Kinh Gandhatthena: nhà sư ăn cắp mùi hương (song ngữ)

26/05/20201:00 SA(Xem: 8132)
Kinh Gandhatthena: nhà sư ăn cắp mùi hương (song ngữ)

 

KINH GANDHATTHENA:
NHÀ SƯ ĂN CẮP MÙI HƯƠNG

GANDHATTHENA SUTTA: STEALING THE SCENT
Translated from the Pali: Andrew Olendzki
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: accesstoinsight.org, suttacentral.net

 

hoa  sen[Một vị thiện thần:]

Thầy ngửi hương thơm của đóa sen nầy,
Mặc dù chưa được dâng tặng cho thầy,
Nghĩa là món quà (chưa cho), đã bị đánh cắp.
Thưa thầy, thầy chính là người ăn cắp mùi hương!

(“Yametaṃ vārijaṃ pupphaṃ,
adinnaṃ upasiṅghasi;
Ekaṅgametaṃ theyyānaṃ,
gandhatthenosi mārisā”ti.)

[Nhà sư:]

Tuy nhiên, tôi không hái hoa, và không làm hại đến hoa;
Từ đằng xa, tôi thưởng thức hương thơm của sen.
Như thế ông có lý do gì
Để ông gọi tôi là người ăn cắp mùi hương?

Người mà nhổ gốc rễ cây hoa sen,
Và phá hoại những cây sen còn xanh mởn (và chưa kịp trổ hoa);
Người mà làm điều tàn bạo như vậy,
Tại sao ông không trách cứ anh ta?

(“Na harāmi na bhañjāmi,
ārā siṅghāmi vārijaṃ;
Atha kena nu vaṇṇena,
gandhatthenoti vuccati.

Yvāyaṃ bhisāni khanati,
puṇḍarīkāni bhañjati;
Evaṃ ākiṇṇakammanto,
kasmā eso na vuccatī”ti.)

[Vị thần:]
Một người mà vô tình và tàn bạo,
Là một người dơ bẩn, giống như quần áo (lấm lem) của một người thợ,
Do đó, anh ta sẽ chẳng chú ý gì đến lời nói của tôi.
Tuy nhiênlời nói của tôi sẽ có ý nghĩa với thầy.

Đối với một người hoàn hảo, và không có tỳ vết,
Người mà luôn luôn theo đuổi sự tinh khiết,
Thì ngay cả đối với sự xấu xa, dù bé nhỏ như đầu sợi tóc
Ông ta cũng xem to lớn giống như một đám mây.

(“Ākiṇṇaluddo puriso,
dhāticelaṃva makkhito;
Tasmiṃ me vacanaṃ natthi,
tvañcārahāmi vattave.

Anaṅgaṇassa posassa,
niccaṃ sucigavesino;
Vālaggamattaṃ pāpassa,
abbhāmattaṃva khāyatī”ti.)

[Nhà sư:]
Nầy ông thiện thần, ông thật sự hiểu tôi.
Vì ông đã quan tâm đến sự an toàn của tôi.
Nầy ông thiện thần ơi, ông hãy làm ơn nhắc nhở tôi,
Bất cứ lúc nào, ông trông thấy những điều (nhầm lẫn) như thế.

(“Addhā maṃ yakkha jānāsi,
atho me anukampasi;
Punapi yakkha vajjāsi,
yadā passasi edisan”ti.)

[Vị thần:]
Tôi không sống để phục vụ cho thầy;
Tôi cũng không làm công việc thay cho thầy.
Nầy nhà sư ơi, thầy phải tự hiểu biết chính mình,
Để biết cách, mà đi theo con đường tốt lành.

“Neva taṃ upajīvāma,
napi te bhatakāmhase;
Tvameva bhikkhu jāneyya,
yena gaccheyya suggatin”ti.

GHI CHÚ CỦA ANDREW OLENDZKI:

Đây là cuộc nói chuyện sống động giữa một nhà sư sống trong rừng và một vị thiện thần, cuộc đối đáp nầy có nhiều chất thơ, và cho chúng ta một cái nhìn (ngắn ngủi, thoảng qua) về sự quan tâm của một số người thực tập trong thời Đức Phật. Định nghĩa thường được xử dụng cho từ ngữ ăn cắp là "lén lấy đi những gì mà người chủ chưa cho mình", và vị thần đã nói chính xác - theo một ý nghĩa giới hạn, từng chữ một. Chúng ta nên lưu ý rằng, nhà sư lúc đầu phản ứng một cách phòng thủ, vì ông cho rằng ông đã không làm điều gì sai trái, và sau đó ông so sánh lỗi của ông với lỗi tồi tệ mà người khác đã làm. Sau khi ông nhận được từ vị thần một lời khen kín đáo, rồi ông cuối cùng nhận ra rằng vị thần đang cố gắng giúp đỡ ông, và từ đó nhà sư đã mong muốn vị thần tiếp tục giúp đỡ ông trong tương lai. Vị thần nhanh chóng chấm dứt cuộc nói chuyện nầy, vì tính tình ông dễ mến, nhưng lại dễ thay đổi, và ông là một người sẵn lòng giúp đỡ cho nhà sư, nhưng theo lối riêng của ông. Người ta thường nhắc đến các vị thần thiên nhiên (người chăm sóc các kho báu tự nhiên ẩn trong trái đất, và trong các gốc rễ của cây cối), và các vị thần nhỏ khác trong kinh điển Pali, mà họ đóng một vai trò như đã nói ở trên. 

 

Gandhatthena Sutta: Stealing the Scent -
Translated from the Pali: Andrew Olendzki -
Source-Nguồn: accesstoinsight.org, suttacentral.net

 

[A devata:]
This lotus blossom which you sniff,
Though it's not been offered to you,
Is thus something that's been stolen.
You, sir, are a stealer of scents!
 
(“Yametaṃ vārijaṃ pupphaṃ,
adinnaṃ upasiṅghasi;
Ekaṅgametaṃ theyyānaṃ,
gandhatthenosi mārisā”ti.)
 
[Bhikkhu:]
But I don't take, nor do I break;
I sniff the lotus from afar.
So really what reason have you
To call me a stealer of scents?
 
He who uproots them by the stalk,
And consumes the pale lotuses;
The one engaged in such cruel work,
Why do you not say this of him?
 
(“Na harāmi na bhañjāmi,
ārā siṅghāmi vārijaṃ;
Atha kena nu vaṇṇena,
gandhatthenoti vuccati.
 
Yvāyaṃ bhisāni khanati,
puṇḍarīkāni bhañjati;
Evaṃ ākiṇṇakammanto,
kasmā eso na vuccatī”ti.)
 
[Devata:]
A person who's ruthless and cruel,
Defiled like a workman's garment,
To him my words would mean nothing.
But it's fitting I speak to you.
 
For an unblemished person, who's
Always pursuing purity,
Even a hair-tip of evil
Seems to him as large as a cloud.
 
(“Ākiṇṇaluddo puriso,
dhāticelaṃva makkhito;
Tasmiṃ me vacanaṃ natthi,
tvañcārahāmi vattave.
 
Anaṅgaṇassa posassa,
niccaṃ sucigavesino;
Vālaggamattaṃ pāpassa,
abbhāmattaṃva khāyatī”ti.)
 
[Bhikkhu:]
Truly, O yakkha, you know me,
And have concern for my welfare.
Do please, O yakkha, speak again,
Whenever you see such a thing.
 
(“Addhā maṃ yakkha jānāsi,
atho me anukampasi;
Punapi yakkha vajjāsi,
yadā passasi edisan”ti.)
 
[Devata:]
I don't live to serve upon you;
Nor will I do your work for you.
You should know for yourself, O monk,
How to go along the good path.
 
(“Neva taṃ upajīvāma,
napi te bhatakāmhase;
Tvameva bhikkhu jāneyya,
yena gaccheyya suggatin”ti.)

 

TRANSLATOR'S NOTE:

This lively exchange between a forest-dwelling monk and a benevolent deity is filled with poetic movement and gives us a glimpse of the care with which some people practiced in the time of the Buddha. Since the working definition of stealing was "taking what has not been given," the Devata is correct — in a very strict sense. Notice that the monk at first reacts defensively, denying that he is doing anything wrong, and then tries to shift the blame to others who do even worse. After recognizing a veiled compliment, he finally realizes that the Devata is trying to help him, at which point he encourages further help. The Devata ends the exchange sharply, revealing an intriguing and capricious character who is willing to help, but only on his own terms. This is a role often played by nature spirits and other minor deities in the Pali texts.

 

 



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18677)
16/01/2016(Xem: 15411)
06/10/2016(Xem: 15435)
17/12/2016(Xem: 24997)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.