Một vị Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh được không?

13/02/20224:07 CH(Xem: 10683)
Một vị Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh được không?

MỘT VỊ PHẬT CÓ THỂ CỨU ĐỘ
TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC KHÔNG?

(Trích từ sách Hiểu Biết Trọn Vẹn do Hòa thượng Sīllānanda giảng,
Sư Khánh Hỷ Soạn dịch)


duc phat toa thienNếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ. Chúng ta không được Đức Phật Gotama cứu độ. Vì thế chúng ta còn ở đây. Như vậy, ngay Đức Phật không thể cứu độ tất cả chúng sinh. Theo Phật Giáo, cứu độ có nghĩa là giúp chúng sinh tự cứu. Dầu cho có nhiều vị Phật đã ra đời, nhưng luôn luôn lúc nào cũng vẫn còn những chúng sinh chưa được Phật cứu. Do đó, sẽ có nhiều vị Phật xuất hiện trên thế gian này. Có hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, đó là một hạnh nguyện tốt, nhưng trong thực tế điều này không thể thực hiện được. Mặc dầu bạn có hạnh nguyện thành Phật, bạn cũng không thể cứu độ tất cả chúng sinh. Trong quá khứ rất nhiều vị Phật đã ra đời, nhưng chúng sinh vẫn còn đau khổ.

Trong tương lai sẽ có nhiều vị Phật ra đời, và các Ngài sẽ cứu độ được nhiều người, nhưng vẫn sẽ còn nhiều chúng sinh chưa được cứu độ. Nếu chỉ khi nào tất cả chúng sinh đều được cứu độ, sau đó bạn mới vào Niết Bàn thì bạn chẳng bao giờ bạn Niết Bàn được. Đây là những điều nói về Bồ Tát theo kinh điển của Nguyên Thủy. Tôi chỉ muốn cho các bạn biết Phật Giáo Nguyên Thủy nói đến Bồ Tát như vậy, ngoài ra không có ý gì khác. Lúc Đức Phật của chúng ta còn là một vị Bồ Tát tên là Sumedha nguyện trở thành một vị Phật, và được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký, cho đến khi đạt thành chánh quả Ngài đã trải qua biết bao nhiêu thời gian luân lưu trong vòng luân hồi không đếm được để tích lũy Pāramī.

Khi Pāramī được đầy đủ, vào kiếp chót, Ngài sinh làm con vua Suddhodana và có tên là Siddhatta. Hoàng tử Sidhatta sinh ra đời vào ngày rằm tháng tư âm lịch, Hiểu Biết Trọn Vẹn Sư Khánh Hỷ page 131 tức ngày trăng tròn tháng năm dương lịch.

Hoàng Tử lớn lên trong nhung lụa giàu sang. Năm mười sáu tuổi, Ngài thành hôn, và mười ba năm sau Ngài xuất gia tu hành. Ngài đi vào rừng sâu thực hành thiền và trở thành một vị Phật vào ngày rằm tháng tư âm lịch, tức ngày trăng tròn tháng năm dương lịch.

Hai tháng sau ngày thành đạo, Ngài ra công dạy dỗ chúng sinh ngày đêm. Trong chú giải có ghi lại công việc hàng ngày của Đức Phật. Nếu bạn đọc thời khóa biểu này bạn sẽ thấy Đức Phật làm việc rất tích cực. Mỗi ngày Đức Phật chỉ nghỉ hai đến ba tiếng. Như vậy, Đức Phật phải làm việc ngày đêm nhằm đem lại an vui, hạnh phúc cho chúng sinh. Ngay lúc chỉ còn vài giờ trước khi tịch diệt, vào tuổi tám mươi, đang nằm trên giường bệnh, Đức Phật còn độ người đệ tử cuối cùng. Lúc Đức Phật sắp Niết Bàn, một vị đạo sĩ xin phép Ānanda vào gặp Phật, nhưng Ānanda từ chối vì Đức Phật đã quá yếu và sắp sửa Niết Bàn. Nghe lời nói chuyện của hai vị, Đức Phật bảo Ānanda cho vị đạo sĩ vào gặp. Đức Phật trả lời những câu hỏi của đạo sĩ và dạy cho đạo sĩ về Bát Chánh Đạo. Đó là vào lúc nửa đêm, và Đức Phật đã tịch diệt vào khoảng gần sáng. Đức Phật đã làm việc suốt bốn mươi lăm năm không ngơi nghỉ, cho đến lúc chết Ngài vẫn còn làm việc. Chúng ta hãy theo gương lành của Phật. Các bạn thấy các Nhà Sư không về hưu. Trước đây, tôi nghĩ rằng vào năm bảy mươi tuổi tôi sẽ nghỉ dạy. Bây giờ tôi đã bảy mươi bốn, nhưng lại làm nhiều việc hơn trước đây, và có thể, sẽ tiếp tục làm cho đến khi chết.

Cũng như ngày sinh ra và ngày thành đạo, vào ngày rằm tháng tư âm lịch Đức Phật tịch diệt. Đó là lý do tại sao chúng ta tổ chức kỷ niệm ba ngày lịch sử trọng đại này vào ngày rằm tháng tư. Hiện tại chúng ta đang sống ở Mỹ, chúng ta có cách làm việc khác. Chúng ta không thể tổ chức lễ này vào đúng ngày rằm. Theo chương trình được chia cho các chùa, chúng ta đã tổ chức lễ sau ngày trăng tròn đến hai tuần. Hôm nay chúng ta làm lễ kỷ niệm ba ngày trọng đại trong lịch sử của Đức Phật. Đây là dịp để chúng ta suy niệm đến sự hoàn thiện Pāramī của Bồ Tát trong một thời gian thật dài, rồi suy niệm đến ngày đản sinh, thành đạo, Niết Bàn của Đức Phật.

Từ khi Đức Phật xuất hiện, vô số chúng sinh đã được hưởng phước báu từ những lời dạy của Ngài. Vô số chúng sinh đã đạt thành quả vị. Đã trở thành Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na HàmA La Hán. Như vậy, sự xuất hiện của Đức Phật đem lại nhiều lợi ích cho tất cả chúng sinh. Không phải chỉ loài người mà là tất cả chúng sinh. Chúng sinh ở đây bao gồm cả chúng sinhcõi trời và bốn cõi khổ. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, khi Đức Phật xuất hiện thì Ngài cũng vì lợi ích cho chúng sinhxuất hiện. Hôm nay, chúng ta làm lễ tưởng niệm để ghi nhớ công Hòa Thượng Sīlānanda Hiểu Biết Trọn Vẹn ơn của Đức Phật, khi còn sống Ngài đã dạy dỗ chúng ta, và lúc ra đi Ngài đã để lại Giáo Pháp cho chúng ta. Chúng ta vẫn còn có Phật, chúng ta vẫn còn có thầy dù cho Đức Phật đã Niết Bàn. Đức Phật đã ra đi nhưng Giáo Pháp Ngài còn lại. Giáo Pháp của Đức Phật cũng như Ngài đã đem lại lợi ích cho chúng ta. Chúng ta biết ơn Đức Phật vì Ngài đã để lại Giáo Pháp cho các thế hệ sau, và chúng ta đang thực hành những lời dạy của Đức Phậtđạt được lợi ích từ sự thực hành này. Hôm nay làm lễ kỷ niệm Đức Phật, chúng ta nhớ đến những phẩm tính cao đẹp của Ngài, thực hành theo những lời dạy của Ngài. Mong tất cả chúng ta giác ngộ đạo quả ngay trong kiếp sống này.

Trước đây lúc Miến Điện còn có những vị vua cai trị, ngày lễ này được gọi là ngày lễ “Tưới Cây Bồ Đề”. Cội cây, nơi Đức Phật Giác Ngộ được gọi là cây bồ đề (bodhi) hay cây giác ngộĐức Phật giác ngộ dưới cội cây này. Cây bồ đề rất lớn. Ở Miến Điện, tháng năm là tháng rất nóng nên cây cần có nước. Người Phật Tử rất tôn trọng, thương yêu cây bồ đề. Mỗi khi nhìn cây bồ đề người Phật Tử có thể hình dung Đức Phật đang ngồi nơi đó. Ngày xưa, nhà vua cùng triều thần, cung phi mỹ nữ, vào ngày rằm tháng tư thường đem nước có bỏ các loại hoa thơm, hương thơm tưới cho cây bồ đề. Dân chúng theo gương nhà vua cũng đem nước tưới cho cây bề đề. Đó là lý do tại sao ở Miến Điện, trước chiến tranh, người ta gọi ngày này là ngày lễ tưới cây bồ đề. Sau khi Miến Điện phục hồi độc lập, dân chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên lễ này không gọi là lễ tưới cây bồ đề nữa mà gọi là ngày Vesak, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong lịch sữ của đức Phật. Cũng có một số các nước vào ngày này, người ta tưới nước lên tượng Phật hay tượng Bồ Tát đản sinh. Hôm nay, phối hợp hai truyền thống, chúng ta tưới nước vào tượng Phật và tưới nước cho cây bồ đề. Khi tưới nước cây bồ đề bạn có thể niệm chín ân đức của Đức Phật. Các tờ giấy nhỏ sẽ được phát cho các bạn. Mỗi bạn sẽ nhận được một ân đức khác nhau. Trong khi tưới nước cho cây bồ đề các bạn đọc lên ân đức mà bạn đã nhận được và tưởng niệm đến Ân Đức Phật.

Arahan, Sammasambudho, Vijjacharana-sampanno, Sugato, Lokavidu. Anutaro Purisa-dhammasarathi, Satthadevamanusanam, Buddho, Bhagava (Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn).

Bản gốc:

https://thuvienhoasen.org/images/file/btGtK90W1QgQAONb/hieu-biet-tron-ven.pdf


Bài đọc thêm:

Đức Phật có thể “cứu rỗi” chúng sinh thoát khỏi bệnh dịch Covid-19 không? (Tâm Diệu)



.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.