Chánh kiến về cuộc đời

30/08/20201:01 SA(Xem: 8199)
Chánh kiến về cuộc đời
Theravāda
CHÁNH KIẾN VỀ CUỘC ĐỜI
(Nhìn Sanh Tử Đúng Như Thực)
Dr. Mehm Tin Mon
TK Pháp Thông dịch

chanh kien ve cuoc doiTựa

Có thể nói, sự hiểu biết quan trọng nhất trong cuộc sống là sự hiểu biết về bản chất thực của hiện hữu, một sự hiểu biết có thể trả lời được những câu hỏi sau một cách hợp lý:
Tại sao chúng ta sanh ra?
Chúng ta đi vào hiện hữu hiện nay như thế nào?
Điều quan trọng nhất phải làm trong cuộc đời này là gì?
Thế nào là chết?
Cái gì sẽ xảy ra sau khi chết?

Tôi là một nhà khoa học và cũng là một người thầy trong lãnh vực tôn giáo. Tôi đã đọc rất nhiều sách về triết học, tâm lý học, khoa học và văn chương. Nhưng tôi vẫn không tìm ra được câu trả lời hợp lý cho những câu trả lời trên.
Năm 1980 tôi có dịp học Abhidhamma (Vi-diệu pháp) và đậu các kỳ thi về môn học này do Bộ Tôn Giáo tổ chức hàng năm, cấp phổ thông năm 1981, cấp danh dự năm 1983, và đứng đầu cả hai kỳ thi trên toàn nước Miến Điện.

Từ năm 1983 cho đến nay, tôi đi dạy Abhidhamma cho các sinh viên đại họcquảng đại quần chúng giúp mọi người hiểu được bộ môn này một cách nhanh chóng và sinh động. Dần dần câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng trên đã trở nên rõ ràng hơn trong tâm trí tôi dưới ánh sáng của Vi Diệu Pháp.

Thực ra Đức Phật đã trả lời những câu hỏi này hơn 2,500 năm trước trong những bài pháp của ngài. Tôi thấy Abhidhamma là kiến thứcgiá trị nhất trong cuộc đời và thực lòng tôi cảm thấy rằng, vì lợi ích lớn nhất của chính bản thân mình, mọi người nên học những nguyên tắc cơ bản của Abhidhamma này.

Abhidhamma là kiến thức khoa học rất hợp lý và lô-gic đã đươc Đức Phật thấy rõ với nhất thiết trí tri (Sabbaññutāñāṇa)1 của ngài. Nó đã chịu được sự thử thách của thời gian qua bao thời đại và có thể đương đầu với khoa học hiện đại cũng như tâm lý học hiện đại. Vì vậy nó phải được chỉ định một cách đúng đắn như Khoa Học Tối ThượngTâm Lý Học Tối Thượng của Đức Phật.

Ngay cả những điều cơ bản của Abhidhamma được giới thiệu trong Abhidhammattha Saṅgaha ( Vi Diệu Pháp Yếu Lược), mà tôi có viết lại bằng ngôn ngữ giản dị và dễ hiểu dưới tựa đề “The Essence of Buddha Abhidhamma” (Tinh Yếu của Vi Diệu Pháp), và được dùng như một cuốn cẩm nang giảng dạy trong những khóa học Vi Diệu Pháp chuyên sâu của tôi, cũng sẽ giúp người đọc hiểu được bản chất thực của hiện hữu, mục đích của cuộc sống, cách tốt nhất để sống và chết, cũng như cách giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.

Ngoài những sự thực cơ bản mà Vi Diệu Pháp đề cập đến trong những phân tích đầy đủ về tâm và thân, còn có những mối quan hệ nhân quả của Duyên Sanh vốn giải thích vòng tái sanh luân hồi, và bốn Thánh Đế cần phải được xác chứng trong thiền minh sát, và điều này đã được xác chứng bởi hàng triệu hành giả qua bao thời đại.

Vì thế, có thể nói Abhidhamma là kiến thức tự nhiên đích thực và đã được xác chứng dẫn đến trí tuệ cùng tột để hưởng được sự bình yên và hạnh phúc vĩnh hằng.

Bức Thông Điệp Vĩnh Hằng Của Đức Phật
Đức Phật là một sự kiện vĩ đại hơn mọi giáo lýgiáo điều, bức thông điệp vĩnh hằng của ngài đã làm chấn động nhân loại qua bao thời đại. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại bức thông điệp hòa bình ấy lại cần thiết cho con người đang đau khổrối ren hơn là ngày nay vậy.
Jawaharlal Nehru, Cựu Thủ Tướng Ấn Độ.

Đạo Phật Đương Đầu Với Khoa Học
Nếu có bất kỳ tôn giáo nào đương đầu được với những nhu cầu khoa học hiện đại tôn giáo ấy sẽ phải là Phật Giáo.
Nhà Khoa Học Vĩ Đại Albert Einsten

Một Khoa Học Sâu Sắc Đạo Phật là một tôn giáo, một khoa học sâu sắc và một lối sống được xem là hợp lý, thực tiễn, và bao gồm tất cả. Hơn 2,500 năm qua Đạo Phật đã thỏa mãn những nhu cầu tâm linh của gần một phần ba nhân loại. Đạo Phật hấp dẫn đối với phương Tây, nhấn mạnh đến tinh thần tự lực, đương đầu với những quan điểm khác với lòng khoan dung, Đạo Phật bao trùm hết mọi lãnh vực khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, luân lý và nghệ thuật, và trên hết đạo Phật chỉ rõ cho mọi người thấy chính con người là nhà sáng tạo ra kiếp sống hiện tại của họ và mỗi người là nhà thiết kế duy nhất cho số phận của mình.
Christmas Humphreys,
Chủ tịch Hội Pāḷi Text Luân Đôn.


pdf_download_2
Chánh Kiến Về Cuoc đời

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24112)
30/05/2014(Xem: 21898)
02/12/2018(Xem: 14562)
26/08/2016(Xem: 11972)
26/08/2013(Xem: 41633)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.