Tịnh tánh ở trong vọng

27/06/20201:00 SA(Xem: 8264)
Tịnh tánh ở trong vọng
TỊNH TÁNH Ở TRONG VỌNG
Quảng Minh
 

hoa senVạn pháp do tâm tạo, cũng do tâm mà có khởi có diệt. Ví như nỗi buồn phiền sinh khởi là do tâm chấp vào sự vật, sự việc xảy ra, chấp bởi người khác tác động, hay kết quả không như mong muốn hay bất như ý. Phiền muộn khởi do vọng niệm sinh, vọng niệm sinh do tâm chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Sự chấp đó khởi lên tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến để rồi chúng quay ngược lại chi phối niệm suy, tác động làm cho loạn tâm gây ra rối trí loạn thần mà có những hành động, hành vi, suy nghĩ, việc làm không đúng với chánh pháp hay nói đúng hơn là đi ngược lại với đạo đức lối sống, chuẩn mực nhân cách hay phạm hạnh tâm chánh.

Trong sự sinh khởi của vọng niệm do ngã chấp, ngã kiến, ngã năng, ngã sở đó thì vọng tâm phân biệt có thọ có nhận ắt có động và có loạn, có phiền não và có khổ đau. Nhưng vọng tâm cũng do tâm chấp mà ra nên nói vọng tâm là tâm sinh diệt hay tâm chúng sanh, tâm hư vọng.

Để vọng tâm không sinh khởi chấp trước thì bên ngoài xa rời nhị tướng khởi trần lao là xa rời hai biên kiến như đúng sai, phải quấy, thiện ác, tốt xấu, chánh tà...vì khi có sự phân biệt ắt có động tâm, có động tâm sẽ sinh niệm hư vọng, mà hư vọngkhông thật tức sẽ có phiền não hay khổ đau theo liền kề hay có nghiệp chướng nhân quả sau đó. Còn bên trong không khởi chấp vọng niệm, biết vọng niệm chỉ là hư giả không thật, coi thấy nó mà không chấp thì nó tự sinh tự diệt. Còn nếu dụng tâm hữu ý cố tình trừ diệt nó thì từ cái vọng niệm này lại diệt vọng niệm kia, mãi vậy đến bao giờ mới hết vọng niệm.

Đạo là con đường quy về chân như bổn tánh của tâm thanh tịnh. Khi tâm không chấp thì tâm an, khi tâm an ắt có sự thanh tịnh, khi thanh tịnh thì mọi hành vi, hành động, lời nói cử chỉ cũng đều là đạo vì do khởi từ chân tâm. Chân tâm gốc đạo cũng nơi sinh muôn nếp tốt. Nếp tốt là đức hạnh, đức hạnh tròn đầy thì vạn pháp an và giải thoát hay giảm trừ nghiệp quả đã gây trong quá khứ hay hiện tại.

Vọng là không thật, có vọng là do vô minh che đậy chân tâm bản tánh làm cho không thấy được đạo, không sống thật với chân tâm hay vô minh bất kiến tánh. Vô minh thì như mây đen che mặt trời chân tánh, chân tâm. Để mây đen tan hay hết thì một trận mưa pháp cuốn mây đen, hay làn gió trí huệ thổi tan mây mờ. Mưa pháp thì nghe kinh, nghe giảng pháp, đọc kinh, ngẫm kinh, chiêm nghiệm kinh, thực hành ứng dụng trong thực tế cuộc sống mà lại chiêm nghiệm chứng minh trong thực tại. Để từ đó từ biết mà hiểu, từ hiểu mà hành, từ hành mà thông, từ thông mà sáng trí sáng dạ sáng lòng làm cho tâm thanh ý tịnh trí sáng để tiến tu đạo hạnh trong vòng luân hồi phiền não của khổ đau.

Tịnh tánh ở trong vọng là khi hết vọng là có tịnh, như hết phiền não thì có bồ đề. Nhưng bồ đềphiền não lại từ một gốc. Do chấp mới có phiền não, hết chấp thì bồ đề hiện tiền. Vậy vọng do chấp, hết chấp sẽ có tịnh. Tịnh vọng biến hóa qua lại nhưng gốc nó là từ tâm. Tâm thanh tịnh ắt ý niệm thanh tịnh, ý niệm thanh tịnh thì vọng động, phiền não, chấp trước sẽ không còn mà từ đó kiến tánh hay thấy được tánh của tâm là thanh tịnh, an lành, giải thoát những uế trược, uế niệm, uế khí trong tự tâm do chấp mà ra.

Vậy tịnh tánh ở trong vọng, vọng đến do phiền não, phiền não hiện do chấp. Nếu không khởi chấp thì cũng không có phiền não hay vọng mà từ đó chuyển hóa dần nghiệp lực của thân, khẩu, ý để cho ngày càng thuần thiện, thuần tịnh, thuận duyên, thuận pháp mà tâm được an yên và thanh tịnh. Vạn pháp tùy tâm, tâm tịnh nhưng tùy duyên. Đạo là thông suốt không có ngưng trệ nên tâm cũng không nên chấp vào bất cứ pháp nào. Tất cả vô thường lấy gì làm thật, cái ta cũng chỉ là duyên hợp hư giả của đất, nước, lửa, gió. Hãy sống tùy duyên nhưng tâm hãy bất biến giữa dòng đời vạn biến, cuộc đời biến hóa vô thường nên có chấp đều khổ, hãy buông xả những niệm tưởng nghĩ suy, của cõi lòng phiền não cho hòa vào đại dương của tâm tánh an lành thanh tịnh và muốn tìm tịnh tánh thì không chấp khởi chấp vọng sẽ có tịnh vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17918)
05/10/2014(Xem: 21158)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.