Vô niệm không phải là đoạn niệm

23/06/20201:00 SA(Xem: 10605)
Vô niệm không phải là đoạn niệm
VÔ NIỆM KHÔNG PHẢI LÀ ĐOẠN NIỆM
Thích Thánh Nghiêm

“Vô niệm" là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào mà hãy để chúng vận hành tự nhiên, không khởi tâm phân biệt tốt xấu, hay dở.

thich thanh nghiemRất nhiều người tự vỗ ngực cho rằng mình am tường phương pháp giải thoát của Đức Phật, rồi dùng một chút ít hiểu biết tầm thường, tùy tiện lí giải Phật pháp theo quan điểm của họ. Gần đây tôi nghe một kiểu thuyết pháp rất kì lạ, nói “Phật pháp dạy chúng ta phải đoạn niệm, lúc phiền não sinh khởi, thì vất nó đi, không chạy theo nó, thì phiền não liền mất”. Kì thực, phương pháp giải thoát của Đức Phật vốn không có danh từ “đoạn niệm”, tôi chỉ nghe câu “tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ đạo đoạn” (bặt đường ngôn ngữ, dứt lối tâm hành). Cái này trong Phật pháp gọi là “vô niệm”. Cái gọi là “vô niệm”, là không vọng niệm, không khởi tâm phiền não, cũng chính là “tâm không trụ vào đâu”, xem chỉ là xem, nghe chỉ là nghe, mà không khởi phân biệt tốt xấu, hay dở. Bởi tâm còn phân biệt tốt xấu, hay dở, ắt sẽ chấp trước, cái gì vui thích thì muốn chiếm hữu, còn cái gì không thích thì ra sức loại trừ, được mất, hơn thua, phiền não ập đến.

Cho nên, dùng “đoạn niệm” đối phó phiền não, nhất thời không nghĩ đến điều gì, đầu óc tạm ngưng đôi chút, làm như thế cũng có đôi chút hiệu quả, song chẳng phải là cách giải quyết triệt để gốc rễ phiền não. Thực sự muốn đoạn trừ phiền não, chúng ta phải đối diện với nó, tiếp nhận, xử lí và buông bỏ nó, chứ chẳng phải trốn tránh nó.

Có vị thi nhân nói: “Nếu cuộc sống chỉ là một li nước lạnh, tôi thà chấp nhận một li rượu nồng”. Rất nhiều người lầm lẫn nhận định cho rằng Phật pháptư tưởng trốn đời, chẳng khác nào tư tưởng trốn đời của Trúc lâm thất hiền*** thời Ngụy - Tấn. Kì thực, tư tưởng đó không phải của nhà Phật. Đương nhiên, hiện tại cũng có một số tín đồ Phật giáo cho rằng suốt ngày ngồi thiền, làm cho tâm an tịnh, ấy là tu hành. Nếu nghĩ như thế, rất dễ nảy sinh tư tưởng chán đời, bi quan.

Phương pháp giải thoát của đạo Phật rất tích cực nhập thế. Lục Tổ Đàn Kinh ghi: “Phật pháp tại thế gian, không lìa thế gian giác ngộ”. Kinh Duy-Ma-Cật cũng ghi: “Thí như cao nguyên đất liền, không sinh hoa sen; nơi bùn nhơ ẩm thấp, mới sinh ra hoa sen”. Nghĩa là hoa sen được sinh ra từ nơi bùn nhơ nước đọng chứ chẳng phải nơi núi cao đất liền, mượn phiền não của chúng sinh làm nhân duyên quán tưởng, nhận rõ hết thảy mọi hiện tượng trên thế gian đều huyễn hóa, tức khắc thành không, do đó không sinh phiền não.

Song có điều, rất nhiều người biết rõ đạo lí này, nhưng lại không chịu tinh tấn thực hành. Phương pháp giải thoát của Đức Phật khó được nghe, khó thực hành, nhưng kì thực tất cả những giáo pháp thâm sâu đó có thể tóm gọn trong vài câu kệ ngắn, và quý ở chỗ cần chân thật thực hành. Từ nhỏ tôi đã nhận ra phương pháp giải thoát của Đức Phật rất hữu dụng, có ích cho mọi người, do đó một lòng hoằng truyền Chính pháp, tín tâm kiên cố.

Chú thích:

***Trúc lâm thất hiền (bảy hiền sĩ trong rừng trúc): Danh hiệu chung của bảy văn nhân danh sĩ thời Ngụy - Tấn, gồm: Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hướng Tú, Nguyên Hàm, Vương Nhung và Lưu Linh. Bảy người này chơi thân với nhau, thường dạo chơi trong rừng trúc, uống rượu ca hát để trốn tránh các cuộc đấu tranh chính trị gay gắt trong xã hội đương thời.

(Nguồn: “Nhận diện khổ đau”
Tác giả: Pháp sư Thánh Nghiêm
Nhà xuất bản Tôn giáo, 2017)








.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.