạt được sự giác ngộ tối thượng, hay chứng nhập bản thể tuyệt đối, sự thấy biết (Chánh biến tri) không bị giới hạn bởi thời gian, không gian, siêu việt số lượng, để kiến tạo một xã hội hòa bình, hài hòa và công bằng. Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Quốc tế lễ PL. 2564, đánh dấu ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạoNiết bàn. Ánh đạo vàng từ bi trí tuệ và hạnh đức Như Lai đã thu hút trí tưởng tượng của nhân loại trên khắp thế giới hơn 25 thế kỷ trôi qua. Cuộc đời và hành động của Ngài chứa đựng một thông điệp bi hùng tráng lệ như vậy, rằng sự cộng hưởng của Ngài đã vượt qua các nền văn hóa, tôn giáo và địa lý. Thông điệp của Ngài càng trở nên phù hợp trong bối cảnh hiện tại, và là ánh dương quang trí tuệ soi đường dẫn lối một cách tiếp cận bền vững cho tương lai đầy tươi sáng. 

Đại dịch Covid-19 đang diễn ra là minh chứng cho thực tế rằng, sự phức tạp của thế giới hiện đại mang theo nhiều bất ổn và khủng hoảng hơn. Các mối đe dọa của chủ nghĩa sinh học, biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu, chủ nghĩa cực đoan v.v. . , khiến lung lay lương tâm của nhân loại. Từ thời cổ đại, nhân loại đã xây dựng khả năng kiểm soát tài nguyên thiên nhiên. Thái độ tham lam, ích kỷ và thiếu kiên nhẫn đối với việc sử dụng các tài nguyên này đã tạo ra sự mất cân bằng. Phản ứng với điều này, thiên nhiên đang bị tấn công mạnh mẽ hơn bởi nhân loại. Phương phápĐức Phật hướng nội và tỉnh thức cho thấy con đường trong những thời điểm đầy phức tạp rắc rối này. 

Văn hóagiá trị Ấn Độ chứa đựng những lời dạy cho phúc lợi toàn diện của mọi sinh vật. Kho lưu trữ trí tuệ này đã cho chúng ta một lợi thếtrách nhiệm lớn hơn để hành động vì sự phát triển của xã hội, và vũ trụ nói chung. Lời di huấn cuối đời của Đức Phật rằng: “Sau khi ta diệt độ nhập Vô Dư Niết bàn, ‘Hãy tự thắp đuốc lên mà đi’ (Appo Deepo Bhava); hãy tự mình là ngọn hải đăng cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa một ai khác. Hãy lấy chính pháp làm ngọn hải đăng, hãy lấy chính pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”. Lời dạy của Ngài nêu trên, chúng ta thấy rằng, một vị cứu tinh của chính mình thông qua sự nỗ lực cá nhân, có khả năng thay đổi cách tiếp cận cá nhân.

Ảnh hưởng của các ý tưởngbiểu tượng Phật giáo, đối với nền dân chủ của Ấn Độ, chúng ta vừa sâu sắc vừa có thể thấy thực tế. Lok Sabha (Hindi:लोक सभा, còn được gọi Hạ viện Nhân dân hay Viện dân biểu, là hạ viện của trong hệ thống Quốc hội lưỡng viện của Ấn Độ), dạng mô hình Hạ viện của Quốc hội Ấn Độ, Biểu tượng bốn đầu sư tử của trụ đá Asoka tại Sarnath được chọn làm quốc huy của đất nước Ấn Độ vào ngày Ấn Độ tuyên bố dân chủ, ngày 26 tháng 1 năm 1950. Phần đế nửa hoa sen dốc xuống được cắt đi, thay vào đó là hàng chữ văn tự Devanagari “Satyameva Jayate” nghĩa là “chỉ có chân lý là chiến thắng” (Truth Alone Triumphs). Trên quốc huy, hình chụp trụ đá thấy được ba đầu sư tử dựa vào nhau, đầu sư tử thứ tư bị khuất. Ba trong bốn bánh xe được nhìn thấy, một bánh xe ngay chính giữa và hai bánh xe hai bên. Bốn con vật trên trụ đá chỉ thấy được con ngựa bên trái và con bò đực bên phải. Voi và sư tử khuất đằng sau.

Trên tiền: Vì được chọn làm quốc huy, nên hình ảnh trụ đá sư tử Asoka bốn đầu này xuất hiện trên tiền giấy cũng như tiền cắc Ấn Độ. Ở tiền giấy, biểu tượng quốc huy xuất hiện ở góc dưới bên trái. Ở tiền cắc, biểu tượng này lớn hơn, nằm trên một mặt của đồng tiền.

Trên tem: biểu tượng quốc huy này cũng được chọn in trên tem thư.

Trên đầu giấy viết thư của các cơ quan nhà nước: Biểu tượng quốc huy xuất hiện trên tựa đề các đơn, thư của các cơ quan nhà nước.

Trên cơ sở của tổ chức chính quyền và các cơ sở ngoại giao của Ấn Độ ở nước ngoài.

Trên hộ chiếu: như hộ chiếu của bao quốc gia khác, trang bìa hộ chiếu công dân Ấn Độbiểu tượng quốc huy.

Trên cờ tổ quốc: Bánh xe Pháp Asoka trên đế trụ đá Sarnath được chọn đặt vào vị trí trung tâm của lá cờ tổ quốc từ năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập. Cờ Ấn Độ có ba sọc ngang với ba màu vàng sậm, trắng và xanh biển, ở giữa là bánh xe 24 căm. Bánh xe Pháp này được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ, chiếm ba phần tư (3/4) chiều cao phần màu trắng.

Rõ ràng, khi chọn đầu trụ đá bốn sư tử của Asoka, một vị Minh quân Thánh triết Phật tử làm quốc huy của đất nước, các nhà lãnh đạo Ấn Độ muốn biểu dương và noi gương tinh thần trị quốc an dân bằng đạo đức của vị vua anh minh này nhằm hướng đến một xã hội thái bình, thịnh vượng. Ngày nay, trên bề mặt, Đạo Phật không còn hưng thịnh trên đất Ấn. Thế nhưng sâu thẳm trong triết lý sống, văn hóa, sinh hoạt và thơ nhạc, người Ấn thể hiện tinh thần, tính chất và nội hàm của Đạo Phật rất nhiều. Biểu tượng trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath và ảnh hưởng của biểu tượng này đến đất nước và con người Ấn Độ cho đến ngày nay là một điển hình.

Lời mở đầu của Hiến pháp bố Ấn Độ (IAST: Bhāratīya Saṃvidhāna) là một nước cộng hòa dân chủ, xã hội chủ nghĩa, thế tục, bảo đảm cho công dân công lý, bình đẳngtự do, và nỗ lực để thúc đẩy tình huynh đệ. Những nguyên tắc này nguồn gốc từ giáo lý từ bi trí tuệ của Đức Phật.

Tiến sĩ Ambedkar là một vị CưPhật tử hộ pháp phục hưng Phật giáo, xứng đáng được coi là một nhà tư tưởng tiến bộ, nhà cải cách tôn giáo vĩ đại đã mang ánh sáng từ bi trí tuệ của Đức Phật trở lại trên quê hương của tôn giáo này và được nhiều thế hệ người Ấn Độ tôn vinh.

Năm 1954, Tiến sĩ Ambedkar đã hai lần đến Myanmar dự Hội nghị tình đoàn kết Phật tử thế giới Rangoon. Vào tháng 5/1956, trong một cuộc nói chuyện của Tiến sĩ Ambedkar trên đài truyền hình, ông đã nói: “Tôi thích Phật giáo bởi vì Phật giáo có 3 nguyên tắc kết hợp, mà không có tôn giáo nào khác có được. Đạo Phật dạy Prajna (Trí tuệ), Karuna (Từ bi) và Samata (Bình đẳng). Đây là những gì mà con người mong muốn để có được cuộc sống đẹp và hạnh phúc. Ngay cả Thượng đế cũng không có thể làm gì được cho con người”.

Tiến sĩ Ambedkar cũng đã nhận định: “Tôn giáo của Đức Phậtđạo đức. Phật giáo bao trùm lấy đạo đức. Phật giáo không có nghĩa gì nếu khôngđạo đức. Chắc chắn rằng Phật giáo không tôn thờ Thượng đế. Thượng đế ngự trị trong đạo đức. Những đạo đứcThượng đế để vào trong các tôn giáo khác là Phật giáo”. Với nhận định này, ông đã đặt Phật giáo vào một vị trí như là yếu tố cốt lõi của các tôn giáo khác, đó là đạo đức tôn giáo. Phật giáo không có Thượng đế quyền uy sáng tạo, hoạch định số phận của con người.

Trong bài tiểu luận của Tiến sĩ Ambedkar “Chế độ cổ đại, dưới sự cai trị của người Aryan”:

“Dưới sự cai trị của người Aryan, khoảng 1.000 năm TCN, ở Ấn Độ, Hindu giáo trở thành tôn giáo chính và chế độ phân biệt đẳng cấp (Varnas) bắt đầu xuất hiện rõ nét, được chế định hóa trong bộ luật Manu nổi tiếng.

Theo đó, đẳng cấp cao nhất là những người Bà-la-môn (Brahman), gồm các tăng lữ trông coi những việc tế lễ tôn giáo và các triết gia, học giả. Họ thâu tóm quyền lực trong lĩnh vực văn hóatôn giáo một số tham gia vào công việc triều chính như cố vấn, niệm thần chú, v.v… Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma – Đấng Tối cao của Hindu giáo) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.

Đẳng cấp thứ hai là Sát-đế-ly (Kshastriya), là những võ sĩ. Họ tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng. Họ họp thành tập đoàn quý tộc quân sự – hành chính, nắm quân đội và chính quyền. Nhà vua thường là người thuộc tầng lớp này.

Tầng lớp thứ ba là Vệ-Xa (Vaisya), người bình dân, gồm những người làm nghề nông và chăn nuôi, buôn bán. Họ thuộc tầng lớp bình dân, có một số giàu có lên. Tuy họ không có được đặc quyền trong xã hội, phải nộp sưu thuế phục vụ lớp người bóc lột thuộc hai tầng lớp trên, song họ vẫn có thân phận tự do.

Đẳng cấp thứ tư là Thu-Đà-La (Soudra), là những tiện dânnô lệ. Họ được giáo dục rằng mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên. Họ làm những công việc nông tang, đánh cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhưng ở vào địa vị thấp kém nhất, không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Nếu một người Thu-Đà-La dám cả gan nghe trộm tụng kinh sẽ bị đổ thiếc nung chảy vào tai.

Đẳng cấp thứ năm là Ba-ri-a (Pariah), giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.

Chế độ phân biệt đẳng cấp được coi là bất biến, áp dụng từ khi mỗi người được sinh ra. Người ở đẳng cấp dưới có nghĩa vụ buộc phải tôn kính những người ở đẳng cấp trên. Kinh của Hindu giáo từng ghi rõ: “Một người Bà-la-môn dưới 10 tuổi cũng có thể coi là cha của một kẻ ở các đẳng cấp dưới, dầu cho kẻ ấy đã 100 tuổi”.

Người thuộc đẳng cấp thấp không được có quyền kết hôn với những người thuộc đẳng cấp cao hơn. Những người ở đẳng cấp trên có quyền lấy người ở cấp dưới làm vợ. Nếu người đàn ông lớp dưới dám lấy một phụ nữ ở đẳng cấp trên, thì con cái họ sẽ bị xếp vào hạng tiện dân.”

Tiến sĩ Ambedkar viết rằng: “Đức Phật nhà đại cách mạng. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại, Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hộicách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sinh.

Theo Đức Phật, muốn cách mạng xã hội, phải cách mạng tư tưởng và trước hết phải hoàn tất cuộc cách mạng bản thân. Mặc dù nó bắt đầu như một cuộc cách mạng tôn giáo, và nó trở thành quy mô hơn cuộc cách mạng tôn giáo. Nó trở thành một cuộc cách mạng xã hội và chính trị”.

Trong một chương trình phát sóng trên Đài Phát thanh toàn Ấn (All India Radio) vào ngày 3 tháng 10 năm 1954, Tiến sĩ Ambedkar nói: “Một cách tích cực, triết lý xã hội theo tôi có thể được nói đến ba từ: ‘Tự do, Bình đẳng và Tình huynh đệ’. Tuy nhiên, không ai bảo rằng tôi đã mượn triết lý Cách mạng của mình từ Giáo pháp Đức Phật. Triết lý của tôi có nguồn gốc từ tôn giáo đạo Phật chứ không phải trong khoa học chính trị. Tôi đã bắt nguồn chúng từ giáo lý từ bi trí, trí tuệ, tự do, bình đẳng của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca của tôi”.

Trong nhiều lần, Tiến sĩ Ambedkar đã lập đi lập lại những huyền thoại liên quan đến cội nguồn của các cụm từ  “Tự do, Bình đẳng và Tình huynh đệ”. Ông nhấn mạnh nguồn gốc của nó xuất phát từ giáo lý của Đức Phật Thích Ca, Ấn Độ cổ đại. Trong bài tiểu luận “Đức Phật Và Karl Marx” (Buddha Or Karl Marx), ông cho rằng, Đức Phật và Karl Marx chia sẻ cùng một mục đích trong việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó không có cảnh người bốc lột người, nhưng khác nhau ở phương tiện để đạt được, Đức Phật cảm hóa con người bằng từ bi, trí tuệ, đạo đức, bao dungbất bạo động, còn Chủ nghĩa Cộng sản của Karl Marx thì đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực làm cách mạng giành chính quyền để đạt mục đích, v.v. . .

Tiến sĩ Ambedkar viết: “Xã hội đã nhắm đến việc đặt một nền tảng mới theo Con đường Cách mạng theo giáo pháp của Đức Phật với ba cụm từ  ‘Tự do, Bình đẳng và Tình huynh đệ’. Cách mạng theo giáo pháp của Đức Phật thì hoan nghênh khẩu hiệu này. Tôi hoan nghênh Cách mạng Nga bởi họ nhằm tạo ra sự bình đẳng. Chủ nghĩa Cộng sản đã thất bại trong việc tạo ra sự tự do, bình đẳng xã hội. Nhưng nhấn mạnh quá nhiều trong việc tạo ra sự bình đẳng xã hội, lại không đủ khả năng để hy sinh vì tình huynh đệtự do. Bình đẳng sẽ không có giá trị nếu không có Tình huynh đệTự do. Dường như ba cụm từ này chỉ có thể tồn tại, nếu ai đó muốn đi theo con đường Chính pháp của Đức Phật. Chủ nghĩa Cộng sản lại không có đủ phương pháp để đạt đến mục đích tự do, bình đẳng xã hội.

Cách tiếp cận của Phật giáo về Chánh nghiệp (một trong bát chánh đạo), trí tuệ, từ bitình bạn, và giảm tham ái (trishna) đưa ra một tập hợp các khối xây dựng cho trật tự thế giới mới, nơi bạo lực và xung đột được giảm thiểu, và diễn ra phát triển mà không làm  suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Việc áp dụng “Con đường Trung đạo” (The Middle Way, Majjhimāpaṭipadā). Con đường tuyệt vời này là để tránh mọi cực đoan, chúng ta không nên hiểu “Trung đạo” có nghĩa là một loại dung hòa giữa mọi sự vật.

Từ ý nghĩa Trung đạo được định nghĩa là tránh xa hai cực đoan: Hưởng thụ dục vọngtu tập khổ hạnh, dần dần diễn biến phát triển thành tránh hai cực đoan: chấp hữu và chấp vô, chấp đoạn chấp thường, bất nhị, nói chung là phủ nhận thái độ cố chấp bảo thủ, dù là bên này hay bên kia. Từ ý nghĩa vô chấp này dẫn đến định nghĩa Trung đạo là con đường Bát chánh đạo, trung đạolý thuyết Duyên khởi, trung đạođệ nhất nghĩa không. Lẽ tất nhiên mỗi khái niệm Trung đạo của mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, dù ít hay nhiều tất nhiên chúng cũng mang ý nghĩa khác nhau, cách giải thích phân tích cũng có sự dị biệt, nhất là đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna), khái niệm này được phân tích triết học rất chi ly.

Việc áp dụng “Con đường Trung đạo” bằng cách tránh mọi cực đoan như Đức Phật đã dạy, để tránh các xung đột, hòa giải các quan điểm cực đoan khác nhau và đạt được sự đồng thuận cao. Con đường “Bát Chánh đạo” (The Noble Eightfold Path, Āryāṣṭāṅgamārga) của Ngài hướng dẫn, không chỉ làm thay đổi cảnh quan tâm linh trên toàn thế giới, mà còn khuyến khích các hoạt động xã hội, chính trị và kinh tế thương mại đạo đức và bền vững”.

Tất cả các điểm  tham quan di tích mang tính biểu tượng liên quan đến Đức Phật:

1. Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) là nơi kỷ niệm sự thành đạo, chứng đắc quả vị giác ngộ siêu việt của Bồ tát Tất Đạt Đa. Ở nơi ấy Ngài đã trở thành Đấng Chí Tôn, bậc thầy của cả trời người với tôn hiệuThích Ca Mâu Ni. Bồ Đề Đạo Tràng còn được gọi là tháp Đại Giác hay Đại Tháp. Bồ Đề Đạo Tràng là tên người Việt thường dùng, tên đầy đủ và nguyên gốc của nó là Mahàbodhi Mahàvihàra (Đại Tháp Đại Giác).

2. Vườn Lộc Uyển (còn được gọi là Mrigadava, Migadàya, Rishipattana, Isipatana) là nơi Đức Phật Chuyển pháp luân (giảng pháp) lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Giáo hội Tăng Già Phật Giáo ra đời xuyên qua sự giác ngộ của Kondanna (Kiều Trần Như) - vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Phápđắc Quả Tu Đà Hoàn, quả vị đầu tiên trong tứ thánh quả Thinh Văn (Tu đà hoàn, A na hàm, Tư đà hàmA La Hán).

3. Thánh tích Nālandā, nơi giặc Hồi giáo sát hại hơn 3000 tăng sĩ Phật giáo cổ đại. Đại học Phật giáo Nālandā nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir), là nơi từng có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng sư, giảng dạy nhiều ngành học khác nhau. Đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm vóc quốc tế đầu tiên.

4. Thành Vương Xá (Rājagaha, Rajgir),  một khu vực nổi tiếng trong quận Nālandā thuộc bang Bihar của Ấn Độ. Thời Đức Phật còn tại thế, Vương Xá là thủ phủ đầu tiên của của Vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha), thành phố không chỉ nổi tiếng thịnh vượng với phong cảnh hữu tình, mà còn là trung tâm chính trị, văn hóa quan trọng của Ấn Độ cổ đại, và là điểm hành hương quan trọng đối với người theo Ấn Độ giáo, Phật giáoKỳ Na giáo, Câu Thi Na (Kushinagar) nơi đức Phật sau đó nhập Vô dư Niết bàn, thời Phật là một thị trấn nhỏ, lạc hậu; nay gần Gorakhpur thuộc đông bắc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.

5. Kushinagar (Câu Thi Na) hiện tại cũng chính là Kusavati thời tiền Phật giáo và Kushinagar thời hậu Phật giáo. Kushinagar là thủ phủ của Malla, 1/16 tiểu quốc (mahajapads) thời Đức Phật. Theo lịch sử Thánh vương Asoka chiêm bái Kushinagar vào năm 260 trước Tây lịch, đồng thời xây dựng nhiều Bảo tháp. Di tích Kushinagar được mở rộng trong đế chế Kuhan (khoảng 50-241), trong khi Kushinagar chứng kiến thời kỳ vàng son trong đế chế Gupta (khoảng 320-647). Công trình khai quật Kushinagar do nhà khảo cổ Alexander Cunningham tiến hành vào thế kỷ 19. C.L. Crleyle tiếp tục khai quật vào năm 1876. Vào các năm 1904-1907, J. Ph. Vogel có công phát hiện nhiều di vật Phật giáo quan trọng khác.

6. Thành Xá Vệ (Sāvatthi) một thành cổ ở Ấn Độ, kinh đô của vương quốc Kosala và là một trong sáu đô thị lớn nhất Ấn Độ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Sāvatthi  hiện nay là địa điểm cùng tên bên bờ sông Rapti Tây ở Vùng Devipatan, tiểu bang Uttar Pradesh, gần Balrampur trong đồng bằng sông Hằng. Sāvatthi  thường xuyên được nhắc tới trong các kinh điển Phật giáo. Tại đây có Veluvana (Vườn Trúc) và Jetavana (Vườn Kỳ-đà), hai tịnh xá đầu tiên nơi Đức Phật Thích  Ca Mâu Ni đã truyền Pháp. Ngày nay, đây là một điểm hành hương quan trọng của các tín đồ Phật giáo.

7. Thành Tỳ Xá Li (Vaishali) một thành phố cổ đại của Ấn Độ, ngày nay thuộc huyện Vaishali bang Bihar, Đông Ấn Độ. Đây là kinh đô của liên minh Vajji. Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã thuyết pháp lần cuối ở đây.

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai cũng diễn ra ở đây. Kinh Duy Ma Cật sở thuyết lấy bối cảnh là thành Vaishali. Thời đó, Vaishali là một đô thị lớn, thịnh vượng như được miêu tả trong các thánh điển đạo Phật. Thành phố cổ Kaushambi cũng đã từng là một thành phố lớn và quan trọng trong nhiều thế kỷ. Tọa lạc cạnh bờ sông Yamuna cách 51km về hướng tây nam của thành phố Allahabad ngày nay. Đức Phật đã viếng thăm thành phố này vào năm thứ 9 sau khi ngài thành đạo.

Những Di tích tiêu biểu nêu trên giàu truyền thống và là những nơi có ý nghĩa tâm linh. Bắt nguồn từ đây, Đức Phật có sức thu hút hấp dẫn đã vượt xa 500 triệu Phật giáo đồ trên toàn thế giới. Để kết nối số lượng ngày càng thêm lớn những người đồng nhất với lý tưởng của Đức Phật, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã thúc đẩy ngành du lịch tâm linh đang trong lĩnh vực tập trung theo  kế hoạch Swadesh Darhan của Chính quyền Trung ương và sự phát triển của Mạng mạch Phật giáo. Chương trình Swadesh Darhan đã được khái niệm hóa vào năm 1985. Những di tích lịch sử này đang thúc đẩy văn hóa chung của Ấn Độ, và cũng là khối xây dựng để củng cố sức mạnh của Ấn Độ.

Đó là do các giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, và thúc đẩy sự chung sống hòa bình mà thế giới đang hướng về Ấn Độ đầy hy vọng. Giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng của đạo Phật tìm thấy sự phản ảnh trong các đạo đức của vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ Mahātmā Gāndhī (1869-1948) và đã được công nhận trên toàn cầu. Trên các nền tảng quốc tế khác nhau, Ấn Độ đã chỉ ra rằng, không tham lam trộm cắp để tạo dựng Hạnh phúc chân thật là nguyên tắc chỉ đạo cho việc sử dụng nhu cầu hợp lý các hạn chế lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiênẤn Độ đã kêu gọi một phong trào công dân toàn cầu mang lại sự thay đổi hành vi để giảm lượng khí thải carbon của nhân loạiđạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc với trách nhiệm chung.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có dịp thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế về vai trò toàn cầu của Ấn Độ. Tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/9/2019, bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nam Á đã thu hút sự chú ý khi đề cập cách thức liên kết sự thay đổi của Ấn Độ với những kỳ vọng lớn lao mà thế giới đã đạt được từ New Delhi. Quan trọng hơn, Thủ tướng Narendra Modi đã đại diện cho Ấn Độ phát biểu với tư cách là một người với góc nhìn toàn cầu, qua đó nhấn mạnh vai trò thiết yếu của trật tự đa phương nhằm mở rộng không gian cho sự trỗi dậy của Ấn Độ. Không chỉ phớt lờ quốc gia láng giềng Pakistan tại diễn đàn Liên hợp quốc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi còn thách thức trực tiếp tuyên bố của Tổng thống Trump về việc chấm dứt chủ nghĩa đa phương thông qua việc khẳng định, New Delhi coi chủ nghĩa đa phương là điều cần thiết để duy trì trật tự toàn cầu.

Toàn cầu đang diễn ra cuộc chiến chống đại dịch Virus corona, Ấn Độ đang dẫn đầu từ mặt trận. Ấn Độ đã nổi lên như một dược phẩm của thế giới bằng cách hỗ trợ 123 quốc gia cần giúp đỡ bằng cách cung cấp loại thuốc uống Hydroxychloroquine và các hỗ trợ y tế khác.

Một trường hợp khác Thủ đô Male của Maldives rơi vào khủng hoảng nước sạch sau khi nhà máy nước sạch duy nhất ở đây bị cháy khiến hơn 100.000 dân rơi vào cảnh thiếu nước.

Đáp lại đề nghị của chính quyền Maldives, một tàu Hải quân và máy bay Không quân Ấn Độ hôm qua 7/12/2014  đã vận chuyển gần 1.000 tấn nước sạch đến thủ đô Male. Được biết, phía Ấn Độ sẽ tiếp tục cung cấp nước sạch cho Male. Trung QuốcSri Lanka được cho là cũng nhanh chóng tham gia vào hoạt động hỗ trợ này.

Khan hiếm nước sạch cũng dẫn đến tình trạng người dân ở Male chen lấn, xô đẩy để mua hoặc nhận nước cấp phát miễn phí. Tổng thống Maldives, ông Abdulla Yameen kêu gọi người dân kiên trì, đoàn kết và phối hợp với chính quyền để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Khi hòa bình và phát triển bền vững được liên kết với nhau, lăng kính của Đức Phật là ánh quang minh soi đường dẫn bước cho mọi bên liên quan từ các tổ chức và lãnh đạo toàn cầu, để cùng nhau thúc đẩy đối thoại, hòa hợpcông lý dựa trên từ bitrí tuệ của đạo Phật. Kỷ niệm Ngày Quốc tế lễ Vesak là một thời điểm thích hợp để chúng ta củng cố cam kết thực hiện hành động quyết tâm để giải thoát bản thân khỏi xung đột, bạo lực và tăng cường sự liên quan đương thời của Vasudhaiva Kutumbakam.

Cốt lõi của văn hóa Ấn Độ, như được định hình bởi các các bậc hiền thánh Rishi vào thời Ấn Độ cổ đại, xoay quanh nguyên tắc "Vasudhaiva Kutumbakam” - đối xử với toàn bộ thế giới như đối với gia đình riêng của chúng ta, điều này phản ánh tính phổ quát của tình yêu thanh thản, lòng vị tha, chia sẻ trách nhiệmquan tâm đến tất cả sự sống…

Tác giả: Arjun Ram Meghwal
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ
Thích Vân Phong dịch
(Nguồn: The Indian Express)

https://indianexpress.com/article/opinion/columns/buddh-purnima-pandemic-coronavirius-covid-constitution-middle-path-world-peace-6397005/

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27469)
27/06/2018(Xem: 12180)
25/06/2018(Xem: 11733)
04/12/2012(Xem: 55568)
17/06/2016(Xem: 8857)
14/10/2010(Xem: 77815)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.